Từ những phát ngôn vạ miệng trên mạng đến những mối quan hệ tình cảm gây tranh cãi, Elon Musk được coi tỷ phú thị phi nhất làng công nghệ.
Elon Musk trở thành người giàu nhất thế giới nhờ những gì ông làm được trong lĩnh vực công nghệ với SpaceX, Tesla, Neuralink, OpenAI... nhưng cũng không ít lần sa vào bê bối.
Vị 'giáo chủ' tai tiếng trên Twitter
Với hơn 100 triệu người theo dõi, Musk được ví như một giáo chủ trên Twitter. CEO Tesla từng nhiều lần tuyên bố nghỉ chơi mạng xã hội nhưng nhanh chóng quay lại sau đó. WSJ đã thống kê số lượng bài viết và khẳng định hiếm có lãnh đạo công nghệ nào dành nhiều thời gian và dùng Twitter hiệu quả như Musk.
Bỏ qua những phát ngôn vạ miệng trên Twitter và những tuyên bố mâu thuẫn khiến nhiều người cho rằng ông là kẻ lừa đảo, nói dối và làm mọi thứ để kiếm tiền, Musk có thể được xem là một tín đồ cuồng Twitter.
Nhưng ông cũng đang bị tố kẻ đang hủy hoại mạng xã hội này. Ba tháng trước, Musk đề nghị mua lại Twitter với giá 44 tỷ USD và tuyên bố công ty có thể hoạt động tốt hơn nhiều nếu mình nắm quyền. Trước đó, ông công khai chê các giám đốc của nền tảng, chế nhạo chính sách nội dung, phàn nàn về sản phẩm và khiến hơn 7.000 nhân viên bối rối, nhiều lãnh đạo cấp cao xin nghỉ việc.
Không lâu sau khi thương vụ được chấp thuận, Musk bất ngờ "quay xe", dừng việc mua bán. Ông để lại một mạng xã hội rối ren hơn nhiều so với trước khi công bố thương vụ. "Với mỗi dòng tweet không nên có, Musk đã làm xói mòn niềm tin của mọi người với mạng xã hội, tinh thần nhân viên đi xuống, khiến nhà quảng cáo tiềm năng hoảng sợ, phơi bày khó khăn tài chính và lan truyền thông tin sai lệch về cách thức hoạt động của Twitter", New York Times bình luận.
Theo giới quan sát, tình hình bấp bênh hiện tại buộc Twitter phải kiện Musk để hoàn tất thương vụ. Cuộc chiến tại tòa án có thể sẽ kéo dài với chi phí vô cùng lớn. Nhiều chuyên gia nhận định khả năng lớn Musk sẽ thua, nhưng Twitter cũng không phải là người thắng trong cuộc chiến này.
Kẻ ngoại đạo khuấy đảo giới tiền số
Không dừng lại ở lĩnh vực công nghệ, hàng không vũ trụ và xe điện, Elon Musk còn nhanh chóng mở rộng tầm ảnh hưởng của mình sang lĩnh vực tiền mã hóa. Chỉ với vài dòng tweet, ông có thể làm rung chuyển cả thị trường.
Đầu năm 2021, khi Musk thông báo Tesla mua số Bitcoin (BTC) trị giá 1,5 tỷ USD, token này đã tăng giá hơn 60% trong vòng một tháng. Sau đó thị trường tiền số tiếp tục tăng trưởng ấn tượng.
Một dòng tweet vu vơ của ông cũng có thể khiến giá tiền điện tử biến động. Cuối tháng 1/2021, giá Bitcoin tăng từ 32.000 USD lên 38.000 USD sau khi CEO Tesla thêm hashtag Bitcoin vào tiểu sử trên Twitter của ông. Đầu tháng 11 năm ngoái, ông từng khiến một đồng tiền số cùng tên tăng 100 lần khi đổi tên Twitter thành "Lorde Edge". Tỷ phú Mỹ cũng khiến token Grimacecoin tăng vọt 285.000% sau một câu nói đùa.
Khi đó, Musk từ một kẻ ngoại đạo trở thành người có ảnh hưởng bậc nhất trong thị trường tiền mã hóa. Ông cũng ủng hộ phong trào meme coin với những đợt rung chuyển giá bất thường của Dogecoin.
Tuy nhiên, danh tiếng của Musk trong cộng đồng tiền số vẫn là chủ đề gây tranh cãi. Ông thậm chí bị một nhà đầu tư kiện và đòi bồi thường 258 tỷ USD với cáo buộc tạo ra mô hình đa cấp để lừa nhiều người đầu tư vào Dogecoin.
Trong khi đó, CoinDesk đánh giá Musk năm nay đã "hết phép", không còn sức ảnh hưởng với thị trường tiền số. Cả khi ông thông báo bán 75% số Bitcoin mà Tesla đang nắm giữ, thị trường cũng không mấy biến động. Trang này cho rằng, Musk từ một kẻ ngoại đạo đã trở thành người ảnh hưởng lớn đến thị trường tiền mã hóa trong một thời gian, nhưng rồi dần đánh mất uy tín của mình.
Ngay cả tỷ phú CZ, CEO sàn tiền số Binance từng sẵn sàng chi 500 triệu USD cho Musk mua Twitter, cũng nhận xét trên Fox tuần trước: "Musk thông minh nhưng không có nghĩa anh ấy có thể sở hữu mọi loại tài sản giá trị trên thế giới. Không ai biết lý do chính xác anh ấy bán Bitcoin, nhưng có lẽ nó cũng chẳng mấy quan trọng".
Gã trăng hoa trong làng công nghệ
Hiếm tỷ phú công nghệ nào có đường tình duyên nhiều thị phi như Elon Musk. Sau hai cuộc hôn nhân đầu với Justine Wilson và Talulah Riley, tỷ phú gốc Nam Phi hẹn hò với diễn viên Amber Heard - vợ cũ của tài tử Johnny Depp.
Chuyện tình của họ từng là tâm điểm khi vợ chồng Johnny Depp kéo nhau ra tòa. Diễn viên này tố Musk là nguyên nhân dẫn đến đổ vỡ của cuộc hôn nhân. Một số bằng chứng cho thấy tỷ phú Mỹ đã hẹn hò với Amber Heard trước khi cô chia tay chồng cũ. Sau đó cả hai công khai mối quen hệ vào năm 2016 khi nữ minh tinh vừa ly dị.
Cuối năm 2017, mối tình kết thúc. Nửa năm sau, tỷ phú Mỹ tiếp tục gây chú ý khi công khai người tình mới kém 16 tuổi - ca sĩ Grimes. Cả hai có với nhau hai người con, trong đó con trai đầu được đặt tên X Æ A-12 Musk.
Đầu tháng 7, Musk được cho là có con riêng với Shivon Zilis, cấp dưới của ông tại Neuralink. Theo tài liệu tòa án do Business Insider thu thập được, cặp song sinh chào đời vào tháng 12/2021 thông qua hình thức đẻ thuê, chỉ vài tuần trước khi tỷ phú Mỹ đón đứa con thứ hai của mình với bạn gái cũ, ca sĩ Grimes. Musk sau đó ngầm thừa nhận thông tin này khi nói ông muốn sinh thêm con để "cứu nền văn minh nhân loại".
Khi lùm xùm với Zilis vừa lắng xuống, cuối tháng 7, CEO Tesla lại bị tố quan hệ bất chính với vợ của bạn thân là Sergey Brin - nhà đồng sáng lập Google. WSJ dẫn nguồn tin từ những người thân cận với Musk cho biết ông có cuộc tình chớp nhoáng với Nicole Shanahan, vợ của Brin, đầu tháng 12/2021. Trong một bữa tiệc đầu năm nay, Musk được cho là đã quỳ xuống trước mặt Brin và xin tha thứ cho hành vi của mình. Brin và Shanahan đang trong quá trình hòa giải ly hôn, trong đó Shanahan muốn nhận khoản tiền hơn một tỷ USD nhưng phía nhà đồng sáng lập Google chưa đồng ý.
Musk liên tục phủ nhận, cho biết ông và Sergey Brin vẫn là bạn bè, còn ông chỉ gặp Shanahan hai lần trong ba năm với sự xuất hiện của nhiều người khác xung quanh. Trả lời New York Post, ông khẳng định "không bao giờ quỳ gối và cầu xin ai", chỉ trích WSJ chạy theo các câu chuyện ngoại tình để tăng lượt xem dựa trên "tin đồn ngẫu nhiên của bên thứ ba". Trong khi đó, WSJ khẳng định họ tự tin vào nguồn tin của mình liên quan đến mối quan hệ tay ba Musk - Shanahan - Brin.
Elon Musk trở thành người giàu nhất thế giới nhờ những gì ông làm được trong lĩnh vực công nghệ với SpaceX, Tesla, Neuralink, OpenAI... nhưng cũng không ít lần sa vào bê bối.
Vị 'giáo chủ' tai tiếng trên Twitter
Với hơn 100 triệu người theo dõi, Musk được ví như một giáo chủ trên Twitter. CEO Tesla từng nhiều lần tuyên bố nghỉ chơi mạng xã hội nhưng nhanh chóng quay lại sau đó. WSJ đã thống kê số lượng bài viết và khẳng định hiếm có lãnh đạo công nghệ nào dành nhiều thời gian và dùng Twitter hiệu quả như Musk.
Bỏ qua những phát ngôn vạ miệng trên Twitter và những tuyên bố mâu thuẫn khiến nhiều người cho rằng ông là kẻ lừa đảo, nói dối và làm mọi thứ để kiếm tiền, Musk có thể được xem là một tín đồ cuồng Twitter.
Nhưng ông cũng đang bị tố kẻ đang hủy hoại mạng xã hội này. Ba tháng trước, Musk đề nghị mua lại Twitter với giá 44 tỷ USD và tuyên bố công ty có thể hoạt động tốt hơn nhiều nếu mình nắm quyền. Trước đó, ông công khai chê các giám đốc của nền tảng, chế nhạo chính sách nội dung, phàn nàn về sản phẩm và khiến hơn 7.000 nhân viên bối rối, nhiều lãnh đạo cấp cao xin nghỉ việc.
Không lâu sau khi thương vụ được chấp thuận, Musk bất ngờ "quay xe", dừng việc mua bán. Ông để lại một mạng xã hội rối ren hơn nhiều so với trước khi công bố thương vụ. "Với mỗi dòng tweet không nên có, Musk đã làm xói mòn niềm tin của mọi người với mạng xã hội, tinh thần nhân viên đi xuống, khiến nhà quảng cáo tiềm năng hoảng sợ, phơi bày khó khăn tài chính và lan truyền thông tin sai lệch về cách thức hoạt động của Twitter", New York Times bình luận.
Theo giới quan sát, tình hình bấp bênh hiện tại buộc Twitter phải kiện Musk để hoàn tất thương vụ. Cuộc chiến tại tòa án có thể sẽ kéo dài với chi phí vô cùng lớn. Nhiều chuyên gia nhận định khả năng lớn Musk sẽ thua, nhưng Twitter cũng không phải là người thắng trong cuộc chiến này.
Kẻ ngoại đạo khuấy đảo giới tiền số
Không dừng lại ở lĩnh vực công nghệ, hàng không vũ trụ và xe điện, Elon Musk còn nhanh chóng mở rộng tầm ảnh hưởng của mình sang lĩnh vực tiền mã hóa. Chỉ với vài dòng tweet, ông có thể làm rung chuyển cả thị trường.
Đầu năm 2021, khi Musk thông báo Tesla mua số Bitcoin (BTC) trị giá 1,5 tỷ USD, token này đã tăng giá hơn 60% trong vòng một tháng. Sau đó thị trường tiền số tiếp tục tăng trưởng ấn tượng.
Một dòng tweet vu vơ của ông cũng có thể khiến giá tiền điện tử biến động. Cuối tháng 1/2021, giá Bitcoin tăng từ 32.000 USD lên 38.000 USD sau khi CEO Tesla thêm hashtag Bitcoin vào tiểu sử trên Twitter của ông. Đầu tháng 11 năm ngoái, ông từng khiến một đồng tiền số cùng tên tăng 100 lần khi đổi tên Twitter thành "Lorde Edge". Tỷ phú Mỹ cũng khiến token Grimacecoin tăng vọt 285.000% sau một câu nói đùa.
Khi đó, Musk từ một kẻ ngoại đạo trở thành người có ảnh hưởng bậc nhất trong thị trường tiền mã hóa. Ông cũng ủng hộ phong trào meme coin với những đợt rung chuyển giá bất thường của Dogecoin.
Tuy nhiên, danh tiếng của Musk trong cộng đồng tiền số vẫn là chủ đề gây tranh cãi. Ông thậm chí bị một nhà đầu tư kiện và đòi bồi thường 258 tỷ USD với cáo buộc tạo ra mô hình đa cấp để lừa nhiều người đầu tư vào Dogecoin.
Trong khi đó, CoinDesk đánh giá Musk năm nay đã "hết phép", không còn sức ảnh hưởng với thị trường tiền số. Cả khi ông thông báo bán 75% số Bitcoin mà Tesla đang nắm giữ, thị trường cũng không mấy biến động. Trang này cho rằng, Musk từ một kẻ ngoại đạo đã trở thành người ảnh hưởng lớn đến thị trường tiền mã hóa trong một thời gian, nhưng rồi dần đánh mất uy tín của mình.
Ngay cả tỷ phú CZ, CEO sàn tiền số Binance từng sẵn sàng chi 500 triệu USD cho Musk mua Twitter, cũng nhận xét trên Fox tuần trước: "Musk thông minh nhưng không có nghĩa anh ấy có thể sở hữu mọi loại tài sản giá trị trên thế giới. Không ai biết lý do chính xác anh ấy bán Bitcoin, nhưng có lẽ nó cũng chẳng mấy quan trọng".
Gã trăng hoa trong làng công nghệ
Hiếm tỷ phú công nghệ nào có đường tình duyên nhiều thị phi như Elon Musk. Sau hai cuộc hôn nhân đầu với Justine Wilson và Talulah Riley, tỷ phú gốc Nam Phi hẹn hò với diễn viên Amber Heard - vợ cũ của tài tử Johnny Depp.
Chuyện tình của họ từng là tâm điểm khi vợ chồng Johnny Depp kéo nhau ra tòa. Diễn viên này tố Musk là nguyên nhân dẫn đến đổ vỡ của cuộc hôn nhân. Một số bằng chứng cho thấy tỷ phú Mỹ đã hẹn hò với Amber Heard trước khi cô chia tay chồng cũ. Sau đó cả hai công khai mối quen hệ vào năm 2016 khi nữ minh tinh vừa ly dị.
Cuối năm 2017, mối tình kết thúc. Nửa năm sau, tỷ phú Mỹ tiếp tục gây chú ý khi công khai người tình mới kém 16 tuổi - ca sĩ Grimes. Cả hai có với nhau hai người con, trong đó con trai đầu được đặt tên X Æ A-12 Musk.
Đầu tháng 7, Musk được cho là có con riêng với Shivon Zilis, cấp dưới của ông tại Neuralink. Theo tài liệu tòa án do Business Insider thu thập được, cặp song sinh chào đời vào tháng 12/2021 thông qua hình thức đẻ thuê, chỉ vài tuần trước khi tỷ phú Mỹ đón đứa con thứ hai của mình với bạn gái cũ, ca sĩ Grimes. Musk sau đó ngầm thừa nhận thông tin này khi nói ông muốn sinh thêm con để "cứu nền văn minh nhân loại".
Khi lùm xùm với Zilis vừa lắng xuống, cuối tháng 7, CEO Tesla lại bị tố quan hệ bất chính với vợ của bạn thân là Sergey Brin - nhà đồng sáng lập Google. WSJ dẫn nguồn tin từ những người thân cận với Musk cho biết ông có cuộc tình chớp nhoáng với Nicole Shanahan, vợ của Brin, đầu tháng 12/2021. Trong một bữa tiệc đầu năm nay, Musk được cho là đã quỳ xuống trước mặt Brin và xin tha thứ cho hành vi của mình. Brin và Shanahan đang trong quá trình hòa giải ly hôn, trong đó Shanahan muốn nhận khoản tiền hơn một tỷ USD nhưng phía nhà đồng sáng lập Google chưa đồng ý.
Musk liên tục phủ nhận, cho biết ông và Sergey Brin vẫn là bạn bè, còn ông chỉ gặp Shanahan hai lần trong ba năm với sự xuất hiện của nhiều người khác xung quanh. Trả lời New York Post, ông khẳng định "không bao giờ quỳ gối và cầu xin ai", chỉ trích WSJ chạy theo các câu chuyện ngoại tình để tăng lượt xem dựa trên "tin đồn ngẫu nhiên của bên thứ ba". Trong khi đó, WSJ khẳng định họ tự tin vào nguồn tin của mình liên quan đến mối quan hệ tay ba Musk - Shanahan - Brin.