IronFX: Phân tích hằng ngày với Marshall Gittler

IronFX: Bản tin thị trường ngày 02/10/2014
Bức tranh Toàn cảnh


02.10.2014, 10am
  • Ngày của ECB. Các chỉ số PMI của Châu Âu sụt giảm khi số đơn đặt hàng mới thu hẹp lần đầu tiên trong một năm và ngay cả số liệu của Đức cũng trượt vào vùng thu hẹp. Trong khi đó, báo cáo ADP của Mỹ một lần nữa cho thấy tăng trưởng việc làm trên mức 200.000. Tuy nhiên, chỉ số ISM của Mỹ đã gây thất vọng (mặc dù nó tiếp tục đạt mức cao nhất trên thế giới) và doanh số bán ô tô của Mỹ sụt giảm trong tháng 9, theo sau số liệu cao bất thường cho tháng 8. Vì một lý do nào đó, thị trường đã tiếp nhận những biến động này khó khăn một cách bất thường: chỉ số S & P 500 giảm 1,3%, lợi tức trái phiếu kỳ hạn 10 năm giảm 10 điểm cơ bản, hợp đồng kỳ hạn quỹ của Fed trong dài hạn sụt 10 điểm cơ bản (13,5 điểm cơ bản đối với hợp đồng ngày 17/9) và đồng đô la đã suy yếu so với hầu hết các đồng tiền khác. Phản ứng này có vẻ thái quá đối với tôi và tôi sẽ chứng kiến nó đảo chiều vào một thời điểm nào đó, đặc biệt là nếu số liệu bảng lương phi nông nghiệp công bố vào ngày mai vượt xa mức dự báo 215.000.
  • Liệu ECB có thể sẽ làm gì? Tiêu điểm trong ngày hôm nay sẽ là cuộc họp của Hội đồng Quản trị ECB. Tại cuộc họp tháng trước đó vào ngày mùng 4/9, ECB đã công bố rằng họ sẽ bắt đầu mua chứng khoán được đảm bảo bằng tài sản (ABS) và trái phiếu đảm bảo bắt đầu vào tháng 10, và rằng họ sẽ công bố chi tiết của các chương trình này sau cuộc họp hôm nay. Mọi người đang chờ đợi để chứng kiến những chi tiết đó. Ba câu hỏi chính là: họ sẽ yêu cầu xếp hạng tín nhiệm nào, họ sẽ chấp nhận loại thế chấp cơ sở nào và họ sẽ mua bao nhiêu (mặc dù Phó Chủ tịch Constancio đã nói rằng họ sẽ không tiết lộ số liệu chính xác).
  • Mục đích can thiệp của ECB là giúp cho vay hoạt động trở lại. Cho vay của ngân hàng chiếm gần 80% khoản vay của công ty trong Eurozone, so với khoảng 50% tại Mỹ. Các công ty tại Châu Âu do vậy nắm giữ tình trạng sức khỏe của các ngân hàng – mà các ngân hàng hiện đang không hề khỏe mạnh chút nào. Cho vay tới các công ty phi tài chính đã giảm khoảng 600 tỷ EUR hay 12% kể từ thời điểm đạt mức đỉnh vào tháng 1/2009. Draghi và các đồng nghiệp của ông hy vọng có thể giúp các ngân hàng cho vay được phần nào các khoản cho vay hiện tại khỏi sổ sách kế toán và qua đó cho phép họ bắt đầu cho vay trở lại.


  • Một trở ngại đó là ECB muốn mua một số trong những loại ABS rủi ro hơn, nhưng chỉ với đảm bảo của chính phủ. Một điều đặc biệt quan trọng đó là ECB mua những khoản cho vay này để giúp cho vay tới các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động trở lại. Tuy nhiên, theo báo cáo, Đức và Pháp đã phản đối bảo đảm cho các khoản vay này vì họ cho rằng nó sẽ làm suy giảm trách nhiệm của nhà đầu tư. Sẽ có sự quan tâm đặc biệt đối với việc liệu ECB sẽ có thể mua ABS của Hy Lạp, được đánh giá dưới phẩm cấp đầu tư hay không. Nếu họ xoay sở thành công để triển khai được kế hoạch đó, việc đó có thể có tác động lớn đến các doanh nghiệp trong khu vực ngoại vi của Eurozone và báo hiệu quyết tâm của Ngân hàng Trung ương Châu Âu nhằm giúp khu vực này loại bỏ tình trạng giảm phát (giá cả đã giảm tại Hy Lạp kể từ tháng 3/2013).
  • Một lợi ích khác của chương trình này đó là bằng việc mua ABS, ECB sẽ phát động một kiểu “nới lỏng định lượng của khu vực tư nhân”. Draghi đã nói rằng ông muốn tái thiết bảng cân đối kế toán của ECB về các mức của năm 2012, thời điểm khi mà nó lớn hơn khoảng 1 nghìn tỷ EUR. Tuy nhiên, nếu ECB gặp quá nhiều hạn chế về những gì mà họ có thể mua, thì họ sẽ không thể tìm đủ tiền để đáp ứng mục tiêu đó. Hơn nữa, các dấu hiệu từ vòng cho vay dài hạn trực tiếp đầu tiên gần đây cho các ngân hàng thấp đến thất vọng. Thị trường sẽ chờ đợi các dấu hiệu chứng tỏ rằng sau cùng ECB sẽ phải viện đến việc nới lỏng định lượng trên diện rộng sử dụng trái phiếu chính phủ – điều hiển nhiên có tác động bất lợi đối với đồng Euro.

Tin tức gần đây đã khiến cho việc tìm kiếm một giải pháp nhất định thậm chí trở nên cấp thiết hơn. Kể từ cuộc họp trước của ECB, tỷ lệ lạm phát của Eurozone đã tiếp tục giảm xuống dưới mức mục tiêu của ECB và thước đo lạm phát kỳ vọng yêu thích của Draghi, tỷ lệ lạm phát theo hợp đồng hoán đổi lạm phát kỳ hạn 5 năm/5 năm, cũng đã giảm xuống. Trước đó, Draghi đã nói rằng việc triển vọng lạm phát trung hạn xấu đi hay kỳ vọng lạm phát mất thăng bằng “sẽ là bối cảnh cho một chương trình mua tài sản rộng lớn hơn”. Vì vậy, có thể là ngay cả nếu các chi tiết về chương trình vẫn còn mờ nhạt thì một lần nữa Draghi sẽ gạt bỏ những gợi ý của ông về việc tiếp tục nới lỏng để đưa ra một nỗ lực nhằm nâng kỳ vọng và làm cho đồng Euro tiếp tục giảm điểm. Trong một bài phỏng vấn gần đây, ông đã nói rằng ECB tiếp tục sẵn sàng để “thay đổi quy mô hoặc thành phần của các biện pháp can thiệp phi truyền thống nếu cần…” Thị trường sẽ chờ đợi xác nhận rằng nếu ECB không thể đáp ứng mục tiêu bảng cân đối tài sản của mình qua việc mua ABS, thì họ sẽ sẵn sàng mua trái phiếu chính phủ. Một ngày cụ thể, có lẽ là hoạt động tái cấp vốn dài hạn theo mục tiêu vào tháng 12, sẽ khiến cam kết đó trở nên thậm chí mạnh mẽ hơn.

  • Mặt khác, nếu ông coi số liệu yếu kém gần đây và việc kỳ vọng lạm phát giảm xuống là không quan trọng, ông sẽ được coi là có quan điểm cứng rắn và điều đó sẽ có lợi cho EUR. Tuy nhiên, tôi không mong ông sẽ làm vậy.
  • Các sự kiện khác trong ngày hôm nay: Ngoài các sự kiện nêu trên, chỉ số PPI của Eurozone cho tháng 8 cũng đến hạn công bố.
  • Từ Anh, chỉ số PMI xây dựng cho tháng 9 dự kiến giảm.
  • Tại Mỹ, chúng ta sẽ nhận được số đơn đặt hàng nhà máy cho tháng 8 và số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu cho tuần kết thúc vào ngày 27/9.
  • Ngoài Chủ tịch ECB Draghi, theo lịch, chúng ta sẽ có thêm 3 diễn giả phát biểu trong ngày hôm nay: Thống đốc Norges Bank, Oeystein Olsen, Chủ tịch Fed tại New York, William Dudley và Chủ tịch Fed tại Atlanta, Dennis Lockhart.
Thị trường​
Tiêu Điểm

Tỷ giá EUR/USD có thể sớm chạm vùng kháng cự 1.2660/80


Tỷ giá EUR/USD đã tăng điểm sau khi tìm thấy ngưỡng hỗ trợ tại mức 1.2568 (S1) và tiếp tục tăng điểm qua đêm, gợi ý rằng tỷ giá có thể sớm chạm vùng kháng cự 1.2660/80 (R1). Trước cuộc họp của ECB sẽ diễn ra trong ngày hôm nay, bản thân cặp tỷ giá không cho thấy bất kỳ xu hướng rõ ràng nào. Xem xét các chỉ báo động lượng, chỉ báo RSI đã bứt lên trên ngưỡng 30 của nó và đang hướng lên, trong khi chỉ báo MACD đã vượt lên đường khởi phát của nó. Những dấu hiệu động lượng này tăng cường khả năng đối với các đà tăng tiếp theo, vì vậy, chúng ta phải chờ xem liệu những người đầu cơ giá lên có đủ mạnh để bắt đầu một nỗ lực mới nhằm vượt qua vùng 1.2660/80 (R1) hay không. Có nhiều khả năng việc này sẽ phụ thuộc vào những gì mà ông Draghi và các đồng nghiệp của ông quyết định. Trong bức tranh lớn hơn, cặp tỷ giá đang hình thành mức cao nhất thấp hơn và mức thấp nhất thấp hơn và tôi vẫn giữ quan điểm rằng xu hướng chung của tỷ giá tiếp tục là giảm điểm.
• Ngưỡng hỗ trợ: 1.2568 (S1), 1.2500 (S2), 1.2460 (S3).
• Ngưỡng kháng cự: 1.2660/80 (R1), 1.2693 (R2), 1.2760 (R3).

Tỷ giá GBP/USD tiếp tục bị mắc kẹt trong một phạm vi

Tỷ giá GBP/USD tiếp tục bị mắc kẹt trong phạm vi giữa ngưỡng hỗ trợ 1.6160 (S1) và ngưỡng kháng cự 1.6280 (R1). Miễn là tôi không nhận thấy cấu trúc xu hướng rõ ràng trên biểu đồ 4 giờ, tôi sẽ thích tiếp tục giữ quan điểm trung lập hơn. Việc tỷ giá phá vỡ ngưỡng hỗ trợ 1.6160 (S1) một cách rõ ràng là cần thiết trước khi trở nên tin tưởng hơn về các đà giảm lớn hơn. Các chỉ báo động lượng cho thấy rằng chỉ báo RSI đang ở trên ngưỡng 30 và hướng lên, trong khi chỉ báo MACD đã nằm trong vùng âm và đi ngang với đường khởi phát của nó. Việc này cũng tăng cường khả năng tỷ giá tiếp tục đi ngang.
• Ngưỡng hỗ trợ: 1.6160 (S1), 1.6070 (S2), 1.6000 (S3).
• Ngưỡng kháng cự: 1.6280 (R1), 1.6400 (R2), 1.6500 (R3).

Tỷ giá USD/JPY bứt xuống dưới ngưỡng 109.25

Đà tăng của tỷ giá USD/JPY đã bị chặn lại bởi ngưỡng tâm lý 110.00 (R2) trong phiên hôm qua; sau đó, tỷ giá đã giảm điểm và phá vỡ ngưỡng hỗ trợ chuyển thành ngưỡng kháng cự 109.25. Vào đầu phiên sáng tại Châu Âu, cặp tỷ giá đang tiến về phía ngưỡng hỗ trợ 108.25 (S1). Việc tỷ giá bứt xuống dưới ngưỡng đó có thể ngụ ý sự giảm điểm lớn hơn. Bất chấp đà giảm, tôi vẫn nhận thấy xu hướng tăng dài hạn trên biểu đồ hàng ngày vì cấu trúc tỷ giá tiếp tục là mức cao nhất cao hơn và mức thấp nhất cao hơn bên trên cả đường trung bình động 50 ngày và 200 ngày.
• Ngưỡng hỗ trợ: 108.25 (S1), 107.40 (S2),106.80 (S3).
• Ngưỡng kháng cự: 109.25 (R1), 110.00 (R2), 110.70 (R3).

Vàng tiếp tục đi ngang

Vàng đã tăng điểm trong phiên thứ Tư và quay trở lại kênh đường màu xanh lơ, nơi mà nó đã củng cố kể từ ngày 17/9. Vàng tiếp tục đi ngang giữa vùng hỗ trợ 1208 (S1) và ngưỡng kháng cự 1225 (R1). Vì chúng ta đang tiến gần vùng kháng cự mạnh, nên tôi thích tiếp tục giữ quan điểm trung lập hơn và chờ cho giá Vàng bứt lên trên ngưỡng đó để chứng kiến các mức mở rộng tăng điểm tiếp theo. Trên biểu đồ hàng ngày, cấu trúc giá tiếp tục gợi ý xu hướng giảm, nhưng các chỉ báo động lượng hàng ngày cho tôi thêm một lý do để tiếp tục giữ quan điểm trung lập. Chỉ báo RSI 14 ngày đã thoát khỏi vùng được bán quá mức và hiện đang hướng lên, trong khi chỉ báo MACD cho thấy các dấu hiệu chạm đáy và đã bứt lên trên đường báo hiệu của nó.
• Ngưỡng hỗ trợ: 1208 (S1), 1200 (S2), 1180 (S3).
• Ngưỡng kháng cự: 1225 (R1), 1240 (R2), 1260 (R3).

Dầu WTI lưỡng lự

Dầu WTI đã giảm điểm trong phiên hôm qua sau khi tìm thấy ngưỡng kháng cự tại mức 92.20 (R1), nhưng đà giảm đã bị chặn lại ngay khi giá dầu chạm vùng hỗ trợ 90.50 (S1). Miễn là cấu trúc giá không gợi ý các điều kiện xu hướng, tôi thích tiếp tục giữ quan điểm trung lập hơn. Chỉ báo MACD đang nằm bên dưới cả đường báo hiệu và đường số 0 của nó, trong khi chỉ báo RSI đã tìm thấy ngưỡng hỗ trợ ngay bên trên ngưỡng 30 và đang hướng lên. Những dấu hiệu động lượng trái chiều này cho tôi thêm một lý do khác để tiếp tục giữ quan điểm trung lập, ít nhất là trong lúc này.
• Ngưỡng hỗ trợ: 90.50(S1), 90.00 (S2), 89.50 (S3).
• Ngưỡng kháng cự: 92.20 (R1), 94.00 (R2) , 96.00 (R3).

BENCHMARK CURRENCY RATES - DAILY GAINERS AND LOSERS


MARKETS SUMMARY
 
TIÊU ĐIỂM TRONG NGÀY - Tỷ giá NZD/USD
02.10.2014, 2pm
  • Đồng đô la đã giao dịch trái chiều so với các đồng tiền đối ứng của nó trong nhóm G10 trong phiên sáng nay tại Châu Âu. Nó đã tăng điểm so với GBP, NOK và CHF, theo đúng thứ tự đó, trong khi giảm điểm so với JPY, NZD và SEK. Đồng bạc xanh đã tiếp tục giao dịch ổn định so với CAD, AUD và EUR
  • Đồng euro giao dịch ổn định trong phiên sáng tại Châu Âu khi các nhà đầu tư đổ dồn sự chú ý vào sự kiện quan trọng nhất của ngày, cuộc họp của ECB và cuộc họp báo của Chủ tịch Draghi sau quyết định về lãi suất. Tại cuộc họp tháng 9 của mình, ECB đã công bố rằng họ sẽ bắt đầu mua chứng khoán được đảm bảo bằng tài sản (ABS) và trái phiếu đảm bảo bắt đầu trong tháng này, và rằng họ sẽ công bố chi tiết của những chương trình này sau cuộc họp ngày hôm nay. Tỷ giá EUR/USD không cho thấy bất kỳ xu hướng rõ ràng nào và có nhiều khả năng việc này sẽ phụ thuộc vào những gì ông Draghi sẽ nói tại cuộc họp báo
.
  • Đồng đô la New Zealand đã tăng điểm so với đồng bạc xanh sau khi các nhà hoạch định chính sách tại Trung Quốc nới lỏng các hạn chế đối với bất động sản do lo lắng về tăng trưởng kinh tế yếu kém. Tuy nhiên, các yếu tố cơ bản suy yếu như đợt sụt giảm gần đây nhất trong giá bơ sữa bán buôn, giá hàng hóa giảm và khả năng về việc RBNZ thực hiện đợt can thiệp khác vào đồng tiền của nước này dự kiến sẽ gây áp lực đối với đồng tiền này. Cân nhắc đến việc này, tôi cho rằng đồng đô la New Zealand có thể tiếp tục suy yếu trong tương lai gần.



Tỷ giá NZD/USD đã tăng điểm sau tin tức khả quan từ Trung Quốc và phá vỡ ngưỡng kháng cự chuyển thành ngưỡng hỗ trợ 0.7860 (S1). Cặp tỷ giá đã giảm điểm đôi chút sau khi tìm thấy ngưỡng kháng cự tại đường trung bình động 50 kỳ có vẻ cung cấp ngưỡng kháng cự tốt cho mức cao nhất của biến động tỷ giá. Chuyển sự chú ý sang các chỉ báo động lượng, chỉ báo RSI đã đi xuống sau khi vượt lên trên ngưỡng 50 của nó, trong khi chỉ báo MACD, vẫn ở trong vùng âm, đã vượt lên trên đường khởi phát. Miễn là tỷ giá hình thành mức thấp nhất thấp hơn và mức cao nhất thấp hơn bên dưới đường xu hướng và bên dưới cả 2 đường trung bình động, tôi vẫn cho rằng triển vọng ngắn hạn của tỷ giá là bất lợi.
• Ngưỡng hỗ trợ: 0.7860 (S1), 0.7740 (S2), 0.7700 (S3).
• Ngưỡng kháng cự: 0.8000 (R1), 0.8080 (R2), 0.8180 (R3).
 
IronFX: Bản tin thị trường ngày 03/10/2014
Bức tranh Toàn cảnh


03.10.2014, 11am
  • Draghi không tiến xa hơn. Chủ tịch ECB, Draghi đã nói rằng ông sẽ cung cấp các chi tiết về chương trình mua trái phiếu được đảm bảo bằng tài sản (ABS) của ECB tại cuộc họp hôm qua, và ông đã làm vậy. Mặc dù vậy, ông đã không tiến xa hơn chút nào. Ông đã không chỉ rõ ông định mua bao nhiêu, ông không nói làm thế nào mà ông sẽ đưa bảng cân đối tài sản của Ngân hàng này tăng trở lại các mức trong năm 2012, và quan trọng hơn cả, ông đã không nhắc lại gợi ý của tuần trước rằng ông sẽ sẵn sàng ủng hộ việc nới lỏng định lượng (QE) hoàn toàn và mua trái phiếu chính phủ nếu cần để đạt được mục tiêu đó. Không có bất kỳ bình luận bổ sung nào về việc ECB sẵn sàng “thay đổi quy mô hoặc thành phần của các biện pháp can thiệp phi truyền thống” nếu cần. Có thể là ông Draghi không thể vượt qua các phản đối của Đức đối với ý tưởng này. Thay vào đó, ECB sẽ tập trung vào các biện pháp mà họ đã công bố, chẳng hạn như chương trình mua ABS của ngày hôm qua hoặc hoạt động tái cấp vốn dài hạn theo mục tiêu đã được công bố trước đó. Tuy nhiên, họ có thể gặp khó khăn trong việc đạt được mục tiêu tái thiết bảng cân đối kế toán của ECB trở lại các mức trong năm 2012 thông qua các biện pháp như vậy. Liệu việc đó sẽ khiến đồng Euro tăng điểm hay giảm điểm? Một mặt, nó tăng điểm tới mức độ mà bảng cân đối kế toán của ECB có thể tiếp tục tụt lại đằng sau so với các ngân hàng trung ương khác. Mặt khác, nó sẽ giảm điểm vì điều đó cũng có nghĩa là nền kinh tế của Eurozone không thể phục hồi sớm và lãi suất sẽ tiếp tục giữ ở các mức hiện tại vô thời hạn – có nghĩa là EUR có thể biến thành đồng tiền tài trợ được lựa chọn, cùng với JPY. Tôi cho rằng khả năng sau dễ diễn ra hơn và tiếp tục khiến EUR giảm điểm.
  • Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp của Mỹ đã bất ngờ sụt giảm trong phiên hôm qua xuống mức chưa hề được chứng kiến kể từ năm 2006, trong khi số người được cho nghỉ việc theo kế hoạch bởi những chủ sử dụng lao động người Mỹ đã giảm xuống mức thấp nhất 14 năm trong tháng 9, theo Challenger, Gray & Christmas. Trong khi đó, chỉ số tạo ra việc làm của Gallup đã chạm mức cao nhất 6 năm. Những số liệu này tạo cơ sở cho việc số liệu bảng lương phi nông nghiệp cho tháng 9 của Mỹ công bố vào cuối ngày hôm nay có khả năng ở mức tương đối mạnh mẽ. Thị trường dự báo số liệu này sẽ tăng 215.000, tăng từ mức thấp bất ngờ 142.000 trong tháng 8. Tỷ lệ thất nghiệp được dự báo tiếp tục không đổi ở mức 6,1%, trong khi thu nhập bình quân theo giờ dự kiến tăng nhẹ trên cơ sở hàng năm. Những số liệu như thế này có thể được kỳ vọng hỗ tợ đồng đô la vì chúng sẽ xác nhận sự cải thiện ổn định trên thị trường lao động, một trong những lo lắng chính đối với Fed. Đây có thể là một bất ngờ cho thị trường vì kỳ vọng lãi suất quỹ của Fed đã thực sự sụt giảm thêm gần 20 điểm cơ bản trong vòng 2 tuần qua (mặc dù chúng vẫn cao hơn đôi chút so với thời điểm số liệu bảng lương được công bố lần gần đây nhất).
  • Ngoài ra, thâm hụt thương mại của quốc gia này cho tháng 8 được dự báo mở rộng đôi chút. Chỉ số PMI chính thức khu vực dịch vụ từ Markit và chỉ số phi sản xuất từ ISM đều cho tháng 9 cũng sẽ được công bố.
  • Các chỉ báo của ngày hôm nay: Hôm nay, chúng ta sẽ nhận được các chỉ số PMI chính thức khu vực dịch vụ cho tháng 9 từ các quốc gia mà chúng ta đã nhận được số liệu sản xuất vào thứ Tư. Xét đến sự thất vọng gần đây từ PMI chính thức khu vực sản xuất, khả năng về các số liệu thấp hơn (hoặc sự điều chỉnh giảm trong trường hợp của các quốc gia đã công bố số liệu sơ bộ) là rất cao. Chẳng hạn, Trung Quốc đã công bố một chỉ số thấp hơn, tăng cường thêm số liệu cho thấy rằng nền kinh tế nước này đang giảm tốc.
  • Doanh số bán lẻ của Eurozone cho tháng 8 cũng sẽ được công bố và theo dự báo, số liệu hàng tháng sẽ bật lại đôi chút.
  • Tại Na Uy, tỷ lệ thất nghiệp chính thức cho tháng 9 dự kiến giảm xuống mức 2,7% từ mức 2,9%. Xét đến việc Norges Bank công bố rằng ngân hàng này sẽ bắt đầu mua lượng tiền tương đương 250 triệu NOK mỗi ngày từ tháng này, một số liệu việc làm mạnh mẽ có thể làm gia tăng sức mạnh của NOK. Từ Thụy Điển, sản lượng công nghiệp cho tháng 8 dự kiến sẽ tăng trên cơ sở hàng tháng, đổi chiều hoàn toàn so với số liệu của tháng trước. Nếu số liệu thực tế khớp với dự báo, việc này sẽ củng cố chỉ số PMI sản xuất cải thiện được công bố hôm thứ Tư và làm rõ phần nào hoạt động kinh tế gần đây của Thụy Điển.
Thị trường
Tiêu Điểm

Tỷ giá EUR/USD đàn hồi quanh vùng kháng cự 1.2660/80


Tỷ giá EUR/USD có vẻ được nghỉ xả hơi đôi chút sau khi tìm thấy ngưỡng kháng cự quanh vùng 1.2660/80 (R1), nơi mà nó đã tăng điểm trong thời gian diễn ra bài phát biểu của Chủ tịch ECB, Draghi. Chuyển sự chú ý sang các chỉ báo động lượng, chỉ báo RSI đã tìm thấy ngưỡng kháng cự gần ngưỡng 50 và đang hướng xuống phía dưới, trong khi chỉ báo MACD, vẫn đang nằm trong vùng âm, tiếp tục ở trên đường khởi phát của nó. Những dấu hiệu động lượng trái chiều này có thể quyết định một xu hướng sau khi số liệu bảng lương phi nông nghiệp được công bố vào cuối ngày hôm nay. Trong bức tranh lớn hơn, cặp tỷ giá đang hình thành mức cao nhất thấp hơn và mức thấp nhất thấp hơn và tôi sẽ trung thành với quan điểm rằng xu hướng chung của tỷ giá tiếp tục là giảm điểm.
• Ngưỡng hỗ trợ: 1.2568 (S1), 1.2500 (S2), 1.2460 (S3).
• Ngưỡng kháng cự: 1.2660/80 (R1), 1.2693 (R2), 1.2760 (R3).

Tỷ giá GBP/USD giảm điểm

Tỷ giá GBP/USD đã giảm điểm trong phiên hôm qua, bứt xuống dưới ngưỡng hỗ trợ chuyển thành ngưỡng kháng cự 1.6160. Tôi cho rằng đà giảm sẽ tiếp tục mở rộng vì ngưỡng này đã bị phá vỡ và cặp tỷ giá có thể chạm một ngưỡng khác gần ngưỡng hỗ trợ 1.6070 (S1). Trên biểu đồ hàng ngày, chỉ báo RSI 14 ngày đã chạm ngưỡng 30 của nó và đang hướng xuống phía dưới, trong khi chỉ báo MACD cho thấy các dấu hiệu chạm đỉnh và đã sẵn sàng để vượt xuống dưới đường khởi phát của nó. Các chỉ báo động lượng hỗ trợ quan điểm rằng đà giảm có thể tiếp diễn nếu những người đầu cơ giá xuống chứng tỏ đủ mạnh.
• Ngưỡng hỗ trợ: 1.6070 (S1), 1.6000 (S2), 1.5970 (S3) .
• Ngưỡng kháng cự: 1.6160 (R1), 1.6280 (R2), 1.6400 (R3).

Tỷ giá USD/JPY tiến về phía ngưỡng 109.25

Tỷ giá USD/JPY đã giảm điểm trong phiên hôm qua trước khi bật khỏi ngưỡng hỗ trợ chính 108.25 (S1. Vào đầu phiên sáng tại Châu Âu, cặp tỷ giá tiến về phía ngưỡng kháng cự 109.25 (R1). Việc tỷ giá bứt lên trên ngưỡng đó có thể làm khởi phát việc tiếp tục mua vào cặp tỷ giá. Trên biểu đồ hàng ngày, tôi vẫn nhận thấy xu hướng tăng dài hạn vì cấu trúc tỷ giá tiếp tục là mức cao nhất cao hơn và mức thấp nhất cao hơn bên trên cả đường trung bình động 50 ngày và 200 ngày.
• Ngưỡng hỗ trợ: 108.25 (S1), 107.40 (S2),106.80 (S3).
• Ngưỡng kháng cự: 109.25 (R1), 110.00 (R2), 110.70 (R3).

Vàng củng cố
Vàng tiếp tục bị mắc kẹt trong phạm vi giữa vùng hỗ trợ 1208 (S1) và ngưỡng kháng cự 1225 (R1). Vì giá Vàng có vẻ đang dao động giữa 2 ngưỡng này, nên việc nó bứt ra theo một trong 2 hướng có thể quyết định xu hướng ngắn hạn sắp tới. Trên biểu đồ hàng ngày, cấu trúc giá vẫn gợi ý xu hướng giảm, nhưng các chỉ báo động lượng cho tôi thêm một lý do để tiếp tục giữ quan điểm trung lập. Chỉ báo RSI 14 ngày đã thoát khỏi vùng được bán quá mức và hiện đang đi ngang, trong khi chỉ báo MACD hàng ngày, vẫn ở trong vùng âm, đã ngấp nghé bên trên đường báo hiệu của nó.
• Ngưỡng hỗ trợ: 1208 (S1), 1200 (S2), 1180 (S3).
• Ngưỡng kháng cự: 1225 (R1), 1240 (R2), 1260 (R3).

Dầu WTI sụt điểm mạnh và tăng điểm trở lại

Dầu WTI sụt điểm mạnh trong phiên hôm qua, phá vỡ 3 ngưỡng hỗ trợ liên tiếp nhưng đã tăng điểm mạnh trở lại và tiếp tục tăng điểm qua đêm, gợi ý rằng việc nó chạm ngưỡng kháng cự 92.20 (R1) đang tới gần. Biến động này đã bị chặn lại tại vùng 88.20/40, mức thấp nhất của tháng 4/2013. Cân nhắc đến đà tăng và các đà giảm mạnh, tôi thích tiếp tục giữ quan điểm trung lập hơn vì cấu trúc giá không gợi ý các điều kiện xu hướng. Chỉ báo MACD đang nằm bên dưới đường số 0 của nó và có vẻ như đã sẵn sàng vượt qua đường khởi phát, trong khi chỉ báo RSI đã tìm thấy ngưỡng hỗ trợ tại ngưỡng 30 và bật lên một lần nữa từ mức được mua quá mức.
• Ngưỡng hỗ trợ: 90.50(S1), 90.00 (S2), 89.50 (S3).
• Ngưỡng kháng cự: 92.20 (R1), 94.00 (R2) , 96.00 (R3).

BENCHMARK CURRENCY RATES - DAILY GAINERS AND LOSERS


MARKETS SUMMARY
 
TIÊU ĐIỂM TRONG NGÀY - Tỷ giá GBP/JPY
03.10.2014, 3pm
Đồng đô la đã giao dịch cao hơn so với gần như mọi đồng tiền đối ứng của nó trong nhóm G10 trong phiên sáng nay tại Châu Âu trước thời điểm số liệu bảng lương phi nông nghiệp được công bố vào cuối ngày. Nó đã tiếp tục giao dịch ổn định so với JPY, NZD và CAD.
Chỉ số PMI khu vực dịch vụ của Anh đã giảm xuống mức thấp nhất 3 tháng trong tháng 9, khớp với sự sụt giảm trong chỉ số PMI khu vực sản xuất của Anh công bố hôm thứ Tư. Chỉ số tổng hợp đã ghi nhận mức thấp nhất của nó kể từ tháng 6/2013. Báo cáo yếu kém gợi ý rằng đà phục hồi của Anh đang mất động lượng và các yếu tố cơ bản suy yếu được cho là sẽ gây áp lực lên đồng tiền này. Vào thời điểm giữa ngày tại Châu Âu, tỷ giá GBP/USD giao dịch ngay bên trên ngưỡng hỗ trợ 1.6070. Việc tỷ giá phá vỡ vùng đó một cách dứt khoát có thể làm khởi phát các mức mở rộng giảm điểm tiếp theo về phía ngưỡng tâm lý chủ chốt 1.6000.
Chỉ số PMI chính thức khu vực dịch vụ của Eurozone đã được điều chỉnh giảm trong tháng 9, bổ sung vào điều chỉnh giảm cho các chỉ số PMI khu vực sản xuất được chứng kiến trước đó trong tuần này. Chỉ số PMI tổng hợp đã giảm xuống mức thấp nhất của tháng 12 năm ngoái và xác nhận rằng nền kinh tế của Eurozone đã mất động lượng tăng trưởng được chứng kiến trước đó trong năm nay. Trong bối cảnh tỷ lệ lạm phát sụt giảm, các chỉ số PMI suy yếu làm gia tăng các lo lắng về tình trạng đình trệ và có thể gây thêm áp lực bán ra đối với đồng euro.



Tỷ giá GBP/JPY đã giảm điểm trong phiên hôm qua và bứt xuống dưới ngưỡng hỗ trợ chuyển thành ngưỡng kháng cự 175.54 trùng khớp với ngưỡng thoái lui 50.0% của đà tăng trong khoảng thời gian từ ngày mùng 8 đến ngày 19 tháng 9. Xem xét các chỉ báo động lượng, chỉ báo RSI đã chạm ngưỡng 30 và đang hướng xuống, trong khi chỉ báo MACD đang nằm bên dưới các đường số 0 và đường khởi phát của nó. Việc này chỉ ra rằng xu hướng giảm có thể tiếp diễn và tăng cường các khả năng rằng tỷ giá có thể giảm điểm để chạm ngưỡng hỗ trợ 174.65 (S1). Việc tỷ giá phá vỡ vùng đó một cách rõ ràng và dứt khoát có thể mở đường cho các đà giảm tiếp theo về phía ngưỡng 173.25 (S2).
• Ngưỡng hỗ trợ: 174.65 (S1), 173.25 (S2), 171.90 (S3).
• Ngưỡng kháng cự: 175.54 (R1), 178.75 (R2), 180.70 (R3).
 
IronFX: Bản tin thị trường ngày 06/10/2014
Bức tranh Toàn cảnh


06.10.2014, 11am
  • Số liệu bảng lương phi nông nghiệp giúp USD tăng điểm mạnh. Chỉ số đô la DXY, thước đo giá trị đồng bạc xanh so với 6 đồng tiền lớn, đã tăng vọt lên mức cao nhất 4 năm sau khi số liệu báo cáo việc làm mạnh mẽ được công bố. Số liệu bảng lương phi nông nghiệp đã tăng lên mức cao hơn mong đợi là 248.000 trong tháng 9, tăng từ mức 180.000 được điều chỉnh trong tháng 8 và quay trở lại trên mức 200.000 một lần nữa. Số liệu trung bình của tháng 7, tháng 8 và tháng 9 là 224.000, cách mức 228.000 của nửa đầu năm nay một khoảng không xa. Tính từ đầu năm tới nay, số liệu trung bình là 227.000 mỗi tháng, mức tốt nhất kể từ năm 1999. Tỷ lệ thất nghiệp đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 6/2008, mà việc này gợi ý rằng sự phục hồi của Mỹ đang diễn ra mạnh mẽ. Điểm yếu duy nhất đó là tăng trưởng thấp trong thu nhập bình quân theo giờ và sự sụt giảm nhẹ trong tỷ lệ tham gia lao động.
  • Báo cáo lao động nhìn chung là mạnh mẽ đã làm gia tăng loạt bằng chứng gia tăng rằng sự phục hồi của Mỹ đang lấy lại động lượng và sẽ giữ vững khả năng về việc Fed nâng lãi suất vào năm tới. Tuy nhiên, đây không phải là một yếu tố thay đổi cuộc chơi. Dự báo ngụ ý của thị trường đối với lãi suất quỹ của Fed vào năm 2017 tăng chỉ 3,5 điểm cơ bản để phản ứng trước số liệu này. Lãi suất ngụ ý đối với các hợp đồng kỳ hạn quỹ của Fed vào năm 2017 trung bình vẫn thấp hơn 11 điểm cơ bản so với mức đỉnh gần đây đạt được vào ngày 19/9. Đó có thể bởi vì những thành viên có quan điểm ôn hòa trong FOMC vẫn có thể tìm ra bằng chứng trong số liệu để ủng hộ những lo lắng của họ về việc “chưa tận dụng triệt để” nguồn lực lao động. Tỷ lệ thất nghiệp hiện đang ở trên mức ước tính dài hạn hơn là từ 5,2% đến 5,5% của FOMC, trong khi tiền lương đang tăng trưởng bên dưới tốc độ trung lập được giả định là 3,5% (dựa trên tăng trưởng năng suất 1,5% và lạm phát 2%) một khoảng xa. Tăng trưởng chậm trong tiền lương cũng gợi ý áp lực lạm phát thấp.
  • Tuy nhiên, chỉ số DXY đã tăng 2,3% trong thời kỳ này, gợi ý rằng cần phải xem xét các yếu tố khác ngoài kỳ vọng lãi suất của Fed. Một khía cạnh có lẽ là sự khách biệt mở rộng giữa triển vọng chính sách tiền tệ của Mỹ và các quốc gia khác. Ngoài ra, tỷ giá GBP/USD đã chạm mức thấp nhất trong năm vào thứ Sáu tuần trước (cũng giống như tỷ giá AUD/USD), chứng tỏ rằng USD đang tăng điểm thậm chí so với quốc gia khác cũng được kỳ vọng thắt chặt lãi suất trong tương lai không quá xa. Có vẻ như đơn giản là có nhu cầu mạnh mẽ đối với các đồng đô la.
  • Chúng ta có thể nhận được thông tin về nơi mà nhu cầu đó bắt nguồn bằng cách xem báo cáo Số lượng Giao dịch của các Nhà đầu tư (COT) hàng tuần. Các vị thế ngắn ròng phi thương mại của EUR tiếp tục ổn định, giống như mức đạt được kể từ đầu tháng 9. Các nhà đầu tư mua vào GBP trước cuộc trưng cầu dân ý của Scotland và cắt giảm những vị thế đó sau đó. Lượng bán ra JPY mở rộng một cách đáng kể, trong khi lượng bán ra của các đồng tiền khác, bao gồm CAD và AUD, chỉ mở rộng khiêm tốn. Các vị thế ngắn của CHF đã bị đóng lại. Sự gia tăng tương đối khiêm tốn trong các vị thế ngắn đầu cơ trong các đồng tiền không phải là đô la khác với lượng tăng lớn trong đồng đô la. Việc này gợi ý rằng các nhà đầu tư tiền thực sự và hoạt động mua bán rào của công ty đã giúp các đồng đô la tăng điểm, mà việc này có nghĩa là nó có thể tiếp tục tăng nhiều hơn nữa. Những người tham gia thị trường này có nhu cầu mua bán rào liên tục, cộng thêm việc có vẻ như cộng đồng đầu cơ vẫn chưa thực sự ủng hộ đà tăng của đồng bạc xanh. Chu kỳ tăng điểm của đồng đô la mới chỉ bắt đầu, theo quan điểm của tôi.

  • Bạch kim và Palađi, các kim loại giảm điểm mạnh trong phiên thứ Năm tuần trước, đã tiếp tục giảm điểm trong phiên thứ Sáu. Việc này làm gia tăng áp lực đối với Vàng do đồng đô la mạnh hơn và các ý nghĩ về lãi suất cao hơn.
  • Các chỉ báo của ngày hôm nay: Trong ngày giao dịch tại Châu Âu, chỉ báo duy nhất đáng đề cập là số đơn đặt hàng nhà máy của Đức cho tháng 8, đã được công bố. Số liệu này yếu hơn kỳ vọng ở mức -5,7% hàng tháng, làm gia tăng loạt số liệu yếu kém được công bố từ Đức. Theo lịch, chúng ta có một diễn giả phát biểu trong ngày hôm nay, Phó Thống đốc Riksbank, Per Jansson.
  • Các ngày còn lại của tuần: cuộc họp của các ngân hàng trung ương. Đối với các ngày còn lại của tuần, sẽ có các cuộc họp chính sách của 3 ngân hàng trung ương thuộc nhóm G10: 2 cuộc họp vào thứ Ba và 1 cuộc họp vào thứ Năm. Ngân hàng Dự trữ Australia được kỳ vọng rộng rãi giữ nguyên lãi suất. Sẽ rất thú vị để xem liệu Thống đốc Stevens có thực hiện bất kỳ nỗ lực mới nào để làm giảm giá đồng tiền của nước này hay không. Ngân hàng Trung ương Nhật Bản cũng được kỳ vọng giữ nguyên chính sách và duy trì quan điểm về nền kinh tế của mình. Việc lạm phát của Nhật Bản giảm xuống trong thời gian gần đây sau cùng có thể làm khởi phát thêm hành động bởi BoJ, và tuyên bố từ cuộc họp chính sách sẽ cho chúng ta biết rõ hơn về hành động tiếp theo của họ. Vào thứ Tư, sự kiện chính sẽ là việc công bố biên bản từ cuộc họp diễn ra vào ngày 16-17/9 của FOMC. Tại cuộc họp đó, FOMC đã giữ nguyên tuyên bố về “khoảng thời gian đáng kể” của mình, nhưng điểm chính là sự gia tăng trong dự báo đối với lãi suất quỹ của Fed. Vào thứ Năm, tiêu điểm sẽ là cuộc họp chính sách của Ngân hàng Trung ương Anh. Ngân hàng này có thể sẽ không thay đổi chính sách của mình, và do đó tác động của cuộc họp đó đối với thị trường như thường lệ sẽ là rất nhỏ. Mặc dù vậy, sẽ rất thú vị để đọc biên bản của cuộc họp này khi chúng được công bố vào ngày 22/10, đặc biệt là sau khi nền kinh tế Anh xuống cấp không ngừng.
  • Các chỉ báo khác: Vào thứ Ba, chúng ta sẽ nhận được sản lượng công nghiệp cho tháng 8 từ Đức và Anh. Vào thứ Tư, từ Nhật Bản, chúng ta sẽ nhận được cán cân tài khoản vãng lai cho tháng 8 và từ Trung Quốc, chỉ số PMi khu vực dịch vụ từ HSBC đến hạn công bố. Vào thứ Năm, tại Nhật Bản, số đơn đặt hàng máy móc cho tháng 8 được kỳ vọng giảm và từ Australia, chúng ta sẽ nhận được tỷ lệ thất nghiệp cho tháng 9. Trong ngày giao dịch tại Châu Âu, tại Đức, thặng dư thương mại dự kiến giảm nhẹ. Sau cùng vào thứ Sáu, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản sẽ công bố biên bản của cuộc họp chính sách diễn ra vào ngày 3-4/9 và từ Canađa, chúng ta sẽ nhận được tỷ lệ thất nghiệp cho tháng 9.
Thị trường
Tiêu Điểm

Tỷ giá EUR/USD chạm ngưỡng 1.2500



Tỷ giá EUR/USD đã sụt điểm trong phiên thứ Sáu tuần trước do số liệu bảng lương phi nông nghiệp mạnh mẽ của Mỹ. Số liệu này đã khiến tỷ giá bứt xuống dưới ngưỡng hỗ trợ chuyển thành ngưỡng kháng cự 1.2570, được xác định bởi mức thấp nhất của ngày 30/9, và chạm ngưỡng tâm lý 1.2500 (S1). Trên biểu đồ hàng ngày, miễn là cấu trúc tỷ giá tiếp tục là mức cao nhất thấp hơn và mức thấp nhất thấp hơn bên dưới cả đường trung bình động 50 ngày và 200 ngày, tôi sẽ giữ nguyên quan điểm rằng xu hướng chung của tỷ giá tiếp tục là giảm điểm. Tôi nhận thấy ngưỡng hỗ trợ tiếp theo tại mức 1.2465 (S2), mức thấp nhất của ngày 28/8/2012. Theo quan điểm của tôi, việc tỷ giá bứt xuống dưới ngưỡng đó một cách rõ ràng có thể tạo cơ hội cho các mức mở rộng về phía ngưỡng kháng cự chuyển thành ngưỡng hỗ trợ 1.2385 (S3), mức cao nhất của ngày 17/8/2012. Xem xét các chỉ báo động lượng, chỉ báo RSI tiếp tục ở trong vùng được bán quá mức, trong khi chỉ báo MACD đang nằm bên dưới cả đường số 0 và đường báo hiệu của nó. Việc này cho thấy động lượng giảm đang gia tăng và tăng cường khả năng đối với các sóng giảm tiếp theo.
• Ngưỡng hỗ trợ: 1.2500 (S1), 1.2465(S2), 1.2385 (S3).
• Ngưỡng kháng cự: 1.2570 (R1), 1.2693 (R2), 1.2760(R3).

Tỷ giá GBP/USD bứt xuống dưới ngưỡng 1.6000 lần đầu tiên kể từ tháng 11 năm 2013

Tỷ giá GBP/USD đã gia tăng đà giảm sau khi số liệu NFP được công bố ở mức mạnh mẽ để giao dịch dưới vùng tâm lý 1.6000 lần đầu tiên kể từ tháng 11/2013. Ngưỡng 1.6000 cũng trùng khớp với ngưỡng thoái lui 50% của xu hướng tăng dài hạn hơn trước đó, từ ngày mùng 9/7/2013 tới ngày 15/7/2014. Tôi cho rằng việc này sẽ khiến đà giảm của phiên thứ Sáu tuần trước thậm chí mạnh hơn và khiến xu hướng của tỷ giá tiếp tục là giảm điểm. Hiện giờ, tôi sẽ kỳ vọng tỷ giá chạm ngưỡng hỗ trợ 1.5860 (S1) trong tương lai gần, được đánh dấu bởi mức thấp nhất của ngày 12/11/2013. Tuy nhiên, cân nhắc đến việc trên biểu đồ 4 giờ, chỉ báo RSI cho thấy các dấu hiệu chạm đáy bên trong vùng được bán quá mức của nó, tôi sẽ lưu tâm đến sự bật lên trong ngắn hạn trước đà giảm tiếp theo. Xem xét trên biểu đồ hàng ngày, tôi sẽ trung thành với quan điểm rằng miễn là cặp tỷ giá tiếp tục giao dịch bên dưới đường trung bình động số mũ 80 ngày, xu hướng chung là giảm điểm.
• Ngưỡng hỗ trợ: 1.5860 (S1), 1.5720(S2), 1.5565(S3).
• Ngưỡng kháng cự: 1.6000 (R1), 1.6060 (R2), 1.6160 (R3).

Tỷ giá USD/JPY bật lại từ ngưỡng 108.00

Tỷ giá USD/JPY đã tăng điểm mạnh sau khi tìm thấy ngưỡng hỗ trợ tại giao điểm giữa đường xu hướng tăng màu xanh lơ và ngưỡng chủ chốt 108.00 (S2), tình cờ nằm ngay bên dưới ngưỡng thoái lui 23.6% của biến động tăng trong khoảng thời gian từ ngày mùng 8/8 đến ngày mùng 1/10. Vào đầu phiên sáng nay tại Châu Âu, cặp tỷ giá giao dịch ngay bên dưới ngưỡng tâm lý 110.00 (R1). Việc tỷ giá phá vỡ ngưỡng đó một cách rõ ràng có thể làm khởi phát ngưỡng kháng cự tiếp theo tại mức 110.70 (R2), mức cao nhất của tháng 8/2008. Trên biểu đồ hàng ngày, sau khi thoát khỏi mô hình tam giác, cấu trúc tỷ giá tiếp tục gợi ý xu hướng tăng. Tuy nhiên, tôi thích đợi tỷ giá bứt lên trên ngưỡng cản chủ chốt 110.00 (R1) hơn trước khi trở nên tin tưởng hơn vào đà tăng. Biến động đó sẽ xác nhận mức cao nhất cao hơn sắp tới và báo hiệu sự tiếp diễn của xu hướng.
• Ngưỡng hỗ trợ: 109.00(S1), 108.00 (S2), 107.40(S3).
• Ngưỡng kháng cự: 110.00 (R1), 110.70 (R2), 111.00 (R3).

Vàng bứt xuống dưới ngưỡng 1200 và chạm ngưỡng 1183

Vàng cũng đã chịu tác động mạnh sau khi số liệu việc làm mạnh mẽ của Mỹ được công bố và bứt xuống dưới ngưỡng tới hạn 1200. Việc giá Vàng bứt xuống dưới ngưỡng tâm lý đã gây ra các mức mở rộng giảm điểm lớn hơn và vào phiên sáng nay tại Châu Á, vàng đã tìm thấy ngưỡng hỗ trợ tại mức 1183 (S1), một ngưỡng hỗ trợ được xác định bởi mức thấp nhất của ngày 31/12/2013. Mặc dù trên biểu đồ hàng ngày, cấu trúc giá vẫn gợi ý xu hướng giảm, nhưng xét đến việc chúng ta đang tiến gần ngưỡng cản đã nhắc đến trước đó và ngưỡng 1180 (S2), mức thấp nhất của ngày 28/6/2013, tôi thích đưa ra quan điểm “chờ đợi và chứng kiến” hơn. Lần cuối cùng chúng ta chứng kiến Vàng giao dịch dưới những ngưỡng này là tháng 8/2010, trong khi vào tháng 6 và tháng 12/2013, khi mà những người đầu cơ giá xuống chạm những ngưỡng này, giá Vàng đã bật lại mạnh mẽ, đảo ngược xu hướng của nó. Trong trường hợp giá vàng bứt xuống dưới ngưỡng 1180 (S2), tôi mong đợi các mức mở rộng về phía ngưỡng 1156 (S3), mức thấp nhất của ngày 27/7/2010.
• Ngưỡng hỗ trợ: 1183 (S1), 1180 (S2), 1156 (S3).
• Ngưỡng kháng cự: 1200 (R1), 1205(R2), 1223 (R3).

WTI tìm thấy ngưỡng hỗ trợ tại mức 92.00

Dầu WTI đã tìm thấy ngưỡng kháng cự tại mức 91.80 (R2), hình thành mưc cao nhất thấp hơn, và giảm điểm trở lại để bên dưới ngưỡng 90.00. Nếu những người đầu cơ giá xuống sẵn sàng để duy trì giá Dầu bên dưới ngưỡng 90.00 (R1), tôi cho rằng họ sẽ chạm mức thấp nhất của phiên thứ Năm tuần trước là 88.15 (S1) một lần nữa. Tuy nhiên, việc giá Dầu bứt xuống dưới ngưỡng đó sẽ xác nhận mức thấp nhất thấp hơn sắp tới trên biểu đồ hàng ngày và báo hiệu sự tiếp diễn của xu hướng giảm dài hạn hơn. Biến động đó có thể tạo cơ hội cho các đà giảm tiếp theo, có lẽ là về phía ngưỡng hỗ trợ tiếp theo tại mức 86.00 (S2). Xem xét các chỉ báo động lượng hàng ngày, chúng tôi thấy rằng cả 2 chỉ báo này đều xác nhận động lượng giảm gần đây. Chỉ báo RSI đang nằm bên dưới ngưỡng 50, trong khi chỉ báo MACD, đã mang dấu âm, đã bứt xuống dưới đường báo hiệu của nó.
• Ngưỡng hỗ trợ: 88.15 (S1), 86.00 (S2), 84.15 (S3).
• Ngưỡng kháng cự: 90.00 (R1), 91.80(R2), 93.00 (R3).

BENCHMARK CURRENCY RATES - DAILY GAINERS AND LOSERS


MARKETS SUMMARY
 
Dollar Index có đợt tăng điểm lâu nhất trong 4 năm qua
Chỉ số Bloomberg Dollar Index tăng điểm trong tuần thứ 7, đợt tăng giá lâu nhất trong 4 năm qua, do số lượng người có việc làm ở Mỹ tăng. Điều này đã tạo ra khoảng cách ngày càng lớn giữa Mỹ (Cục Dự trữ Liên bang đang hướng tới việc tăng lãi suất) với châu Âu và Nhật Bản (đang dự định thi hành thêm các gói kích thích).

Đồng USD tăng giá so với 16 đồng tiền chủ chốt sau khi các số liệu cho thấy các ông chủ ở Mỹ thuê thêm nhiều lao động hơn so với mức dự báo trong tháng trước và tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2008. Đồng euro chạm mức thấp hai năm do Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu Mario Draghi quyết định giữ lãi suất ở mức thấp kỷ lục. Đồng bảng Anh trượt xuống dưới 1,60 $ lần đầu tiên trong gần một năm. Đồng yên giảm tuần thứ tám liên tiếp trước khi Ngân hàng Nhật Bản tiến hành họp thảo luận về các chính sách sắp được ban hành vào ngày 7 tháng 10.

“FED thích tỷ lệ thất nghiệp ở mức như hiện nay,” Roger Bayston, phó chủ tịch và người quản lí sản phẩm thu nhập cố định của Franklin Templeton ở San Mateo, California cho biết, trong một cuộc phỏng vấn ngày hôm qua. “Do Fed đang tiến gần hơn đến việc nâng mức lãi suất so với ngân hàng Nhật Bản và ECB, đồng đô la sẽ trở nên mạnh hơn rất nhiều so với đồng yên và đồng euro.”

Chỉ số Bloomberg Dollar Spot tăng 1,1 % lên mức 1.078,65 trong tuần này tại New York, mức đóng cửa cao nhất kể từ tháng 6 năm 2010. Đây là lần đầu tiên đồng đôla tăng điểm 7 tuần liên tiếp kể từ tháng 6 năm 2010.

Đồng euro giảm 1,3 % xuống còn 1,2516 EUR/USD, mức giảm nhiều nhất kể từ tuần kết thúc vào ngày 5 tháng 9, và chạm mức thấp hai năm 1,2501 $. Đồng yên giảm 0,4 % xuống còn 109,76 JPY/USD sau khi chạm mức 110,09 vào ngày 1 tháng 10, mức thấp nhất kể từ tháng 8 năm 2008. Đồng yên tăng 0,9 % đạt mức 137,36 JPY/EUR so với euro.

Người chiến thắng, kẻ thất bại

Đồng rúp của Nga dẫn đầu xu hướng giảm trong tuần này của 29 trong số 31 đồng tiền chủ chốt, giảm 1,9 % , đánh dấu việc đồng tiền này đã rớt giá 18 % trong năm nay, sự sụt giảm nhiều nhất trong số các đồng tiền chủ chốt sau khi đồng peso của Argentina trượt giá 23%. Real của Brazil giảm 1,6 % trước thềm cuộc bỏ phiếu tổng thống diễn ra vào ngày mai.

Peso của Chile và ringgit của Malaysia là các loại tiền tệ chủ chốt duy nhất tăng so với đồng đô la, cụ thể Peso tăng thêm 0,2 % và ringgit là 0,1 %.

Biến động trong đồng đô la Hồng Kông tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 10 năm 2012 trong bối cảnh bất ổn dân sự đang có những diễn biến tồi tệ nhất kể từ những năm 1960. Người biểu tình ủng hộ **** dân chủ đã xuống đường để yêu cầu có một bầu cử tự do và lãnh đạo thành phố từ chức. Đồng tiền này đã có những biến động không đáng kể quanh mức 7,7615 so với đôla Mỹ sau tuần chạm mức 7,77, mức thấp nhất kể từ tháng 5 năm 2012.

“Những diễn biến ấn tượng”

Đúng như dự đoán của tất cả các nhà phân tích tham gia khảo sát của Bloomberg, đồng euro giảm trong tuần này do các nhà hoạch định chính sách ECB giữ lãi suất cơ bản không đổi ở mức thấp kỷ lục.

Draghi không cung cấp chi tiết về kích thước của kế hoạch mua nợ tư nhân, trước đó ông phát biểu sẽ đưa bảng cân đối quay về mức như đầu năm 2012, dấu hiệu khoảng 1 nghìn tỉ euro (tương đương 1,3 nghìn tỷ đôla Mỹ) có thể sẽ được dùng để mua tài sản.

“Sự biến động trong giá đồng euro khá ấn tượng”, Camilla Sutton, giám đốc chiến lược tiền tệ tại Bank of Nova Scotia ở Toronto, cho biết vào ngày 30 tháng 9. “Chúng ta đang trải qua giai đoạn đồng đôla Mỹ đang mạnh lên. Điều này sẽ gây khó khăn cho việc cải thiện tình hình của các đồng tiền khác.”

Đồng yên suy yếu so với USD, nối tiếp sự suy giảm của tháng 9, tháng có mức giảm mạnh nhất trong 20 tháng. Can thiệp để ngăn chặn sự sụt giảm là “có thể xảy ra”, theo Hirohisa Fujii, cựu bộ trưởng tài chính và đồng thời cũng là thành viên của **** đối lập cho biết. Một số công ty đang phải gánh chịu nhiều thiệt hại khi đồng yên suy yếu, Nobuhide Minorikawa, Thứ trưởng tài chính Nhật Bản phát biểu trong tuần này.

“Suy yếu hơn nữa”

Ngân hàng Nhật Bản sẽ nhóm họp vào ngày 7 tháng 10 để thảo luận về chính sách tiền tệ, sau khi cam kết sẽ bơm từ 60 nghìn tỉ yên (tương đương 553 tỉ đôla Mỹ) đến 70 nghìn tỉ yên vào chương trình mua tài sản hàng năm. Haruhiko Kuroda , thống đốc BOJ cho biết vào tháng trước (sau khi đồng đôla tăng lên ngưỡng 109 yên) rằng ông không thấy bất kỳ vấn đề lớn nào nảy sinh trong tình hình tỷ giá hối đoái biến động như hiện nay.

“Tôi sẽ không ngạc nhiên nếu đồng yên suy yếu hơn nữa,” Jennifer Vail, người đứng đầu quản lí sản phẩm có thu nhập cố định tại Ngân hàng Mỹ Wealth Management ở Minneapolis nói. “Tôi không nghĩ rằng đồng yên đang ở mức đáng báo động.” Vail đã nhìn thấy sự suy yếu đồng yên ở mức 111 JPY/USD vào cuối năm nay.

Đồng USD tiếp tục tăng hôm qua khi tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ giảm xuống còn 5,9 %,mức thấp nhất kể từ tháng 7 năm 2008, thấp hơn dự báo của Bloomberg rằng tỷ lệ sẽ giữ ở mức 6,1 %. Biên chế tăng 248.000 người lao động, so với dự đoán của các nhà kinh tế tham gia khảo sát của Bloomberg là 215.000.

Phát triển

FED đang cân nhắc thời gian cho đợt tăng lãi suất lần đầu tiên kể từ năm 2006 trong bối cảnh nền kinh tế Mỹ đang có dấu hiệu hồi phục. Ngân hàng trung ương, nhóm họp vào ngày 29 tháng 10, đang trên đà kết thúc chương trình mua trái phiếu trong tháng này.

“Fed cảm thấy nước Mỹ đang phục hồi và đây chính là thời điểm để Fed cân nhắc việc thắt chặt chính sách tiền tệ”, ông Richard Schlanger, phó chủ tịch của Pioneer Investments ở Boston, người trợ giúp việc đầu tư 30 tỷ USD vào chứng khoán thu nhập cố định cho biết.

Các nhà hoạch định chính sách cũng phát biểu tại cuộc họp vào tháng 7 rằng họ có thể tăng lãi suất sớm hơn so với dự kiến nếu thị trường lao động có dấu hiệu tích cực trở lại. Các quan chức tại cuộc họp của Fed vào tháng trước dự báo mục tiêu sẽ là 1,375 % vào cuối năm 2015.

Tương lai giao dịch cho thấy 52 % khả năng vào cuối tháng 7, Fed sẽ tăng lãi suất lên mức 0,5 % hoặc cao hơn. Lãi suất mục tiêu đã được duy trì trong khoảng từ 0 đến 0,25 % từ năm 2008 nhằm mục đích hỗ trợ nền kinh tế.

Đồng đô la tăng 4,9 % trong tháng vừa qua,trở thành đồng tiền có biểu hiện tốt nhất trong số 10 đồng tiền của các quốc gia phát triển được theo dõi bởi chỉ số Bloomberg Correlation-Weighted. Đồng euro giảm 0,7 % trong khi đồng yên giảm 0,4 %.

Nguồn: https://bpmj.wordpress.com/2014/10/0...ong-4-nam-qua/
Link: http://www.bloomberg.com/news/2014-1...ivergence.html
 

TIÊU ĐIỂM TRONG NGÀY - Tỷ giá AUD/USD
06.10.2014, 3pm
  • Đồng đô la đã giao dịch thấp hơn so với gần như mọi đồng tiền đối ứng lớn của nó trong nhóm G10 trong phiên sáng nay tại Châu Âu do thiếu vắng các sự kiện kinh tế quan trọng. Nó chỉ giao dịch ổn định so với GBP.
  • Đồng đô la Australia là đồng tiền tăng điểm chính so với đồng bạc xanh trước thời điểm diễn ra cuộc họp của ngân hàng trung ương nước này vào thứ Ba. Một lý do có thể cho việc bật lại nhẹ của tỷ giá AUD/USD đó là tuyên bố của ngân hàng trung ương Trung Quốc vào Chủ nhật tuần qua rằng tăng trưởng kinh tế của quốc gia này tiếp tục nằm trong phạm vi hợp lý và rằng các công cụ tiền tệ khác nhau nhằm duy trì tính thanh khoản và tăng trưởng tín dụng đầy đủ sẽ được sử dụng. Vì Trung Quốc là đối tác thương mại lớn của Australia, nên việc này đã thúc đẩy đồng đô la Australia.
  • Mặt khác, cuộc họp của RBA diễn ra vào ngày mai được kỳ vọng sẽ giữ nguyên lãi suất. Các cảnh báo về giá bất động sản quá nhiệt có thể trở thành tiêu điểm của tuyên bố đi kèm quyết định về lãi suất. Việc đó có thể gây bất lợi cho AUD tới vì nó ngụ ý rằng họ có thể sử dụng các công cụ thận trọng ở tầm vĩ mô thay vì lãi suất cao hơn để kiểm soát thị trường nhà ở. Chúng ta cũng sẽ chờ đợi để xem liệu họ có phát biểu bất kỳ điều gì về đồng tiền này ngoài bình luận thường lệ rằng nó “tiếp tục ở trên mức ước tính cao nhất về giá trị cơ bản, đặc biệt là xét đến việc các hàng hóa quan trọng giảm giá”.



Tỷ giá AUD/USD đã tăng điểm trong phiên sáng nay tại Châu Âu sau khi tìm thấy ngưỡng hỗ trợ tại vùng 0.8640/60. Khi cặp tỷ giá chạm vùng hỗ trợ đó vào tháng 1, nó đã bật lại mạnh mẽ, đảo ngược xu hướng. Đà bật lại của ngày hôm nay đã ghi nhận mức thấp nhất gần mức thấp nhất gần đây nhất của ngày mùng 1/10. Cùng với tín hiệu phân kỳ dương giữa cặp tỷ giá và cả 2 chỉ báo động lượng, thực tế rằng cặp tỷ giá một lần nữa tìm thấy các lệnh mua gần mức thấp nhất của ngày mùng 1/10 cho tôi đủ lý do để đưa ra quan điểm trung lập trong ngắn hạn. Trong bức tranh lớn hơn, xu hướng chung tiếp tục là giảm điểm, theo quan điểm của tôi, nhưng tôi thích đợi tỷ giá bứt xuống dưới ngưỡng 0.8640 (S2) hơn trước khi trở nên tin tưởng vào xu hướng giảm một lần nữa. Nếu việc này diễn ra, tôi cho rằng trước tiên những người bán sẽ nhắm tới ngưỡng hỗ trợ tiếp theo tại mức 0.8565 (S3).
• Ngưỡng hỗ trợ: 0.8660 (S1), 0.8640 (S2), 0.8565 (S3) .
• Ngưỡng kháng cự: 0.8830 (R1), 0.8920 (R2), 0.9000 (R3).
 
IronFX: Bản tin thị trường ngày 07/10/2014
Bức tranh Toàn cảnh


07.10.2014, 11am
  • Thị trường diễn biến theo cách bí ẩn. Theo sau số liệu bảng lương phi nông nghiệp tốt hơn mong đợi được công bố hôm thứ Sáu tuần trước, bạn có thể đã kỳ vọng đồng đô la tăng điểm. Có thể bạn đã mong đợi các nhà đầu tư mua vào đồng đô la so với mọi thứ. Có thể bạn cũng đã mong đợi sự sụt giảm lớn nhất trong số đơn đặt hàng nhà máy của Đức kể từ năm 2008 sẽ khiến đồng euro giảm điểm. Nếu vậy, bạn đã đúng về mặt lý thuyết nhưng kém hơn đôi chút. Trên thực tế, USD đã giảm điểm so với mọi đồng tiền đối ứng của nó trong nhóm G10 và gần như mọi đồng tiền của thị trường mới nổi mà chúng tôi theo dõi với việc tôi không thể tìm thấy một lý do rõ ràng nào. Có vẻ như việc này khớp với hình mẫu biến động của những ngày có công bố số liệu NFP, đảo chiều vào thứ Hai tuần sau đó. Có thể đó là bởi vì phản ứng tốt tại Braxin đối với cuộc bầu cử, hay đối với việc các căng thẳng tại Hồng Kông được nới lỏng, mà việc này giúp các đồng tiền của thị trường mới nổi được mua vào trở lại (và do đó là việc bán ra USD nhất định). Hoặc có thể đó là sự đảo chiều của gia tăng trong thị trường thu nhập cố định của Mỹ vào thứ Sáu tuần trước; lãi suất ngụ ý đối với hợp đồng kỳ hạn quỹ của Fed đã tăng 3,5 điểm cơ bản trong dài hạn vào thứ Sáu tuần trước và giảm 4 điểm cơ bản vào thứ Hai, hoàn toàn đảo ngược tác động của NFP. Điều tương tự cũng diễn ra ở phía dài hạn của thị trường trái phiếu (mặc dù thị trường đó cũng gần như không chịu tác động bởi số liệu NFP). Tôi chỉ có thể cho rằng sau 13 tuần mua vào đồng đô la, mọi người coi số liệu NFP khả quan là tín hiệu cho việc chốt lãi. Đồng tiền của nước Mỹ có thể nghỉ xả hơi tạm thời từ đây, nhưng tôi không cho rằng xu hướng sẽ thay đổi.

  • Ngân hàng Dự trữ Australia (RBA) đã giữ nguyên lãi suất, như được kỳ vọng rộng rãi, và xuống giọng về AUD sau cuộc họp của mình trong ngày hôm nay. Tháng trước, ngân hàng này nói rằng tỷ giá hối đoái “tiếp tục ở trên mức ước tính cao nhất về giá trị cơ bản của nó”. Tháng này, nó đã cắt bỏ dòng chữ đó và quay lại với việc nói rằng tỷ giá “tiếp tục ở mức cao theo tiêu chuẩn lịch sử”, như nó đã nói một vài lần trước đây. Trên thực tế, OECD ước tính rằng AUD là đồng tiền được định giá quá cao xếp thứ 3 trong nhóm G10 (sau CHF và NOK), chỉ ra rằng nó được định giá cao hơn 24%, giảm từ mức 29% vào thời điểm diễn ra cuộc họp tháng 9. Các biện pháp khác dựa trên CPI và PPI hiện đang ước tính nó được định giá cao hơn khoảng 20% (mặc dù chỉ số Big Mac đánh giá nó được định giá thấp hơn 15%, mà việc này có nghĩa là ngành kinh doanh bánh hamburger là món hời tại đó). Sau cùng, RBA có vẻ ít quan tâm hơn về mức giá trị của đồng tiền này so với trước kia. Trước đó, các thành viên của RBA đã xác định vùng 0.86 như là vùng thể hiện điều mà họ có thể sống cùng. Do đó, tôi mong đợi ít áp lực hơn từ họ đối với tỷ giá hối đoái vào lúc này. Điều này trái ngược với Ngân hàng Dự trữ New Zealand, vẫn đang than vãn chua chát về tỷ giá hối đoái của mình. Do đó, tôi cho rằng tỷ giá AUD/NZD sẽ tăng điểm từ đây.

  • Ngân hàng Trung ương Nhật Bản cũng đã giữ nguyên chính sách, như được kỳ vọng rộng rãi. Được triệu tập để trình bày tại Nghị viện vào giữa cuộc họp, Thống đốc BoJ, Kuroda đã nói rằng BoJ sẽ bổ sung kích thích nếu rủi ro giảm giá trở thành hiện thực. Chúng ta hẳn biết điều đó vì ông đã thường nói vậy. Theo Bloomberg, một lượng lớn các thành viên thuộc Ủy ban Chính sách của BoJ ủng hộ việc cắt giảm thời hạn 2 năm cho việc đáp ứng mục tiêu lạm phát 2%. Khó có thể nói tác động của việc này đối với đồng Yên là thế nào. Một mặt, nó có nghĩa là họ sẽ duy trì chính sách nới lỏng vô thời hạn cho đến khi họ đáp ứng được mục tiêu. Việc đó sẽ gây bất lợi cho JPY vì nó sẽ xác nhận JPY như là đồng tiền tài trợ được lựa chọn. Mặt khác, nó sẽ loại bỏ nhu cầu đối với BoJ trong việc tăng kích thích khi thời hạn đến gần, mà việc này sẽ có lợi cho JPY. Hiện tại, thị trường đang cho rằng họ sẽ tăng cường kích thích vào tháng 1 năm tới để đáp ứng thời hạn cho việc đạt mục tiêu lạm phát 2% vào tháng 4. Về phần mình, tôi cho rằng thị trường đã cân nhắc đến việc bán ra đồng Yên và mọi việc diễn ra sẽ được diễn giải là bất lợi cho đồng tiền này.
  • Các chỉ báo của ngày hôm nay: Trong ngày giao dịch tại Châu Âu, chúng ta sẽ nhận được số liệu sản lượng công nghiệp cho tháng 8 từ Đức, Na Uy và Anh. Số liệu của Đức đã sụt giảm thêm một lượng nhiều hơn mong đợi, thấp hơn mức kỳ vọng, làm gia tăng thêm bằng chứng về việc giảm tốc của quốc gia được cho là đầu máy tăng trưởng của Châu Âu. Không có dự báo nào sẵn có từ Na Uy. Tại Anh, số liệu này được dự kiến tiếp tục không đổi so với tháng 7.
  • Từ Canađa, số giấy phép xây dựng cho tháng 8 dự kiến giảm, đảo chiều hoàn toàn so với tháng 7.
  • Tại Mỹ, chỉ báo duy nhất mà chúng ta nhận được là báo cáo Khảo sát về Số việc làm Còn trống và Mức luân chuyển Lao động (JOLTS) cho tháng 8 và theo dự báo, số việc làm còn trống sẽ tăng nhẹ. Mặc dù chỉ báo này không có tác động đặc biệt tới thị trường, nhưng nó giúp gia tăng mặt tích cực của báo cáo việc làm được công bố hôm thứ Sáu tuần trước.
  • Theo lịch, chúng ta sẽ có 2 diễn giả của Fed phát biểu trong ngày hôm nay, Chủ tịch Fed tại Minneapolis, Narayana Kocherlakota, một người mang nặng quan điểm ôn hòa, và Chủ tịch Fed tại New York, William Dudley, một người mang nhẹ quan điểm ôn hòa.
Thị trường
Tiêu Điểm

Tỷ giá EUR/USD bật lại từ ngưỡng 1.2500


Tỷ giá EUR/USD đã tăng điểm trong phiên thứ Hai sau khi tìm thấy ngưỡng hỗ trợ mạnh tại ngưỡng tâm lý 1.2500 (S1) khi đồng bạc xanh tạm dừng sau đà phục hồi mạnh của phiên thứ Sáu tuần trước. Cặp tỷ giá đã tìm thấy một số lệnh mua gần vùng tâm lý, đồng thời tôi đã nhận thấy tín hiệu phân kỳ dương giữa biến động tỷ giá và cả 2 chỉ báo động lượng ngắn hạn. Do đó, tôi chuyển quan điểm ngắn hạn của mình sang trung lập vào lúc này. Hơn nữa, chỉ báo RSI đã bứt lên trên ngưỡng 50 của nó trong khi chỉ báo MACD, mặc dù mang dấu âm, nhưng đã bứt lên trên đường khởi phát của nó, cho tôi thêm lý do để đứng bên lề và chờ đợi. Tuy nhiên, trên biểu đồ hàng ngày, cấu trúc tỷ giá tiếp tục là mức cao nhất thấp hơn và mức thấp nhất thấp hơn bên dưới cả đường trung bình động 50 ngày và 200 ngày, do đó, tôi sẽ giữ quan điểm rằng xu hướng chung của tỷ giá tiếp tục là giảm điểm và tôi sẽ coi đà tăng gần đây hoặc bất kỳ sự mở rộng nào của nó như là pha điều chỉnh trước khi những người đầu cơ giá xuống thắng thế một lần nữa.
• Ngưỡng hỗ trợ: 1.2500 (S1), 1.2465(S2), 1.2385 (S3).
• Ngưỡng kháng cự: 1.2693 (R1), 1.2760 (R2), 1.2820 (R3).

Tỷ giá GBP/JPY tiếp tục được hỗ trợ bởi vùng 174.50

Tỷ giá GBP/JPY đã đi ngang trong phiên thứ Hai, tiếp tục được hỗ trợ bởi vùng 174.50 (S1). Cân nhắc đến việc đó và xét đến việc các chỉ báo động lượng hỗ trợ sự bật lại có thể, tôi sẽ đứng bên lề vào lúc này. Chỉ báo RSI đã bật lại từ gần ngưỡng 30 và đang hướng lên đôi chút, trong khi chỉ báo MACD, mặc dù mang dấu âm, nhưng đã bứt lên trên đường khởi phát của nó. Tôi cũng nhận thấy tín hiệu phân kỳ dương giữa chỉ báo RSI và biến động tỷ giá. Trong bức tranh lớn hơn, tỷ giá tiếp tục giao dịch bên trên đường biên trên của mô hình mở rộng, được hoàn tất vào ngày 11/9, và bên trên cả đường trung bình động 50 ngày và 200 ngày. Do đó, tôi sẽ coi triển vọng chung của tỷ giá là tăng điểm và tôi sẽ coi sóng giảm trong khoảng thời gian từ ngày 19/9 tới ngày mùng 6/10 là biến động điều chỉnh.
• Ngưỡng hỗ trợ: 174.50 (S1), 173.00(S2), 171.55(S3).
• Ngưỡng kháng cự: 176.00 (R1), 177.00 (R2), 178.50 (R3).

Tỷ giá AUD/USD

Tỷ giá AUD/USD đã lách lên trong phiên thứ Hai sau khi tìm thấy ngưỡng hỗ trợ tại vùng 0.8640/60. Cuộc họp chính sách của RBA trong ngày hôm nay không phải là yếu tố thay đổi cuộc chơi và cặp tỷ giá đã tiếp tục giao dịch giữa vùng hỗ trợ đó và ngưỡng kháng cự 0.8830 (R1). Xét đến việc cặp tỷ giá đã bật lại mạnh mẽ khi chạm vùng 0.8640/60 vào tháng 1 và đảo ngược xu hướng, đồng thời xét đến thực tế rằng tôi nhận thấy tín hiệu phân kỳ dương giữa cặp tỷ giá và các chỉ báo dao động, tôi cảm thấy rằng có đủ lý do để giữ quan điểm trung lập về xu hướng ngắn hạn của tỷ giá. Trong bức tranh lớn hơn, xu hướng chung tiếp tục là giảm điểm, theo quan điểm của tôi, nhưng tôi thích đợi tỷ giá bứt xuống dưới ngưỡng 0.8640 (S2) hơn trước khi tin tưởng vào xu hướng giảm một lần nữa. Nếu và khi cặp tỷ giá thực sự giảm điểm, tôi cho rằng những người bán trước tiên sẽ nhắm tới ngưỡng hỗ trợ tiếp theo tại ngưỡng 0.8565 (S3).
• Ngưỡng hỗ trợ: 0.8660 (S1), 0.8640 (S2), 0.8565 (S3) .
• Ngưỡng kháng cự: 0.8830 (R1), 0.8920 (R2), 0.9000 (R3).

Vàng tìm thấy các lệnh mua tại ngưỡng 1183

Vàng đã làm khởi phát một số lệnh mua tại ngưỡng hỗ trợ 1183 (S1) và bật lại để tìm thấy ngưỡng kháng cự ngay bên dưới ngưỡng 1210 (R1). Trên biểu đồ hàng ngày, cấu trúc giá vẫn gợi ý xu hướng giảm. Lần cuối cùng chúng ta chứng kiến Vàng giao dịch bên dưới ngưỡng 1180 (S2), mức thấp nhất của ngày 28/6/2013, là tháng 8/2010. Vào tháng 6 và tháng 12 năm 2013, khi mà những người đầu cơ giá xuống chạm vùng 1180/83, giá Vàng đã bật lại mạnh mẽ và đảo ngược xu hướng. Cân nhắc đến việc đó, tôi sẽ giữ quan điểm “chờ đợi và chứng kiến” của mình. Tôi cho rằng việc giá Vàng bứt xuống dưới ngưỡng 1180 (S2) một cách dứt khoát sẽ báo hiệu sự tiếp diễn của xu hướng giảm. Trong trường hợp đó, tôi mong đợi các mức mở rộng về phía ngưỡng 1156 (S3), mức thấp nhất của ngày 27/7/2010. Ở phía tăng điểm, việc thiếu vắng các tín hiệu đảo chiều tăng điểm khiến cho việc hình dung ra bất kỳ viễn cảnh nào về xu hướng của vàng vẫn còn quá sớm, theo quan điểm của tôi.
• Ngưỡng hỗ trợ: 1183 (S1), 1180 (S2), 1156 (S3).
• Ngưỡng kháng cự: 1210 (R1), 1223(R2), 1235 (R3).

Dầu WTI giao dịch ngay trên ngưỡng 90.00

Dầu WTI đã tăng điểm nhẹ trong phiên thứ Hai, vượt lên trên ngưỡng 90.00 một lần nữa nhưng tìm thấy ngưỡng kháng cự tại mức 90.75 (R1). Khả năng đối với mức cao nhất thấp hơn gần vùng đó vẫn tồn tại, do đó, tôi cho rằng triển vọng chung của giá Dầu là bất lợi, và tôi vẫn nhận thấy khả năng đối với việc giá Dầu chạm một ngưỡng khác gần mức thấp nhất 88.15 (S1) của phiên thứ Năm tuần trước. Tuy nhiên, việc giá Dầu bứt xuống dưới ngưỡng đó có thể xác nhận mức thấp nhất thấp hơn sắp tới trên biểu đồ hàng ngày và báo hiệu sự tiếp diễn của xu hướng giảm dài hạn hơn. Việc bứt xuống dưới đó có thể tạo cơ hội cho các đà giảm tiếp theo, có lẽ là về phía ngưỡng hỗ trợ tiếp theo tại mức 86.00 (S2). Cả 2 chỉ báo động lượng hàng ngày đều chỉ ra động lượng giảm. Chỉ báo RSI tiếp tục ở bên dưới ngưỡng 50, trong khi chỉ báo MACD, đã mang dấu âm, nhưng đã bứt xuống dưới đường báo hiệu của nó.
• Ngưỡng hỗ trợ: 88.15 (S1), 86.00 (S2), 84.15 (S3).
• Ngưỡng kháng cự: 90.75 (R1), 91.80 (R2), 93.00 (R3) .

BENCHMARK CURRENCY RATES - DAILY GAINERS AND LOSERS


MARKETS SUMMARY
 
Đồng USD sắp làm hỗn loạn toàn cầu
Khi tôi quan sát thấy đồng euro mất thêm 1,3% so với đồng USD vào ngày hôm nay (hiện euro ở tại mức $ 1,25, giảm từ mức 1,40 $ gần đây), tất cả đã trở nên thật rõ ràng: đôla Mỹ đang nuốt chửng các đồng tiền và các nền kinh tế khác.

Thực tế là chính sách Abenomics của Nhật đang có nguy cơ thất bại hoàn toàn. Mario Draghi bị giằng xé giữa một bên là Đức / Áo – và Pháp đột nhiên đứng vào phe này – những người không muốn ECB mua lại một mớ giấy lộn, và bên kia là những thành viên khác chỉ có thể tồn tại trong EU bằng con đường duy nhất là để cho Draghi mua bất cứ thứ gì kể cả giấy lộn.

Nền kinh tế Nhật Bản và châu Âu đã biến thành khu ổ chuột trong một thời gian dài. Và phải mãi cho đến khi Fed bóp cò thì những quốc gia này mới bắt đầu trả giá.

Nhật Bản vẫn đang bám víu vào chính sách Abenomics, tức là tung ra một lượng tiền lớn và mở rộng tín dụng. Nhưng vấn đề ở đây không phải là cung tiền mà là việc người dân từ chối chi tiêu. Và nếu người dân không chi tiêu, chính phủ hoặc các ngân hàng trung ương sẽ không thể nào tăng lạm phát được.

Ở châu Âu đang tồn tại những bất đồng về việc làm thế nào để thoát khỏi tình trạng hiện tại. Bạn có thể tưởng tượng ra cảnh những dân tộc khác nhau, các nền văn hóa khác nhau, ngôn ngữ khác nhau, và những nền kinh tế khác nhau buộc phải tồn tại trong cùng một không gian kinh tế đang co cụm lại.

Tăng trưởng ở Châu Âu đang là một điều xa vời và nền kinh tế của càng lúc càng bị thu hẹp lại. Draghi rồi người kế nhiệm ông có thể làm gì hơn? Khu vực châu Âu, và bản thân EU , đã trở thành một cái áo bó gắn với dây thòng lọng, và thòng lọng sẽ bắt đầu thắt chặt hơn khi khu vực này bước về phía trước. Brussels và Frankfurt có thể làm tất cả những gì họ muốn nhưng sự thật là họ sẽ không bao giờ có thể “vắt sữa một con dê đã chết” được.

Cổ phiếu mới nổi trượt giá thảm hại do đồng yên suy yếu.

Theo Morgan Stanley, đồng yên rớt giá xuống mức thấp trong 6 năm là nguyên nhân gây ra sự thất bại thảm hại của cổ phiếu thị trường mới nổi do các nhà đầu tư chuyển hướng tập trung vào các công ty Nhật Bản có thu nhập bằng đô la. Chỉ số MSCI Emerging Market Index giảm 7,6% trong tháng 9, mức giảm nhiều nhất kể từ tháng 5 năm 2012, dẫn đầu là hai thị trường Trung Quốc và Hồng Kông. Cũng trong giai đoạn này, chỉ số Topix Index giảm 3,8%. Đồng yên mất giá 5,1% so với USD, chạm mức thấp nhất kể từ tháng 8 năm 2008 vào tháng trước, chỉ số theo dõi tiền tệ các quốc gia phát triển giảm 3,8%. “Một phần tài sản đang trôi khỏi thị trường mới nổi vì Nhật Bản đã trở lại và sự sụt giảm của đồng yên là một chất xúc tác tích cực,” Jonathan Garner, người đứng đầu nhóm chiến lược về thị trường mới nổi Morgan Stanley, cho biết qua điện thoại vào ngày 25 tháng 9 .

Những nhà xuất khẩu của Nhật Bản đang được hưởng lợi từ sự yếu đi của đồng yên, thu nhập ở nước ngoài tăng lên khi được chuyển về nước, trong khi tài sản của quốc gia đang phải chịu nhiều áp lực do cục Dự trữ Liên bang dự định sẽ tăng lãi suất. Doanh thu của Toyota, nhà sản xuất ôtô lớn nhất thế giới tính theo giá trị thị trường phần lớn đến từ Mỹ. Doanh thu của hãng này đã tăng 9% trong tháng trước. Theo số liệu của Bloomberg, dòng vốn chảy trong quỹ giao dịch đầu tư vào thị trường mới nổi đã giảm 82% xuống còn 977,9 triệu đôla trong tháng 9, dẫn đầu là dòng vốn chảy sang Trung Quốc và Hồng Kông đã giảm 90%.

Chứng khoán Nhật Bản đã mất hơn 1000 điểm kể từ thứ sáu

Sau khi đạt mức trên 110,00, cặp USD/JPY đã có bắt đầu rơi vào xu hướng giảm một chiều, điều này có nghĩa là chứng khoán Nhật Bản đang trên bờ vực thẳm. Từ mức cao hôm thứ sáu, chỉ số Nikkei 225 đã mất trên 1000 điểm (mặc dù ông Abe hứa sẽ một lần nữa tiến hành mua cổ phiếu). Đáng chú ý nhất có lẽ là các nhà đầu tư Nhật Bản đã mua ròng 3,6 tỉ đôla cổ phiếu nước ngoài tuần trước – mức cao nhất kể từ tháng 1 năm.

Các tập đoàn ở Nhật Bản suy nghĩ lại về sự rớt giá của đồng yên

Khi đồng yên Nhật Bản bắt đầu rớt giá vào cuối năm 2012 – khoảng thời gian khả năng ông Shinzo Abe sẽ được bầu làm thủ tướng trở nên rõ ràng hơn bao giờ hết- các giám đốc điều hành các tập đoàn hàng đầu của Nhật Bản tin rằng dù có thế nào đi nữa thì giá đồng yên thấp hơn vẫn là một tín hiệu tốt. Nhưng kể từ đó, đồng yên đã bắt đầu giảm giá đều đặn, giá đôla Mỹ đã tăng từ khoảng 78 yên hai năm trước lên mức 110 yên vào đầu tuần này. Theo một cuộc khảo sát tin tức Nikkei vào thứ sáu, một số lãnh đạo cao cấp của các công ty đã suy nghĩ lại về cuộc đua xuống đáy của tỉ giá ngoại hối.

Yên giảm mạnh nhất trong 20 tháng khiến Nhật Bản khó chịu

Đồng yên giảm mạnh nhất trong 20 tháng dấy lên lo ngại việc các ngân hàng trung ương hỗ trợ một đồng tiền yếu có thể làm tổn thương người tiêu dùng và các công ty. Sự can thiệp để ngăn chặn sự sụt giảm là “hoàn toàn có thể”, theo Hirohisa Fujii, cựu bộ trưởng tài chính và thành viên của các **** đối lập, sau khi đồng tiền giảm mạnh nhất vào tháng trước kể từ tháng 1 năm 2013 Một số công ty đang gánh chịu nhiều thiệt hại do đồng yên suy yếu, Nobuhide Minorikawa , Thứ trưởng tài chính Nhật Bản cho biết trong tuần này [..] điệp khúc bất đồng chính kiến chống lại chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhật Bản [..] đang vang cao hơn bao giờ hết, trong bối cảnh giá tiêu dùng vẫn còn đình trệ và tăng trưởng tụt dốc. Đồng yên suy yếu khiến Nhật Bản dễ rơi vào suy thoái kinh tế, Kazumasa Iwata, Phó thống đốc ngân hàng trung ương cho đến năm 2008, cảnh báo vào tháng trước.

“Phá giá tiền tệ là một chính sách xấu”, ông Robert Sinche, chiến lược toàn cầu của Pierpont Securities, cho biết. [..]Thống đốc BOJ Haruhiko Kuroda phát biểu vào tháng trước (sau khi đồng đô la tăng trên ngưỡng 109 yên) rằng ông không thấy bất kỳ vấn đề lớn nào nảy sinh trong bối cảnh tỉ giá hối đoán biến động như hiện nay.

“Đồng yên yếu khiến Nhật Bản có nguy cơ rơi vào suy thoái kinh tế”. Tokyo có thể chọn bất cứ số liệu thống kê nào mà họ thích, nhưng rõ ràng rằng suy thoái ở Nhật Bản, cũng như EU đang thực sự diễn ra chứ không còn là một nguy cơ nữa.

Tỉ giá 110 JPY/USD đang ảnh hưởng đến người dân Nhật Bản

Sự suy yếu đồng yên đang khiến người tiêu dùng Nhật Bản e dè chi tiêu do giá cả tất cả mọi thứ hầu như đều tăng lên từ rượu vang Burgundy cho tới mì ăn liền, đe dọa kế hoạch hồi sinh nền kinh tế đất nước của Thủ tướng Shinzo Abe. Đồng tiền này suy yếu đến mức 110 JPY/USD vào ngày hôm qua, mức thấp nhất trong 6 năm, khiến hàng hóa và nguyên liệu nhập khẩu đều tăng giá. Mặc dù lạm phát là một trong những mục tiêu trong chính sách tiền tệ của Abe, đồng yên trượt giá mạnh đã phá hoại hoàn toàn quá trình thúc đẩy chi tiêu tiêu dùng và khiến công chúng quay lưng với chương trình kinh tế của ông.

[..] Sự thành công của kế hoạch Abe tạo sự phục hồi kinh tế bền vững sau hai thập kỷ trì trệ phụ thuộc vào người tiêu dùng do tiêu dùng chiếm khoảng 60% GDP. Người tiêu dùng đã trở nên dè chừng hơn do thuế đánh vào doanh thu tăng và các công ty, trong đó có nhiều công ty hưởng lợi từ sự suy yếu của đồng yên, đã thất bại trong việc tăng lương đủ để theo kịp với lạm phát.

Trong tháng 8, doanh số bán hàng của các siêu thị đã giảm trong tháng thứ 5 liên tiếp, sau khi thuế tiêu thụ nhảy vọt từ 5% lên 8% trong tháng 4. Tiền lương được điều chỉnh theo lạm phát đã giảm 2,6% trong tháng 8 so với một năm trước đó. Nissin Food Products, nhà phát minh ra mì ăn liền, đang định tăng giá trong tháng 1 và công ty cà phê Ueshima, nhà cung cấp lớn nhất hạt cà phê cho các nhà bán lẻ của Nhật Bản sẽ tăng giá 25% kể từ tháng 11.

[..] Abe là người phải quyết định có tăng thuế tiêu thụ của Nhật Bản lên 10% trong năm tới hay không.

Những nhà sử dụng lao động lớn nhất của Nhật Bản, bao gồm Toyota, Hitachi và Panasonic, đã được hưởng lợi từ sự trượt giá của đồng yên. Một đồng tiền yếu khiến khả năng xuất khẩu cạnh tranh hơn và làm tăng giá trị thu nhập ở nước ngoài khi được chuyển đổi thành yên. Theo số liệu từ Bộ Tài Chính, lợi nhuận trước thuế của các công ty Nhật Bản đã tăng lên mức kỷ lục 17,5 nghìn tỉ yên (tương đương 161 tỉ đôla Mỹ) trong quý kết thúc vào ngày 31 tháng 3.

Trong 5 năm trước khi Abe tung ra chính sách nới lỏng tiền tệ chưa từng có, đồng tiền Nhật Bản luôn ở mức trung bình 85,69 JPY/USD và không bao giờ vượt ngưỡng 93,03 JPY/USD, làm các nhà sản xuất luôn có ý muốn di chuyển việc sản xuất ra khỏi đất nước và thúc đẩy sự sụt giảm trong giá tiêu dùng.

Đồng yên suy giảm kể từ khi ông Abe bắt đầu ngồi vào chiếc ghế thủ tướng đã khiến nhiên liệu tăng 23% trong chỉ số Nikkei 225 Stock Average vào năm 2012, tiếp theo là tăng 57% trong năm ngoái, mức tăng hàng năm lớn nhất kể từ năm 1972.

Sự thất bại của ông Abe khiến chỉ số Nikkei tính đến ngày hôm qua đã giảm 1,3% trong năm nay. Fast Retailing, nhà bán lẻ quần áo lớn nhất châu Á và chiếm 8,9% chỉ số Nikkei, đã giảm 15% trong năm nay. Công ty Aeo, nhà bán lẻ lớn nhất của quốc gia này giảm 22%. GDP của Nhật Bản giảm 7,1% trong giai đoạn từ tháng 4 đến tháng 6, mức giảm cao nhất kể từ quý đầu tiên của năm 2009.

“Ảnh hưởng đến các nền kinh tế không nhất thiết phải là tất cả tích cực; đúng hơn, cũng sẽ có những tác động tiêu cực. “Kazumasa Iwata, Phó thống đốc BoJ nhiệm kì 2003-2008, cho biết.

Người tiêu dùng Nhật Bản đã bắt đầu có suy nghĩ rằng thực phẩm nhập khẩu đang dần trở nên quá đắt đỏ. “Tôi không đi đến cửa hàng thực phẩm nhập khẩu nhiều trong thời gian gần đây,” Kazuha Hemmi, người làm việc ở chi nhánh của một công ty nước ngoài tại Tokyo nói. “Một số của hàng đã ngừng mặc cả sản phẩm.”

Chứng khoán Châu Âu giảm điểm mạnh nhất trong 16 tháng

Chỉ số BE500 Bloomberg đã có đợt giảm mạnh nhất kể từ tháng 6 năm 2013 xuống mức thấp 2 tháng do sự yếu kém của các ngân hàng Ý. Chứng khoán Anh giảm điểm (-3,6%), thị trường cổ phiếu Tây Ban Nha, Ý, Bồ Đào Nha giảm 2-3%. Áp lực bán ra chỉ nằm ở cổ phiếu do trái phiếu có sự gia tăng khiêm tốn.

Pháp là nước thứ ba chống lại kế hoạch mua ABS của ECB

Christian Noyer , đại diện của Pháp tham gia hoạch định chính sách tại Ngân hàng Trung ương châu Âu đã về một phe với Đức và Áo để tiến hành phản đối chương trình mua chứng khoán bằng tài sản. Bất đồng chính kiến đã khiến chủ tịch Mario Draghi phải đối mặt với một cuộc đụng độ với các nhà hoạch định chính sách từ hai nền kinh tế lớn nhất khu vực, mặc dù vì những lý do khác nhau. Trong khi Noyer không chấp thuận cách thức thu mua chứng khoán thì Thống đốc ngân hàng trung ương Áo Ewald Nowotny chia sẻ quan điểm với Chủ tịch Bundesbank Jens Weidmann rằng chương trình này sẽ khiến bảng cân đối gặp nhiều rủi ro.

Draghi đã công bố chi tiết chương trình vào ngày hôm qua với cam kết mua cả trái phiếu được bảo hiểm và ABS trước khi kết thúc năm. Ông né tránh mục tiêu cuối cùng của kế hoạch này. Noyer phản đối việc thiết kế các chương trình vì nó đẩy các ngân hàng trung ương quốc gia ra rìa.

Gói nới lỏng tiền tệ của Mario Draghi: Quá ít đối với thị trường, quá nhiều đối với Đức

Chứng khoán châu Âu đã phải trải qua một trong những ngày giảm điểm mạnh nhất trong 15 tháng sau khi Ngân hàng Trung ương châu Âu rút lui khỏi cam kết thực hiện gói kích thích kinh tế trị giá 1 nghìn tỉ euro và thất bại trong việc làm rõ quy mô của gói nới lỏng định lượng. Thị trường chứng kiến các đợt bán tháo ra trong bối cảnh các nhà kinh tế hàng đầu của Đức và các luật gia đã phản ứng giận dữ về chương trình mua tài sản đầu tiên của ECB, lên án động thái này làm bại hoại tiền tệ, và đe dọa một cơn bão các vụ kiện dồn dập sẽ đổ bộ vào tòa án Đức. “Nỗi sợ hãi tồi tệ nhất của chúng tôi từng biết đến”, ông Hans Werner Sinn, người đứng đầu Viện IFO của Đức cho biết. Thị trường chứng khoán Milan đã giảm gần 4pc.

Mario Draghi, chủ tịch của ECB, dường như không thể tìm kiếm được sự ủng hộ từ Đức hay Bộ Tài chính Đức, buộc ông phải hạ thấp gợi ý trước đó bơm 1 ngìn tỉ euro vào bảng cân đối của ECB. Khi ông phát biểu bên trong một cung điện thời kỳ phục hưng ở Naples, cảnh sát chống bạo động phải ra sức dập tắt đám đông người biểu tình trên đường phố bên ngoài với vòi rồng. Thành phố này đã trở thành một cái vạc chính trị. Tỉ lệ thanh niên thất nghiệp ở Mezzogiorno, Ý vẫn đang tăng, lên mức 56pc trong quý II. Ông Draghi cho biết ECB sẽ bắt đầu mua trái phiếu được bảo hiểm và chứng khoán có tài sản đảm (ABS) ngay trong tháng này, nhưng không đưa ra con số cụ thể và lảng tránh tất cả các câu hỏi về phạm vi của gói kích thích.

“Tôi không muốn nhấn mạnh kích thước của bảng cân đối,” ông nói. Chiến lược gia về trái phiếu chính phủ Nicholas Spiro cho biết ECB đã “thụt lùi” trong cam kết trước đó và dường như đã mất đi sự tự tin trong khả năng ngăn chặn tình trạng giảm phát. “Ông Draghi đang đối mặt với một vấn đề nghiêm trọng về uy tín”, ông nói. Không chỉ Draghi mà toàn bộ lãnh đạo EU đều có vấn đề nghiêm trọng về uy tín.

Albert Edwards tỏ ra sợ hãi trước diễn biến của đồng yên

Đồng yên Nhật rơi tự do. Trung Quốc trên bờ vực khủng hoảng. Một làn sóng giảm phát lan khắp nước Mỹ và châu Âu. Các nhà đầu tư hoảng sợ. Đó là những gì Albert Edwards nhìn thấy. Các nhà phân tích tại London và nhóm của ông tại ngân hàng đầu tư Societe Generale SA đã được xếp hạng số 1 cho việc điều tra các chiến lược toàn cầu bởi Thomson Reuters Extel hàng năm kể từ năm 2007, ngay cả khi đã nhiều lần họ công bố những sự thật khó chịu mà ít ai muốn nghe. “Vai trò của tôi là đi ngược lại sự nhiệt tình quá mức trên thị trường, và chỉ nói,” Điều này là sai. Điều này sẽ là một sai lầm khủng khiếp “, ông cho biết qua điện thoại tuần trước. Mỹ hắt hơi, Nhật Bản sẽ bị cảm lạnh. Edwards cho rằng Nhật Bản luôn dẫn đầu xu hướng này.

Nhật Bản là nước đi tiên phong trong phong trào giảm phát mà bây giờ đang đe dọa phương Tây. Năm 1997, đồng yên giảm mạnh đã khơi nguồn cuộc khủng hoảng tiền tệ châu Á. Với việc đồng Yên giảm xuống mức thấp sáu năm 110 JPY/USD trong tuần này, tiền tệ của Nhật Bản có khả năng một lần nữa là domino đầu tiên rơi vào một chuỗi các sự kiện xấu, theo Edwards. Các thị trường chứng khoán Mỹ tăng điểm đã 66 tháng kể từ khi cuộc khủng hoảng tài chính vào tháng 3 năm 2009..

“Đó quả là một quá trình hồi phục dài.”Trong một cuộc phỏng vấn kéo dài một giờ, Edwards giải thích lý do tại sao các nhà đầu tư nên xem Nhật Bản như là đầu mối về những gì có thể xảy ra tiếp theo: Trung Quốc, nền kinh tế hiện có tốc độ tăng trưởng chậm nhất qua các thời kì kể từ năm 1990. Nếu đồng yên giảm, nó sẽ kéo các đồng tiền châu Á khác đi xuống cùng với nó. Cuối cùng, Trung Quốc sẽ bị buộc phải làm suy yếu đồng nhân dân tệ, bằng cách điều chỉnh phạm vi kinh doanh của mình và mở rộng cung tiền để giữ cho xuất khẩu cạnh tranh. Điều đó sẽ là một đòn giáng vào các nền kinh tế phát triển vẫn chưa phục hồi hoàn toàn từ cuộc khủng hoảng tài chính.

[..] Vào năm 2006, khi chỉ số S & P 500 đã tăng ngày càng cao và Chủ tịch FED Alan Greenspan đã được tiếp đón như là “Maestro”, Edwards đã gọi ông là “một tội phạm chiến tranh kinh tế.” Hai năm sau, thị trường tài chính lâm vào khủng hoảng. Ác cảm của Edwards với thị trường chứng khoán xuất phát từ việc quan sát Nhật Bản, nơi mà thị trường phải mất tới hơn hai thập kỷ để có thể đứng vững được sau khi phá sản vào năm 1989.

Kỳ vọng lạm phát ở Mỹ đã tiếp bước khu vực châu Âu và hiện đang giảm xuống thấp hơn. Cho đến gần đây, FED và ECB đã khá thành công trong việc giữ kỳ vọng lạm phát ở mức bình thường –nhưng thực ra họ không hề thành công. Các nhà đầu tư bắt đầu nhận ra rằng trái ngược với hành động và sự tự tin của mình, FED và ECB đã thất bại trong việc ngăn chặn nỗi sợ hãi giảm phát của Nhật Bản một thập kỷ trước đó ở phương Tây.

Kỉ băng hà (Ice Age) có thể sẽ lại xảy ra. Đầu tiên, phương Tây sẽ trôi gần hơn đến mức giảm phát hoàn toàn như Nhật Bản một thập kỷ trước đó. Và thứ hai, thị trường tài chính sẽ điều chỉnh trong cùng một cách như ở Nhật Bản.

Nợ công đang ảnh hưởng tới hầu hết tất cả các nước. Xếp theo thứ tự bị ảnh hưởng nặng nề nhất, Nhật Bản, Châu Âu, Trung Quốc và Hoa Kỳ. Trật tự này vẫn có thể thay đổi bởi các tình trạng bất ổn và các biến cố “thiên nga đen” khác. Cuộc biểu tình ở Hong Kong, Catalunya muốn rời khỏi EU, quá nhiều vấn đề nảy sinh hiện nay.

Khả năng Nhật Bản sẽ đối mặt với kỉ băng hà đầu tiên trong bối cảnh nợ công của nước này đã tăng 400%. Châu Âu có nguy cơ thứ 2 vì mức nợ cao và sự chênh lệch sự giàu giàu nghèo giữa các quốc gia. Trung Quốc vẫn còn đường để thoái lui nhưng trong vài năm, quốc gia này cũng đã mắc nợ đến 25 nghìn tỷ đôla chỉ để xây dựng chung cư (khả năng giá sẽ đi xuống) và xây cầu ở những nơi mà không một ai muốn đi. Và, hàng chục quốc gia mới nổi khác đang trên bờ vực suy thoái.

Đối với Hoa Kỳ, mọi việc bây giờ có vẻ dễ dàng nhưng tương lai vẫn chưa thể nói chắc được. Kế hoạch ba mũi nhọn của Fed :

1) Dừng nới lỏng tiền tệ. Điều này sẽ ảnh hưởng tới các bên vay nợ bằng Đô la Mỹ.

2) Nâng cao giá trị của đồng bạc xanh. Điều này khiến các bên vay nợ gặp nhiều khó khăn hơn trong việc trả nợ. Họ phải trả nhiều hơn, và khi họ không thể, tài sản sẽ bị tịch thu.

3) Tăng lãi suất. Cú đánh cuối cùng, điều này khiến chính phủ Mỹ khó sống hơn, nhưng cũng sẽ có hàng nghìn tỷ USD chảy vào giúp họ đối phó được với mọi thứ. Tăng lãi suất chẳng khác gì tra tấn hàng triệu người dân Mỹ, lấy đi nhà, xe hơi và công việc của họ, nhưng điều này sẽ được thực hiện một cách mềm mỏng.

Nguồn: https://bpmj.wordpress.com/2014/10/0...loan-toan-cau/
Link: http://www.zerohedge.com/news/2014-1...-around-planet
 
TIÊU ĐIỂM TRONG NGÀY - Tỷ giá AUD/NZD
07.10.2014, 3pm
  • Đồng đô la đã giao dịch thấp hơn so với gần như mọi đồng tiền đối ứng của nó trong nhóm G10 trong phiên sáng nay tại Châu Âu. Nó chỉ ổn định so với EUR.
  • JPY đã tăng điểm nhiều nhất so với đồng đô la sau khi Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe nói rằng đồng yên yếu hơn tạo ra gánh nặng đối với các hộ gia đình và công ty nhỏ bằng việc đẩy chi phí nhiên liệu của họ lên cao. Ngoài ra, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản Haruhiko Kuroda đã nói rằng không có nhu cầu đối với việc điều chỉnh chính sách tiền tệ. Vì Ngân hàng này cho rằng mục tiêu lạm phát 2% có thể đạt được, nên chương trình kích thích quy mô lớn của nó sẽ tiếp tục được duy trì như cũ mà không có ý định mở rộng sớm.
  • Sản lượng công nghiệp của Anh đã thay đổi trên cơ sở hàng tháng trong tháng 8, khớp với kỳ vọng của thị trường. Mặt khác, tốc độ hàng năm đã gia tăng và số liệu trước đó được điều chỉnh tăng, bổ sung phần nào vào đà tăng gần đây của số liệu này. Tuy nhiên, xét đến các số liệu yếu kém khác được công bố từ Anh, tôi cho rằng đà bật lên nhỏ là cơ hội bán ra mới.
  • Ngân hàng Dự trữ Australia đã giữ nguyên lãi suất tiền mặt ở mức 2,5% như được kỳ vọng và cắt bỏ câu phát biểu nói rằng tỷ giá hối đoái “tiếp tục ở trên mức ước tính cao nhất về giá trị cơ bản của nó”. Ngân hàng này đã cho rằng đà giảm gần đây của đồng tiền nước này phần lớn là do USD củng cố và nhắc lại rằng tỷ giá hối đoái “tiếp tục ở mức cao theo tiêu chuẩn lịch sử”. Thống đốc RBA Glenn Stevens đã không đưa ra nỗ lực nào nhằm làm tỷ giá AUD/USD giảm điểm, trái ngược với can thiệp bằng lời gần đây của Ngân hàng Dự trư New Zealand kêu gọi “điều chỉnh giảm mạnh” đối với NZD. Cả hai Thống đốc đều muốn các đồng tiền của nước mình suy yếu; tuy nhiên, chỉ có RBNZ là thực sự can thiệp vào thị trường nhằm đạt được điều này. Do đó, tôi cho rằng tỷ giá AUD/NZD sẽ tăng điểm.

Tỷ giá AUD/NZD đã tăng điểm vào phiên sáng nay tại Châu Âu sau khi tìm thấy ngưỡng hỗ trợ tại ngưỡng 1.1150 (S1). Vào thời điểm giữa ngày, tỷ giá giao dịch ngay bên dưới ngưỡng kháng cự 1.1230 (R1). Việc tỷ giá bứt lên trên ngưỡng đó một cách dứt khoát có thể làm khởi phát các mức mở rộng về phía ngưỡng cản tiếp theo tại mức 1.1275 (R2). Các chỉ báo động lượng đều mang dấu dương, vì chỉ báo RSI đã đi lên sau khi tìm thấy ngưỡng hỗ trợ tại ngưỡng 50 của nó trong khi chỉ báo MACD tiếp tục ở bên trên cả đường số 0 và đường khởi phát. Trong bức tranh lớn hơn, miễn là cặp tỷ giá tiếp tục giao dịch bên trên đường xu hướng tăng dài hạn hơn màu đen (được vẽ từ mức thấp nhất của ngày mùng 10/7), và bên trên cả đường trung bình động 50 và 200 ngày, tôi cho rằng xu hướng chung của tỷ giá là tăng điểm.
• Ngưỡng hỗ trợ: 1.1150 (S1), 1.1110 (S2), 1.1060 (S3)
• Ngưỡng kháng cự: 1.1230 (R1), 1.1275 (R2), 1.1300 (R3)
 
Gold: Một biểu đồ nói lên giá vàng đang ở mức thấp hơn giá trị của nó…
  • Chưa bao giờ nợ công ở mức cao như hiện nay, điều này đang đặt toàn bộ thị trường vào vòng rủi ro. Từ lâu chúng ta đã luôn cất công tìm kiếm những hình thức thay thế ít rủi ro tín dụng và rủi ro đối tác hơn.

Một hình thức thay thế đã có từ lâu đời là vàng.
  • Có thể thấy từ biểu đồ dưới đây, vàng đã theo dấu sự phát triển nợ của Mỹ (mối tương quan giữa hai hai yếu tố này là +0,86).

  • Năm 2011, sự gia tăng trong giá vàng đã ra khỏi khu vực an toàn, cân xứng với sự gia tăng nợ của Mỹ. Sau đó, nó tách riêng ra và di chuyển theo hướng ngược lại. Xu hướng này tương tự như những gì xảy ra vào đầu những năm 1980. Nếu xu hướng này tiếp diễn, vàng sẽ trở nên rẻ bất thường so với mức tăng nợ của Mỹ.

Lí do thứ hai để nắm giữ vàng liên quan đến việc mở rộng bảng cân đối của các ngân hàng trung ương:

  • Nếu ta chấp nhận rằng vàng không chỉ là một mặt hàng công nghiệp mà còn là một hình thức thay thế tiền, rõ ràng việc ủng hộ một loại tiền có nguồn cung tăng trưởng ở mức 1,5% mỗi năm hơn một loại tiền có nguồn cung tăng lên đến 20% mỗi năm là rất hợp lí.
  • Lí do thứ ba cho việc sở hữu vàng được tóm gọn trong một tuyên bố bị chỉ trích gay gắt nhất từ trước đến nay, thể hiện rõ bi kịch của nền tài chính hiện đại: “Chúng ta đều biết phải làm gì, chúng ta chỉ không biết làm thế nào để có thể tái cử sau khi đã thực hiện điều đó mà thôi.” Đây là phát biểu của Jean-Claude Juncker, Thủ tướng Luxembourg và hiện tại là chủ tịch Ủy ban châu Âu.
  • Các vị lãnh đạo được bầu tiếp tục đá mọi thứ xuống đường và phớt lờ những nguy hiểm đang rình rập hệ thống. Ngân hàng hàng trung ương đã tiến hành can thiệp để lấp đầy các khoảng trống thông qua lợi suất trái phiếu dưới tỷ lệ lạm phát. Họ cho rằng khi một người đàn ông có một cái búa, tất cả mọi thứ xung quanh chủ là những cái đinh.
  • Để một ngân hàng trung ương phải đối mặt với giảm phát hoàn toàn đồng nghĩa với việc tiền sẽ được tạo ra theo kiểu ex nihilo ( tạo tiền từ hư vô) và giá tài sản tài chính sẽ bị thao túng. Điều này khiến việc dập tắt những nghi ngờ xoay quanh vấn đề điều chỉnh thị trường trái phiếu trong những tháng tới đòi hỏi sự can thiệp từ ngân hàng trung ương và các cơ quan đồng cấp trở nên hết sức khó khắn.

Nguồn: http://bpmj.wordpress.com/2014/10/07...ia-tri-cua-no/
Link: http://www.zerohedge.com/news/2014-1...gold-right-now
 
IronFX: Bản tin thị trường ngày 08/10/2014
Bức tranh Toàn cảnh


08.10.2014, 10am
  • Đồng đô la giảm điểm khi thị trường lờ đi tăng trưởng toàn cầu yếu hơn. USD đã tiếp tục giảm điểm trong phiên hôm qua. Có vẻ như đợt tăng điểm liên tục chưa từng thấy của đồng tiền nước Mỹ có thể bị gián đoạn, ít nhất là trong tuần này. Ngay cả sau khi sản lượng công nghiệp của Đức giảm nhiều nhất trong vòng trên 5 năm qua, tỷ giá EUR/USD vẫn xoay sở thành công để tăng điểm và hầu hết các đồng tiền khác của nhóm G10 cũng tăng điểm. Tuy nhiên, USD đã mạnh hơn so với một số đồng tiền của thị trường mới nổi.

  • Khảo sát về Số việc làm Còn trống và Mức luân chuyển Lao động (JOLTS) của Mỹ công bố trong ngày hôm qua đã cho thấy số việc làm còn trống ở mức cao nhất 13 năm. Về lý thuyết, việc này lẽ ra đã phải thúc đẩy đồng đô la vì nó là một dấu hiệu về thị trường việc làm đang dần mạnh lên. Tuy nhiên, số người bỏ việc và số người nghỉ hưu vẫn thấp, và chính kiểu luân chuyển như vậy của thị trường lao động đã gây áp lực đối với tiền lương. Do đó, thị trường đã kết luận rằng các số liệu sẽ không làm gia tăng thêm áp lực đối với Fed trong việc sớm tiến hành thắt chặt.
  • Một điểm đáng chú ý trong diễn biến của phiên hôm qua đó là giá dầu đã giảm thậm chí trong khi đồng đô la giảm điểm. Một trong những lời giải thích cho việc tại sao giá hàng hóa đã bị tác động mạnh đến vậy trong thời gian gần đây đó là vì đồng đô la tăng điểm mạnh, nhưng WTI đã giảm 2,6% và dầu Brent giảm 1,7% (đó là chưa kể đến việc giá đồng giảm 0,5%) vào một ngày khi mà đồng đô la nhìn chung là yếu hơn. Những gì việc này gợi ý là lo lắng về tăng trưởng toàn cầu chậm hơn. Cùng với việc đó, lợi tức trái phiếu đã sụt giảm và lãi suất ngụ ý đối với hợp đồng kỳ hạn quỹ của Fed đã giảm một lượng lớn 8,5 điểm cơ bản trong dài hạn trong phiên hôm qua. Kỳ vọng lãi suất cho năm 2017 hiện đã thoái lui thêm 28 điểm cơ bản kể từ mức đỉnh gần đây vào ngày 19/9. Chứng khoán cũng giảm điểm mạnh (chỉ số S & P 500 giảm 1,5%), có lẽ do lo lắng về tăng trưởng chậm hơn, mặc dù có thể có cơ chế tự điều chỉnh đang hoạt động tại đây: đồng đô la tăng điểm đang khiến các nhà đầu tư giảm ước tính thu nhập vì họ hạ thấp giá trị của thu nhập nước ngoài được chuyển trở lại thành đô la. Việc này khiến cho giá chứng khoán Mỹ giảm, do đó làm suy yếu đồng đô la.

  • Tôi sẽ không cho rằng các lo sợ về tăng trưởng toàn cầu yếu hơn sẽ gây cản trở nhiều đối với USD. Trái lại, nó sẽ chỉ khiến cho sự phục hồi phụ thuộc vào nhu cầu trong nước của Mỹ có vẻ như tốt hơn nhiều. Các đồng tiền có nhiều khả năng chịu tác động nhất sẽ là các đồng tiền hàng hóa, AUD, NZD và CAD, cộng thêm SEK, là đồng tiền có thể được giao dịch ở mức đòn bẩy cao.
  • Trên thực tế, CAD phần nào đứng ngoài thị trường trong phiên hôm qua. Số giấy phép xây dựng của Canađa đã sụt giảm 27,3% hàng tháng trong tháng 8 từ mức 11,6% trong tháng 7. Hóa ra đây là mức sụt giảm lớn nhất được ghi nhận đã diễn ra cách đây chỉ một tháng trước khi ngân hàng trung ương của nước này nói rằng hoạt động trên thị trường nhà ở đã tăng mạnh hơn dự kiến. Tỷ giá USD/CAD đã tăng khoảng 0,20% vào thời điểm công bố số liệu để kết thúc ngày giao dịch tại Châu Âu như là cặp tỷ giá ổn định duy nhất. Hôm nay, chúng ta sẽ nhận được số nhà ở xây mới của Canađa cho tháng 9, được thị trường dự báo tăng. Tuy nhiên, vẫn còn phải xem liệu sự sụt giảm lớn trong số giấy phép xây dựng trong tháng 8 có đánh dấu sự bắt đầu của đợt suy giảm trong hoạt động xây dựng hay không. Có khả năng số liệu này sẽ nằm dưới mức kỳ vọng, mà việc này có thể gây áp lực đối với đồng đô la Canađa.

  • Thặng dư tài khoản vãng lai của Nhật Bản cho tháng 8 (trên cơ sở điều chỉnh theo mùa) thấp hơn mong đợi, nhưng vẫn tăng so với tháng 7. Tuy nhiên, thâm hụt thương mại đã tiếp tục mở rộng. Câu hỏi đặt ra đối với tôi đó là thu nhập từ đầu tư nước ngoài của Nhật Bản có thể tiếp tục bù đắp cho thâm hụt thương mại được bao lâu. Một điều ngạc nhiên đó là thu nhập này tiếp tục gia tăng vì khi trái phiếu đáo hạn, chúng đang được chuyển thành trái phiếu có phiếu lãi thấp hơn nhiều.
  • Các chỉ báo của ngày hôm nay: Chúng ta không có sự kiện hoặc chỉ báo quan trọng nào được công bố từ Châu Âu và Anh.
  • Tại Mỹ, tiêu điểm sẽ là biên bản từ cuộc họp diễn ra vào ngày 16-17/9 của FOMC. Tại cuộc họp đó, FOMC đã giữ nguyên phát biểu “khoảng thời gian đáng kể” của mình, nhưng điểm chính đó là gia tăng trong dự báo lãi suất đối với quỹ của Fed. Biên bản sẽ có thể tiết lộ liệu họ có giữ nguyên tuyên bố cuộc họp do các lo lắng đối với việc không gửi đi một tín hiệu quá cứng rắn tới thị trường hay không, xét đến điều chỉnh tăng đối với dự báo về lãi suất.
  • Theo lịch, chúng ta có một diễn giả phát biểu trong ngày hôm nay, Chủ tịch Fedd tại Chicago, Charles Evans.
Thị trường
Tiêu Điểm

Tỷ giá EUR/USD biến động nhẹ


Tỷ giá EUR/USD đã củng cố trong phiên thứ Ba, tiếp tục giao dịch bên dưới ngưỡng kháng cự 1.2693 (R1). Cân nhắc đến việc cặp tỷ giá đã bật lại từ vùng tâm lý 1.2500 (S1) vào thứ Hai, và việc tôi nhận thấy tín hiệu phân kỳ dương giữa các chỉ báo dao động ngắn hạn, tôi thích giữ quan điểm trung lập hơn. Hơn nữa, ngưỡng chủ chốt 1.2500 (S1) tình cờ là ngưỡng thoái lui 76.4% của đà tăng dài hạn trong khoảng thời gian từ tháng 7/2012 đến tháng 5/2014, điều khiến nó thậm chí mạnh mẽ hơn như là một ngưỡng hỗ trợ. Trên biểu đồ hàng ngày, xu hướng mở rộng hơn tiếp tục là giảm điểm vì cấu trúc tỷ giá tiếp tục là mức cao nhất thấp hơn và mức thấp nhất thấp hơn bên dưới cả đường trung bình động 50 ngày và 200 ngày. Do đó, tôi sẽ coi đà bật lại của phiên thứ Hai hoặc bất kỳ sự mở rộng nào của nó là pha điều chỉnh trước khi những người đầu cơ giá xuống thắng thế một lần nữa.
• Ngưỡng hỗ trợ: 1.2500 (S1), 1.2465(S2), 1.2385 (S3).
• Ngưỡng kháng cự: 1.2693 (R1), 1.2760 (R2), 1.2820 (R3).

Tỷ giá GBP/USD tìm thấy ngưỡng kháng cự tại mức 1.6130

Tỷ giá GBP/USD đã giảm điểm nhẹ sau khi tìm thấy ngưỡng kháng cự tại mức 1.6130 (R1). Tỷ giá tiếp tục giao dịch bên dưới đường xu hướng giảm ngắn hạn màu đen và bên dưới cả đường trung bình động 50 kỳ và 200 kỳ, mà việc này gợi ý rằng triển vọng ngắn hạn có thể tiếp tục là bất lợi. Do đó, tôi cho rằng cặp tỷ giá sẽ chạm mức thấp nhất của phiên thứ Hai tại 1.5955 (S1) một lần nữa. Việc tỷ giá bứt xuống dưới ngưỡng đó có thể mở đường cho nó tiến về phía ngưỡng hỗ trợ tiếp theo 1.5860 (S2), được đánh dấu bởi mức thấp nhất của ngày 12/11/2013. Xem xét trên biểu đồ 1 giờ, tôi nhận thấy tín hiệu phân kỳ âm giữa cả 2 chỉ báo động lượng hàng giờ và biến động tỷ giá, hỗ trợ quan điểm của tôi về đà giảm của tỷ giá trong tương lai gần, ít nhất là về phía mức thấp nhất 1.5955 (S1). Trong bức tranh lớn hơn, trên biểu đồ hàng ngày, miễn là cặp tỷ giá tiếp tục giao dịch bên dưới đường trung bình động số mũ 80 ngày, xu hướng chung tiếp tục là giảm điểm.
• Ngưỡng hỗ trợ: 1.5955 (S1), 1.5860(S2), 1.5720(S3).
• Ngưỡng kháng cự: 1.6130 (R1), 1.6280(R2), 1.6400 (R3).

Tỷ giá EUR/JPY tiếp tục giao dịch bên dưới ngưỡng 137.00

Tỷ giá EUR/JPY đã giao dịch yên ắng trong phiên hôm qua, tiếp tục ở ngay bên dưới ngưỡng kháng cự 137.00 (R1), tình cờ nằm ngay bên dưới ngưỡng thoái lui 76.4% của biến động tăng trong khoảng thời gian từ ngày mùng 5 tới ngày 19 tháng 9. Miễn là tỷ giá giao dịch bên trong kênh dốc xuống màu xanh lơ và bên dưới cả đường trung bình động 50 kỳ và 200 kỳ, tôi cho rằng triển vọng ngắn hạn của tỷ giá là bất lợi và tôi cho rằng tỷ giá sẽ bứt xuống dưới ngưỡng hỗ trợ 136.60 (S1) một cách dứt khoát để làm khởi phát các mức mở rộng về phía ngưỡng cản tiếp theo tại mức 135.90 (S2). Lo lắng duy nhất của tôi đó là tôi nhận thấy tín hiệu phân kỳ dương giữa các chỉ báo dao động ngắn hạn và biến động tỷ giá, chỉ ra động lượng giảm đang suy giảm. Do đó, cùng với việc tỷ giá bứt xuống dưới ngưỡng 136.60 (S1), tôi muốn chứng kiến các chỉ báo dao động phá vỡ các ngưỡng hỗ trợ tăng màu đen của chúng. Việc này sẽ cho thấy rằng những người bán đang giành được động lượng và sẽ tăng cường khả năng đối với các mức mở rộng về phía ngưỡng 135.90 (S2).
• Ngưỡng hỗ trợ: 136.60 (S1), 135.90 (S2), 135.00 (S3) .
• Ngưỡng kháng cự: 137.00 (R1), 137.85 (R2), 138.80 (R3).

Vàng tiếp tục tăng điểm

Vàng đã tăng điểm thêm đôi chút trong phiên thứ Ba, giao dịch ngay bên trên ngưỡng 1210. Chỉ báo RSI đã bứt lên trên ngưỡng 50 trong khi chỉ báo MACD đã nhận dấu dương và đang hướng lên, chỉ ra động lượng dương. Do đó, sóng tăng có thể tiếp diễn và chạm ngưỡng kháng cự 1223 (R1). Tuy nhiên, trên biểu đồ hàng ngày, cấu trúc giá vẫn gợi ý xu hướng giảm. Do đó, tôi sẽ giữ quan điểm “chờ đợi và chứng kiến” của mình vì các lý do giống như tôi đã đề cập trong các bài bình luận trước đó. Vào thứ Hai, vàng đã bật lại mạnh mẽ từ vùng hỗ trợ tới hạn 1180/83, được xác định bởi mức thấp nhất của tháng 6 và tháng 12 năm 2013, nhưng sự thiếu vắng các tín hiệu đảo chiều xu hướng tăng khiến cho việc khẳng định về bất kỳ viễn cảnh xu hướng nào vẫn còn quá sớm, theo quan điểm của tôi.
• Ngưỡng hỗ trợ: 1210 (S1), 1183 (S2), 1180 (S3).
• Ngưỡng kháng cự: 1223 (R1), 1235 (R2), 1240 (R3).

Dầu WTI sẵn sàng chạm ngưỡng 88.15 một lần nữa

Dầu WTI đã sụt điểm mạnh sau khi tìm thấy ngưỡng kháng cự tại mức 90.75 (R1) và vào đầu phiên sáng nay tại Châu Âu có vẻ đã sẵn sàng để chạm ngưỡng hỗ trợ 88.15 (S1). Thực tế rằng giá dầu đã hình thành mức cao nhất thấp hơn tại mức 90.75 (R1) khiến cho triển vọng chung của nó tiếp tục là bất lợi. Tuy nhiên, tôi sẽ trung thành với quan điểm rằng chỉ cần giá dầu bứt xuống dưới ngưỡng 88.15 (S1) sẽ xác nhận mức thấp nhất thấp hơn trên biểu đồ hàng ngày và báo hiệu sự tiếp diễn của xu hướng giảm dài hạn hơn. Sự bứt xuống đó có thể tạo cơ sở cho các đà giảm tiếp theo, có lẽ là về phía ngưỡng hỗ trợ tiếp theo tại mức 86.00 (S2). Cả 2 chỉ báo động lượng hàng ngày đều xác nhận động lượng âm của phiên hôm qua. Chỉ báo RSI 14 ngày đã bứt xuống sau khi vượt xuống dưới ngưỡng 50, trong khi chỉ báo MACD tiếp tục ở bên dưới cả đường số 0 và đường báo hiệu của nó.
• Ngưỡng hỗ trợ: 88.15 (S1), 86.00 (S2), 84.15 (S3).
• Ngưỡng kháng cự: 90.75 (R1), 91.80 (R2), 93.00 (R3).

BENCHMARK CURRENCY RATES - DAILY GAINERS AND LOSERS


MARKETS SUMMARY
 
Các số liệu tồi tệ của Đức sẽ là các tin tốt cho chúng ta!



Có một điều đang đang chuẩn bị diến ra tại Châu Âu thôi thúc tôi chia sẻ điều này. Chỉ mới hôm qua thôi, hầu hết các nhà lãnh đạo châu Âu, ECB và IMF đều lên tiếng chỉ trích Đức vì nước này không giảm thuế hay vì chính phủ nước này tăng cường đầu tư vào nền kinh tế. Thế nhưng, dữ liệu kinh tế Đức được công bố hôm nay đã khiến các vị ấy phải im miệng mà thay đổi thái độ.

Nếu các chính trị gia tiếp tục tự kiêu và khăng khăng giữ nguyên thái độ, khu vực sử dụng đồng euro có lẽ nên giải tán, và các điều ước quốc tế mới, có tính chừng mực hơn giữa các quốc gia nên được đưa vào bàn đàm phán.

Một chính sách tiền tệ gây cho 50% thanh niên ở Tây Ban Nha và Hy Lạp, những người có khả năng không bao giờ có thể tìm được việc làm, đồng thời cũng gây tổn thương cho người Ý và Ireland và hàng triệu người ở tất cả các quốc gia thành viên khác trong khu vực đồng euro. Mọi thứ sẽ còn trở nên tồi tệ hơn nữa nếu các chính sách liên quan tới đồng euro không bị loại bỏ càng sớm càng tốt.

Các số liệu tồi tệ của Đức sẽ là cái cớ cho euroskeptics (những người phản đối EU) cất cao tiếng nói. Sự thay đổi trong quan điểm hay lập trường chính trị của Angela Merkel và người dân Đức sẽ không theo ý muốn của phần còn lại của châu Âu. Người Đức sẽ kêu gọi bà đặt nước Đức lên trên hết và Merkel sẽ không bao giờ có thể làm ngơ trước ý muốn của dân chúng.

Berlin sẽ phải chuyển sang các chính sách bảo hộ. Merkel không thể chấp nhận các chính sách nới lỏng tài chính ở Brussels khi những chính sách này có khả năng mang lại rủi ro: trong những nỗ lực cuối cùng của ECB nhằm cứu lấy bản thân và đồng euro, người nộp thuế sẽ phải gánh chịu khoản lỗ phát sinh. Các cử tri đã bầu cho bà Merkel không bao giờ chấp nhận điều đó.

Trên thực tế, điều này có nghĩa là bà phải quay lưng lại với châu Âu. Việc bà quay lưng lại với châu Âu chỉ còn là vấn đề sớm hay muộn, nhưng sẽ không được báo trước, và ít nhất là vào giai đoạn mọi thứ đang bắt đầu, bà sẽ vẫn chưa bỏ rơi châu Âu. Những quan điểm và hành động của Đức đã góp phần gây nên tình trạng tệ hại mà phần lớn châu Âu đang vướng vào. Cần phải làm gì đó để cứu vãn tình hình nhưng hiện tại thì vẫn chưa ai có thể nghĩ ra thêm biện pháp nào.

Kế hoạch mua vào đầy đắt đỏ và gây nhiều tranh cãi của Draghi không thể giải quyết được bất kỳ vấn đề gì, bao hàm cả những vấn đề các quốc gia đang phải đối mặt và những vấn đề phát sinh liên quan tới đồng euro. Kế hoạch này chỉ có tác dụng kéo dài thêm thời gian. Thời gian sẽ thắt chặt hơn nữa thòng lọng euro quanh cổ của các quốc gia.

Ngân hàng trung ương không những không thể giải quyết vấn đề mà còn có thể làm chúng trở nên tồi tệ hơn. Điều này nghe có vẻ kỳ lạ khi nhìn vào sự phục hồi của nước Mỹ, nhưng sẽ không có gì kì lạ nữa nếu chỉ cần chờ đợi thêm vài năm sau đó và nhìn vào những hậu quả mà khoản nợ 10 nghìn tỉ đôla của Mỹ và 25 nghìn tỉ đôla của Trung Quốc để lại.

Cuối cùng, chỉ còn lại nợ xếp chồng lên nợ và sự mù mờ trong tầm nhìn của của các nhà kinh tế. Tất cả được thúc đẩy bởi những kẻ tìm kiếm lợi nhuận từ những người nộp thuế-những người dân đang ở trong tình trạng chẳng khác gì nô lệ. Ta có thể vực dậy một nền kinh tế phá sản bằng cách làm cho nó phá sản nhiều hơn là một điều cực kì điên rồ nhưng đó cũng là điều tất cả các sách giáo khoa kinh tế cho rằng nên được thực hiện. Chẳng mấy chốc nữa, giải Nobel kinh tế (Fauxbel) sẽ được trao cho một chú hề hay một đoàn kịch với những lý thuyết hoàn toàn vô dụng, lĩnh vực kinh tế của họ được tán dương như là một môn khoa học không bao giờ tuân theo ngay cả những nguyên tắc khoa học cơ bản nhất. Rồi mai sau, những người dân phải sống trong khu ổ chuột sẽ đặt ra câu hỏi: “Những nhà kinh tế đó thực sự đã nghĩ gì?”

Sự gia tăng nhanh chóng quyền lực vào tay bà Merkel đã khiến nước Đức nhận lấy hậu quả là những số liệu xấu trong ngày hôm nay (doanh số bán xe mới sụt giảm 25%, tư liệu sản xuất giảm hơn 8,8% (máy móc thiết bị, vv), đơn đặt hàng nhà máy giảm 5,7%, sản xuất công nghiệp tổng thể giảm 4% so với tháng trước). Sự gia tăng quyền lực này nhằm để bảo vệ người Đức, và ít quan trọng hơn, bảo vệ chỗ đứng của Berlin trong Liên minh châu Âu và khu vực sử dụng đồng euro.

Tại thời điểm tồi tệ nhất trong lịch sử đồng euro, tất cả các giải pháp thất bại và mức nợ cao hơn bao giờ hết, Mario Draghi lại muốn làm cho tình hình tồi tệ hơn nữa.

Pháp thở hổn hển, Ý thoi thóp, Hy Lạp, Síp và Tây Ban Nha đang trong phòng cấp cứu, và động cơ của đoàn tàu châu Âu , nước Đức vừa rút lui. Đoàn tàu hơn 500 triệu dân không người lái, không động cơ đang trên đà lao tới bờ vực thẳm. Không ngạc nhiên khi sẽ có ai đó nhảy tàu để thoát thân và khả năng người Đức sẽ nhảy đầu tiên.

Không người dân châu Âu nào mất mát thứ gì từ sự sụp đổ của khu vực đồng euro. Nhưng mỗi người dân châu Âu ngoại trừ bè lũ của các nhà môi giới quyền lực và những kẻ yêu bản thân thái quá sẽ mất đi hạnh phúc, sự tự hoàn thiện và độc lập khi các biện pháp cứu vãn tiếp tục thất bại. May mắn cho họ, các dữ liệu của Đức hứa hẹn sẽ mang lại một cái kết đầy tính khoan dung.

Trường hợp tồi tệ của EU cũng giống như những gì đã xảy ra với NATO, IMF, Ngân hàng Thế giới. Họ là những tổ chức được thành lập với lý tưởng cao quý, nhưng ngay sau đó họ bắt đầu lạm dụng quyền lực, và không ai đứng ra bắt lỗi các tổ chức này cả. Những tổ chức này tiếp tục có sức thu hút đối với cùng một loại người-những kẻ không thích bị người khác bắt lỗi. Mặc dù tôi có chút do dự bao gồm Mỹ vào trong mớ hỗn độn này, tôi chắc chắn sẽ không bỏ qua Washington, nơi mà những con người sai lầm đã thâu tóm trong tay quá nhiều quyền lực.

Link: https://bpmj.wordpress.com/2014/10/0...-cho-chung-ta/
Nguồn: http://www.zerohedge.com/news/2014-1...at-news-all-us
 
Tiêu điểm trong ngày - tỷ giá usd/cad
08.10.2014, 2pm
  • Đồng đô la đã giao dịch thấp hơn so với gần như mọi đồng tiền đối ứng của nó trong nhóm G10 trong phiên sáng nay tại Châu Âu. Nó chỉ ổn định so với SEK và NOK.
  • Số giấy phép xây dựng của Canađa sụt giảm trong phiên thứ Ba xuống mức giảm lớn nhất được ghi nhận, chỉ một tháng trước khi ngân hàng trung ương của nước này chỉ ra sức mạnh bất ngờ trên thị trường bất động sản. Một báo cáo từ IMF được công bố hôm thứ Ba, đã cảnh báo rằng giá nhà ở đang cao hơn 10% so với “giá trị cơ bản” và rằng quốc gia này có thể cần các quy định cứng rắn hơn để hạ thấp đà tăng trong khu vực nhà ở. Xét đến các dấu hiệu bất ngờ gần đây về sự suy yếu của Canađa, bao gồm các báo cáo về việc tăng trưởng GDP trong tháng 7 đi xuống và doanh số bán lẻ cho cùng tháng sụt giảm, nếu số nhà ở xây mới cho tháng 9 được công bố vào cuối ngày ở mức thấp, việc này có thể đánh dấu sự bắt đầu của đợt suy giảm trong hoạt động nhà ở và có thể gây áp lực đối với đồng đô la Canađa.



Tỷ giá USD/CAD đã giao dịch yên ắng trong phiên sáng nay tại Châu Âu, tiếp tục ở dưới ngưỡng kháng cự 1.1200 (R1). Mặc dù trên biểu đồ 4 giờ, cấu trúc tỷ giá cho thấy xu hướng tăng ngắn hạn, nhưng trên biểu đồ hàng ngày, tôi nhận thấy mô hình nến nhận chìm giảm điểm, gợi ý rằng chúng ta có thể chứng kiến điều chỉnh ngắn hạn trước đà tăng tiếp theo. Việc tỷ giá bứt xuống dưới ngưỡng 1.1120 (S1) có thể xác nhận các lo lắng của tôi và nhắm tới mức thấp nhất của ngày mùng 2/10, gần ngưỡng 1.1075 (S2), tình cờ trùng khớp với ngưỡng thoái lui 50% của sóng tăng trong khoảng thời gian từ ngày 19/9 đến ngày mùng 3/10. Xem xét các chỉ báo động lượng, tôi nhận thấy rằng chỉ báo RSI đã tìm thấy ngưỡng kháng cự tại ngưỡng 50, trong khi chỉ báo MACD đã nhận dấu âm lần đầu tiên kể từ ngày 22/9. Những tín hiệu kỹ thuật này tăng cường các lo lắng của tôi về sự thoái lui có thể trong tương lai gần. Tuy nhiên, trong bức tranh lớn hơn, xu hướng lớn hơn tiếp tục là tăng điểm, theo quan điểm của tôi. Cặp tỷ giá vẫn đang hình thành mức cao nhất cao hơn và mức thấp nhất cao hơn bên trên đường xu hướng tăng dài hạn (đường màu xanh lơ nhạt), được vẽ từ mức thấp nhất của tháng 9/2012. Do đó, tôi cho rằng mọi đà giảm trong ngắn hạn sẽ đưa ra các cơ hội mua vào mới.
• Ngưỡng hỗ trợ: 1.1120 (S1), 1.1075 (S2), 1.1035 (S3) .
• Ngưỡng kháng cự: 1.1200 (R1), 1.1275 (R2), 1.1300 (R3)
 
IronFX Global tổ chức buổi lễ trao giải tại Việt Nam dành cho người chiến thắng Cuộc Thi Giao Dịch Tài Khoản Live


Kính gửi Quý khách hàng,
IronFX Global vui mừng thông báo rằng chúng tôi đã tổ chức buổi lễ trao giải cho người chiến thắng Cuộc Thi Giao Dịch Tài Khoản Live, dành tặng cho người chiến thắng một chuyến đi nghỉ dưỡng sang trọng đến Hawaii hoặc $20,000.
Được biết đến với những cuộc thi lớn nhất trong lịch sử ngành công nghiệp Ngoại hối, IronFX Global đã liên tục tổ chức các Cuộc thi giao dịch tài khoản Live theo từng chủ đề kể từ năm 2011, hướng đến tất cả các đối tượng là Nhà giao dịch trực tuyến trên toàn thế giới từ khắp 6 châu lục. Thông qua các Cuộc thi đang diễn ra, IronFX luôn thể hiện quyết tâm của mình để cung cấp cho Khách hàng và các Đối tác những chương trình khuyến mãi lớn nhất trong ngành công nghiệp giao dịch trực tuyến.
Người chiến thắng trong cuộc thi Giao Dịch Tài Khoản Live là Bà Hoàng Thị Lan Hương đến từ Việt Nam, đã có được trải nghiệm hiếm có trong đời khi giành được một gói du lịch tuyệt vời VIP sang trọng tới thiên đường Hawaii hoặc $ 20,000 tiền mặt. Với sự lựa chọn giải thưởng tiền mặt, Bà Hoàng Thị Lan Hương đã được trao tặng giải thưởng bởi các thành viên cao cấp của IronFX Global, tại lễ trao giải diễn ra tại Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam vào ngày 29/ 09/ 2014.
Giải thưởng được trao tiếp theo cho Nhà giao dịch xếp vị trí thứ hai và thứ ba trong Cuộc Thi Giao Dịch Tài khoản Live, lần lượt là $10,000 và $5,000.


Ông Markos A. Kashiouris, Chủ tịch Hội đồng quản tri & CEO của IronFX Global phát biểu: “Chúng tôi vui mừng xin gửi lời chúc mừng tới toàn thể các Nhà đầu tư đã tham gia Cuộc Thi Giao Dịch Tài khoản Live này. IronFX Global luôn là công ty duy nhất dành tặng những giải thưởng lớn nhất và sang trọng nhất trên thị trường. Tặng thưởng những trải nghiệm hiếm có trong đời và giải thưởng tiền mặt là một phần chiến lược của chúng tôi nhằm cung cấp các dịch vụ tốt nhất luôn sẵn có ở bất kì lĩnh vực nào trong ngành công nghiệp Ngoại hối. ”
Người chiến thắng của Cuộc Thi Giao Dịch Tài Khoản Live, Bà Hoàng Thị Lan Hương đã phát biểu: “Tham gia vào Cuộc Thi Giao Dịch Tài khoản Live rất thú vị và hữu ích để thực hành các chiến lược giao dịch của bạn, và giành chiến thắng là một cảm giác vui mừng không thể tin nổi! Cảm ơn IronFX đã cho tôi cơ hội này và giải thưởng tiền mặt! ”
IronFX Global chúc bạn Giao dịch Thành công!
Trân trọng,
 
IronFX: Bản tin thị trường ngày 09/10/2014
Bức tranh Toàn cảnh


09.10.2014, 10am
  • Giảm điểm, giảm điểm và giảm điểm. Đồng đô la lại có một ngày giảm điểm nữa, với một số mức giảm khá lớn – trên 1% so với AUD và 1,8% so với NZD. Hãy nhớ những ngày khi mà chúng ta vẫn than vãn về việc thiếu biến động?

  • Trên thực tế, USD diễn biến ổn định cho đến khi biên bản cuộc họp của FOMC được công bố. Ủy ban này trở nên ôn hòa một cách bất thường. Các thành viên của ủy ban đã lưu ý một số rủi ro đối với triển vọng kinh tế, từ tăng trưởng đình trệ tại Eurozone đến rắc rối tại Trung Đông và Ucraina rồi đến sự phục hồi chậm trong xây dựng nhà ở. Nhiều thành viên tiếp tục cho rằng tình trạng chưa sử dụng triệt để nguồn lực lao động, điểm chính mà họ sẽ tập trung vào trong việc quyết định khi nào sẽ nâng lãi suất vẫn đang tồn tại. Biên bản gợi ý rằng các thành viên của FOMC không cần phải vội vàng trong việc nâng lãi suất, mà việc này hoàn toàn trái ngược với việc họ tăng ước tính về lãi suất đối với quỹ của Fed (“biểu đồ dấu chấm”). Do đó, kỳ vọng về lãi suất đối với quỹ của Fed cho năm 2017 đã giảm thêm 12 điểm cơ bản ngoài mức giảm 8 điểm cơ bản trong phiên thứ Hai và đồng đô la cũng đã sụt điểm mạnh cùng với việc này.
  • Trên thực tế, kỳ vọng lạm phát đã giảm đáng kể thậm chí kể từ khi diễn ra cuộc họp của FOMC! Tỷ lệ lạm phát hòa vốn 5 năm đã giảm khoảng 22 điểm cơ bản xuống 1,68%, trong khi hợp đồng hoán đổi lạm phát kỳ hạn 5 năm/5 năm, thước đo lạm phát yêu thích của ông Draghi, đã giảm thêm 9 điểm cơ bản.

  • Đáng chú ý đối với chúng ta, có bình luận đáng kể về đồng đô la. Một số người tham gia đã lo lắng rằng việc đồng đô la tiếp tục tăng điểm có thể “có tác động bất lợi đối với khu vực ngoài Mỹ. “Một số người tham gia” cũng đã chỉ ra rằng đồng đô la mạnh hơn có thể gây áp lực giảm đối với lạm phát, khiến cho Fed gặp nhiều khó khăn hơn trong việc đạt được mục tiêu lạm phát của mình. Những lo lắng về sức mạnh của đồng đô la này hoàn toàn trái ngược với các bình luận lạc quan trong ngày hôm qua bởi Bộ trưởng Tài chính Mỹ Jack Lew, người đã nói rằng “đồng đô la mạnh là tốt cho nước Mỹ”. Bộ Tài chính, chứ không phải Fed, có quyền kiểm soát đối với đồng đô la, vì vậy, các bình luận của FOMC không ngụ ý bất kỳ sự can thiệp nào nhằm làm giảm giá đồng đô la. Tuy nhiên, hẳn là họ có liên quan đến chính sách tiền tệ của Mỹ. Có một thước đo “độ phản xạ”, tới mức độ mà FOMC bị ảnh hưởng bởi đồng đô la và đồng đô la bị ảnh hưởng bởi FOMC.
  • Nói tóm lại, biên bản cuộc họp của FOMC đã làm thay đổi triển vọng đối với lãi suất của Mỹ. Thật không may là không có cuộc họp báo nào sau cuộc họp tháng 10 của FOMC, vì vậy, chúng ta sẽ không nhận được bất kỳ sự làm rõ nào về câu hỏi hóc búa này trong thời gian sớm – chỉ có những thông tin nhỏ giọt từ các thành viên của FOMC. Điều đó có nghĩa là chúng ta có lẽ đang ở trong thời kỳ biến động lớn hơn. Chúng ta cũng có thể chứng kiến việc tiếp tục chốt lãi đối với USD khi các nhà đầu tư cắt giảm kỳ vọng đối với việc thắt chặt. Tuy nhiên, tôi vẫn nhận thấy nền kinh tế Mỹ thể hiện tốt hơn các nền kinh tế khác và Mỹ đang tiến về phía chính sách tiền tệ thắt chặt hơn trước hầu hết các đối tác khác của mình, mà việc này sẽ hỗ trợ USD
.
  • Các chỉ báo của ngày hôm nay: Trong ngày giao dịch tại Châu Âu, cán cân thương mại của Đức sẽ được công bố và theo dự báo, thặng dư sẽ giảm nhẹ, bổ sung vào số liệu yếu kém gần đây được công bố từ quốc gia này.
  • Tại Anh, Ủy ban Chính sách Tiền tệ của Ngân hàng Trung ương Anh sẽ nhóm họp để đưa ra quyết định về lãi suất chính sách then chốt. Có khả năng cao là Ngân hàng này sẽ không thay đổi chính sách và do đó, tác động của cuộc họp đối với thị trường sẽ rất nhỏ, như thường lệ. Mặc dù vậy, vẫn rất thú vị để đọc biên bản cuộc họp khi chúng được công bố vào ngày 22/10, đặc biệt là sau khi nền kinh tế Anh tiếp tục đi xuống.
  • Tại Mỹ, số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu cho tuần kết thúc vào ngày mùng 4/10 sẽ được công bố.
  • Tiêu điểm của ngày sẽ là cuộc đối thoại của Chủ tịch ECB, Mario Draghi và Phó Chủ tịch Fed, Stanley Fischer về những diễn biến mới nhất tại Châu Âu và về hoạt động ngân hàng trung ương toàn cầu. Chúng ta có thể nhận được sự làm rõ nhất định về sự khác biệt mở rộng giữa triển vọng chính sách tiền tệ của 2 Ngân hàng. Fischer cũng sẽ tiết lộ cho chúng ta thông tin nhất định về quan điểm của FOMC. Ông là người có quan điểm tương đối ôn hòa – Cả Reuters và Deutsche Bank đều đánh giá ông đạt 2 điểm trên thang điểm từ 1 đến 5. Do đó, các bình luận của ông có thể làm gia tăng tâm lý bất lợi của thị trường đối với USD.
  • Ngoài hai diễn giả đó, chúng ta sẽ có thêm 4 diễn giả phát biểu theo lịch ngày hôm nay. Thống đốc Riksbank, Stefan Ingves và thành viên Hội đồng Quản trị của ECB, Ewald Nowotny sẽ phát biểu trong giờ giao dịch tại Châu Âu. Trong phiên giao dịch tại Mỹ, chúng ta có bài phát biểu của Chủ tịch Fed tại Richmond, Jeffrey Lacker và Chủ tịch Fed tại San Francisco, John Williams.
Thị trường
Tiêu Điểm

Tỷ giá EUR/USD tăng điểm sau khi biên bản cuộc họp của FOMC được công bố


Tỷ giá EUR/USD đã giao dịch cao hơn trong phiên hôm qua sau khi biên bản cuộc họp gần đây nhất của FOMC cho thấy các quan chức của Fed đang lo lắng rằng tăng trưởng toàn cầu chậm lại và đồng đô la mạnh hơn tạo ra các rủi ro đối với nền kinh tế của Mỹ. Cặp tỷ giá đã phục hồi và bứt lên trên ngưỡng kháng cự chuyển thành ngưỡng hỗ trợ 1.2693 (S1), hoàn tất mô hình đầu và vai lộn ngược ngắn hạn. Việc này chuyển triển vọng ngắn hạn của tỷ giá EUR/USD thành khả quan, theo quan điểm của tôi. Việc tỷ giá bứt lên trên ngưỡng 1.2760 (R1) có thể làm khởi phát các mức mở rộng tiếp theo và có thể nhắm tới ngưỡng kháng cự tiếp theo tại mức 1.2820 (R2). Trên biểu đồ hàng ngày, các chỉ báo động lượng hỗ trợ khả năng này. Chỉ báo RSI 14 ngày đã thoát khỏi vùng được bán quá mức và hiện đang tiến gần hơn ngưỡng 50, trong khi chỉ báo MACD hàng ngày đã bứt lên trên đường khởi phát của nó. Tuy nhiên, xu hướng rộng hơn tiếp tục là giảm điểm vì cấu trúc tỷ giá tiếp tục là mức cao nhất thấp hơn và mức thấp nhất thấp hơn bên dưới cả đường trung bình động 50 ngày và 200 ngày. Do đó, tôi sẽ coi sóng tăng của tuần này là pha điều chỉnh vào lúc này.
• Ngưỡng hỗ trợ: 1.2693 (S1), 1.2600 (S2), 1.2500 (S3).
• Ngưỡng kháng cự: 1.2760 (R1), 1.2820 (R2), 1.2900 (R3).

Tỷ giá USD/JPY bứt xuống dưới ngưỡng 108.00

Tỷ giá USD/JPY đã giảm điểm trong phiên hôm qua sau khi củng cố ngay bên dưới đường xu hướng tăng ngắn hạn trước đó. Cặp tỷ giá đã bứt xuống dưới ngưỡng 108.00, hoàn tất mô hình 2 đỉnh có thể và xác nhận tín hiệu phân kỳ âm giữa biến động tỷ giá và cả 2 chỉ báo động lượng. Tôi cho rằng những người đầu cơ giá xuống sẽ coi mục tiêu đầu tiên là ngưỡng hỗ trợ 106.80 (S2), tình cờ là ngưỡng mở rộng 161.8% của độ rộng mô hình 2 đỉnh. Trên biểu đồ hàng tuần, mô hình nến của tuần trước có vẻ là mô hình người treo cổ và cùng với đó, chỉ báo RSI 14 tuần đã bứt xuống dưới ngưỡng 70 của nó và đang hướng xuống. Sự kết hợp của 2 dấu hiệu này tăng cường khả năng đối với sự bắt đầu của pha điều chỉnh giảm.
• Ngưỡng hỗ trợ: 107.40 (S1), 106.80 (S2), 106.00 (S3).
• Ngưỡng kháng cự: 108.00 (R1), 109.25 (R2), 110.00 (R3).

Tỷ giá NZD/USD hoàn tất mô hình 2 đáy

Tỷ giá NZD/USD đã tăng điểm, bứt lên trên đường xu hướng giảm ngắn hạn màu xanh lơ và phá vỡ ngưỡng kháng cự (chuyển thành ngưỡng hỗ trợ) 0.7930. Biến động của phiên hôm qua xác nhận tín hiệu phân kỳ dương giữa biến động tỷ giá và các chỉ báo động lượng và báo hiệu sự hoàn tất của mô hình 2 đáy có thể trên biểu đồ 4 giờ. Trên biểu đồ hàng ngày, chỉ báo RSI 14 ngày đã bứt lên sau khi thoát khỏi vùng được bán quá mức của nó, trong khi chỉ báo MACD đã chạm đáy và bứt lên trên đường báo hiệu. Việc này tăng cường khả năng đối với sự tiếp diễn của biến động điều chỉnh tăng, có lẽ là về phía ngưỡng 0.8070 (R1), nằm gần ngưỡng mở rộng 161.8% của độ rộng mô hình 2 đáy.
• Ngưỡng hỗ trợ: 0.7930 (S1), 0.7860 (S2), 0.7785 (S3).
• Ngưỡng kháng cự: 0.8070 (R1), 0.8180 (R2), 0.8270 (R3).

Vàng thậm chí tăng điểm

Vàng đã nhích lên trong phiên thứ Tư sau khi tìm thấy ngưỡng hỗ trợ tại mức 1205 (S1), và xoay sở thành công để chạm vùng kháng cự 1225 (R1). Tôi cho rằng việc vàng bứt lên trên ngưỡng đó sẽ báo hiệu sự mở rộng của sóng tăng và có lẽ là nhắm tới vùng 1235/1240. Chỉ báo RSI đã bật lại từ ngưỡng 50 và đi lên, trong khi chỉ báo MACD đang nằm bên trên các đường số 0 và đường báo hiệu của nó. Việc này cho thấy động lượng tăng và tăng cường khả năng đối với đà tăng tiếp theo trong tương lai gần. Mặc dù tôi mong đợi đà tăng tiếp theo trong tương lai gần, nhưng trên biểu đồ hàng ngày, cấu trúc giá vẫn gợi ý xu hướng giảm, do đó, tôi thích giữ quan điểm trung lập của mình đối với triển vọng chung của giá hơn. Các lý do cho việc này tiếp tục giống với các lý do tôi đã nêu trong các bài bình luận trước đó. Vào thứ Hai, Vàng đã bật lại mạnh mẽ từ vùng hỗ trợ tới hạn 1180/83, được xác định bởi mức thấp nhất của tháng 6 và tháng 12 năm 2013, nhưng việc thiếu vắng mọi tín hiệu đảo chiều của xu hướng tăng sẽ khiến cho việc khẳng định về bất kỳ viễn cảnh xu hướng nào vẫn còn quá sớm, theo quan điểm của tôi.
• Ngưỡng hỗ trợ: 1210 (S1), 1183 (S2), 1180 (S3).
• Ngưỡng kháng cự: 1223 (R1), 1235 (R2), 1240 (R3).

Dầu WTI bứt xuống dưới ngưỡng 88.15

Dầu WTI đã tiếp tục giảm điểm trong phiên thứ Tư sau khi Cơ quan quản lý Thông tin Năng lượng Mỹ báo cáo rằng dự trữ dầu tại Mỹ đã tăng cao hơn nhiều so với dự kiến trong tuần trước. Giá dầu WTI đã chạm và bứt xuống dưới ngưỡng hỗ trợ (chuyển thành ngưỡng kháng cự) 88.15, xác nhận mức thấp nhất thấp hơn sắp tới trên biểu đồ hàng ngày và báo hiệu sự tiếp diễn của xu hướng giảm rộng lớn hơn. Hiện giờ, tôi cho rằng những người đầu cơ giá xuống sẽ chạm vùng hỗ trợ 86.00 (S1). Cả 2 chỉ báo động lượng hàng ngày đều xác nhận động lượng âm đang gia tăng. Chỉ báo RSI 14 ngày đã tiếp tục đi xuống, trong khi chỉ báo MACD tiếp tục nằm bên dưới cả đường số 0 và đường báo hiệu của nó, hướng xuống dưới.
• Ngưỡng hỗ trợ: 86.00 (S1), 84.15 (S2), 82.00 (S3).
• Ngưỡng kháng cự: 88.15 (R1), 90.75 (R2), 91.80 (R3) .

BENCHMARK CURRENCY RATES - DAILY GAINERS AND LOSERS

MARKETS SUMMARY
 
TIÊU ĐIỂM TRONG NGÀY - Tỷ giá USD/RUB
09.10.2014, 3pm
  • Đồng đô la đã giao dịch thấp hơn hoặc không đổi so với các đồng tiền đối ứng của nó trong nhóm G10 trong phiên sáng nay tại Châu Âu. Nó đã giảm điểm so với NOK, CHF, EUR và SEK, theo đúng thứ tự đó, trong khi tiếp tục ổn định so với CAD, NZD, AUD, JPY và GBP.
  • Ngân hàng trung ương của Nga đã làm dịch chuyển dải giao dịch của đồng rúp so với một rổ các đồng euro và đô la mà Ngân hàng này sử dụng như là thước đo thị trường tiền tệ chính của mình. Biến động biên đã đạt mức lớn nhất kể từ ngày mùng 4/3. Đà giảm tiếp diễn của giá dầu và các biện pháp trừng phạt được áp đặt bởi các nước phương Tây đối với cuộc khủng hoảng của Ucraina đã tác động mạnh đến nền kinh tế của Nga và hạn chế khả năng vay tiền ở nước ngoài của các ngân hàng và công ty của Nga. Bất cứ khi nào đồng rúp suy yếu, ngân hàng trung ương của Nga lại can thiệp và bán ra đồng đô la và euro để hạn chế đà giảm của đồng tiền nước mình. Vì đồng rúp đang tiến gần dải giao dịch trên của nó, nên tôi sẽ thận trọng về đà giảm tiếp theo từ đồng rúp.



Tỷ giá USD/RUB đã giảm điểm trong phiên sáng nay tại Châu Âu sau khi ghi nhận mức cao nhất chưa từng thấy tại 40.130 (R1) trong phiên hôm qua. Mặc dù cấu trúc tỷ giá vẫn chỉ ra xu hướng tăng, nhưng xem xét các chỉ báo động lượng, tôi sẽ lưu tâm đến biến động điều chỉnh giảm có thể trong tương lai gần. Chỉ báo RSI 14 giờ có vẻ đã sẵn sàng bứt xuống dưới ngưỡng 50, trong khi chỉ báo MACD hàng giờ, mặc dù mang dấu dương, nhưng đang nằm bên dưới đường khởi phát của nó và đang hướng xuống. Thêm vào đó, tôi nhận thấy tín hiệu phân kỳ âm giữa cả 2 chỉ báo dao động và biến động tỷ giá. Các chỉ báo hàng ngày cũng hỗ trợ viễn cảnh này. Chỉ báo RSI 14 ngày có vẻ như đã sẵn sàng thoát khỏi vùng được mua quá mức của nó, trong khi chỉ báo MACD hàng ngày cho thấy các dấu hiệu chạm đỉnh và có thể sớm bứt xuống dưới đường báo hiệu của nó. Theo quan điểm của tôi, việc tỷ giá bứt xuống dưới ngưỡng hỗ trợ 39.700 (S1) có thể xác nhận các lo lắng của tôi về sự thoái lui và có thể mở đường cho tỷ giá tiến về phía ngưỡng cản tiếp theo tại mức 39.300 (S2).
• Ngưỡng hỗ trợ: 39.700 (S1), 39.300 (S2), 38.670 (S3) .
• Ngưỡng kháng cự: 40.130 (R1) (mức cao nhất chưa từng thấy).
 
IronFX: Bản tin thị trường ngày 10/10/2014
Bức tranh Toàn cảnh

10.10.2014, 12pm
Draghi hé lộ quan điểm ôn hòa. Trong ngày hôm qua, tại Washington, Chủ tịch ECB, Draghi đã phát biểu đôi lời mà mọi người chờ đợi ông nói sau cuộc họp tuần trước của ECB tại Naples. Điểm chính của ông đó là “chúng tôi chịu trách nhiệm trước người dân Châu Âu về việc mang lại ổn định giá cá, mà hiện nay điều đó có nghĩa là nâng lạm phát lên từ mức thấp quá mức. Và chúng tôi sẽ thực hiện việc đó một cách chính xác”. Ông cũng đã đưa ra cam kết đối với giảm phát đó là “làm tất cả những gì cần thiết” về đồng euro.
  • Làm thế nào mà ông có thể lập kế hoạch để đạt được mục tiêu đó? Ông đã nhắc lại cụm từ ông thường nói rằng Hội đồng Quản trị của ECB nhất trí cam kết thực hiện các biện pháp phi truyền thống bổ sung nếu cần, nhưng lần này, ông đã nói nhiều hơn về bảng cân đối kế toán so với thời điểm sau cuộc họp của ECB. Quan trọng hơn cả, ông nói rằng “chúng tôi đã sẵn sàng để thay đổi quy mô và/hoặc thành phần của các biện pháp can thiệp phi truyền thống, và do đó là quy mô và/hoặc thành phần của bảng cân đối kế toán, khi cần”. Đây là cụm từ mà chúng ta đã chờ đợi được nghe trong tuần trước. Nó là một cụm từ mã hóa có nghĩa là ECB sẵn sàng tiến hành nới lỏng định lượng bằng cách mua trái phiếu chính phủ (mà họ đã không mua trước kia, đó là lý do tại sao họ sẽ thay đổi thành phần của bảng cân đối kế toán). Các bình luận của ông chỉ ra rằng sự thiếu vắng của các biện pháp mới trong tuần trước chỉ là sự tạm dừng và không đánh dấu sự kết thúc cho nỗ lực của ECB nhằm chống lại giảm phát. Đây là tất cả những gì mà những người đầu cơ giá xuống đối với EUR muốn nghe và nó đã làm đồng tiền này đổi chiều hoàn toàn.
  • Mặt khác, các quan chức của Fed chỉ thảo luận “khoảng thời gian đáng kể” để giữ lãi suất ở mức thấp là bao lâu. Phó Chủ tịch Stanley Fischer đã nói rằng nó có thể là bất kỳ khoảng thời gian nào từ 2 tháng tới 1 năm và rằng các dự báo của thị trường đối với việc nâng lãi suất “ở một thời điểm nào đó” vào giữa năm 2015 là đúng. Chủ tịch Fed tại San Francisco, John Williams đồng ý rằng khung thời gian này là một “suy đoán hợp lý”, nhưng nhấn mạnh rằng nó hoàn toàn phụ thuộc vào số liệu. Mặt khác, Chủ tịch Fed tại St. Louis, James Bullard cho rằng thị trường đã nhận định sai và rằng lãi suất sẽ được nâng lên sớm hơn, vào quý 1 năm 2015. Tuy nhiên, thị trường công cụ phái sinh điều chỉnh theo lạm phát đang dự báo rằng lạm phát CPI sẽ ở dưới mức 1,5% vào năm 2015, với việc chỉ số PCE cơ bản ở mức 1,25%, thấp hơn khoảng 100 điểm cơ bản so với những gì mà ông Bullard đang dự báo, vì vậy, ông sẽ là người đứng ngoài. Có lẽ chúng ta sẽ nghe thấy nhiều thông tin hơn về chủ đề này khi có thêm 4 quan chức của Fed phát biểu trong tối hôm nay (xem bên dưới).
  • Trong phiên hôm qua, tôi đã đề cập rằng biến động đang quay trở lại. Hãy lưu ý rằng chỉ số S & P 500 đã giảm 1,5% trong phiên thứ Ba, tăng 1,8% trong phiên thứ Tư (mức tăng lớn nhất kể từ tháng 10/2013), và giảm 2,1% trong phiên hôm qua. Thực sự rất biến động! Đà giảm trong phiên hôm qua có vẻ là do các lo sợ rằng nền kinh tế toàn cầu đang tăng trưởng chậm trở lại và chúng ta đang đối mặt với nguy cơ giảm phát (dễ hiểu nếu bạn nhìn vào các chỉ báo gần đây từ Đức) nhưng với việc lái suất chính sách đã ở mức 0, có ít điều mà các nhà lãnh đạo ngân hàng trung ương có thể làm để cứu chúng ta lần này. Giá dầu đang sụt giảm, một phần là do lo sợ về hoạt động toàn cầu suy yếu hơn, và việc đó đang tác động mạnh tới nhóm cổ phiếu năng lượng, mà việc này sau đó đã dẫn đến việc toàn bộ thị trường chứng khoản đã giảm điểm. Mặc dù vậy, giá dầu thấp đã khiến người tiêu dùng có nhiều tiền hơn để chi tiêu và vì vậy tốt cho nhu cầu tổng thể.
  • Tôi cho rằng đây là viễn cảnh rủi ro cho các đồng tiền hàng hóa. AUD, NZD và CAD là các đồng tiền có khả năng chịu tác động nhiều nhất của tăng trưởng toàn cầu giảm tốc và vì vậy, sẽ có xu hướng suy yếu nhiều nhất trong môi trường này. SEK cũng có xu hướng suy yếu cùng với các chỉ báo tăng trưởng. RUB tất nhiên cũng đặc biệt dễ bị tác động trong số các đồng tiền của thị trường mới nổi.
  • Các chỉ báo của ngày hôm nay: Trong ngày giao dịch tại Châu Âu, tỷ lệ lạm phát của Na Uy cho tháng 9 được dự báo tăng, nhưng tiếp tục ở ngay bên dưới mục tiêu lạm phát 2,5% của Norges Bank. Kỳ vọng về sự gia tăng trong lạm phát của Na Uy có thể chứng tỏ có lợi cho NOK.
  • Tại Anh, chúng ta sẽ nhận được sản lượng xây dựng cho tháng 8 và theo dự báo, số liệu hàng tháng sẽ gia tăng. Cán cân thương mại của quốc gia này cho tháng 8 cũng sẽ được công bố và theo dự báo, thâm hụt sẽ thu hẹp đôi chút.
  • Tỷ lệ thất nghiệp của Canađa cho tháng 9 dự kiến tiếp tục ở mức 7,0%. Tuy nhiên, điểm thú vị sẽ là thay đổi trong việc làm cho cùng tháng, dự kiến chuyển trở lại trạng thái khả quan. Trong vòng một vài tháng qua, số liệu này đã chuyển từ khả quan sang bất lợi và chuyển trở lại. Nếu hình mẫu này tiếp diễn và số liệu được công bố vượt xa ước tính, thì rất có khả năng chúng ta sẽ chứng kiến CAD củng cố giống như các lần trước đó.
  • Theo lịch, chúng ta sẽ có rất nhiều diễn giả phát biểu trong ngày hôm nay. Bốn thành viên của Fed sẽ phát biểu: Chủ tịch Fed tại Philadelphia, Charles Plosser, Chủ tịch Fed tại Kansas City, Esther George, Chủ tịch Fed tại Dallas, Richard Fisher và Chủ tịch Fed tại Richmond, Jeffrey Lacker. Phó Chủ tịch ECB, Vitor Constancio và Thống đốc Norges Bank, Oystein Olsen cũng sẽ phát biểu.
Thị trường
Tiêu Điểm

Tỷ giá EUR/USD giảm điểm sau khi chạm ngưỡng 1.2790


Tỷ giá EUR/USD đã giảm điểm trong phiên hôm qua sau khi tìm thấy ngưỡng kháng cự tại mức 1.2790 (R1). Tuy nhiên, đà giảm đã bị chặn lại bởi đường trung bình động 50 kỳ và ngưỡng 1.2675 (S1). Theo quan điểm của tôi, miễn là ngưỡng hỗ trợ 1.2600 (S2) được duy trì, tôi vẫn nhận thấy khả năng về mức thấp nhất cao hơn. Nếu bứt lên trên ngưỡng 1.2790 (R1) một cách rõ ràng, có lẽ tỷ giá sẽ nhắm tới ngưỡng kháng cự tiếp theo tại mức 1.2900 (R2). Trên biểu đồ hàng ngày, các chỉ báo động lượng hỗ trợ khả năng này. Tín hiệu phân kỳ dương giữa chỉ báo RSI và biến động tỷ giá vẫn đang tồn tại, trong khi chỉ báo MACD, mặc dù mang dấu âm, nhưng tiếp tục ở trên đường khởi phát của nó. Tuy nhiên, xu hướng rộng lớn hơn tiếp tục là giảm điểm vì cấu trúc tỷ giá tiếp tục là mức cao nhất thấp hơn và mức thấp nhất thấp hơn bên dưới cả đường trung bình động 50 ngày và 200 ngày. Do đó, tôi sẽ coi sóng tăng của tuần này hoặc mọi mức mở rộng của nó là pha điều chỉnh vào lúc này.
• Ngưỡng hỗ trợ: 1.2675 (S1), 1.2600(S2), 1.2500 (S3)
• Ngưỡng kháng cự: 1.2790 (R1), 1.2900 (R2), 1.3000(R3)

Tỷ giá GBP/JPY giao dịch trong phạm vi ngắn hạn

Tỷ giá GBP/JPY đã giảm điểm sau khi tìm thấy ngưỡng kháng cự tại ngưỡng 175.00 (R1) và đường trung bình động 200 kỳ, nhưng đà giảm đã bị chặn lại gần ngưỡng 173.50 (S1), nằm ngay bên dưới ngưỡng thoái lui 61.8% của biến động tăng trong khoảng thời gian từ ngày mùng 8 tới ngày 19 tháng 9. Miễn là tỷ giá dao động giữa 2 ngưỡng này, tôi sẽ đưa ra quan điểm trung lập đối với xu hướng ngắn hạn của tỷ giá. Trong bức tranh lớn hơn, tỷ giá tiếp tục giao dịch bên trên đường biên trên của mô hình mở rộng, được hoàn tất vào ngày 11/9, và bên trên đường trung bình động 200 ngày. Do đó, xét đến việc thiếu vắng các tín hiệu đảo chiều của xu hướng giảm điểm chính, tôi cho rằng triển vọng chung của tỷ giá là khả quan và tôi sẽ coi sóng giảm trong khoảng thời gian từ ngày 19/9 đến ngày mùng 8/10 hay mọi mức mở rộng của nó là biến động điều chỉnh.
• Ngưỡng hỗ trợ: 173.50 (S1), 173.00 (S2), 171.55 (S3)
• Ngưỡng kháng cự: 175.00 (R1), 176.00(R2), 177.00 (R3)

Tỷ giá AUD/USD tìm thấy ngưỡng kháng cự tại mức 0.8900

Tỷ giá AUD/USD đã sụt điểm mạnh sau khi chạm ngưỡng 0.8900 (R1) để tìm thấy ngưỡng hỗ trợ tại mức 0.8750 (S1). Mặc dù tôi vẫn cho rằng xu hướng chung của cặp tỷ giá này là giảm điểm, vì tín hiệu phân kỳ dương giữa các chỉ báo dao động và biến động tỷ giá vẫn đang tồn tại, nhưng điều chỉnh tăng có thể tiếp diễn. Các chỉ báo động lượng hàng ngày cũng hỗ trợ khả năng này. Chỉ báo RSI 14 ngày đã đi lên sau khi thoát khỏi vùng được bán quá mức, trong khi chỉ báo MACD đã chạm đáy và bứt lên trên đường báo hiệu của nó. Do đó, tôi sẽ đứng bên lề trong lúc này và tôi đợi những người đầu cơ giá xuống đưa ra các tín hiệu có thể hành động hơn cho thấy rằng xu hướng giảm đang quay trở lại.
• Ngưỡng hỗ trợ: 0.8750 (S1), 0.8640 (S2), 0.8565 (S3)
• Ngưỡng kháng cự: 0.8900 (R1), 0.9000 (R2), 0.9100 (R3)

Vàng tìm thấy ngưỡng kháng cự ngay bên dưới ngưỡng 1235

Vàng đã tiếp tục tăng điểm trong phiên thứ Năm, nhưng sau khi tìm thấy ngưỡng kháng cự bên dưới ngưỡng kháng cự 1235 (R1) một vài đô la, nó đã thoái lui. Chỉ báo RSI đã bứt xuống sau khi tìm thấy ngưỡng kháng cự bên dưới ngưỡng 70, trong khi chỉ báo MACD đã chạm đỉnh và có vẻ đã sẵn sàng vượt xuống dưới đường báo hiệu của nó trong tương lai gần. Cân nhắc đến những dấu hiệu này, tôi sẽ thận trọng về đà thoái lui tiếp theo. Tuy nhiên, miễn là ngưỡng hỗ trợ 1205 được duy trì, khả năng đối với mức thấp nhất cao hơn vẫn tồn tại, do đó, tôi cho rằng triển vọng ngắn hạn của giá Vàng có đôi chút khả quan. Liên quan đến xu hướng rộng lớn hơn, tôi sẽ giữ nguyên quan điểm “chờ đợi và chứng kiến” của mình vì các lý do như tôi đã đề cập trong các bài bình luận trước đó. Vào thứ Hai, giá Vàng đã bật lại mạnh mẽ từ vùng hỗ trợ tới hạn 1180/83, được xác định bởi mức thấp nhất của tháng 6 và tháng 12 năm 2013, nhưng sự thiếu vắng các tín hiệu đảo chiều của xu hướng tăng khiến cho việc khẳng định về bất kỳ viễn cảnh xu hướng nào vẫn còn quá sớm, theo quan điểm của tôi.
• Ngưỡng hỗ trợ: 1205 (S1), 1183 (S2), 1180 (S3)
• Ngưỡng kháng cự: 1235 (R1), 1240 (R2), 1250 (R3)

Dầu WTI tiếp tục giảm điểm

Dầu WTI đã giảm điểm trong phiên thứ Năm, chạm và bứt xuống dưới ngưỡng hỗ trợ (chuyển thành ngưỡng kháng cự) 86.00. Đà giảm đã bị chặn lại tại ngưỡng 84.15 (S1). Việc giá Dầu phá vỡ ngưỡng này một lần nữa có thể làm khởi phát các mức mở rộng về phía vùng 82.00, được xác định bởi mức thấp nhất của ngày mùng 2/7/2012. Chỉ báo RSI đang nằm bên trong vùng được bán quá mức nhưng đang hướng xuống, trong khi chỉ báo MACD tiếp tục nằm bên dưới cả đường khởi phát và đường báo hiệu. Những tín hiệu này cho thấy động lượng giảm đang gia tăng và tăng cường khả năng đối với các đà giảm tiếp theo trong tương lai gần. Trên biểu đồ hàng ngày, miễn là cấu trúc giá tiếp tục là mức cao nhất thấp hơn và mức thấp nhất thấp hơn bên dưới cả đường trung bình động 50 ngày và 200 ngày, xu hướng chung của giá dầu tiếp tục là giảm điểm.
• Ngưỡng hỗ trợ: 84.15 (S1), 82.00 (S2), 80.00 (S3)
• Ngưỡng kháng cự: 86.00 (R1), 88.15 (R2), 90.75 (R3)

BENCHMARK CURRENCY RATES - DAILY GAINERS AND LOSERS


MARKETS SUMMARY
 
TIÊU ĐIỂM TRONG NGÀY - Tỷ giá USD/NOK
10.10.2014, 3pm
  • Đồng đô la đã giao dịch cao hơn so với các đồng tiền đối ứng của nó trong nhóm G10 trong phiên sáng nay tại Châu Âu, tiếp tục đà phục hồi bắt đầu khi các thị trường của Mỹ khởi đầu giao dịch trong ngày hôm qua.
  • Sản lượng xây dựng của Anh đã sụt giảm trong tháng 8, gia tăng các dấu hiệu giảm tốc của đà phục hồi tại quốc gia này. Một báo cáo độc lập cho thấy rằng thâm hụt thương mại của quốc gia này đã thu hẹp trong tháng 8, nhưng chủ yếu là do lượng nhập khẩu các mặt hàng biến động (tàu thủy, máy bay và đá quý) sụt giảm và vì vậy, không đủ để làm đảo chiều số điểm mà đồng bảng Anh đã mất trong phiên sáng. Xét đến bức tranh phục hồi chậm, số liệu yếu kém có thể khiến GBP tiếp tục bị tác động.
  • Đồng curon của Na Uy đã sụt điểm nhiều nhất so với đồng đô la sau khi tỷ lệ lạm phát của Na Uy tiếp tục ở mức +2,1% hàng năm trong tháng 9, dưới mức ước tính là tăng lên +2,4% và dưới mức mục tiêu +2,5% của Norges Bank. Trong bối cảnh đồng đô la củng cố trên diện rộng, tỷ giá USD/NOK đã tăng khoảng 0,70% để chạm mức cao nhất của nó kể từ tháng 7/2010. Xét đến thực tế rằng trong tháng này, ngân hàng trung ương của Na Uy đã bắt đầu để chuyển một phần doanh thu từ dầu mà nước này nhận được bằng ngoại tệ thành NOK, tôi có thể coi đà tăng điểm mạnh của phiên hôm nay là cơ hội bán ra tỷ giá USD/NOK trong ngắn hạn.


Tỷ giá USD/NOK đã tăng điểm mạnh trong ngày hôm nay để chạm vùng kháng cự 6.5400 (R1), được xác định bởi mức cao nhất của ngày mùng 3/10. Việc tỷ giá bứt lên trên vùng đó một cách dứt khoát có thể làm khởi phát các mức mở rộng về phía ngưỡng 6.6400 (R2), mức cao nhất của ngày mùng 10/6/2010. Tuy nhiên, xem xét trên biểu đồ hàng giờ và nhìn vào chỉ báo RSI 14 giờ, tôi mong đợi sự thoái lui nhỏ trước khi những người nắm giữ vị thế dài làm khởi phát đà tăng tiếp theo. Chỉ báo RSI 14 giờ cho thấy các dấu hiệu chạm đỉnh bên trong vùng được mua quá mức và có thể bứt xuống dưới ngưỡng 70 trong tương lai gần. Trong bức tranh lớn hơn, xu hướng rộng lớn hơn tiếp tục là tăng điểm vì cặp tỷ giá đang giao dịch bên trên cả đường trung bình động 50 ngày và 200 ngày và bên trên đường xu hướng tăng dài hạn hơn (đường màu xanh lơ nhạt), được vẽ từ mức thấp nhất của ngày mùng 8/5/2014.
• Ngưỡng hỗ trợ: 6.4865 (S1), 6.4600 (S2), 6.4040 (S3) .
• Ngưỡng kháng cự: 6.5400 (R1), 6.6400 (R2), 6.7300 (R3) .
 

Announcements

Today's birthdays

Forum statistics

Threads
420,436
Messages
7,096,324
Members
172,523
Latest member
92f1thaison

Most viewed of week

Most discussed of week

Most viewed of week

Most discussed of week

Back
Top Bottom