IronFXSupport
Banned
IronFX: Bản tin thị trường ngày 29/10/2014
29.10.2014, 11am
Tỷ giá EUR/USD bứt lên trên ngưỡng 1.2710
Tỷ giá EUR/USD đã nhích lên trong phiên thứ Ba sau khi số đơn đặt hàng hàng hóa lâu bền của Mỹ cho tháng 9 gây thất vọng và bứt lên trên ngưỡng kháng cự (chuyển thành ngưỡng hỗ trợ) 1.2710 (S1). Xem xét các chỉ báo động lượng, chỉ báo RSI tiếp tục nằm bên trên ngưỡng 50, trong khi chỉ báo MACD, đã nằm bên trên đường khởi phát của nó, đã nhận dấu dương. Cân nhắc đến những dấu hiệu này, tôi sẽ tiếp tục thận trọng về đà tăng tiếp theo, có lẽ là chạm một ngưỡng nữa gần đường biên dưới của kênh màu đen, hoặc gần ngưỡng 1.2840 (R1), tình cờ nằm ngay bên dưới ngưỡng thoái lui 23.6% của xu hướng giảm trong khoảng thời gian từ ngày mùng 8/5 đến ngày mùng 3/10. Tuy nhiên, vì khả năng đối với mức cao nhất thấp hơn vẫn tồn tại, nên tôi sẽ giữ quan điểm rằng tỷ giá EUR/USD có thể tiếp tục lại xu hướng giảm trước đó và rằng sự phục hồi từ ngưỡng 1.2500 (S3) có lẽ đã chấm dứt gần đường trung bình động 200 kỳ. Do đó, tôi thích giữ quan điểm “chờ đợi và chứng kiến” hơn, đặc biệt là trước thời điểm FOMC đưa ra quyết định vào cuối ngày. Tôi sẽ đợi tỷ giá bứt xuống dưới ngưỡng 1.2600 (S2) để tái khẳng định khả năng này. Sự bứt xuống đó có thể mở đường cho tỷ giá một lần nữa chạm ngưỡng tâm lý 1.2500 (S3), tình cờ là ngưỡng thoái lui 76.4% của đà tăng lớn trong khoảng thời gian từ tháng 7/2012 đến tháng 5/2014.
• Ngưỡng hỗ trợ: 1.2710 (S1), 1.2600 (S2), 1.2500 (S3)
• Ngưỡng kháng cự: 1.2840 (R1), 1.2900 (R2), 1.3000 (R3)
Tỷ giá USD/JPY giao dịch ngay bên dưới ngưỡng 108.35
Tỷ giá USD/JPY tăng điểm trong phiên hôm qua, nhưng đà tăng đã bị chặn lại ngay bên dưới ngưỡng kháng cự 108.35 (R1), gần ngưỡng thoái lui 61.8% của biến động giảm trong khoảng thời gian từ ngày mùng 1 đến ngày 15 tháng 10. Cấu trúc tỷ giá tiếp tục là mức cao nhất cao hơn và mức thấp nhất cao hơn bên trong kênh dốc lên màu tím và việc này duy trì triển vọng ngắn hạn khả quan của tỷ giá. Tuy nhiên, tôi sẽ đợi cho tỷ giá bứt lên trên ngưỡng 108.35 (R1) để báo hiệu mức cao nhất cao hơn sắp tới và sự tiếp diễn của xu hướng tăng ngắn hạn. Sự bứt lên đó có thể khiến tỷ giá tiến về phía ngưỡng kháng cự tiếp theo tại mức 109.25 (R2). Chỉ báo RSI đã đi lên sau khi tìm thấy ngưỡng hỗ trợ gần ngưỡng 50, trong khi chỉ báo MACD, đã mang dấu dương, có vẻ như đã sẵn sàng để bứt lên trên đường khởi phát của nó trong tương lai gần. Trên biểu đồ hàng ngày, chỉ báo RSI 14 ngày tiếp tục nằm bên trên ngưỡng 50, trong khi chỉ báo MACD đã chạm đáy, chuyển thành dương và vượt lên trên đường báo hiệu của nó. Những dấu hiệu động lượng này hỗ trợ viễn cảnh rằng sự thoái lui từ vùng 110.00 có lẽ đã chấm dứt gần ngưỡng 105.20 và rằng đà tăng tiếp theo có thể được mong đợi.
• Ngưỡng hỗ trợ: 107.40 (S1), 106.25 (S2), 105.75 (S3)
• Ngưỡng kháng cự: 108.35 (R1), 109.25 (R2), 110.00 (R3)
Liệu tỷ giá GBP/USD có thể bứt lên trên ngưỡng 1.6200 hay không?
Tỷ giá GBP/USD đã tăng điểm và cố gắng để bứt lên trên đường vòng cổ của mô hình Đầu và Vai lộn ngược có thể được xác định trên biểu đồ 4 giờ. Tuy nhiên, đà tăng đã bị chặn lại ngay bên dưới đường trung bình động 200 kỳ. Việc này tái xác nhận lựa chọn của tôi trong việc chờ đợi tỷ giá bứt lên trên ngưỡng 1.6200 (R1) để khẳng định sự hoàn tất của mô hình. Việc tỷ giá bứt lên trên ngưỡng cản đó một cách rõ ràng và dứt khoát có thể làm khởi phát các mức mở rộng về phía ngưỡng kháng cự 1.6340 (R2) trước tiên. Hơn nữa, tín hiệu phân kỳ dương giữa các chỉ báo động lượng và biến động tỷ giá vẫn tồn tại, trong khi cả 2 chỉ báo đều tiếp tục nằm bên trong vùng tăng điểm của chúng. Trên biểu đồ hàng ngày, tỷ giá tiếp tục giao dịch bên trên đường biên trên của mô hình nêm giảm. Đây là một tín hiệu kỹ thuật khác cho thấy chúng ta có thể chứng kiến các đà tăng tiếp theo trong tương lai gần. Hơn nữa, tôi cũng nhận thấy tín hiệu phân kỳ dương giữa các chỉ báo động lượng hàng ngày và biến động tỷ giá. Tuy nhiên, tôi sẽ giữ quan điểm rằng miễn là cặp tỷ giá tiếp tục giao dịch bên dưới đường trung bình động số mũ 80 ngày, xu hướng chung của tỷ giá tiếp tục là giảm điểm. Tôi sẽ coi mọi đà tăng có thể trong ngắn hạn là biến động điều chỉnh của xu hướng giảm dài hạn hơn.
• Ngưỡng hỗ trợ: 1.6000 (S1), 1.5950 (S2), 1.5870 (S3)
• Ngưỡng kháng cự: 1.6200 (R1), 1.6340 (R2), 1.6415 (R3)
Vàng đi ngang
Vàng đã đi ngang trong phiên hôm qua, tiếp tục giao dịch giữa ngưỡng hỗ trợ 1222 (S1) và ngưỡng kháng cự 1235 (R1). Mặc dù giá vàng tiếp tục bị chặn lại bởi ngưỡng 1235 (R1) và cả đường trung bình động 50 kỳ và 200 kỳ, nhưng xem xét các chỉ báo dao động ngắn hạn, tôi thích đứng bên lề hơn vào lúc này. Chỉ báo RSI đã đi lên sau khi tìm thấy ngưỡng hỗ trợ ngay bên trên ngưỡng 30 của nó, trong khi chỉ báo MACD, mặc dù mang dấu âm, nhưng đã chạm đáy và vượt lên trên đường khởi phát. Việc giá vàng bứt xuống dưới ngưỡng 1222 (S1) là cần thiết để chuyển xu hướng trở lại phía giảm điểm. Sự bứt xuống đó có thể mở đường cho vàng tiến về phía vùng 1205 (S2). Ở phía tăng điểm, việc giá vàng bứt lên trên ngưỡng 1235 (R1) một cách rõ ràng có thể làm khởi phát các mức mở rộng tăng điểm để vàng chạm ngưỡng 1255 (R2), mức cao nhất của ngày 21/10 một lần nữa.
• Ngưỡng hỗ trợ: 1222 (S1), 1205 (S2), 1183 (S3)
• Ngưỡng kháng cự: 1235 (R1), 1255 (R2), 1260 (R3)
Dầu WTI tiếp tục tăng điểm
Dầu WTI đã tiếp tục tăng điểm trong phiên hôm qua sau khi bật lại từ ngưỡng hỗ trợ 79.40 (S2) trong phiên thứ Hai. Tôi sẽ giữ quan điểm trung lập và nhắc lại rằng tôi thích chứng kiến giá dầu bứt xuống dưới ngưỡng 79.40 (S2) hơn trước khi trở nên tin tưởng hơn vào đà giảm. Lựa chọn đứng bên lề của tôi cũng được hỗ trợ bởi tín hiệu phân kỳ dương giữa cả 2 chỉ báo dao động và biến động giá. Ở phía tăng điểm, tôi cho rằng việc giá dầu bứt lên trên ngưỡng 83.50 (R2) là cần thiết để làm xoay chuyển triển vọng ngắn hạn thành khả quan. Trong bức tranh lớn hơn, mặc dù tôi vẫn nhận thấy cấu trúc xu hướng giảm, nhưng chỉ báo RSI 14 ngày đã thoát khỏi vùng được bán quá mức của nó và đi lên, trong khi chỉ báo MACD, mặc dù nằm dưới mức 0, nhưng đã vượt lên trên đường khởi phát của nó. Những dấu hiệu động lượng này cho tôi thêm lý do để tiếp tục giữ quan điểm trung lập, ít nhất là vào lúc này.
• Ngưỡng hỗ trợ: 80.00 (S1), 79.40 (S2), 79.00 (S3)
• Ngưỡng kháng cự: 82.40 (R1), 83.50 (R2), 85.00 (R3)
Bức tranh Toàn cảnh
29.10.2014, 11am
- Nới lỏng định lượng hay không nới lỏng định lượng…Tình trạng không chắc chắn trước thời điểm diễn ra cuộc họp của FOMC chi phối thị trường. Tiêu điểm của ngày hôm nay sẽ là quyết định về lãi suất của FOMC, mà ở đó Ủy ban này được kỳ vọng rộng rãi sẽ xác nhận việc chấm dứt chương trình nới lỏng định lượng lần thứ 3 (QE3). Vì không có cuộc họp báo nào sau quyết định về lãi suất và các dự báo kinh tế của Fed sẽ không được cập nhật, nên không nhiều thay đổi được mong đợi trong tuyên bố cuộc họp tháng 10 của FOMC. Lý do chính cho việc này đó là với việc không có cuộc họp báo nào, sẽ rất khó để lý giải một số thay đổi, do đó, Ủy ban có thể chọn cuộc họp tháng 12 để rà soát tra lại một cách toàn diện hơn những lời lẽ về chỉ dẫn cho tương lai của mình. Sẽ rất thú vị để xem liệu cụm từ giữ lãi suất gần mức 0 trong “khoảng thời gian đáng kể” được theo dõi sát sao có tiếp tục được nhắc đến hay liệu nó có thể được thay đổi để trở thành một cụm từ đại loại như “phụ thuộc nhiều hơn vào tình hình kinh tế” hay không. Mặc dù có thể FOMC sẽ không trì hoãn việc chấm dứt QE3, nhưng những bình luận của Chủ tịch Ngân hàng Dự trữ Liên bang tại St. Louis, James Bullard rằng Fed nên cân nhắc việc tiếp tục chương trình mua trái phiếu, đã phần nào làm gia tăng sự không chắc chắn đối với kết quả cuối cùng.
- Các nghiên cứu của chúng tôi cho thấy rằng những người muốn đưa ra quan điểm về FOMC nên làm việc này với tỷ giá USD/JPY, chứ không phải là tỷ giá EUR/USD. Tỷ giá USD/JPY đã biến động hơn nhiều so với thường lệ vào những người diễn ra cuộc họp của FOMC trong năm nay, trong khi tỷ giá EUR/USD và GBP/USD đã chỉ chứng kiến các khoảng biến động trung bình. Tuy nhiên, do tầm quan trọng của cuộc họp ngày hôm nay, chúng ta có thể chứng kiến nhiều biến động hơn thường lệ.
- Sau đó, gần phiên đóng cửa tại Mỹ, chúng ta sẽ nhận được một quyết định khác về chính sách tiền tệ. Ngân hàng Dự trữ New Zealand sẽ nhóm họp để quyết định về lãi suất chủ chốt của mình. Theo dự kiến, Ngân hàng này sẽ giữ nguyên lãi suất chính sách ở mức 3,5% và Thống đốc Graeme Wheeler có thể nhắc lại quan điểm rằng tỷ giá hối đoái vẫn chưa được điều chỉnh cho phù hợp với giá hàng hóa giảm xuống và rằng mức hiện tại của nó tiếp tục “không được điều chỉnh đúng mức và không ổn định”. Nếu tuyên bố đi kèm quyết định mang giọng điệu ôn hòa hơn và tập trung vào tỷ lệ lạm phát thấp của quý 3 được công bố vào tuần trước, thì chúng ta có thể chứng kiến NZD suy yếu.
- Với việc không có công bố kinh tế quan trọng nào qua đêm, mọi diễn biến đối với các đồng tiền chính sẽ phần nào yên ắng. Chỉ báo đáng chú ý duy nhất mà chúng ta đã nhận được là sản lượng công nghiệp sơ bộ của Nhật Bản, tăng 2,7% hàng tháng trong tháng 9, đổi chiều hoàn toàn so với mức -1,9% hàng tháng trong tháng 8. Thay đổi trong tỷ lệ phần trăm của chỉ báo này đã chuyển từ dương sang âm kể từ tháng 2, nhưng nó đã không thể bứt lên trên ngưỡng 1% hàng tháng. Tuy nhiên, mức tăng trên ngưỡng đó đã không có tác động lớn nào đối với JPY.
- Đối với các chỉ báo kinh tế của ngày hôm nay: Chỉ số niềm tin tiêu dùng của Pháp cho tháng 10 được kỳ vọng tiếp tục không đổi so với tháng trước đó.
- Tại Thụy Điển, kết quả khảo sát xu hướng kinh tế cho tháng 10 được dự báo giảm, bổ sung vào loạt bằng chứng gia tăng cho thấy rằng nền kinh tế nước này đang suy yếu. SEK đã giảm điểm mạnh theo sau quyết định về lãi suất của quốc gia này trong ngày hôm qua và được cho là sẽ phải chịu áp lực gia tăng xét đến việc kết quả khảo sát giảm.
- Tại Na Uy, tỷ lệ thất nghiệp theo AKU cho tháng 8 được dự kiến tăng, trong khi doanh số bán lẻ trừ doanh số bán ô tô cho tháng 9 được dự báo tăng. Có lẽ thị trường sẽ tập trung vào số liệu việc làm, mà việc này có thể chứng tỏ bất lợi đối với NOK.
- Tại Anh, số đơn đăng ký vay thế chấp được phê chuẩn cho tháng 9 được dự báo giảm đôi chút.
- Về phần các diễn giả, Phó Thống đốc Norges Bank, Jon Nicolaisen sẽ phát biểu và Thống đốc Ngân hàng Trung ương Canađa, Stephen Poloz sẽ trình bày trước Ủy ban Thượng viện.
Thị trường
Tiêu ĐiểmTỷ giá EUR/USD bứt lên trên ngưỡng 1.2710
Tỷ giá EUR/USD đã nhích lên trong phiên thứ Ba sau khi số đơn đặt hàng hàng hóa lâu bền của Mỹ cho tháng 9 gây thất vọng và bứt lên trên ngưỡng kháng cự (chuyển thành ngưỡng hỗ trợ) 1.2710 (S1). Xem xét các chỉ báo động lượng, chỉ báo RSI tiếp tục nằm bên trên ngưỡng 50, trong khi chỉ báo MACD, đã nằm bên trên đường khởi phát của nó, đã nhận dấu dương. Cân nhắc đến những dấu hiệu này, tôi sẽ tiếp tục thận trọng về đà tăng tiếp theo, có lẽ là chạm một ngưỡng nữa gần đường biên dưới của kênh màu đen, hoặc gần ngưỡng 1.2840 (R1), tình cờ nằm ngay bên dưới ngưỡng thoái lui 23.6% của xu hướng giảm trong khoảng thời gian từ ngày mùng 8/5 đến ngày mùng 3/10. Tuy nhiên, vì khả năng đối với mức cao nhất thấp hơn vẫn tồn tại, nên tôi sẽ giữ quan điểm rằng tỷ giá EUR/USD có thể tiếp tục lại xu hướng giảm trước đó và rằng sự phục hồi từ ngưỡng 1.2500 (S3) có lẽ đã chấm dứt gần đường trung bình động 200 kỳ. Do đó, tôi thích giữ quan điểm “chờ đợi và chứng kiến” hơn, đặc biệt là trước thời điểm FOMC đưa ra quyết định vào cuối ngày. Tôi sẽ đợi tỷ giá bứt xuống dưới ngưỡng 1.2600 (S2) để tái khẳng định khả năng này. Sự bứt xuống đó có thể mở đường cho tỷ giá một lần nữa chạm ngưỡng tâm lý 1.2500 (S3), tình cờ là ngưỡng thoái lui 76.4% của đà tăng lớn trong khoảng thời gian từ tháng 7/2012 đến tháng 5/2014.
• Ngưỡng hỗ trợ: 1.2710 (S1), 1.2600 (S2), 1.2500 (S3)
• Ngưỡng kháng cự: 1.2840 (R1), 1.2900 (R2), 1.3000 (R3)
Tỷ giá USD/JPY giao dịch ngay bên dưới ngưỡng 108.35
Tỷ giá USD/JPY tăng điểm trong phiên hôm qua, nhưng đà tăng đã bị chặn lại ngay bên dưới ngưỡng kháng cự 108.35 (R1), gần ngưỡng thoái lui 61.8% của biến động giảm trong khoảng thời gian từ ngày mùng 1 đến ngày 15 tháng 10. Cấu trúc tỷ giá tiếp tục là mức cao nhất cao hơn và mức thấp nhất cao hơn bên trong kênh dốc lên màu tím và việc này duy trì triển vọng ngắn hạn khả quan của tỷ giá. Tuy nhiên, tôi sẽ đợi cho tỷ giá bứt lên trên ngưỡng 108.35 (R1) để báo hiệu mức cao nhất cao hơn sắp tới và sự tiếp diễn của xu hướng tăng ngắn hạn. Sự bứt lên đó có thể khiến tỷ giá tiến về phía ngưỡng kháng cự tiếp theo tại mức 109.25 (R2). Chỉ báo RSI đã đi lên sau khi tìm thấy ngưỡng hỗ trợ gần ngưỡng 50, trong khi chỉ báo MACD, đã mang dấu dương, có vẻ như đã sẵn sàng để bứt lên trên đường khởi phát của nó trong tương lai gần. Trên biểu đồ hàng ngày, chỉ báo RSI 14 ngày tiếp tục nằm bên trên ngưỡng 50, trong khi chỉ báo MACD đã chạm đáy, chuyển thành dương và vượt lên trên đường báo hiệu của nó. Những dấu hiệu động lượng này hỗ trợ viễn cảnh rằng sự thoái lui từ vùng 110.00 có lẽ đã chấm dứt gần ngưỡng 105.20 và rằng đà tăng tiếp theo có thể được mong đợi.
• Ngưỡng hỗ trợ: 107.40 (S1), 106.25 (S2), 105.75 (S3)
• Ngưỡng kháng cự: 108.35 (R1), 109.25 (R2), 110.00 (R3)
Liệu tỷ giá GBP/USD có thể bứt lên trên ngưỡng 1.6200 hay không?
Tỷ giá GBP/USD đã tăng điểm và cố gắng để bứt lên trên đường vòng cổ của mô hình Đầu và Vai lộn ngược có thể được xác định trên biểu đồ 4 giờ. Tuy nhiên, đà tăng đã bị chặn lại ngay bên dưới đường trung bình động 200 kỳ. Việc này tái xác nhận lựa chọn của tôi trong việc chờ đợi tỷ giá bứt lên trên ngưỡng 1.6200 (R1) để khẳng định sự hoàn tất của mô hình. Việc tỷ giá bứt lên trên ngưỡng cản đó một cách rõ ràng và dứt khoát có thể làm khởi phát các mức mở rộng về phía ngưỡng kháng cự 1.6340 (R2) trước tiên. Hơn nữa, tín hiệu phân kỳ dương giữa các chỉ báo động lượng và biến động tỷ giá vẫn tồn tại, trong khi cả 2 chỉ báo đều tiếp tục nằm bên trong vùng tăng điểm của chúng. Trên biểu đồ hàng ngày, tỷ giá tiếp tục giao dịch bên trên đường biên trên của mô hình nêm giảm. Đây là một tín hiệu kỹ thuật khác cho thấy chúng ta có thể chứng kiến các đà tăng tiếp theo trong tương lai gần. Hơn nữa, tôi cũng nhận thấy tín hiệu phân kỳ dương giữa các chỉ báo động lượng hàng ngày và biến động tỷ giá. Tuy nhiên, tôi sẽ giữ quan điểm rằng miễn là cặp tỷ giá tiếp tục giao dịch bên dưới đường trung bình động số mũ 80 ngày, xu hướng chung của tỷ giá tiếp tục là giảm điểm. Tôi sẽ coi mọi đà tăng có thể trong ngắn hạn là biến động điều chỉnh của xu hướng giảm dài hạn hơn.
• Ngưỡng hỗ trợ: 1.6000 (S1), 1.5950 (S2), 1.5870 (S3)
• Ngưỡng kháng cự: 1.6200 (R1), 1.6340 (R2), 1.6415 (R3)
Vàng đi ngang
Vàng đã đi ngang trong phiên hôm qua, tiếp tục giao dịch giữa ngưỡng hỗ trợ 1222 (S1) và ngưỡng kháng cự 1235 (R1). Mặc dù giá vàng tiếp tục bị chặn lại bởi ngưỡng 1235 (R1) và cả đường trung bình động 50 kỳ và 200 kỳ, nhưng xem xét các chỉ báo dao động ngắn hạn, tôi thích đứng bên lề hơn vào lúc này. Chỉ báo RSI đã đi lên sau khi tìm thấy ngưỡng hỗ trợ ngay bên trên ngưỡng 30 của nó, trong khi chỉ báo MACD, mặc dù mang dấu âm, nhưng đã chạm đáy và vượt lên trên đường khởi phát. Việc giá vàng bứt xuống dưới ngưỡng 1222 (S1) là cần thiết để chuyển xu hướng trở lại phía giảm điểm. Sự bứt xuống đó có thể mở đường cho vàng tiến về phía vùng 1205 (S2). Ở phía tăng điểm, việc giá vàng bứt lên trên ngưỡng 1235 (R1) một cách rõ ràng có thể làm khởi phát các mức mở rộng tăng điểm để vàng chạm ngưỡng 1255 (R2), mức cao nhất của ngày 21/10 một lần nữa.
• Ngưỡng hỗ trợ: 1222 (S1), 1205 (S2), 1183 (S3)
• Ngưỡng kháng cự: 1235 (R1), 1255 (R2), 1260 (R3)
Dầu WTI tiếp tục tăng điểm
Dầu WTI đã tiếp tục tăng điểm trong phiên hôm qua sau khi bật lại từ ngưỡng hỗ trợ 79.40 (S2) trong phiên thứ Hai. Tôi sẽ giữ quan điểm trung lập và nhắc lại rằng tôi thích chứng kiến giá dầu bứt xuống dưới ngưỡng 79.40 (S2) hơn trước khi trở nên tin tưởng hơn vào đà giảm. Lựa chọn đứng bên lề của tôi cũng được hỗ trợ bởi tín hiệu phân kỳ dương giữa cả 2 chỉ báo dao động và biến động giá. Ở phía tăng điểm, tôi cho rằng việc giá dầu bứt lên trên ngưỡng 83.50 (R2) là cần thiết để làm xoay chuyển triển vọng ngắn hạn thành khả quan. Trong bức tranh lớn hơn, mặc dù tôi vẫn nhận thấy cấu trúc xu hướng giảm, nhưng chỉ báo RSI 14 ngày đã thoát khỏi vùng được bán quá mức của nó và đi lên, trong khi chỉ báo MACD, mặc dù nằm dưới mức 0, nhưng đã vượt lên trên đường khởi phát của nó. Những dấu hiệu động lượng này cho tôi thêm lý do để tiếp tục giữ quan điểm trung lập, ít nhất là vào lúc này.
• Ngưỡng hỗ trợ: 80.00 (S1), 79.40 (S2), 79.00 (S3)
• Ngưỡng kháng cự: 82.40 (R1), 83.50 (R2), 85.00 (R3)