IronFX: Phân tích hằng ngày với Marshall Gittler

IronFXSupport

Banned
Joined
Jul 15, 2014
Messages
298
Reactions
39
MR
0.000
Follow me on Facebook Chat with me via Skype X.com
Tiêu điểm trong ngày - tỷ giá usd/sek
11.11.2014, 2pm
  • Đồng đô la đã giao dịch trái chiều so với các đồng tiền đối ứng lớn của nó trong phiên giao dịch sáng nay tại Châu Âu. Nó đã tăng điểm so với JPY, NOK và AUD, theo đúng thứ tự đó, trong khi giảm điểm so với SEK và GBP. Đồng bạc xanh đã tiếp tục ổn định so với EUR, CHF, CAD và NZD.
  • Đồng curon Thụy Điển đã tăng điểm mạnh sau khi chỉ số CPI của quốc gia này giảm 0,1% hàng năm trong tháng 10, tốc độ giảm phát chậm hơn mức -0,4% hàng năm trước đó và cũng chậm hơn mức dự báo -0,2% hàng năm. Đồng thời, biên bản từ cuộc họp chính sách gần đây nhất của ngân hàng trung ương của Thụy Điển đã cho thấy rằng các biện pháp bổ sung có thể được áp dụng nếu lạm phát tiếp tục giữ ở mức thấp và dưới mức mục tiêu 2% của ngân hàng này. Các thành viên của ủy ban chính sách thừa nhận áp lực lạm phát thấp và điều chỉnh giảm triển vọng CPI của mình so với cuộc họp của tháng 9. Họ kỳ vọng lạm phát sẽ chạm mục tiêu 2% vào nửa đầu năm 2016. Tuy nhiên, tôi sẽ chỉ ra rằng mặc dù chỉ số CPI của tháng 10 giảm ở tốc độ chậm hơn so với trong tháng 9, nhưng nó vẫn ghi nhận tình trạng giảm phát lần thứ 8 trong năm nay. Trong bối cảnh CPI được Riksbank điều chỉnh giảm và có khả năng cao đối với việc kích thích bổ sung, tôi cho rằng các yếu tố cơ bản suy yếu sẽ gây áp lực đối với đồng tiền của quốc gia này và làm gia tăng áp lực bán ra đối với SEK.

Tỷ giá USD/SEK đã giảm điểm trong phiên sáng tại Châu Âu sau khi số liệu CPI cao hơn kỳ vọng. Vào thời điểm giữa ngày tại Châu Âu, cặp tỷ giá đã tiến về phía đường xu hướng tăng màu đen và đường trung bình động 50 kỳ đóng vai trò là ngưỡng hỗ trợ tốt cho mức thấp nhất trong thời gian gần đây. Trên biểu đồ 4 giờ, chỉ báo RSI đã đi qua ngưỡng 50 và đang hướng xuống trong khi chỉ báo MACD đã đi qua đường khởi phát của nó và đi xuống. Những dấu hiệu động lượng này cho thấy rằng đà giảm tiếp theo có thể diễn ra, ít nhất là về phía đường màu đen. Do đó, tôi cho rằng triển vọng ngắn hạn của tỷ giá là bất lợi. Việc tỷ giá bứt xuống dưới đường xu hướng tăng màu đen có thể làm khởi phát các mức mở rộng tiếp theo về phía ngưỡng hỗ trợ 7.3400 (S1). Mặc dù vậy, trong bức tranh lớn hơn, miễn là tỷ giá USD/SEK vẫn hình thành mức cao nhất cao hơn và mức thấp nhất cao hơn bên trên đường xu hướng dài hạn hơn màu xanh lơ được vẽ từ mức thấp nhất của ngày 19/3, xu hướng chung của cặp tỷ giá là tăng điểm, theo quan điểm của tôi.
• Ngưỡng hỗ trợ: 7.3400 (S1), 7.2900 (S2), 7.2200 (S3) .
• Ngưỡng kháng cự: 7.4500 (R1), 7.5000 (R2), 7.5900 (R3) .
 
IronFX: Bản tin thị trường ngày 12/11/2014
Bức tranh Toàn cảnh


12.11.2014, 10am
  • Tỷ giá USD/JPY tiếp tục tăng điểm. Hôm qua, chúng ta đã thảo luận đôi chút tại sao tỷ giá USD/JPY lại tăng điểm và chỉ rõ lý giải xoay vòng: Tỷ giá USD/JPY tăng điểm vì chứng khoán tăng điểm, và chứng khoán tăng điểm vì tỷ giá USD/JPY tăng điểm. Phân tích sâu hơn đôi chút, có vẻ như cả hai đều được đẩy lên bởi thảo luận rằng chính phủ có thể trì hoãn việc nâng thuế tiêu thụ thêm 1½ năm nữa theo kế hoạch và triệu tập một cuộc bầu cử đột xuất giống như cuộc trưng cầu dân ý về việc nâng thuế. Một cuộc bầu cử có thể củng cố việc nắm giữ quyền lực của Thủ tướng Abe bởi vì bất kể ông và **** của mình có không được nhiều người ưa thích đến mức nào, các **** đối lập thậm chí còn yếu kém hơn và mất đoàn kết hơn. Do đó, ông có thể được xếp ở vị trí mạnh hơn và với nhiệm vụ giả tạo là nâng thuế tiêu thụ. Trong khi đó, việc trì hoãn nâng thuế được coi là có lợi cho tăng trưởng. Việc đó đã đẩy chứng khoán Nhật Bản lên mức cao nhất 7 năm, và như thường lệ, chứng khoán Nhật Bản có mối tương quan dương với tỷ giá USD/JPY. (Tổng thư ký Nội các Suga hôm nay đã phủ nhận rằng một cuộc bầu cử sớm đang được lên kế hoạch, mà việc này sẽ khiến tỷ giá USD/JPY mất phần nào động lượng.)
  • Tỷ giá USD/JPY có thể lên cao đến mức nào? Thặng dư tài khoản vãng lai giảm và luồng vốn chảy ra gia tăng từ các nhà đầu tư sẽ tiếp tục đẩy cặp tỷ giá lên cao hơn, theo quan điểm của tôi. Giá trị cơ bản cho một đồng tiền được ấn định bởi ngang giá sức mua. Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) tính toán rằng ngang giá sức mua cho tỷ giá USD/JPY hiện đang ở quanh mức 103.50 yên. Điều đó có nghĩa là đồng yên hiện đang được định giá thấp hơn khoảng 11%. Trong lịch sử, đây là việc bất thường. Sử dụng các tính toán của OECD, tỷ giá USD/JPY đã được định giá cao từ tháng 11/1985 cho đến tháng 8 năm nay, hay khoảng 29 năm. Nó đã được định giá cao hơn trung bình khoảng 37% trong khoảng thời gian đó theo phương pháp tính này. Nhưng điều đó chỉ là bởi vì đồng yên đã được định giá cao trong một khoảng thời gian dài không có nghĩa là nó không thể bị định giá thấp. Thông thường, các đồng tiền dao động giữa các mức được định giá cao và định giá thấp theo các yếu tố kinh tế cơ bản và tâm lý thị trường. Trên thực tế, thị trường thường phóng đại giá trị thực sự của chúng vì người ta có xu hướng dịch chuyển cùng nhau, giống như một đàn cừu. Nếu đồng yên được định giá cao trung bình hơn 37% trước đây, tại sao bây giờ nó không thể được định giá thấp hơn 37% trong những điều kiện này? Việc đó sẽ khiến cho tỷ giá USD/JPY ở mức khoảng 140 yên. Tôi cho rằng ít nhất thì mức 130 yên là hoàn toàn có thể.

  • Trong khi đó, đồng đô la đã giảm điểm so với hầu hết các đồng tiền vào thứ Ba với việc thị trường Mỹ có ít sự kiện vì nghỉ lễ Ngày cựu chiến binh. NZD đã đạt được các mức răng lớn nhất mặc dù báo cáo ổn định tài chính của Ngân hàng Dự trữ New Zealand (RBNZ) cho biết rằng NZD vẫn ở trên mức ổn định và phù hợp và có thể tiếp tục giảm điểm. Lý do có lẽ là do họ cũng nói rằng lãi suất có thể cần tăng trở lại trong “những năm tới” vì có rủi ro về việc trỗi dậy trong lạm phát giá nhà ở. Mặc dù cho rằng cả NZD và AUD có khả năng bị tác động bởi nhu cầu giảm sút của Trung Quốc trong những tháng tới, nhưng tôi thích NZD hơn AUD bởi vì a) Tôi cho rằng nhu cầu đối với hàng hóa nông nghiệp sẽ mạnh hơn nhu cầu đối với hàng hóa công nghiệp, và b) Tôi cho rằng RBNZ có thể nâng lãi suất trở lại trước khi RBA bắt đầu chu kỳ nâng lãi suất của mình.
  • Các chỉ báo của ngày hôm nay: Trong ngày giao dịch tại Châu Âu, Anh sẽ trở thành tiêu điểm chú ý. Tỷ lệ thất nghiệp cho tháng 9 của quốc gia này dự kiến giảm xuống mức 5,9% từ mức 6,0%, gợi ý rằng tình trạng đình trệ trên thị trường lao động đã giảm bớt. Thu nhập bình quân theo tuần dự kiến tăng, bổ sung vào báo cáo việc làm khả quan. Ngoài số liệu việc làm, chúng ta còn nhận được báo cáo lạm phát của Ngân hàng Trung ương Anh với các dự báo mới cho tăng trưởng và lạm phát. Những số liệu này sẽ cho chúng ta biết rõ hơn các số liệu gần đây có nhất quán với tốc độ tăng trưởng sụt giảm. Số liệu của thị trường lao động tiếp tục có ý nghĩa quan trọng vì nếu tăng trưởng tiền lương tiếp tục giậm chân tại chỗ thì thị trường có thể tiếp tục được thuyết phục rằng đợt nâng lãi suất đầu tiên sẽ không diễn ra cho đến sau cuộc tổng tuyển cử vào tháng 5, khiến cho GBP dễ bị tác động.
  • Sản lượng công nghiệp của Eurozone cho tháng 9 được dự báo bật lại trên cơ sở hàng tháng. Sau số liệu yếu kém gần đây, sự bật lại có lẽ sẽ không đủ để đảo ngược tâm lý bất lợi đối với EUR, theo quan điểm của tôi.
  • Tại Mỹ, trữ kho bán buôn cho tháng 9 dự kiến giảm.
  • Vào cuối phiên giao dịch tại Mỹ, chỉ số PMI sản xuất của New Zealand cho tháng 10 theo Business NZ sẽ được công bố.
  • Theo lịch, chúng ta sẽ không có diễn giả nào phát biểu trong ngày hôm nay ngoài phần trình bày về báo cáo lạm phát của Thống đốc BoE, Mark Carney.
Thị trường
Tiêu Điểm

Tỷ giá EUR/USD tiếp tục củng cố


Tỷ giá EUR/USD tăng điểm vào thứ Ba nhưng đã tìm thấy ngưỡng kháng cự tại đường xu hướng giảm màu đen và đường trung bình động 50 kỳ. Vào đầu phiên sáng tại Châu Âu, cặp tỷ giá đang giao dịch ngay bên trên ngưỡng đó. Việc tỷ giá bứt lên trên ngưỡng đó một cách dứt khoát là cần thiết để làm khởi phát các mức mở rộng về phía vùng kháng cự 1.2535 (R1). Cặp tỷ giá không cho thấy bất kỳ động lượng có hướng ngắn hạn rõ ràng nào, như được thể hiện bởi các chỉ báo động lượng 4 giờ. Chỉ báo RSI đang nằm trên đường 50 và đi ngang, trong khi chỉ báo MACD đang nằm bên trên khởi phát, tiến gần ngưỡng số 0. Trong bức tranh lớn hơn, vì cấu trúc tỷ giá tiếp tục là mức cao nhất thấp hơn và mức thấp nhất thấp hơn bên dưới cả đường trung bình động 50 ngày và 200 ngày, nên tôi giữ quan điểm rằng triển vọng chung của tỷ giá EUR/USD tiếp tục là bất lợi.
• Ngưỡng hỗ trợ: 1.2360 (S1), 1.2300 (S2), 1.2250 (S3).
• Ngưỡng kháng cự: 1.2535 (R1), 1.2620 (R2), 1.2745 (R3) .

Tỷ giá GBP/USD lưỡng lự trước thời điểm công bố báo cáo lạm phát

Tỷ giá GBP/USD đã giao dịch trong phạm vi củng cố trong phiên giao dịch thứ Ba yên ắng, phản ánh sự bất ổn trước thời điểm báo cáo việc làm và lạm phát sẽ được công bố vào cuối ngày. Cân nhắc đến các dấu hiệu động lượng, tôi thích giữ quan điểm trung lập hơn đối với xu hướng ngắn hạn của cặp tỷ giá. Chỉ báo RSI đang nằm ngay bên trên ngưỡng 50 và đi ngang, trong khi chỉ báo MACD đang nằm bên trên đường khởi phát của nó và tiến gần ngưỡng 0. Trên biểu đồ hàng ngày, miễn là cặp tỷ giá giao dịch bên dưới đường trung bình động số mũ 80 ngày, triển vọng chung tiếp tục là bất lợi, theo quan điểm của tôi. Tuy nhiên, tôi thích chứng kiến tỷ giá bứt xuống dưới ngưỡng 1.5785 (S1) hơn trước khi trở lên tin tưởng vào đà giảm một lần nữa. Mặt khác, các số liệu việc làm mạnh mẽ và báo cáo lạm phát khích lệ có thể đẩy cặp tỷ giá lên trên ngưỡng kháng cự 1.5950 (R1).
• Ngưỡng hỗ trợ: 1.5785 (S1), 1.5720 (S2), 1.5665 (S3).
• Ngưỡng kháng cự: 1.5950 (R1), 1.6025 (R2), 1.6190 (R3).

Tỷ giá USD/JPY bứt lên trên ngưỡng 115.50

Tỷ giá USD/JPY đã tăng điểm mạnh vào thứ Ba, bứt lên trên ngưỡng kháng cự trước đó 115.50, nhưng đà tăng đã bị chặn lại tại ngưỡng cản 116.00 (R1). Tuy nhiên, cân nhắc đến tín hiệu phân kỳ dương giữa cả 2 chỉ báo động lượng ngắn hạn và biến động tỷ giá, tôi sẽ lưu tâm đến sự thoái lui có thể trong tương lai gần, có lẽ là về phía ngưỡng hỗ trợ 114.70 (S1), nằm ngay bên trên ngưỡng thoái lui 23.6% của đà tăng trong khoảng thời gian từ ngày 29/10 đến ngày 11/11. Đối với xu hướng rộng lớn hơn, tôi cho rằng triển vọng chung của cặp tỷ giá tiếp tục là khả quan và tôi sẽ coi mọi sự thoái lui có thể là biến động điều chỉnh trước khi những người mua thắng thế một lần nữa. Hơn nữa, chỉ báo MACD hàng ngày đã nằm trên đường số 0 và đường khởi phát của nó và không cho thấy dấu hiệu chạm đỉnh nào, trong khi chỉ báo RSI 14 ngày tiếp tục nằm bên trong vùng được mua quá mức. Đây là những dấu hiệu động lượng tăng, gợi ý rằng đà phục hồi có thể tiếp diễn.
• Ngưỡng hỗ trợ: 114.70 (S1), 113.80 (S2) 113.10 (S3).
• Ngưỡng kháng cự: 116.00 (R1), 117.00 (R2), 118.00 (R3).

Vàng tiếp tục tăng điểm gần ngưỡng 1167

Vàng đã tăng điểm vào thứ Ba để chạm ngưỡng kháng cự 1167 (R1), nơi mà nó tiếp tục tăng điểm vào đầu phiên sáng nay tại Châu Âu. Xét đến các chỉ báo động lượng, tôi thích đứng bên lề hơn một lần nữa đối với xu hướng ngắn hạn của vàng. Chỉ báo RSI đang nằm ngay bên trên ngưỡng 50 và đang đi ngang, trong khi chỉ báo MACD đang nằm bên trên đường khởi phát và có vẻ đã sẵn sàng đi qua đường số 0 của nó. Trong bức tranh lớn hơn, cấu trúc giá tiếp tục gợi ý xu hướng giảm, nhưng tôi thích chứng kiến vàng bứt xuống dưới vùng 1137 (S1) hơn để trở lên tin tưởng hơn vào các mức mở rộng tiếp theo.
• Ngưỡng hỗ trợ: 1137 (S1), 1125 (S2), 1100 (S3) .
• Ngưỡng kháng cự: 1167 (R1), 1180 (R2), 1205 (R3).

Dầu WTI đi ngang

Dầu WTI đã đi ngang giữa vùng hỗ trợ 76.00 (S1) và ngưỡng kháng cự 79.80 (R1). Vì giá dầu có vẻ đang dao động giữa những ngưỡng này, nên tôi thích giữ quan điểm trung lập hơn. Việc dầu phá vỡ ngưỡng 76.00 (S1) một cách rõ ràng và dứt khoát là cần thiết đối với các đà giảm tiếp theo, có lẽ là về phía vùng tâm lý 75.00 (S2), được xác định bởi mức thấp nhất của tháng 10/2010. Mặt khác, việc dầu bứt lên trên ngưỡng 79.80 (R1) có thể làm khởi phát các mức mở rộng tiếp theo về phía ngưỡng 81.00 (R2). Trên biểu đồ hàng ngày, cấu trúc giá tiếp tục là mức cao nhất thấp hơn và mức thấp nhất thấp hơn bên dưới cả đường trung bình động 50 ngày và 200 ngày, khiến cho xu hướng chung của dầu tiếp tục là giảm điểm.
• Ngưỡng hỗ trợ: 76.00 (S1), 75.00 (S2), 73.65 (S3) .
• Ngưỡng kháng cự: 79.80 (R1), 81.00 (R2), 83.50 (R3).
 
TIÊU ĐIỂM TRONG NGÀY - Tỷ giá EUR/GBP
12.11.2014, 3pm
  • Đồng bảng Anh đã giảm điểm so với tất cả các đồng tiền đối ứng lớn của nó trong ngày hôm nay khi số liệu việc làm tốt hơn mong đợi bị chặn lại bởi cắt giảm mạnh trong dự báo cho tăng trưởng và lạm phát.
  • Ngân hàng Trung ương Anh đã cảnh báo rằng tỷ lệ lạm phát có thể giảm xuống dưới mức 1% trong vòng 6 tháng và rằng nó kỳ vọng lạm phát sẽ nằm dưới mức mục tiêu 2% trong 3 năm tới. Ngân hàng này cũng cắt giảm dự báo tăng trưởng của mình do nền kinh tế Châu Âu giảm tốc. Xét đến bức tranh giảm tốc của đà phục hồi, chúng tôi cho rằng BoE có thể trì hoãn việc nâng lãi suất trước cuộc tổng tuyển cử diễn ra vào tháng 5 năm tới, gợi ý rằng kỳ vọng nâng lãi suất sẽ bị đẩy lùi thậm chí xa hơn nữa, khiến cho GBP dễ bị tác động.
  • Trước đó, tỷ lệ thất nghiệp của Anh đã tiếp tục không đổi ở mức 6,0% trong tháng 10, mức thấp nhất của nó kể từ tháng 9/2008. Mặc dù tỷ lệ thất nghiệp giữ ở mức ổn định, nhưng thu nhập bình quân theo tuần bao gồm cả thưởng đã tăng 1,0% hàng năm, tăng từ mức +0,7% hàng năm trong tháng 8. Số liệu này nằm trên mức kỳ vọng, nhưng bất chấp sự gia tăng, tiền lương thực tế vẫn giảm khi lạm phát thậm chí còn cao hơn (1,2% hàng năm).
  • Tỷ giá GBP/USD đã giảm điểm mạnh sau khi báo cáo lạm phát được công bố và vào thời điểm giữa ngày tại Châu Âu, cặp tỷ giá tiến về phía ngưỡng hỗ trợ 1.5785; việc tỷ giá chạm ngưỡng này một cách rõ ràng có thể làm khởi phát các mức mở rộng tiếp theo về phía ngưỡng cản 1.5720.

Tỷ giá EUR/GBP đã giảm điểm sau số liệu lao động mạnh mẽ, nhưng bật lại một vài pip bên trên ngưỡng hỗ trợ 0.7800 (S1) sau khi báo cáo lạm phát ôn hòa được công bố. Theo quan điểm của tôi, miễn là ngưỡng kháng cự 0.7915 (R1) được duy trì, xu hướng ngắn hạn tiếp tục là giảm điểm. Mặt khác, việc tỷ giá một lần nữa không thể phá vỡ ngưỡng hỗ trợ đầu tiên tạo ra khả năng đối với việc đẩy tỷ giá lên cao hơn xét về mặt kỹ thuật. Vì vậy, chúng ta phải chờ đợi xem liệu những người đầu cơ giá lên có đủ mạnh để bắt đầu một nỗ lực mới nhằm vượt qua ngưỡng kháng cự 0.7915 (R1) hay không. Đối với xu hướng rộng lớn hơn, trên biểu đồ hàng ngày, cặp tỷ giá đang giao dịch bên dưới đường xu hướng giảm dài hạn hơn màu xanh lơ nhạt (được vẽ từ mức cao nhất của ngày mùng 1/8/2013), khiến cho triển vọng kỹ thuật của tỷ giá tiếp tục là bất lợi.
• Ngưỡng hỗ trợ: 0.7800 (S1), 0.7765 (S2), 0.7730 (S3).
• Ngưỡng kháng cự: 0.7915 (R1), 0.7940 (R2), 0.7980 (R3) .
 
Giao dịch chỉ số cổ phiếu Anh & Mỹ tại IronFX
Một phép tính nho nhỏ. Sau hơn 1 tháng cổ phiếu Alibaba đã tăng hơn 35 USD (Từ 83 USD lên 119 USD)
Mua 100 cổ phiếu bạn sẽ có lãi 3500 USD với vốn bỏ ra chưa đến 1000 USD vì đòn bẩy chúng tôi có thể cung cấp cho bạn lên tới 1:10.
Đồng thời Yahoo có cổ phần lớn nhất trong Alibaba cũng tăng hơn 10 USD (Từ 36 USD lên 50 USD)





quote_icon.png
Gửi bởi IronFX Global



Kính gửi Quý Khách hàng,
Chúng tôi vui mừng thông báo rằng Quý khách có thể giao dịch chỉ số cổ phiếu Alibaba tại IronFX Global từ ngày 24/09!
BẮT ĐẦU GIAO DỊCH CFDs trên thị trường chứng khoán MỸ và ANH NGAY!
Chỉ sổ cổ phiếu Alibaba đã có mặt trên những Nền Tảng Giao Dịch của IronFX dưới mã #BABA. Với khối lượng giao dịch tối thiểu là 10 cổ phiếu hoặc 10 lot, Quý khách có thể giao dịch CFDs có giá trị IPO lớn nhất trong lịch sử, trên bất kỳ nền tảng nào của IronFX.
Giao dịch CFDs trên thị trường Mỹ và Anh và Hàng Hóa tại IronFX Global và trải nghiệm môi trường giao dịch tốt nhất thế giới!

IronFX Global chúc Quý khách Giao dịch Thành công!
Trân trọng,

IronFX
Công ty Hàng đầu Toàn cầu về Giao dịch Trực tuyến


 
IronFX: Bản tin thị trường ngày 13/11/2014
Bức tranh Toàn cảnh


13.11.2014, 11am
  • Triển vọng của đồng đô la sáng lạng thể hiện qua cả yếu tố cơ bản và kỹ thuật. Đồng đô la đã diễn biến trái chiều vào đầu phiên giao dịch hôm nay tại Châu Âu. Nó đã duy trì các mức tăng so với GBP mà nó đã đạt được sau báo cáo lạm phát mang tính nới lỏng về tiền tệ của Ngân hàng Trung ương Anh trong phiên hôm qua, trong khi giảm điểm so với các đồng tiền hàng hóa, đặc biệt là NZD, đồng tiền được thúc đẩy bởi sự tiếp tục gia tăng của chỉ số PMI sản xuất.
  • Cân nhắc đến các biến động hàng ngày, chúng ta không nên quên những gì mà Chủ tịch ECB, Draghi đã nói: rằng sự khác biệt trong chính sách tiền tệ sẽ là động lực cho các thị trường tiền tệ. Chúng ta hãy nhìn vào bức tranh tổng thể từ khía cạnh đó. Gần đây, Fed đã chấm dứt chương trình nới lỏng định lượng của mình và đang tranh luận về thời điểm của đợt nâng lãi suất đầu tiên. Trái lại, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản gần đây đã gia tăng “nới lỏng định lượng và định tính” và hơn nữa đã cam kết tiếp tục chương trình này vô hạn định nếu cần. Hôm qua, Ngân hàng Trung ương Anh đã hạ dự báo về tăng trưởng và lạm phát của mình, khiến cho thị trường (và cả chúng tôi) không chú ý đến các dự báo của họ đối với thời điểm mà đợt nâng lãi suất đầu tiên sẽ diễn ra. Và ECB mới chỉ đang chuẩn bị tiến hành chương trình nới lỏng định lượng. Hôm qua, IMF đã cảnh báo về các rủi ro giảm đối với các dự báo tăng trưởng của mình cho khu vực đồng euro. Khi bức tranh kinh tế tại Châu Âu đi xuống, thậm chí vị Chủ tịch luôn có quan điểm cứng rắn của Bundesbank, Jens Weidmann có vẻ như đã phải nhất trí: trong một cuộc phỏng vấn ngày hôm qua, ông đã đưa ra một số bình luận hết sức ôn hòa, chẳng hạn như “chính sách tiền tệ mở rộng về cơ bản là phù hợp” và “việc hội đồng quản trị của ECB thảo luận các biện pháp bổ sung là có thể hiểu được…” Mặc dù ông tiếp tục phản đối việc mua trái phiếu chính phủ, nhưng việc ông thay đổi giọng điệu trong ít tuần qua là rất đáng chú ý: hiện ông đã cho rằng chính sách của ECB là phù hợp, trong khi đó chỉ cách đây một vài tháng, ông đã bỏ phiếu chống lại chương trình mua ABS; ông tán thành việc tăng quy mô trên bảng cân đối toán của ECB; và ông cho rằng việc thảo luận các biện pháp bổ sung là phù hợp. Việc này cho thấy sự thay đổi lớn trong quan điểm bởi thành viên có quan điểm cứng rắn nhất của Hội đồng quản trị ECB. Do đó, triển vọng tiền tệ của Mỹ gần như là độc nhất trong nhóm G10 (NZD là ngoại lệ duy nhất) và sẽ hỗ trợ USD tăng điểm, theo quan điểm của tôi.

  • Các yếu tố cơ bản thuận lợi cho đồng đô la cũng phù hợp với các yếu tố kỹ thuật thuận lợi. Gần đây, đồng tiền của Mỹ đã xoay sở thành công để đạt được thành công kỹ thuật lớn: tuần trước, chỉ số DXY đã bứt lên trên đường xu hướng giảm 30 năm từ mức cao nhất của tháng 3/1985. Các chuyên gia kỹ thuật đang chờ đợi xem liệu nó có thể đóng cửa trên đường xu hướng đó trong tuần này không, một điểm nào đó trên mức 87.0 (mức của sáng nay: 87.81). Nếu vậy, việc đó có thể báo hiệu sự bắt đầu của xu hướng tăng dài hạn của đồng đô la. Việc chỉ số này bứt lên trên vùng tâm lý 90.00 có thể tái khẳng định sự bứt ra và có lẽ sẽ làm khởi phát các mức mở rộng về phía ngưỡng kháng cự tiếp theo 93.00, tình cờ trùng khớp với ngưỡng thoái lui 23.6% của biến động trong khoảng thời gian từ tháng 3/1985 đến tháng 11 năm nay. Việc nó bứt lên trên ngưỡng 93.00 sẽ khiến chúng ta thực sự tin tưởng rằng xu hướng giảm dài hạn đã chấm dứt. Các chỉ báo dao động báo hiệu động lượng tăng đang gia tăng: Chỉ báo RSI 14 tuần, đã nằm bên trong vùng được mua quá mức, đã tìm thấy ngưỡng hỗ trợ tại ngưỡng 70 và bật lên trở lại, trong khi chỉ báo MACD hàng tuần nằm bên trên đường số 0 và đường báo hiệu, đang hướng lên. Theo quan điểm của tôi, những chỉ báo dao động này làm gia tăng khả năng đối với việc chỉ số tiếp tục tăng điểm. Do đó, cả yếu tố cơ bản và kỹ thuật đều ủng hộ đà tăng mạnh của đồng đô la.
  • Điều duy nhất làm tôi lo lắng đó là việc xác định vị thế. Báo cáo số lượng giao dịch của các nhà đầu tư gần đây cho thấy rằng các vị thế dài đầu cơ đối với USD đã chạm mức cao kỷ lục, với việc xác định vị thế trong một vài đồng tiền, bao gồm EUR, ở hay gần vị thế ngắn ròng nhiều nhất mà chúng đã đạt được trong vòng 5 năm qua. Việc này có thể làm giảm đà tăng của đồng đô la nhưng sẽ không ngăn chặn nó.
  • Các chỉ báo của ngày hôm nay: Trong ngày giao dịch tại Châu Á, Trung Quốc đã công bố rằng doanh số bán lẻ của mình khớp với kỳ vọng, trong khi sản lượng công nghiệp ở mức hơi thấp. Tin tức này đã có ít tác động tới AUD, đồng tiền mà trong mọi trường hợp đã bất ngờ giảm điểm sau khi Phó Thống đốc RBA, Kent đã nói rằng đồng tiền này quá cao so với mức cơ bản và RBA đã không loại trừ sự can thiệp ngoại hối. Tại Nhật Bản, số đơn đặt hàng máy móc cho tháng 9 tăng trên cơ sở hàng tháng thay vì giảm theo như kỳ vọng, nhưng việc đó chỉ khiến cho tỷ giá USD/JPY giảm điểm. Tôi tính toán từ việc xem xét các tính toán ngang giá sức mua khác nhau đối với tỷ giá USD/JPY rằng mức 130 yên là có thể đạt được trong trung hạn.

  • Trong ngày giao dịch tại Châu Âu và Mỹ, chỉ có số liệu phụ được công bố. Chỉ số PPI chính thức của Đức cho tháng 10 sẽ được công bố; như thường lệ, số liệu này được dự báo giống với ước tính sơ bộ. Chỉ số CPI của Pháp cho cùng tháng cũng sẽ được công bố.
  • Tại Mỹ, báo cáo Khảo sát về Số việc làm còn trống và Mức luân chuyển lao động (JOLTS) cho tháng 9 được dự báo cho thấy số việc làm còn trống giảm nhẹ. Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu cho tuần kết thúc vào ngày mùng 8/11 cũng đến hạn công bố.
  • Mặt khác, sẽ có nhiều nhà lãnh đạo ngân hàng trung ương phát biểu, mà những người này có lẽ sẽ là tâm điểm chú ý của thị trường. Chủ tịch Fed, Janet Yellen sẽ có bài phát biểu chào mừng tại một sự kiện của Fed/ECB. Chủ tịch Ngân hàng Dự trữ Liên bang tại New York, William Dudley, Chủ tịch Ngân hàng Dự trữ Liên bang tại Philadelphia, Charles Plosser và Chủ tịch Ngân hàng Dự trữ Liên bang tại Minneapolis, Narayana Kocherlakota sẽ phát biểu tại các sự kiện khác nhau. Dudley và Kocherlakota là những người có quan điểm hết sức ôn hòa, trong khi Plosser là người có quan điểm hết sức cứng rắn và tất cả họ đều là thành viên có quyền bỏ phiếu, mà việc này khiến cho các bài phát biểu của họ có tầm quan trọng nhất định. Thành viên Ban điều hành ECB, Benoit Coeure cũng sẽ phát biểu.
Thị trường
Tiêu Điểm

Tỷ giá EUR/USD giao dịch trong mô hình tam giác đối xứng


Tỷ giá EUR/USD tiếp tục bị chặn lại bên dưới đường xu hướng giảm màu đen và đường trung bình động 50 kỳ. Đã có một vài nỗ lực nhằm phá vỡ đường xu hướng ngắn hạn, nhưng không nỗ lực nào trong số các nỗ lực này tìm thấy nhiều sự hỗ trợ và cặp tỷ giá hiện đã hình thành mô hình tam giác đối xứng, phản ánh sự lưỡng lự của các nhà đầu tư. Các số liệu GDP sơ bộ cho quý 3 của Eurozone sẽ được công bố vào thứ Sáu có thể làm khởi phát sự bứt ra và thiết lập xu hướng của cặp tỷ giá. Thông thường, các mô hình tam giác đối xứng được coi là một mô hình tiếp diễn. Xét đến triển vọng bất lợi của tỷ giá EUR/USD trong bức tranh lớn hơn, việc này tạo ra nhiều khả năng hơn về sự bứt xuống, theo quan điểm của tôi.
• Ngưỡng hỗ trợ: 1.2360 (S1), 1.2300 (S2), 1.2250 (S3).
• Ngưỡng kháng cự: 1.2535 (R1), 1.2620 (R2), 1.2745 (R3) .

Tỷ giá GBP/USD sụt điểm mạnh sau khi báo cáo lạm phát được công bố

Tỷ giá GBP/USD đã sụt điểm mạnh sau khi báo cáo lạm phát được công bố, phá vỡ ngưỡng hỗ trợ chuyển thành ngưỡng kháng cự 1.5785 (R1). Việc tỷ giá bứt xuống dưới ngưỡng đó đã báo hiệu mức thấp nhất thấp hơn sắp tới trên biểu đồ hàng ngày và có thể làm khởi phát các mức mở rộng về phía ngưỡng hỗ trợ tiếp theo 1.5720 (S1), được xác định bởi mức cao nhất của ngày 21/8/2013. Các dấu hiệu động lượng hỗ trợ khả năng này: Chỉ báo RSI đã tiến về phía ngưỡng 30 và đang hướng xuống, trong khi chỉ báo MACD, đã nằm trong vùng âm, đã vượt xuống dưới đường khởi phát của nó. Trong bức tranh lớn hơn, tôi vẫn giữ quan điểm rằng miễn là cặp tỷ giá giao dịch bên dưới đường trung bình động số mũ 80 ngày, triển vọng chung tiếp tục là bất lợi.
• Ngưỡng hỗ trợ: 1.5720 (S1), 1.5665 (S2), 1.5620 (S3) .
• Ngưỡng kháng cự: 1.5785 (R1), 1.5840 (R2), 1.5950 (R3).

Tỷ giá USD/JPY củng cố

Tỷ giá USD/JPY đã đi ngang vào thứ Tư, giao dịch bên dưới ngưỡng kháng cự 116.00 (R1). Tôi vẫn nhận thấy tín hiệu phân kỳ âm giữa các chỉ báo động lượng ngắn hạn và biến động tỷ giá, do đó, tôi sẽ lưu tâm đến sự thoái lui có thể trong tương lai gần, trước khi những người đầu cơ giá lên thắng thế một lần nữa. Sự thoái lui có thể diễn ra ít nhất là về phía ngưỡng hỗ trợ 114.70 (S1), nằm ngay bên trên ngưỡng thoái lui 23.6% của đà tăng trong khoảng thời gian từ ngày 29/10 đến ngày 11/11. Đối với xu hướng rộng lớn hơn, tôi cho rằng triển vọng chung tiếp tục là khả quan và tôi sẽ coi mọi sự thoái lui là biến động điều chỉnh trước khi những người mua thắng thế một lần nữa. Hơn nữa, chỉ báo MACD hàng ngày đã nằm trên đường số 0 và đường khởi phát của nó và không cho thấy dấu hiệu chạm đỉnh nào, trong khi chỉ báo RSI 14 ngày tiếp tục nằm trong vùng được mua quá mức. Đây là những dấu hiệu động lượng tăng gợi ý rằng đà phục hồi có thể tiếp diễn.
• Ngưỡng hỗ trợ: 114.70 (S1), 113.80 (S2) 113.10 (S3).
• Ngưỡng kháng cự: 116.00 (R1), 117.00 (R2), 118.00 (R3).

Vàng tiếp tục tăng điểm gần ngưỡng 1167

Vào thứ Tư, vàng đã tiếp tục nỗ lực để chạm ngưỡng kháng cự 1167 (R1), nhưng một lần nữa nó đã không thành công. Vào đầu giờ giao dịch tại Châu Âu, giá vàng đã tiến về phía ngưỡng đó. Miễn là ngưỡng kháng cự ngày tồn tại, tôi thích đứng bên lề hơn ít nhất là trong ngắn hạn. Chỉ báo RSI nằm ngay bên trên ngưỡng 50 và đang hướng xuống, trong khi chỉ báo MACD đã ngấp nghé bên trên đường số 0 và đường báo hiệu, duy trì viễn cảnh chạm ngưỡng 1167 (R1) một lần nữa. Trên biểu đồ hàng ngày, cấu trúc giá tiếp tục gợi ý xu hướng giảm nhưng tôi sẽ giữ quan điểm rằng việc giá vàng bứt xuống dưới vùng 1137 (S1) là cần thiết để trở lên tin tưởng hơn vào các mức mở rộng tiếp theo.
• Ngưỡng hỗ trợ: 1137 (S1), 1125 (S2), 1100 (S3) .
• Ngưỡng kháng cự: 1167 (R1), 1180 (R2), 1205 (R3).

Dầu WTI tiếp tục đi ngang

Dầu WTI đã đi ngang giữa vùng hỗ trợ 76.00 (S1) và ngưỡng kháng cự 79.80 (R1). Vì giá dầu có vẻ đang dao động giữa những ngưỡng này, nên tôi thích giữ quan điểm trung lập hơn. Việc dầu phá vỡ ngưỡng 76.00 (S1) một cách rõ ràng và dứt khoát là cần thiết đối với các đà giảm tiếp theo, có lẽ là về phía vùng tâm lý 75.00 (S2), được xác định bởi mức thấp nhất của tháng 10/2010. Mặt khác, việc dầu bứt lên trên ngưỡng 79.80 (R1) có thể làm khởi phát các mức mở rộng tiếp theo về phía ngưỡng 81.00 (R2). Trên biểu đồ hàng ngày, cấu trúc giá tiếp tục là mức cao nhất thấp hơn và mức thấp nhất thấp hơn bên dưới cả đường trung bình động 50 ngày và 200 ngày, khiến cho xu hướng chung của dầu tiếp tục là giảm điểm.
• Ngưỡng hỗ trợ: 76.00 (S1), 75.00 (S2), 73.65 (S3) .
• Ngưỡng kháng cự: 79.80 (R1), 81.00 (R2), 83.50 (R3).
 
IronFX: Bản tin thị trường ngày 14/11/2014
Bức tranh Toàn cảnh


14.11.2014, 10am
  • Giá dầu giảm mạnh. Một ngày khá trầm lắng đối với các thị trường tài chính, nhưng là một ngày nhiều biến động đối với dầu. Với việc có ít tin tức để làm chuyển biến thị trường, lợi tức trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Mỹ đã giảm 3 điểm cơ bản, chứng khoán đóng cửa gần như không đổi ngày thứ 3 liên tiếp và đồng đô la nhìn chung là tăng điểm.
  • Biến động lớn nhất đó là trên thị trường dầu, nơi mà giá cả đã tiếp tục sụt giảm. Irắc và người Kurd đã đạt được thỏa thuận về lượng xuất khẩu dầu có thể bổ sung tới 400.000 thùng/ngày vào lượng cung dầu vào năm tới. Các cuộc đàm phán của Iran với Mỹ về các dự án hạt nhân của Iran đã tiếp diễn, tiếp tục mở ra khả năng rằng nguồn cung của Iran sẽ sẵn có cho phương Tây nếu một thỏa thuận đạt được. Trong khi đó, OPEC đang chống lại các lời kêu gọi cắt giảm sản lượng vào cuộc họp sẽ diễn ra vào ngày 27/11 của mình và thay vào đó là cắt giảm giá xuất khẩu tới Mỹ, nơi nguồn cung dầu đang dư thừa, trong một nỗ lực rõ ràng nhằm buộc những nhà sản xuất dầu đá phiến của Mỹ ra khỏi thị trường. Việc giá dầu giảm có thể có tác động có lợi đối với nền kinh tế toàn cầu: Wal-Mart Stores, chẳng hạn, đã công bố gia tăng trong doanh số bán hàng tại các cửa hàng đã mở cửa tối thiểu một năm trong quý 3 lần đầu tiên trong 7 quý, với việc giá xăng dầu giảm được trích dẫn như là một trong số những nguyên nhân. Mặt khác, giá dầu giảm đang khiến cho các ngân hàng trung ương phải đau đầu khi lạm phát giảm trên toàn thế giới. Chỉ số CPI của Ba Lan đạt mức -0,6% hàng năm trong tháng 10, mức thấp nhất kể từ năm 1982, trong khi Ngân hàng Trung ương Italia đã cảnh báo rằng giá đình trệ trong khoảng thời gian kéo dài sẽ làm tiêu tan hy vọng về việc hạ thấp khoản nợ công khổng lồ của nước này, hiện đang đạt mức cao nhất thứ hai tại Châu Âu sau Hy Lạp, ở mức 132% GDP.
  • Việc giá dầu giảm mạnh là tin xấu đối với các quốc gia sản xuất hàng hòa và trên thực tế, CAD là đồng tiền thể hiện kém nhất thứ hai trong nhóm G10 sau GBP, đồng tiền vẫn phải chịu các hậu quả của báo cáo lạm phát công bố hôm thứ Tư. Xuất khẩu năng lượng, chủ yếu xuất sang Mỹ, chiếm 24% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Canađa và vì vậy, giá năng lượng của Mỹ có ý nghĩa rất quan trọng đối với các điều kiện mậu dịch của Canađa. Mặt khác, NOK đã ổn định so với USD trong ngày hôm qua. Trong vòng 10 năm trở lại đây, các cặp tỷ giá nhạy cảm nhất với giá dầu là USD/NOK, USD/CAD, AUD/USD, AUD/JPY and USD/BRL. Nhìn vào khung thời gian ngắn hơn (hai năm trở lại đây), tỷ giá USD/RUB đã đứng đầu danh sách và tỷ giá USD/MXN cũng xếp ở vị trí khá cao trong danh sách.

  • Báo cáo Khảo sát về Số việc làm còn trống và Mức luân chuyển lao động (JOLTS) của Mỹ đã cho thấy số việc làm còn trống giảm nhiều hơn mong đợi trong tháng 9 ở mức 4,735 triệu so với mức 4,835 triệu trong tháng 8. Tuy nhiên, điều mà thị trường tập trung vào ở đây là “tỷ lệ bỏ việc”, tức là tỷ lệ mà các nhân công Mỹ bỏ việc làm của mình. Đây là chỉ số quan trọng cho biết mức độ tin tưởng trên thị trường việc làm, bởi vì trong thế giới ngày nay, sẽ có ít người bỏ việc làm trừ phi họ tin rằng họ có thể sớm tìm được việc khác. Tỷ lệ bỏ việc đã tăng lên mức 2,0% từ mức 1,8%, vì vậy, hiện giờ nó đã quay trở lại quanh mức so với trước cuộc khủng hoảng tài chính. Đây là một tin tức đáng khích lệ đối với thị trường lao động Mỹ. Tuy nhiên, kỳ vọng lãi suất đối với quỹ Fed trong dài hạn của Mỹ đã giảm 3,5 điểm cơ bản.
  • Các chỉ báo của ngày hôm nay: Trong ngày giao dịch tại Châu Âu, số liệu GDP sơ bộ cho quý 3 sẽ được công bố từ Pháp, Đức và toàn Eurozone. Chỉ số GDP sơ bộ của Eurozone cho quý 3 dự kiến mở rộng chỉ 0,1% hàng quý so với mức đình trệ trong quý 2. Số đơn đặt hàng nhà máy gây thất vọng gần đây và sản lượng công nghiệp trong tháng 9 của Đức gia tăng khả năng đối với số liệu dưới mức dự báo. Tỷ giá EUR/USD đã giao dịch trong phạm vi hẹp trong vòng một vài ngày gần đây trước thời điểm công bố số liệu GDP. Số liệu yếu kém của Đức có thể là chất xúc tác để đẩy cặp tỷ giá xuống dưới ngưỡng 1.2400 một lần nữa, theo quan điểm của tôi.

  • Ngoài ra, chỉ số CPI chính thức của Eurozone cho tháng 10 dự kiến tiếp tục không đổi so với ước tính nhanh đang ở mức 0,4% hàng năm.
  • Từ Anh, sản lượng xây dựng cho tháng 9 được dự báo tăng, đổi chiều hoàn toàn so với tháng 8.
  • Tại Canađa, chúng ta sẽ nhận được doanh số sản xuất cho tháng 9.
  • Tại Mỹ, doanh số bán lẻ cho tháng 10 được dự báo tăng 0,2% hàng tháng, đổi chiều hoàn toàn so với mức -0,3% hàng tháng trong tháng 9. Tương tự, doanh số bán lẻ trừ các mặt hàng biến động là ô tô và xăng dầu dự kiến tăng, bật lại so với tháng trước đó. Sau sự sụt giảm bất ngờ của tháng trước đó, sự bật lại có thể củng cố USD. Chỉ số niềm tin tiêu dùng sơ bộ của Đại học Michigan cho tháng 11 cũng sẽ được công bố.
  • Về phần các diễn giả của ngày hôm nay, thành viên Ban điều hành được mạnh danh nói nhiều của ECB là Benoit Coeure sẽ phát biểu một lần nữa, cũng như Chủ tịch Ngân hàng Dự trữ Liên bang tại St. Louis, James Bullard và Phó Chủ tịch Fed, Stanley Fischer.
Thị trường
Tiêu Điểm

Tỷ giá EUR/USD tiếp tục giao dịch trong mô hình tam giác đối xứng


Tỷ giá EUR/USD tiếp tục bị chặn lại bên dưới đường xu hướng giảm màu đen và đường trung bình động 50 kỳ. Đã có một vài nỗ lực nhằm phá vỡ đường xu hướng ngắn hạn, nhưng không nỗ lực nào trong số các nỗ lực này tìm thấy nhiều sự hỗ trợ. Biến động không có xu hướng của cặp tỷ giá phản ánh lo lắng của các nhà đầu tư trước thời điểm số liệu GDP của Eurozone sẽ được công bố trong ngày hôm nay. Số liệu gần đây gợi ý rằng tăng trưởng trong khu vực đang giảm sút, mà việc này có thể làm khởi phát sự bứt ra và thiết lập xu hướng của cặp tỷ giá. Thông thường, các mô hình tam giác đối xứng được coi là một mô hình tiếp diễn và việc tỷ giá bứt ra theo một trong hai chiều có thể xác định xu hướng ngắn hạn. Xét đến triển vọng tăng trưởng đình trệ của khối, việc này tạo ra nhiều khả năng hơn về sự bứt xuống, theo quan điểm của tôi.
• Ngưỡng hỗ trợ: 1.2360 (S1), 1.2300 (S2), 1.2250 (S3).
• Ngưỡng kháng cự: 1.2535 (R1), 1.2620 (R2), 1.2745 (R3) .

Tỷ giá GBP/USD sụt điểm mạnh vào thứ Năm

GBP/USD đã sụt điểm mạnh trong thứ 5, bứt xuống dưới ngưỡng hỗ trợ (chuyển thành ngưỡng kháng cự) 1.5720 (R1). Việc tỷ giá bứt xuống dưới ngưỡng 1.5785 (R2) đã báo hiệu mức thấp nhất thấp hơn trên biểu đồ hàng ngày và hỗ trợ khả năng đối với các đà giảm tiếp theo. Vào đầu giờ giao dịch tại Châu Âu, cặp tỷ giá tiến về phía ngưỡng hỗ trợ 1.5665 (S1); việc tỷ giá phá vỡ ngưỡng đó có thể ngụ ý sự giảm điểm lớn hơn và sẽ nhắm tới ngưỡng hỗ trợ 1.5620 (S2). Các dấu hiệu động lượng hỗ trợ khả năng này: Chỉ báo RSI đã tiếp tục tiến vào vùng được bán quá mức và đang hướng xuống, trong khi chỉ báo MACD, đã nằm trong vùng âm, nhưng không cho thấy dấu hiệu chạm đáy nào. Những chỉ báo dao động này gợi ý động lượng giảm gia tăng. Trong bức tranh lớn hơn, tôi vẫn giữ quan điểm rằng miễn là cặp tỷ giá giao dịch bên dưới đường trung bình động số mũ 80 ngày, triển vọng chung của tỷ giá tiếp tục là bất lợi.
• Ngưỡng hỗ trợ: 1.5665 (S1), 1.5620 (S2), 1.5550 (S3) .
• Ngưỡng kháng cự: 1.5720 (R1), 1.5785 (R2), 1.5840 (R3).

Tỷ giá USD/JPY củng cố

Tỷ giá USD/JPY đã củng cố vào thứ Năm, giao dịch bên dưới ngưỡng kháng cự 116.00 (R1). Tôi vẫn nhận thấy tín hiệu phân kỳ âm giữa cả 2 chỉ báo động lượng ngắn hạn và biến động tỷ giá, do đó, tôi sẽ tiếp tục lưu tâm đến sự thoái lui có thể trong ngắn hạn. Sự thoái lui có thể diễn ra, ít nhất là về phía ngưỡng hỗ trợ 114.70 (S1), nằm ngay bên trên ngưỡng thoái lui 23.6% của đà tăng trong khoảng thời gian từ ngày 29/10 đến ngày 11/11. Đối với xu hướng rộng lớn hơn, tôi cho rằng triển vọng chung tiếp tục là khả quan và tôi sẽ coi mọi sự thoái lui có thể là biến động điều chỉnh trước khi những người mua thắng thế một lần nữa. Hơn nữa, chỉ báo MACD hàng ngày đã nằm trên đường số 0 và đường khởi phát của nó và không cho thấy dấu hiệu chạm đỉnh nào, trong khi chỉ báo RSI 14 ngày tiếp tục nằm trong vùng được mua quá mức. Đây là những dấu hiệu động lượng tăng gợi ý rằng đà phục hồi có thể tiếp diễn.
• Ngưỡng hỗ trợ: 114.70 (S1), 113.80 (S2) 113.10 (S3).
• Ngưỡng kháng cự: 116.00 (R1), 117.00 (R2), 118.00 (R3).

Vàng giao dịch ổn định gần ngưỡng 1167

Vàng đã tiếp tục lại các nỗ lực của nó vào thứ Năm nhằm phá vỡ ngưỡng kháng cự 1167 (R1), nhưng một lần nữa, những người đầu cơ giá lên không đủ mạnh để đẩy giá vàng lên trên ngưỡng đó. Vào đầu giờ giao dịch tại Châu Âu, giá vàng đang tiến về phía ngưỡng đó. Miễn là ngưỡng kháng cự này tồn tại, tôi thích đứng bên lề hơn ít nhất là trong ngắn hạn. Trên biểu đồ hàng ngày, cấu trúc giá tiếp tục gợi ý xu hướng giảm nhưng tôi sẽ giữ quan điểm rằng việc giá vàng bứt xuống dưới vùng 1137 (S1) là cần thiết để trở lên tin tưởng hơn vào các mức mở rộng tiếp theo.
• Ngưỡng hỗ trợ: 1137 (S1), 1125 (S2), 1100 (S3) .
• Ngưỡng kháng cự: 1167 (R1), 1180 (R2), 1205 (R3).

Dầu WTI giảm điểm mạnh vào thứ Năm

Dầu WTI đã giảm điểm mạnh, phá vỡ 2 ngưỡng hỗ trợ liên tiếp. Đà giảm đã bị chặn lại ngay trên ngưỡng hỗ trợ 73.65 (S1). Việc giá dầu phá vỡ ngưỡng đó một cách rõ ràng và dứt khoát có thể làm khởi phát các mức mở rộng tiếp theo về phía ngưỡng hỗ trợ 71.50 (S2), được xác định bởi mức thấp nhất của ngày 31/8/2010. Xem xét các chỉ báo động lượng, chỉ báo RSI đã đi vào vùng được bán quá mức và đang hướng xuống đôi chút, trong khi chỉ báo MACD, đã nằm bên dưới ngưỡng 0, đi qua đường báo hiệu của nó và bứt xuống. Đây là những dấu hiệu động lượng giảm gợi ý rằng các đà giảm tiếp theo có thể diễn ra. Trên biểu đồ hàng ngày, cấu trúc giá tiếp tục là mức cao nhất thấp hơn và mức thấp nhất thấp hơn bên dưới cả đường trung bình động 50 ngày và 200 ngày, khiến cho xu hướng chung của dầu tiếp tục là giảm điểm.
• Ngưỡng hỗ trợ: 73.65 (S1), 71.50 (S2), 70.00 (S3) .
• Ngưỡng kháng cự: 76.00 (R1), 78.90 (R2), 81.00 (R3).
 
Cổ phiếu Apple lập kỷ lục với giá 113 USD

Sự ra mắt của iPhone 6 ngày 09/09/2014 giúp doanh thu của Apple bùng nổ giá cổ phiếu tính đến thời điểm hiện tại (14/11/2014) là 113 USD. Đây là mức giá cao nhất mọi thời đại, trước đây cổ phiếu của Apple từng được giao dịch với hơn 700 USD hồi tháng 09/2012. Tuy nhiên vào tháng 06/2014 vừa rồi hãng đã thực hiện tách cổ phiếu theo tỷ lệ 1 thành 7 và hoạt động này không ảnh hưởng đến giá trị của Apple nó giúp nhà đầu tư mua được cổ phiếu với giá rẻ hơn. Nếu chia ra, giá kỷ lục của Apple trước đó chỉ hơn là 100,5 USD

Bên cạnh đó, tin đồn 2015 Apple sẽ gia nhập thị trường đồng hồ thông minh với một chiếc "iWatch" cũng khiến nhà đầu tư hào hứng.

Kế hoạch mua lại cổ phiếu và trả cổ tức của Apple cũng rất được chào đón, đặc biệt là tỷ phú Carl Icahn, người luôn thúc giục Apple nhanh chóng tiêu số tiền mặt khổng lồ đã lên tới cả trăm tỷ USD. Gần đây Apple cũng rất chịu khó chi cho hoạt động mua bán – sáp nhập khi bỏ 3 tỷ USD mua Beats và hàng loạt doanh nghiệp nhỏ khác.

apple.jpg
 
Last edited:
TIÊU ĐIỂM TRONG NGÀY - Tỷ giá NZD/USD
14.11.2014, 2pm
  • Đồng đô la đã để mất phần lớn số điểm mà nó tăng được qua đêm so với gần như mọi đồng tiền đối ứng lớn của nó trong nhóm G10 trong phiên sáng nay tại Châu Âu. Nó chỉ tăng điểm so với JPY.
  • Việc công bố số liệu GDP cho quý 3 làm nổi bật nền kinh tế Eurozone dễ bị tác động. Mặc dù các nền kinh tế lớn nhất của khu vực này, Đức và Pháp chỉ vừa kịp xoay sở thành công để tránh được việc trượt vào vùng suy thoái, nhưng tăng trưởng nhẹ có thể khiến EUR phải chịu áp lực. Số liệu GDP sơ bộ của Pháp đã tăng 0,3% hàng quý trong quý 3, từ mức thu hẹp -0,1% hàng quý được điều chỉnh trong quý 2. Nền kinh tế Đức, quốc gia mà không lâu trước đây được coi là đầu tàu tăng trưởng của Châu Âu, chỉ vừa kịp tránh được suy thoái và tăng 0,1% hàng quý trong quý 3, bật lại từ mức -0,1% hàng quý trong quý 2 và khớp với dự báo của thị trường. Nền kinh tế của Eurozone đã tăng 0,2% hàng quý trong quý 3, tăng so với mức 0,1% hàng quý trong quý 2 và vượt ước tính +0,1% hàng quý. Bất chấp tăng trưởng nhẹ và triển vọng về sự điều chỉnh trong tỷ giá EUR/USD, chúng tôi vẫn giữ quan điểm là đồng đô la sẽ giảm điểm trong dài hạn hơn.

NZD nằm trong số các đồng tiền tăng điểm nhiều nhất so với đồng đô la Mỹ trong phiên sáng tại Châu Âu, giao dịch ngay bên trên đường vòng cổ (đường màu đèn) của mô hình đầu và vai lộn ngược. Mục tiêu đầu tiên của mô hình này nằm ngay bên trên ngưỡng kháng cự 0.8000 (R1). Các chỉ báo động lượng ủng hộ các đà tăng tiếp theo vì chỉ báo RSI đã tìm thấy ngưỡng hỗ trợ tại ngưỡng 50 và bật lên, trong khi chỉ báo MACD đã ở trong vùng dương và có vẻ đã sẵn sàng vượt lên qua đường số 0 lần thứ hai. Tuy nhiên, trong bức tranh lớn hơn, mọi thứ không lạc quan như vậy. Việc tỷ giá bứt lên trên ngưỡng 0.8045 (R2) là cần thiết để hình thành mức cao nhất cao hơn trên biểu đồ hàng ngày để làm khởi phát các mức mở rộng tiếp theo. Tôi cũng quan sát thấy tín hiệu phân kỳ dương giữa cả 2 chỉ báo dao động và biến động tỷ giá trên biểu đồ hàng ngày, mà việc này ủng hộ sự điều chỉnh.
• Ngưỡng hỗ trợ: 0.7980 (S1), 0.7700 (S2), 0.7660 (S3).
• Ngưỡng kháng cự: 0.8000 (R1), 0.8045 (R2), 0.8080 (R3).
 
IronFX: Bản tin thị trường ngày 17/11/2014
Bức tranh Toàn cảnh


17.11.2014, 11am
  • Đồng đô la Mỹ giảm điểm do lãi suất của Mỹ sụt giảm: Doanh số bán lẻ của Mỹ đã bất ngờ tăng và lợi tức trái phiếu của Mỹ bắt đầu tăng lên, kéo đồng đô la lên cùng với nó. Số liệu này đã làm gia tăng các kỳ vọng của thị trường về số liệu GDP mạnh mẽ cho quý 3 của Mỹ, trái ngược với số liệu tăng trưởng quý 3 yếu kém được công bố cho Châu Âu vào thứ Sáu tuần trước. (Dự báo của thị trường cho GDP quý 3 của Mỹ hiện là 3,2%. Số liệu này sẽ được công bố vào ngày 25/11.) Tuy nhiên, tác động của báo cáo này đã biến mất khá nhanh chóng. Khi lợi tức trái phiếu kỳ hạn 10 năm tiến gần mức 2,40 (mức cao nhất = 2,375%), một điểm kháng cự gần đây, thị trường đã đảo chiều, được hỗ trợ bởi sự sụt giảm trong thước đo kỳ vọng lạm phát 5 năm của Đại học Michigan xuống mức 2,6%, gần mức thấp kỷ lục 2,5% được thiết lập vào tháng 9/2002. Sau đó, vào cuối ngày giao dịch tại Mỹ, vàng đã bắt đầu tăng điểm mạnh khi một cuộc thăm dò từ Thụy Sĩ đã cho thấy việc bỏ phiếu “đồng ý” đã nhận được nhiều sự ủng hộ hơn kỳ vọng. Việc này đã tác động mạnh đến USD và đồng đô la đã bắt đầu giảm điểm mạnh. Tỷ giá EUR/USD đã giao dịch trong khoảng 1.2399-1.2546 trong vòng 4 giờ hay 1,2%, so với khoảng 1,8% cho cả tháng 11 tính tới thời điểm đó. Mặc dù tất cả những điều này đang diễn ra trên thị trường ngoại hối và trái phiếu, nhưng chứng khoán vẫn tiếp tục ảm đạm; một lần nữa, chỉ số S & P 500 đã đóng cửa gần như không đổi.

  • Lợi tức trái phiếu kỳ hạn 10 năm đã kết thúc ngày giao dịch tại Mỹ ở mức 2,32% và trong phiên sáng nay, vào đầu phiên giao dịch tại Châu Âu, được báo giá ở mức 2,28%, mà việc này có thể giải thích một phần tại sao đồng đô la đang giảm điểm so với các đồng tiền đối ứng trong nhóm G10 của nó. Mặt khác, kỳ vọng lãi suất như được thể hiện bởi hợp đồng kỳ hạn quỹ của Fed gần như không thay đổi, vì vậy, không có việc cân nhắc lại đáng kể về đường hướng chính sách ngắn hạn của Fed, mà chỉ là mức cân bằng dài hạn hơn của lãi suất khi triển vọng cho lạm phát thay đổi.
  • Cuộc họp của nhóm G20 đã không hề đề cập đến lãi suất ngoại hối. Các nhà lãnh đạo đã thống nhất với các kế hoạch được thảo ra bởi các bộ trưởng tài chính của mình vào tháng 2, được biết đến như là Kế hoạch Hành động Brisbane, nhằm thúc đẩy tăng trưởng GDP chung thêm ít nhất 2% vào năm 2018. Họ cũng sẽ làm việc này bằng cách tăng cường “đầu tư, thương mại và cạnh tranh”. Họ đã nói rằng “nền kinh tế toàn cầu đang bị kìm hãm bởi sự thiếu hụt nhu cầu”. Trong trường hợp đó, chính sách tài chính phải là giải pháp. Về chủ đề này, họ đã nói rằng “chúng tôi sẽ tiếp tục thực hiện các chiến lược tài chính một cách linh hoạt, cân nhắc đến các điều kiện kinh tế ngắn hạn, đồng thời đưa nợ công vào như là một phần của GDP trên đường lối bền vững”. Một điều được mọi người chú ý: Chính sách của Pháp có thể ám chỉ đến cụm từ “linh hoạt”, trong khi chính sách của Đức có thể ám chỉ đến cụm từ “đường lối bền vững”. Vào cuối ngày, mọi người có thể làm bất kỳ việc gì mà họ muốn. Có lẽ tuyên bố quan trọng nhất đó là “chúng tôi sẽ giám sát và đoàn kết để chịu trách nhiệm thực hiện các cam kết của mình”, mà việc này có nghĩa là sẽ có nhiều cơ hội cho việc quy kết trách nhiệm trong những tháng tới. Thực tế đó là, nâng tăng trưởng toàn cầu đã và đang là mục tiêu của G20 trong cả năm nay và trong cả các các năm trước, nhưng tăng trưởng vẫn đang ảm đạm, đặc biệt là tại Châu Âu. Lần cuối bạn nghe thấy một chính trị gia đứng lên và nói “chúng ta phải làm việc X, Y và Z để đáp ứng các cam kết của G20 là khi nào?” Tôi không thể nhớ.
  • Các chỉ báo của ngày hôm nay: Nói về tăng trưởng ảm đạm, GDP quý 3 của Nhật Bản được công bố ở mức -1,6% hàng quý, tốc độ hàng năm điều chỉnh theo mùa, một sự thất vọng lớn (kỳ vọng của thị trường: +2,2%) sau mức giảm mạnh -7,1% hàng quý, tốc độ hàng năm điều chỉnh theo mùa trong quý 2 sau việc nâng thuế tiêu thụ. Việc này làm gia tăng khả năng rằng Thủ tướng Abe sẽ triệu tập một cuộc bầu cử đột xuất dưới dạng trưng cầu dân ý về nâng thuế tiêu thụ một lần nữa và sẽ sử dụng việc tái bầu cử của ông như là lời giải thích cho việc trì hoãn nó. Theo như tin đưa, ông sẽ tổ chức cuộc họp báo vào ngày mai để đưa ra tuyên bố.
  • Các ngụ ý đối với JPY là bất lợi: việc trì hoãn sẽ tốt cho thị trường chứng khoán, mà việc này có nghĩa là tỷ giá USD/JPY tăng điểm (đồng yên yếu hơn), và nó cũng có nghĩa là có ít tiết kiệm hơn trong toàn nền kinh tế, do đó dẫn đến thặng dư tài khoản vãng lai thấp hơn.
  • Trong ngày giao dịch tại Châu Âu, cán cân thương mại của Eurozone cho tháng 9 và cán cân thương mại của Na Uy cho tháng 10 sẽ được công bố. Tại Thụy Điển, tỷ lệ thất nghiệp chính thức cho tháng 10 dự báo tăng đôi chút, khớp với sự gia tăng gần đây trong tỷ lệ thất nghiệp theo PES cho cùng tháng.
  • Từ Mỹ, sản lượng công nghiệp cho tháng 10 dự kiến tăng hàng tháng nhưng ở tốc độ chậm hơn so với trong tháng 9. Chỉ số PMI sản xuất theo Empire State cho tháng 11 dự kiến cải thiện.
  • Theo lịch, chúng ta sẽ có 4 diễn giả của ECB phát biểu trong ngày hôm nay: Thành viên Ban điều hành, Yves Mersch, thành viên Ban điều hành, Peter Praet và thành viên Ban điều hành được mạnh danh là nói nhiều Benoit Coeure. Ngoài ra, Chủ tịch ECB, Mario Draghi sẽ có bài trình bày hàng quý trước Ủy ban về các Vấn đề Kinh tế và Tiền tệ (ECON) của Nghị viện Châu Âu tại Brussels. Tại cuộc họp báo sau cuộc họp gần đây nhất của ECB, ông Draghi đã nêu rõ rằng ECB đê ngỏ khả năng áp dụng các biện pháp mới nếu cần, vì vậy, chúng tôi không kỳ vọng bất kỳ bất ngờ nào tại sự kiện này.
  • Các ngày còn lại của tuần: Tiêu điểm sẽ là biên bản của Fed từ cuộc họp chính sách tháng 10 của FOMC sẽ được công bố vào thứ Tư. Biên bản này sẽ cung cấp các chi tiết về quyết định nhằm chấm dứt chương trình nới lỏng định lượng lần thứ 3 (QE3) và sự cải thiện trên thị trường lao động. Việc đề cập đến thời điểm khi các thành viên kỳ vọng bắt đầu nâng lãi suất có thể khiến USD tăng điểm.
  • Vào thứ Ba, chúng ta sẽ nhận được chỉ số CPI của Anh cho tháng 10 và theo dự báo, tỷ lệ thất nghiệp sẽ tiếp tục không đổi. Từ Đức, chúng ta sẽ nhận được kết quả cuộc khảo sát ZEW cho tháng 11. Vào thứ Tư, ngoài biên bản cuộc họp của Fed, Ngân hàng Trung ương Anh sẽ công bố biên bản cuộc họp tháng 11 của mình. Đối với các chỉ báo, số nhà ở xây mới và số giấy phép xây dựng của Mỹ cho tháng 10 được dự báo tăng, gợi ý hoạt động của khu vực nhà ở được cải thiện. Vào thứ Tư, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản sẽ tổ chức cuộc họp chính sách, nhưng sau các biện pháp kích thích bổ sung gần đây, không thay đổi nào trong chính sách được kỳ vọng.
  • Thứ Năm là ngày của chỉ số PMI. Trong giờ tại Châu Á, chúng ta sẽ nhận được chỉ số PMI sản xuất sơ bộ của Trung Quốc theo HSBC cho tháng 11 và trong ngày giao dịch tại Châu Âu, các chỉ số PMI sơ bộ của Eurozone cũng cho tháng 11 sẽ được công bố ngay sau khi số liệu từ Đức và Pháp được công bố. Vào cuối ngày, chúng ta sẽ nhận được chỉ số PMI sản xuất sơ bộ của Mỹ cho tháng 11 từ Markit. Chỉ số CPI của Mỹ cho tháng 10 được dự báo giảm đôi chút.
  • Sau cùng vào thứ Sáu, chỉ số CPI của Canađa cho tháng 10 được kỳ vọng tiếp tục không đổi trong tốc độ so với tháng 9. Việc này có thể chứng tỏ hỗ trợ CAD.
Thị trường
Tiêu Điểm

Tỷ giá EUR/USD bật lại từ ngưỡng 1.2400


Tỷ giá EUR/USD đã bật lại từ ngưỡng 1.2400 (S2) vào thứ Sáu tuần trước và vào hôm nay, trong phiên sáng tại Châu Á, nó đã bứt lên trên ngưỡng kháng cự (chuyển thành ngưỡng hỗ trợ) 1.2530 (S1). Tuy nhiên, đà tăng đã bị chặn lại bởi ngưỡng kháng cự 1.2575 (R1), được xác định bởi mức cao nhất của ngày mùng 4/11. Mặc dù các chỉ báo dao động ngắn hạn hỗ trợ khả năng đối với đà tăng tiếp theo, nhưng tôi cho rằng mọi mức mở rộng của đà phục hồi vào thứ Sáu tuần trước sẽ tiếp tục bị giới hạn gần đường trung bình động 200 kỳ và ngưỡng 1.2620 (R2), là ngưỡng thoái lui 50% của sóng giảm trong khoảng thời gian từ ngày 15/10 đến ngày mùng 7/11. Chỉ báo RSI đã bứt lên trên ngưỡng 50 và đang hướng lên, trong khi chỉ báo MACD đã vượt lên cả đường số 0 và đường báo hiệu của nó. Đối với xu hướng rộng lớn hơn, cấu trúc tỷ giá trên biểu đồ hàng ngày tiếp tục gợi ý xu hướng giảm, nhưng tôi có thể nhận thấy tín hiệu phân kỳ dương giữa cả 2 chỉ báo động lượng hàng ngày và biến động tỷ giá, điều cho thấy động lượng giảm đang suy giảm. Do đó, tôi thích giữ quan điểm trung lập vào lúc này và chờ đợi các dấu hiệu có thể hành động hơn thuyết phục tôi rằng xu hướng giảm đang quay trở lại và có nhiều khả năng sẽ tiếp diễn.
• Ngưỡng hỗ trợ: 1.2530 (S1), 1.2400 (S2), 1.2360 (S3)
• Ngưỡng kháng cự: 1.2575 (R1), 1.2620 (R2), 1.2750 (R3)

Tỷ giá GBP/USD tìm thấy ngưỡng hỗ trợ gần ngưỡng 1.5600

Tỷ giá GBP/USD đã chạm ngưỡng hỗ trợ 1.5600 (S1) vào thứ Sáu tuần trước và bật lại. Hôm nay, trong phiên sáng tại Châu Á, đà bật lại đã bị chặn lại ngay bên trên ngưỡng kháng cự 1.5730 (R1), tình cờ nằm gần ngay ngưỡng thoái lui 61.8% của xu hướng tăng trong khoảng thời gian từ tháng 7/2013 – đến tháng 7/2014. Tuy nhiên, tôi nhận thấy các dấu hiệu rằng đà phục hồi ngắn hạn có thể tiếp diễn thêm đôi chút, có lẽ là về phía ngưỡng hỗ trợ chuyển thành ngưỡng kháng cự 1.5800 (R2). Trên biểu đồ 4 giờ, chỉ báo RSI đã thoát khỏi vùng được bán quá mức, nhích lên, và hiện đang tiến về phía ngưỡng 50, trong khi chỉ báo MACD, mặc dù mang dấu âm, nhưng có vẻ đã sẵn sàng bứt lên trên đường khởi phát của nó. Trên biểu đồ hàng ngày, tôi nhận thấy mô hình nến búa có thể xuất hiện. Đối với xu hướng rộng lớn hơn, tôi giữ quan điểm rằng miễn là cặp tỷ giá giao dịch bên dưới đường trung bình động số mũ 80 ngày, xu hướng chung tiếp tục là giảm điểm và tôi sẽ coi mọi mức mở rộng có thể của đà bật lại hiện tại là biến động điều chỉnh trước khi những người bán bắt đầu hành động một lần nữa. Việc tỷ giá bứt xuống dưới ngưỡng hỗ trợ 1.5600 (S1) có lẽ sẽ làm khởi phát các mức mở rộng giảm điểm về phía ngưỡng tâm lý 1.5500 (S2).
• Ngưỡng hỗ trợ: 1.5600 (S1), 1.5500 (S2), 1.5430 (S3)
• Ngưỡng kháng cự: 1.5730 (R1), 1.5800 (R2), 1.5950 (R3)

Tỷ giá EUR/JPY giảm điểm sau khi chạm ngưỡng 146.50

Tỷ giá EUR/JPY đã giảm điểm mạnh sau khi tìm thấy ngưỡng kháng cự 146.50 (R1) và vào đầu phiên sáng tại Châu Âu, có vẻ như nó đã sẵn sàng chạm ngưỡng 145.00 (S1) như là ngưỡng hỗ trợ trong lần này. Theo quan điểm của tôi, rất có thể tỷ giá sẽ bứt xuống dưới ngưỡng đó và có lẽ nhắm tới ngưỡng 143.40 (S2), nằm ngay bên dưới ngưỡng thoái lui 23.6% của đà phục hồi trong khoảng thời gian từ ngày 16/10 đến ngày 17/11. Các chỉ áo dao động ngắn hạn hỗ trợ khả năng này. Chỉ báo RSI đã thoát khỏi vùng được mua quá mức và đang hướng xuống, trong khi chỉ báo MACD đã chạm đỉnh và có thể sớm bứt xuống dưới đường báo hiệu của nó. Tuy nhiên, triển vọng chung của cặp tỷ giá này tiếp tục là khả quan, theo quan điểm của tôi và tôi sẽ coi sự thoái lui hiện tại hoặc mọi mức mở rộng có thể của nó là sóng điều chỉnh giảm trước khi những người đầu cơ giá lên nắm quyền kiểm soát một lần nữa.
• Ngưỡng hỗ trợ: 145.00 (S1), 143.40 (S2), 142.00 (S3)
• Ngưỡng kháng cự: 146.50 (R1), 147.00 (R2), 148.00 (R3)

Vàng tăng điểm mạnh trên ngưỡng chủ chốt 1180

Vàng tăng điểm mạnh, bứt trở lại trên vùng chủ chốt 1180 (S1), nhưng đã tìm thấy ngưỡng kháng cự tại mức 1195 (R1), khá gần ngưỡng thoái lui 50% của sóng giảm trong khoảng thời gian từ ngày 21/10 đến ngày mùng 7/11. Việc giá vàng bứt lên trên ngưỡng 1180 (S1) xác nhận mức cao nhất cao hơn trên biểu đồ 4 giờ và cùng với các dấu hiệu động lượng, nó tăng cường khả năng đối với đà tăng tiếp theo. Trên biểu đồ hàng ngày, chỉ báo RSI 14 ngày đã đi lên và có vẻ đã sẵn sàng chạm ngưỡng 50, trong khi chỉ báo MACD đã bứt lên trên đường khởi phát và đang hướng lên. Nếu bứt lên trên ngưỡng 1195 (R1), giá vàng có thể nhắm tới ngưỡng kháng cự tiếp theo tại mức 1205 (R2), nằm ngay bên dưới ngưỡng thoái lui 61.8% của đà giảm đã nhắc đến trước đó. Tuy nhiên, đối với xu hướng rộng lớn hơn, tôi vẫn nhận thấy xu hướng giảm dài hạn hơn. Do đó, trong bối cảnh thiếu vắng tín hiệu đảo chiều xu hướng tăng đeiemr, tôi thích đưa ra quan điểm “chờ đợi và chứng kiến” hơn đối với triển vọng chung của vàng.
• Ngưỡng hỗ trợ: 1180(S1), 1146 (S2), 1132 (S3)
• Ngưỡng kháng cự: 1195 (R1), 1205 (R2), 1222 (R3)

Dầu WTI chạm vùng 76.00 như là ngưỡng kháng cự trong lần này

Dầu WTI đã tìm thấy một số lệnh mua gần ngưỡng 73.35 (S1) và bật lại để chạm vùng 76.00 như là ngưỡng kháng cự trong lần này. Trên biểu đồ hàng ngày, cấu trúc giá tiếp tục là mức cao nhất thấp hơn và mức thấp nhất thấp hơn bên dưới cả đường trung bình động 50 ngày và 200 ngày, do đó, tôi vẫn cho rằng triển vọng chung của dầu là bất lợi. Tôi cho rằng đà bật lại gần đây hay mọi mức mở rộng ngắn hạn có thể của nó sẽ đưa ra cơ hội bán ra mới. Việc giá dầu bứt xuống dưới ngưỡng 73.35 (S1) một cách rõ ràng và dứt khoát sẽ báo hiệu mức thấp nhất thấp hơn sắp tới và có lẽ sẽ tạo điều kiện cho các mức mở rộng về phía ngưỡng hỗ trợ tiếp theo tại mức 71.00 (S2), được xác định bởi mức thấp nhất của tháng 7 và tháng 8/2010.
• Ngưỡng hỗ trợ: 73.35 (S1), 71.00 (S2), 70.00 (S3)
• Ngưỡng kháng cự: 76.00 (R1), 78.00 (R2), 80.00 (R3)
 
Tiêu điểm trong ngày - tỷ giá usd/sek
17.11.2014, 3pm
  • Đồng bạc xanh đã lấy lại được vị trí của mình so với các đồng tiến đối ứng khác trong nhóm G10 trong phiên sáng nay tại Châu Âu. Các đồng tiền mất điểm chính là AUD, NZD và GBP theo đúng thứ tự đó. Theo quan điểm của tôi, sự sụt giảm trong kỳ vọng lạm phát của Đại học Michigan là lời giải thích cho việc chốt lãi vào thứ Sáu tuần trước đối với các vị thế dài của USD. Trên thực tế, lợi tức trái phiếu của Mỹ đã đi theo xu hướng tăng kể từ phiên mở cửa tại thị trường Châu Âu, tăng khoảng 2 điểm cơ bản lên mức 2,30%. Tôi cho rằng sau cùng, đồng bạc xanh sẽ tiếp tục lại xu hướng rộng lớn hơn của nó và đặc biệt sẽ thể hiện tốt hơn đồng bảng Anh dễ bị tác động sau khi BOE hạ thấp dự báo về tăng trưởng và lạm phát một cách đáng kể trong báo cáo lạm phát công bố hôm thứ Tư tuần trước. Hãy lưu ý rằng ngày mai, chúng ta sẽ nhận được chỉ số CPI của Anh cho tháng 10. Tỷ lệ lạm phát được dự báo tiếp tục ở mức 1,2% hàng năm, tiếp tục đẩy lùi kỳ vọng đối với việc nâng lãi suất.
  • Chỉ báo duy nhất tác động tới thị trường được công bố vào sáng nay là tỷ lệ thất nghiệp chính thức của Thụy Điển cho tháng 10. Tỷ lệ thất nghiệp của quốc gia này đã tăng lên mức 7,5% trong tháng trước từ mức 7,2% trong tháng 9, trong khi các nhà phân tích đã kỳ vọng sự gia tăng khiêm tốn lên mức 7,3%. Gia tăng trong tỷ lệ thất nghiệp chính thức khớp với gia tăng trong tỷ lệ thất nghiệp theo PES cho cùng tháng (được công bố vào tuần trước) và được xếp vào nhóm các số liệu kinh tế yếu kém được công bố từ Thụy Điển. Công bố của ngày hôm nay tái khẳng định quan điểm của tôi rằng chúng ta sẽ không phải chờ đợi lâu để chứng kiến tỷ giá USD/SEK chạm vùng 7.5000.


Tỷ giá USD/SEK đã nhích lên sau khi tìm thấy ngưỡng hỗ trợ ngay bên trên ngưỡng 7.3500 (S1), nhưng tiếp tục nằm trong kênh đi ngang ngắn hạn giữa ngưỡng hỗ trợ đó và ngưỡng kháng cự 7.4500 (R1). Quan điểm trung lập của tôi cũng được hỗ trợ bởi tín hiệu phân kỳ âm giữa cả 2 chỉ báo động lượng hàng ngày và biến động tỷ giá. Tuy nhiên, đối với xu hướng rộng lớn hơn, trên biểu đồ hàng ngày, cặp tỷ giá vẫn đang hình thành mức cao nhất cao hơn và mức thấp nhất cao hơn bên trên cả đường trung bình động 50 ngày và 200 ngày, với việc đường trung bình động 50 kỳ đi theo mức thấp nhất của biến động tỷ giá khá tốt. Hơn nữa, cặp tỷ giá tiếp tục giao dịch bên trên đường xu hướng dài hạn hơn màu xanh lơ được vẽ từ mức thấp nhất của ngày 19/3, và việc này khiến cho xu hướng chung tiếp tục là tăng điểm. Cân nhắc đến tất cả những yếu tố kỹ thuật này và kết hợp chúng với các yếu tố cơ bản đang suy yếu của Thụy Điển, tôi thích đợi cho tỷ giá bứt lên trên vùng 7.4500 (R1). Sự bứt lên đó rất có thể sẽ mở đường cho tỷ giá tiến về phía vùng tâm lý 7.5000 (R2).
• Ngưỡng hỗ trợ: 7.3500 (S1), 7.3000 (S2), 7.2200 (S3)
• Ngưỡng kháng cự: 7.4500 (R1), 7.5000 (R2), 7.5500 (R3)
 
IronFX: Bản tin thị trường ngày 18/11/2014
Bức tranh Toàn cảnh


18.11.2014, 11am
  • Sự khác biệt về chính sách gia tăng. Đồng đô la Mỹ nhìn chung đã phục hồi so với các đồng tiền đối ứng của nó trong nhóm G10 trong phiên thứ Hai sau khi giảm điểm rất mạnh vào thứ Sáu tuần trước. Phần lớn biến động có vẻ là xu hướng quay trở lại giá trị căn bản. Chẳng hạn, NZD và AUD là các đồng tiền thể hiện tốt nhất vào thứ Sáu tuần trước, nhưng chúng cũng là các đồng tiền thể hiện kém nhất trong ngày giao dịch hôm qua tại Châu Âu.
  • Ngoại hối có vẻ đang trở thành tiêu điểm. Các biến động mạnh mẽ trên thị trường – tỷ giá EUR/USD giao dịch trong khoảng 1,1% trong ngày hôm qua trong khi tỷ giá USD/JPY có khoảng giao dịch 1,4% – hoàn toàn trái ngược với thị trường chứng khoán Mỹ, mà thị trường này một lần nữa lại đóng cửa với chênh lệch dưới 0,1% trong ngày. Thị trường trái phiếu đang ở đâu đó trong khoảng giữa: lợi tức trái phiếu kỳ hạn 10 năm đã tăng từ mức 2,28% lên mức cao 2,35% khi kết quả khảo sát sản xuất theo Empire State tăng lên (mặc dù nằm dưới mức kỳ vọng).
  • Gia tăng trong lợi tức trái phiếu của Mỹ đã phần nào gây bối rối xét đến việc một bài viết của Ngân hàng Dự trữ Liên bang tại San Francisco được đăng tải ngày hôm qua có đoạn bình luận rằng “rủi ro về lạm phát cao trong vòng một đến 2 năm tới vẫn tiếp tục ở mức rất thấp theo tiêu chuẩn lịch sử”. Các rủi ro “tiếp tục nghiêng về phía giảm”, bài viết này cho biết, bổ sung thêm rằng “chính sách tiền tệ đang không góp phần vào việc rủi ro lạm phát ở trên mức dự báo trung bình trong tương lai gần”. Đây là một đóng góp quan trọng vào cuộc tranh luận về lãi suất vì nó đưa ra sự ủng hộ về mặt học thuật cho những người muốn trì hoãn việc nâng lãi suất. Hợp đồng kỳ hạn đối với quỹ của Fed rõ ràng đã phản ánh kết luận của bài viết này: lãi suất ngụ ý đối với các hợp đồng ngắn hạn đối với quỹ của Fed (trong vòng từ 1 đến 2 năm tới) đã giảm 2 điểm cơ bản, nhưng lãi suất ngụ ý đối với các hợp đồng ngắn hạn đã tăng thêm 2 điểm cơ bản.
  • Cân nhắc đến triển vọng sụt giảm (nhẹ) đối với việc thắt chặt ngắn hạn tại Mỹ, sức mạnh của đồng đô la có thể là kết quả của việc đầu tư vào “quá trình loại trừ” hơn bất kỳ điều gì khác. Với việc Nhật Bản trượt trở lại tình trạng suy thoái, có rất ít khả năng là quốc gia này sẽ cắt giảm chương trình nới lỏng định lượng của mình sớm. Trong khi đó, 2 quan chức của ECB trong ngày hôm qua đã cho thấy quyết tâm mạnh mẽ của Ngân hàng này nhắm làm “mọi việc gì cần thiết” để khiến cho nền kinh tế Eurozone hoạt động trở lại. Thành viên Ban điều hành của ECB, Yves Mersch, người nổi tiếng có quan điểm chính sách cứng rắn, đã có bài phát biểu về việc mua tài sản. Ông đã nói rằng về lý thuyết ngân hàng trung ương có thể mở rộng tài sản sang vàng, cổ phiếu hoặc các quỹ hoán đổi danh mục (ETFs) hay các tài sản khác nếu các hành động bổ sung là cần thiết, mặc dù ông đã tập trung vào triển vọng đối với việc mua trái phiếu chính phủ. Bài phát biểu của ông rất quan trọng vì đó là lần đầu tiên một trong những thành viên có quan điểm cứng rắn của ECB đã đưa ra thảo luận chi tiết đến vậy về các khả năng đối với việc nới lỏng định lượng (QE). Sau đó, Chủ tịch ECB, Mario Draghi đã nói rằng ngân hàng trung ương Châu Âu đã sẵn sàng thực hiện các biện pháp kích thích bổ sung nếu các nỗ lực hiện tại của ngân hàng ngày không đủ để gia tăng sự phục hồi của khu vực. Họ không chỉ có thể gia tăng việc mua tài sản, mà họ còn có thể thay đổi quy mô của các hoạt động tái cấp vốn dài hạn theo mục tiêu nếu cần thiết để đáp ứng mục tiêu bảng cân đối kế toán của mình. Ngoài ra, ông còn liên kết “các biện pháp mới” đang được nghiên cứu với việc mua tài sản, một lần nữa ngụ ý một bảng cân đối kế toán lớn hơn. Nói tóm lại, rõ ràng là ECB đang nhanh chóng xóa bỏ ác cảm của mình đối với các biện pháp bất thường cũng giống như Mỹ đang bắt tay vào việc chuẩn hóa chính sách. Sự khác biệt về chính sách tiền tệ giữa Mỹ và các quốc gia khác, đáng chú ý là Nhật Bản và Eurozone, có thể là động lực cho thị trường ngoại hối trong một khoảng thời gian đáng kể, theo quan điểm của tôi.
  • Lịch sự kiện của ngày hôm nay: Ngân hàng Dự trữ Australia đã công bố biên bản từ cuộc họp chính sách tháng 11 của mình. Họ đã tỏ ra ôn hòa hơn đôi chút, với ít sự lạc quan hơn về triển vọng tăng trưởng. Tuy nhiên, đã không có thay đổi nào trong các bình luận của họ về AUD và đồng tiền này nhìn chung vẫn không bị tác động.
  • Trong ngày giao dịch tại Châu Âu, tiêu điểm sẽ là chỉ số CPI của Anh cho tháng 10 và kết quả khảo sát ZEW của Đức cho tháng 11. Chỉ số CPI của Anh dự kiến tiếp tục không đổi ở mức +1,2% hàng năm. Việc đó có thể tiếp tục đẩy lùi kỳ vọng đối với việc thắt chặt của BoE và có thể khiến đồng bảng Anh phải chịu áp lực bán ra. Tại Đức, chỉ số hiện trạng của khảo sát ZEW dự kiến giảm, nhưng chỉ số kỳ vọng được ước tính chuyển thành dương. Mức thấp của các chỉ số sẽ xác nhận một lần nữa rằng đầu tàu tăng trưởng của Eurozone vẫn đang gặp phải các vấn đề, mặc dù sự cải thiện trong chỉ số kỳ vọng có thể có lợi cho EUR.


  • Tại Mỹ, cả chỉ số PPI tổng thể và cơ bản (trừ thực phẩm và năng lượng) đều được dự báo giảm trong tháng 10, củng cố quan điểm của Ngân hàng Dự trữ Liên bang tại San Francisco về lạm phát. Việc đó có thể gây bất lợi cho USD. Chỉ số giá nhà ở theo NAHB cho tháng 11 được dự báo tăng thêm một đơn vị.

  • Theo lịch, chúng ta sẽ có 4 diễn giả phát biểu trong ngày hôm nay: Thống đốc Ngân hàng Dự trữ Australia, Glenn Stevens, thành viên hội đồng quản trị của ECB, Klaas Knot, Chủ tịch Ngân hàng Dự trữ Liên bang tại Minneapolis, Narayana Kocherlakota và thành viên thuộc MPC của BoE, Kristin Forbes.
Thị trường
Tiêu Điểm

Tỷ giá EUR/USD sụt điểm mạnh sau các bình luận của Draghi


Tỷ giá EUR/USD đã sụt điểm mạnh vào thứ Hai sau khi Chủ tịch ECB nói rằng Ngân hàng này đã sẵn sàng để đưa ra các biện pháp kích thích bổ sung nếu cần và rằng các biện pháp mới đó có thể bao gồm việc mua trái phiếu chính phủ. Cặp tỷ giá đã giảm điểm sau khi tìm thấy ngưỡng kháng cự tại mức 1.2575 (R1), mức được đánh dấu bởi mức cao nhất của ngày mùng 4/11, nhưng đà giảm đã bị chặn lại 40 pip bên trên ngưỡng hỗ trợ 1.2400 (S1). Trong bức tranh lớn hơn, cấu trúc tỷ giá trên biểu đồ hàng ngày tiếp tục gợi ý xu hướng giảm, nhưng vẫn có tín hiệu phân kỳ dương giữa cả 2 chỉ báo động lượng hàng ngày và biến động tỷ giá, mà việc này chỉ ra động lượng âm đang suy giảm. Do đó, tôi thích giữ quan điểm trung lập vào lúc này và chờ đợi thêm các dấu hiệu có thể hành động thuyết phục tôi rằng xu hướng giảm đang quay trở lại và có thể tiếp diễn.
• Ngưỡng hỗ trợ: 1.2400 (S1), 1.2360 (S2), 1.2250 (S3)
• Ngưỡng kháng cự: 1.2575 (R1), 1.2620 (R2), 1.2750 (R3)

Tỷ giá GBP/JPY giao dịch bên trong phạm vi ngắn hạn

Tỷ giá GBP/JPY đã tăng điểm vào thứ Hai sau khi tìm thấy ngưỡng hỗ trợ tại mức 181.00 (S1), đường biên dưới của xu hướng đi ngang mà nó đã giao dịch kể từ đầu tháng. Mặc dù tỷ giá tiếp tục giao dịch bên trên đường xu hướng tăng màu đen (được vẽ từ mức thấp nhất của ngày 15/10) và bên trên cả đường trung bình động 50 kỳ và 200 kỳ, nhưng cân nhắc đến việc cặp tỷ giá đang dao động giữa ngưỡng 181.00 (S1) và 184.30 (R1), tôi thích đưa ra quan điểm “chờ đợi và chứng kiến” hơn vào lúc này. Hơn nữa, tôi có thể nhận thấy tín hiệu phân kỳ âm giữa các chỉ báo động lượng ngắn hạn và biến động tỷ giá, mà việc này ủng hộ lựa chọn tiếp tục giữ quan điểm trung lập của tôi vào lúc này. Tôi thích chứng kiến tỷ giá bứt lên trên vùng chủ chốt 185.00 (R2) hơn trước khi trở lên tin tưởng vào đà tăng một lần nữa. Mặt khác, việc tỷ giá bứt xuống dưới vùng tâm lý 180.00 (S2) là biến động có thể làm xoay chuyển xu hướng ngắn hạn về phía giảm điểm và có lẽ sẽ làm khởi phát các mức mở rộng về phía ngưỡng 178.00 (S3), tình cờ nằm gần ngưỡng thoái lui 38.2% của đà phục hồi trong khoảng thời gian từ ngày 15/10 đến ngày mùng 6/11.
• Ngưỡng hỗ trợ: 181.00 (S1), 180.00 (S2), 178.00 (S3)
• Ngưỡng kháng cự: 184.30 (R1), 185.00 (R2), 188.00 (R3)

Tỷ giá AUD/USD giao dịch bên trong kênh dốc lên ngắn hạn

Tỷ giá AUD/USD đã trượt xuống trong ngày hôm qua, nhưng đà giảm đã bị chặn lại bởi đường biên dưới của kênh dốc lên ngắn hạn màu xanh lơ. Việc tỷ giá tiếp tục giao dịch bên trong kênh cho thấy rằng xu hướng ngắn hạn của cặp tỷ giá là tăng điểm, ít nhất là vào lúc này. Tuy nhiên, xem xét kỹ lưỡng các chỉ báo động lượng, tôi sẽ chỉ tin tưởng vào xu hướng này nếu tỷ giá bứt lên trên ngưỡng 0.8800 (R1) một cách rõ ràng. Sự bứt lên đó có thể tạo điều kiện cho các mức mở rộng về phía ngưỡng kháng cự tiếp theo tại mức 0.8900 (R2). Trên biểu đồ hàng ngày, vì tỷ giá tiếp tục giao dịch bên dưới cả đường trung bình động 50 ngày và 200 ngày nên tôi vẫn cho rằng xu hướng dài hạn hơn của tỷ giá là giảm điểm và tôi cho rằng sự phục hồi từ ngưỡng 0.8540 (S2) vẫn có cấu trúc điều chỉnh vào lúc này.
• Ngưỡng hỗ trợ: 0.8640 (S1), 0.8540 (S2), 0.8500 (S3)
• Ngưỡng kháng cự: 0.8800 (R1), 0.8900 (R2), 0.9000 (R3)

Vàng củng cố

Vàng đã củng cố vào thứ Hai, tiếp tục giao dịch giữa ngưỡng hỗ trợ 1180 (S1) và ngưỡng kháng cự 1195 (R1), nằm ngay bên trên ngưỡng thoái lui 50% của sóng giảm trong khoảng thời gian từ ngày 21/10 đến ngày mùng 7/11. Tôi sẽ nhắc lại rằng việc giá vàng bứt lên trên ngưỡng 1180 (S1) vào phiên thứ Sáu tuần trước xác nhận mức cao nhất cao hơn trên biểu đồ 4 giờ. Thực tế này, cùng với các dấu hiệu động lượng, khiến tôi cho rằng chúng ta có thể chứng kiến đà tăng tiếp theo trong tương lai gần. Trên biểu đồ hàng ngày, chỉ báo RSI 14 ngày tiếp tục nằm gần ngưỡng 50, trong khi chỉ báo MACD hàng ngày nằm bên trên đường khởi phát và đang hướng xuống. Nếu bứt lên trên ngưỡng 1195 (R1) một cách rõ ràng, vàng có thể nhắm tới ngưỡng kháng cự tiếp theo tại mức 1205 (R2), nằm ngay bên dưới ngưỡng thoái lui 61.8% của đà giảm đã nhắc đến trước đó. Tuy nhiên, đối với xu hướng rộng lớn hơn, tôi vẫn nhận thấy xu hướng giảm dài hạn hơn. Do đó, trong bối cảnh thiếu vắng tín hiệu đảo chiều xu hướng tăng điểm quan trọng, tôi thích đưa ra quan điểm “chờ đợi và chứng kiến” đối với triển vọng chung của vàng.
• Ngưỡng hỗ trợ: 1180(S1), 1146 (S2), 1132 (S3)
• Ngưỡng kháng cự: 1195 (R1), 1205 (R2), 1222 (R3)

Dầu WTI tiếp tục giao dịch bên dưới ngưỡng 76.00

Dầu WTI đã giao dịch yên ắng trong ngày hôm qua, tiếp tục giao dịch ngay bên dưới ngưỡng kháng cự 76.00 (R1). Trên biểu đồ hàng ngày, cấu trúc giá tiếp tục là mức cao nhất thấp hơn và mức thấp nhất thấp hơn bên dưới cả đường trung bình động 50 ngày và 200 ngày, do đó, tôi vẫn nhận thấy rằng triển vọng chung của dầu là bất lợi. Do vậy, tôi cho rằng đà bật lại của phiên thứ Sáu tuần trước hay mọi mức mở rộng có thể của nó trong ngắn hạn sẽ đưa ra cơ hội bán ra mới. Việc giá dầu bứt xuống dưới ngưỡng 73.35 (S1) một cách rõ ràng và dứt khoát sẽ báo hiệu mức thấp nhất thấp hơn sắp tới và có lẽ sẽ tạo điều kiện cho các mức mở rộng về phía ngưỡng hỗ trợ tiếp theo tại mức 71.00 (S2), được xác định bởi mức thấp nhất của tháng 7 và tháng 8/2010.
• Ngưỡng hỗ trợ: 73.35(S1), 71.00 (S2), 70.00 (S3)
• Ngưỡng kháng cự: 76.00 (R1), 78.00 (R2), 80.00 (R3)
 
TIÊU ĐIỂM TRONG NGÀY - Tỷ giá EUR/GBP
18.11.2014, 3pm
  • Đồng bạc xanh đã giao dịch trái chiều so với các đồng tiền đối ứng khác của nó trong nhóm G10 trong phiên sáng nay tại Châu Âu. Nó đã thể hiện tốt hơn so với AUD, JPY và CAD, trong khi giao dịch thấp hơn so với SEK, NOK, CHF và EUR. Đồng đô la đã giao dịch gần như không đổi so với NZD và GBP.
  • Đồng euro đã bắt đầu củng cố ngay trước khi kết quả khảo sát ZEW cho tháng 11 được công bố và tiếp tục được đẩy lên sau khi số liệu được công bố. Đặc biệt, bất ngờ lớn là sự tăng vọt trong chỉ số kỳ vọng lên mức +11.5 từ mức -3.6. Điều đáng chú ý đó là đây là đợt tăng đầu tiên của chỉ số này trong năm nay. Quay trở lại vào tháng 1, chỉ số này ở mức 61.7 và đã giảm kể từ đó để đi vào vùng âm trong tháng 10 lần đầu tiên kể từ tháng 12/2012. Theo dự báo, chỉ số này sẽ cải thiện lên mức +0.5. Chỉ số hiện trạng đã nhích lên mức +3.3 từ mức +3.2. Việc này có thể ủng hộ sự tiếp diễn của pha điều chỉnh tăng của tỷ giá EUR/USD; tôi thực sự cho rằng tỷ giá này sẽ chạm lại ngưỡng kháng cự 1.2575 trong tương lai rất gần. Tuy nhiên, trong bức tranh lớn hơn của cặp tỷ giá này, tôi vẫn nhận thấy xu hướng giảm.
  • Tại Anh, tỷ lệ lạm phát đã tăng lên mức +1,3% hàng năm từ mức +1,2% hàng năm, vượt xa kỳ vọng về tốc độ gia tăng không đổi trong giá tiêu dùng. Sau sự sụt giảm mạnh trong tháng 9 từ mức 1,5%, tôi cho rằng đây là mức lớn hơn bình thường. Tỷ giá GBP/USD đã tăng xấp xỉ 25 pip vào thời điểm số liệu được công bố nhưng đã đánh mất tất cả số điểm tăng được trong vòng các phút sau đó để giao dịch gần như không đổi. Việc này cho thấy rằng các nhà đầu tư cần nhiều thời gian hơn để thay đổi quan điểm tiêu cực của họ đối với đồng bảng Anh. Theo quan điểm của tôi, xu hướng giảm của tỷ giá GBP/USD có thể tiếp diễn và tôi cho rằng chúng ta sẽ không phải chờ đợi lâu trước khi chứng kiến cặp tỷ giá chạm vùng tâm lý 1.5500.

Tỷ giá EUR/GBP đã củng cố trong phiên sáng nay tại Châu Âu sau khi tìm thấy ngưỡng hỗ trợ tại mức 0.7955 (S1), nhưng đà tăng đã bị chặn lại ngay bên trên ngưỡng tâm lý 0.8000 (R1). Việc tỷ giá đóng cửa bên trên ngưỡng đó một cách rõ ràng có thể xác nhận việc phá vỡ đường xu hướng giảm dài hạn hơn (được vẽ từ mức cao nhất của tháng 8/2013) và có lẽ sẽ làm khởi phát các mức mở rộng về phía ngưỡng kháng cự tiếp theo tại mức 0.8050 (R2). Các chỉ báo động lượng hàng ngày ủng hộ khả năng này. Chỉ báo RSI 14 ngày đang hướng lên và đang tiến về phía ngưỡng 70 của nó, trong khi chỉ báo MACD hàng ngày nằm bên trên cả đường số 0 và đường báo hiệu. Tuy nhiên, trong bức tranh lớn hơn, tôi muốn chứng kiến tỷ giá bứt lên trên ngưỡng 0.8050 (R2) một cách dứt khoát để đưa đến sự đảo chiều xu hướng dài hạn hơn hoặc ít nhất là pha điều chỉnh tăng trong trung hạn.
• Ngưỡng hỗ trợ: 0.7955 (S1), 0.7915 (S2), 0.7865 (S3)
• Ngưỡng kháng cự: 0.8000 (R1), 0.8050 (R2), 0.8100 (R3)
 
IronFX: Bản tin thị trường ngày 19/11/2014
Bức tranh Toàn cảnh

19.11.2014, 10am
  • Các thành viên của BoJ cho thấy sự nhất trí lớn hơn. Ngân hàng Trung ương Nhật Bản đã kết thúc cuộc họp chính sách kéo dài 2 ngày của mình và giữ nguyên chương trình kích thích quy mô lớn như được kỳ vọng rộng rãi. Thành viên ủy ban chính sách tiền tệ Takahide Kiuchi là người bỏ phiếu chống duy nhất đối với chương trình nới lỏng định lượng hiện tại, khiến cho tỷ lệ bỏ phiếu ủng hộ-phản đối là 8-1. Điều này cho thấy sự nhất trí lớn hơn so với cuộc họp ngày 31/10, khi mà việc bỏ phiếu nhằm tăng cường kích thích có tỷ lệ 4-5. Vào thứ Ba, Thủ tướng Shinzo Abe đã công bố rằng ông sẽ trì hoãn đợt nâng thuế tiêu thụ tiếp theo (theo kế hoạch ban đầu là tháng 10/2015) và triệu tập một cuộc bầu cử đột xuất dưới dạng cuộc trưng cầu dân ý về thuế, có thể là vào giữa tháng 12. Sau sự thu hẹp GDP của quốc gia này vào thứ Hai, nhiều số liệu sắp tới, nếu yếu kém, có thể sẽ khiến JPY phải chịu áp lực bán ra.
  • Đồng đô la New Zealand đã suy yếu nhiều nhất so với đồng đô la Mỹ sau khi giá sản phẩm bơ sữa giảm trong cuộc đấu giá gần đây nhất xuống mức thấp nhất trong vòng hơn 5 năm. Việc này đã khiến cho mức biến động 1 triệu NZD tăng xấp xỉ 4% lên các mức được chứng kiến vào đầu năm 2014.
[/LIST]
  • Các sự kiện của ngày hôm nay: Tiêu điểm rất có thể sẽ là biên bản từ cuộc họp chính sách gần đây nhất của Ngân hàng Trung ương Anh. Sau báo cáo lạm phát, mà trong đó Ngân hàng này đã hạ dự báo của về tăng trưởng và lạm phát và nói rằng tỷ lệ lạm phát có thể giảm xuống dưới mức 1% trong vòng 6 tháng, sẽ rất thú vị để xem liệu Weale và McCafferty có tiếp tục ủng hộ việc nâng lãi suất thêm 25 điểm cơ bản không.
  • Ngoài biên bản cuộc họp của BoE, chúng ta sẽ nhận được biên bản cho cuộc họp của FOMC diễn ra vào ngày 28-29/10. Trong biên bản này, chúng ta sẽ nhận được các chi tiết bổ sung về quyết định nhằm chấm dứt chương trình QE3 và quan điểm của các thành viên của Fed về một thị trường lao động cải thiện. Tôi cho rằng thị trường cũng sẽ chờ đợi các đầu mối về thời điểm Ủy ban này sẽ cân nhắc việc bắt đầu nâng lãi suất. Mặt khác, trong biên bản trước đó của mình, Fed đã đề cập rằng đồng đô la mạnh hơn và tăng trưởng toàn cầu chậm hơn là các rủi ro đối với nền kinh tế Mỹ. Kể từ khi biên bản cuộc họp diễn ra vào ngày 16-17/9 của FOMC được công bố, chỉ số DXY đã tăng gần 3% và tăng trưởng toàn cầu cho thấy các dấu hiệu tiếp tục suy yếu (GDP của Nhật Bản: -0,4% hàng quý, GDP của Đức: chỉ 0,1% hàng quý và GDP của Eurozone là 0,2% hàng quý, tất cả số liệu đều cho quý 3). Rủi ro rằng Fed có thể nhắc lại lo lắng của mình xét đến những diễn biến này, có thể gây áp lực giảm đối với USD.
  • Về phần các chỉ báo, từ Châu Âu, chúng ta chỉ nhận được cán cân tài khoản vãng lai cho tháng 9 của Eurozone. Tại Mỹ, cả số nhà ở xây mới và số giấy phép xây dựng cho tháng 10 đều được kỳ vọng tăng, chỉ ra rằng khu vực nhà ở đang tăng trưởng trở lại sau một mùa hè trầm lắng. Các số liệu mạnh mẽ hỗ trợ sức mạnh trong nền kinh tế rộng lớn hơn. Gần giờ đóng cửa phiên tại Mỹ, chúng ta sẽ nhận được số liệu PPI của New Zealand cho quý 3. Tuy nhiên, không có dự báo nào sẵn có.
  • Theo lịch, chúng ta sẽ có 4 diễn giả phát biểu trong ngày hôm nay: Thành viên Ban điều hành ECB, Peter Praet, thành viên MPC của BoE, Nemat Shafik, Thống đốc Norges Bank, Oeystein Olsen và Phó Thống đốc Riksbank, Martin Floden
Thị trường
Tiêu Điểm

Tỷ giá EUR/USD tăng điểm sau khi kết quả khảo sát ZEW của Đức được công bố


Tỷ giá EUR/USD đã bắt đầu tăng điểm ngay trước khi kết quả khảo sát ZEW của Đức cho tháng 11 được công bố và và tiếp tục được đẩy lên sau khi số liệu này được công bố. Tuy nhiên, đà tăng đã bị chặn lại 30 pip bên dưới ngưỡng kháng cự 1.2575 (R1). Miễn là tỷ giá tiếp tục giao dịch bên trong kênh dốc lên màu xanh lơ, tôi sẽ giữ quan điểm trung lập và coi đà phục hồi từ ngưỡng 1.2360 (S3) là biến động điều chỉnh. Trong bức tranh lớn hơn, cấu trúc tỷ giá tiếp tục gợi ý xu hướng giảm, nhưng vẫn có tín hiệu phân kỳ dương giữa cả 2 chỉ báo động lượng hàng ngày và biến động tỷ giá, mà việc này cho thấy động lượng âm đang suy giảm. Tín hiệu phân kỳ dương cho tôi thêm lý do để đứng bên lề và chờ đợi thêm các dấu hiệu có thể hành động để thuyết phục tôi rằng xu hướng giảm đã quay trở lại và có thể tiếp diễn.
• Ngưỡng hỗ trợ: 1.2440 (S1), 1.2400 (S2), 1.2360 (S3)
• Ngưỡng kháng cự: 1.2575 (R1), 1.2620 (R2), 1.2750 (R3)

Tỷ giá USD/JPY bứt lên trên ngưỡng 117.00

Tỷ giá USD/JPY đã củng cố vào thứ Ba, bứt lên trên ngưỡng kháng cự (chuyển thành ngưỡng hỗ trợ) 117.00 (S1). Hiện giờ, tôi cho rằng tỷ giá sẽ chạm ngưỡng cản 118.00 (R1), được xác định bởi mức cao nhất của ngày 15/10/2007. Việc tỷ giá bứt lên trên ngưỡng đó có thể tạo điều kiện cho các mức mở rộng về phía mức cao nhất của tháng 8/2007, gần vùng tâm lý 120.00 (R2). Chuyển sự chú ý sang các chỉ báo dao động ngắn hạn, tôi nhận thấy rằng chỉ báo RSI đang hướng lên và có thể chạm ngưỡng 70 trong tương lai rất gần, trong khi chỉ báo MACD, đã mang dấu dương, đã nằm bên trên đường khởi phát. Việc này cho thấy động lượng tăng và hỗ trợ các đà tăng tiếp theo. Đối với xu hướng rộng lớn hơn, sau khi thoát lên trên mô hình tam giác vào ngày 29/7, cấu trúc tỷ giá là mức cao nhất cao hơn và mức thấp nhất cao hơn bên trên cả đường trung bình động 50 ngày và 200 ngày, khiến cho xu hướng chung của cặp tỷ giá này tiếp tục là tăng điểm.
• Ngưỡng hỗ trợ: 117.00 (S1), 116.00 (S2), 115.00 (S3)
• Ngưỡng kháng cự: 118.00 (R1), 120.00 (R2), 122.50 (R3)

Tỷ giá GBP/USD chạm ngưỡng 1.5600

Tỷ giá GBP/USD đã trượt xuống vào thứ Ba và trong phiên giao dịch sáng thứ Tư tại Châu Âu, nó đã chạm ngưỡng hỗ trợ 1.5600 (S1). Việc tỷ giá bứt xuống dưới ngưỡng đó có thể mở đường cho nó tiến về phía ngưỡng tâm lý 1.5500 (S2). Chỉ báo RSI đã đi xuống và có vẻ đã sẵn sàng đi vào vùng được bán quá mức của nó, trong khi chỉ báo MACD, đã mang dấu âm, có thể sớm bứt xuống dưới đường khởi phát của nó. Những dấu hiệu động lượng này cho thấy động lượng giảm và hỗ trợ khả năng đối với các đà giảm tiếp theo trong tương lai gần. Đối với xu hướng rộng lớn hơn, tôi sẽ nhắc lại vô số lần rằng miễn là cặp tỷ giá giao dịch bên dưới đường trung bình động số mũ 80 ngày, xu hướng chung của tỷ giá tiếp tục là giảm điểm, theo quan điểm của tôi.
• Ngưỡng hỗ trợ: 1.5600 (S1), 1.5500 (S2), 1.5430 (S3)
• Ngưỡng kháng cự: 1.5730 (R1), 1.5800 (R2), 1.5950 (R3)

Vàng tìm thấy ngưỡng kháng cự gần mức 1205

Vàng đã bứt lên trên ngưỡng 1195 và ngưỡng thoái lui 50% của sóng giảm trong khoảng thời gian từ ngày 21/10 đến ngày mùng 7/11. Sau đó, vàng đã tìm thấy ngưỡng kháng cự một vài xu bên dưới ngưỡng 1205 và thoái lui. Xem xét các chỉ báo động lượng ngắn hạn, tôi nhận thấy rằng chỉ báo RSI đã giảm điểm sau khi thoát khỏi vùng được mua quá mức, trong khi chỉ báo MACD đã chạm đỉnh và có vẽ đã sẵn sàng vượt xuống dưới đường khởi phát của nó. Những tín hiệu này tăng cường khả năng rằng đà thoái lui có thể tiếp diễn, có lẽ là chạm ngưỡng gần vùng 1180 (S1). Mặc dù sự thoái lui nhỏ có thể đưa ra các cơ hội mua vào bổ sung, nhưng đối với xu hướng rộng lớn hơn, tôi vẫn nhận thấy xu hướng giảm dài hạn hơn. Do đó, trong bối cảnh thiếu vắng tín hiệu đảo chiều xu hướng tăng quan trọng, tôi thích đưa ra quan điểm “chờ đợi và chứng kiến” đối với triển vọng chung của vàng.
• Ngưỡng hỗ trợ: 1180(S1), 1146 (S2), 1132 (S3)
• Ngưỡng kháng cự: 1205 (R1), 1222 (R2), 1235 (R3)

Dầu WTI giảm điểm sau khi chạm lại vùng 76.00

Dầu WTI đã giảm điểm mạnh trong ngày hôm qua sau khi tìm thấy ngưỡng kháng cự một lần nữa gần ngưỡng 76.00 (R1). Việc này xác nhận mức cao nhất thấp hơn và khiến cho xu hướng ngắn hạn của dầu WTI tiếp tục là giảm điểm. Việc giá dầu bứt xuống dưới ngưỡng hỗ trợ 73.35 (S1) một cách rõ ràng sẽ xác nhận mức thấp nhất thấp hơn sắp tới và có lẽ sẽ tạo điều kiện cho các mức mở rộng về phía ngưỡng hỗ trợ tiếp theo tại mức 71.00 (S2), được xác định bởi mức thấp nhất của tháng 7 và tháng 8/2010. Các chỉ báo dao động ngắn hạn cũng tiếp tục nằm trong tình trạng bất lợi. Chỉ báo RSI đã đi xuống sau khi tìm thấy ngưỡng kháng cự ngay bên trên ngưỡng 50, trong khi chỉ báo MACD, đã mang dấu âm, đã bứt xuống dưới đường khởi phát. Trong bức tranh lớn hơn, cấu trúc giá trên biểu đồ hàng ngày tiếp tục là mức cao nhất thấp hơn và mức thấp nhất thấp hơn bên dưới cả đường trung bình động 50 ngày và 200 ngày, khiến cho triển vọng chung của dầu tiếp tục là bất lợi.
• Ngưỡng hỗ trợ: 73.35(S1), 71.00 (S2), 70.00 (S3)
• Ngưỡng kháng cự: 76.00 (R1), 78.00 (R2), 80.00 (R3)
 
TIÊU ĐIỂM TRONG NGÀY - Tỷ giá AUD/NZD
19.11.2014, 2pm
  • Đồng đô la đã giao dịch trái chiều so với các đồng tiền đối ứng của nó trong nhóm G10 trong phiên sáng nay tại Châu Âu. Nó đã tăng điểm so với AUD, NZD và JPY, theo đúng thứ tự đó, trong khi giảm điểm so với GBP, CHF và EUR. Đồng bạc xanh đã tiếp tục ổn định so với CAD, NOK và SEK.
  • Ủy ban chính sách tiền tệ (MPC) của Ngân hàng Trung ương Anh đã bỏ phiếu với tỷ lệ 7-2 về việc có nên giữ nguyên lãi suất hay không, theo biên bản của cuộc họp chính sách tháng 11 của ngân hàng này. Số đông ủng hộ giữ nguyên quan điểm hiện tại có “nhiều quan điểm quan trọng khác nhau” về việc cân bằng các rủi ro đối với triển tăng trưởng và lạm phát của Anh. Việc này đã cho thấy sự chia rẽ trong số các quan điểm của 7 thành viên, những người đã bỏ phiếu giữ lãi suất ở mức 0,5%. Mặc dù một vài trong số những quan điểm đó tập trung vào khả năng tăng trưởng yếu hơn, nhưng các thành viên khác của MPC đã đề cập đến khả năng rằng tình trạng đình trệ sẽ suy giảm nhanh hơn so với kỳ vọng hiện tại, làm gia tăng áp lực tăng đối với giá cả. Martin Weale và Ian McCafferty đã tiếp tục thanh minh cho sự tăng nhanh trong lãi suất của Ngân hàng này và quy việc CPI ở mức thấp là do tỷ giá hối đoái tăng và giá nguyên liệu thô giảm. Tỷ giá GBP/USD đã tăng điểm mạnh sau khi biên bản được công bố, nhưng tiếp tục nằm dưới vùng kháng cự 1.5730. Tuy nhiên, ngay cả nếu chúng ta chứng kiến tỷ giá bứt lên trên ngưỡng đó, tôi sẽ trung thành với quan điểm rằng xu hướng chung tiếp tục là giảm điểm và tôi sẽ coi mọi mức mở rộng tăng điểm có thể diễn ra của đà bật lên này là biến động điều chỉnh.
  • Đồng đô la New Zealand đã suy yếu sau khi giá sản phẩm bơ sữa sụt giảm tại cuộc đấu giá gần đây nhất xuống mức thấp nhất trong hơn 5 năm. Việc này đã làm dấy lên các lo lắng rằng nhà xuất khẩu sản phẩm bơ sữa lớn nhất của quốc gia này có thể hạ dự báo lợi nhuận từ bơ sữa của mình, làm giảm thu nhập của nông dân và khiến NZD phải chịu áp lực bán ra.

Tỷ giá AUD/NZD đã bật lại sau khi tìm thấy ngưỡng hỗ trợ tại mức 1.0930 (S1) vào thứ Ba để chạm ngưỡng kháng cự tại mức 1.1015 (R1). Trong phiên sáng nay tại Châu Âu, cặp tỷ giá đã củng cố, tiếp tục giao dịch bên dưới ngưỡng kháng cự đó. Trên biểu đồ 4 giờ, cấu trúc tỷ giá tiếp tục là mức cao nhất thấp hơn và mức thấp nhất thấp hơn bên dưới đường xu hướng giảm màu đen được vẽ từ mức cao nhất của ngày 31/10, và bên dưới cả đường trung bình động 50 kỳ và 200 kỳ. Việc này khiến cho triển vọng ngắn hạn của tỷ giá tiếp tục là giảm điểm và tôi cho rằng tỷ giá sẽ chạm ngưỡng 1.0930 (S1) một lần nữa trong tương lai không xa. Trên biểu đồ hàng ngày, có vẻ như cặp tỷ giá đã hình thành mô hình 3 đỉnh, nhưng mô hình này vẫn chưa hoàn tất. Theo quan điểm của tôi, việc tỷ giá bứt xuống dưới ngưỡng hỗ trợ 1.0910 (S2) là cần thiết để báo hiệu sự hoàn tất của mô hình và tạo cơ sở cho các mức mở rộng giảm điểm lớn hơn.
• Ngưỡng hỗ trợ: 1.0930 (S1), 1.0910 (S2), 1.0830 (S3)
• Ngưỡng kháng cự: 1.1015 (R1), 1.1080 (R2), 1.1155 (R3)
 
IronFX: Bản tin thị trường ngày 20/11/2014
Bức tranh Toàn cảnh


20.11.2014, 11am
  • Biên bản cuộc họp của Fed: Có ít mong muốn trong việc thay đổi ngôn từ. Biên bản từ cuộc họp FOMC của Fed diễn ra vào ngày 28-29/10 đã cho thấy rằng các nhà hoạch định chính sách nhận thấy ít lý do cho việc thay đổi ngôn từ trong tuyên bố sau cuộc họp. Đối với cụm từ “khoảng thời gian đáng kể”, có nhiều ý kiến và một số người tham gia thích xóa bỏ cụm từ này trong bản tuyên bố. Những người tham gia này lo lắng rằng sự mô tả như vậy có thể bị hiểu sai thành gợi ý rằng quyết định của Ủy ban không phụ thuộc vào số liệu sắp tới. Tuy nhiên, những người tham gia khác cho rằng cụm từ "khoảng thời gian đáng kể" là hữu ích trong việc truyền đạt ý định chính sách của Ủy ban hoặc rằng lời lẽ bổ sung đó có thể được sử dụng để nhấn mạnh sự độc lập với dữ liệu của quy trình ra quyết định của Ủy ban. Tôi cho rằng vì không có cuộc họp báo nào sau cuộc họp của tháng 10, nên sẽ rất khó để Ủy ban xóa bỏ cụm từ này mà không đưa ra sự làm rõ bổ sung. Việc này có thể diễn ra tại cuộc họp tháng 12 của họ, mà cuộc họp này sẽ đi kèm họp báo.
  • Trong khi thảo luận các diễn biến kinh tế ở nước ngoài, những người tham gia đã chỉ rõ triển vọng kinh tế có phần yếu kém hơn và rủi ro suy giảm gia tăng tại Châu Âu, Trung Quốc và Nhật Bản, cũng như rủi ro đối với sự củng cố của đồng đô la trong thời gian vừa qua. Tuy nhiên, nhiều người tham gia đã gợi ý rằng tỷ suất mậu dịch đối ngoại trong nền kinh tế Mỹ tương đối nhỏ, do đó, các tác động của thay đổi trong giá trị của đồng đô la đối với xuất khẩu ròng rất khiêm tốn. Một vài người tham gia cũng đánh giá rằng sự sụt giảm trong giá năng lượng và các hàng hóa khác, cũng như lãi suất dài hạn thấp hơn sẽ có thể tạo ra sự bù trừ cho đồng đô la cao hơn và tăng trưởng toàn cầu yếu kém hơn. Họ biện luận rằng sự phục hồi của Mỹ tiếp tục đi theo đường hướng ổn định.
  • Phản ứng của thị trường rất hạn chế sau khi biên bản được công bố, chỉ số S & P 500 chỉ tăng 0,30% vào thời điểm công bố để thoái lui vào giờ sau đó và kết thúc ngày gần như không đổi so với mức đóng cửa của hôm thứ Ba. Các cặp tỷ giá chính đã phản ứng đôi chút đối với tin tức này, tỷ giá EUR/USD đã chạm ngưỡng 1.2600 nhưng giảm điểm trở lại để đi ngang, tỷ giá GBP/USD bật lên trong thời gian ngắn chỉ để đánh mất số điểm đã tăng được và hồi chuyển quanh ngưỡng 1.5670. Tỷ giá USD/JPY là cặp tỷ giá duy nhất duy trì được sức mạnh, bứt lên trên ngưỡng 118.00.
  • Qua đêm, chỉ số PMI sản xuất sơ bộ của Trung Quốc theo HSBC đã giảm xuống mức 50.0, giảm so với chỉ số chính thức 50.4 của tháng 10 và nằm dưới kỳ vọng là giảm xuống mức 50.2. Chỉ số thấp 6 tháng, chỉ nằm giữa các mức thu hẹp và mở rộng đã làm gia tăng các lo lắng đối với sự giảm tốc của quốc gia này. NZD và AUD đã suy yếu đôi chút vào thời điểm công bố số liệu này, nhưng đã phục hồi ngay lập từ trong ít phút sau đó để giao dịch không đổi so với đồng đô la.
  • Đối với hoạt động của ngày hôm nay, các chỉ số PMI sẽ trở thành tiêu điểm chú ý. Các chỉ số PMI sơ bộ của Eurozone, cũng cho tháng 11, sẽ được công bố ngay sau khi các số liệu từ Đức và Pháp được công bố. Chỉ số PMI của khu vực được dự báo tiếp tục nằm trên ngưỡng 50, trong khi chỉ số PMI sản xuất từ nền kinh tế mạnh nhất, Đức, dự kiến tiếp tục di chuyển nhẹ vào vùng mở rộng. Chỉ số niềm tin tiêu dùng sơ bộ của Eurozone cho tháng 11 cũng đến hạn công bố.
  • Tại Na Uy, GDP cho quý 3 dự kiến giảm, làm gia tăng loạt số liệu yếu kém gần đây được công bố từ quốc gia này.
  • Tại Anh, doanh số bán lẻ trừ xăng dầu dự kiến tăng trong tháng 10, đổi chiều hoàn toàn so với tháng trước đó.
  • Vào cuối ngày, chúng ta sẽ nhận được chỉ số PMI sản xuất sơ bộ của Mỹ theo Markit cho tháng 11 và chỉ số hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Dự trữ Liên bang tại Philadelphia cho tháng 11. Doanh số bán nhà ở sẵn có cho tháng 10 cũng sẽ được công bố và theo dự báo, số liệu này sẽ cho thấy sự sụt giảm nhẹ. Sau số liệu nhà ở trái chiều của hôm thứ Tư, doanh số bán nhà ở sẵn có sẽ cho biết rõ đôi chút về hoạt động nhà ở gần đây. Chỉ số CPI cho tháng 10 được dự báo giảm, làm gia tăng các lo lắng liệu Fed có đi đúng lộ trình để đáp ứng mục tiêu lạm phát của mình hay không. Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu cho tuần kết thúc vào ngày 15/11 và chỉ số dẫn đạo của Ủy ban Hội nghị cho tháng 10 cũng sẽ được công bố.
  • Theo lịch, chúng ta sẽ có 3 diễn giả phát biểu trong ngày hôm nay. Phó Thống đốc Riksbank, Martin Floden, thành viên Ban điều hành ECB, Yves Mersch và Chủ tịch Ngân hàng Dự trữ Liên bang tại Cleveland, Loretta Mester sẽ phát biểu.
Thị trường
Tiêu Điểm

Tỷ giá EUR/USD tìm thấy ngưỡng kháng cự tại đường biên trên của kênh


Tỷ giá EUR/USD đã nhích lên vào thứ Tư để tìm thấy ngưỡng kháng cự gần đường trung bình động 200 kỳ và đường biên trên của kênh dốc lên màu xanh lơ. Tôi sẽ trung thành với quan điểm trung lập và coi đà phục hồi từ ngưỡng 1.2360 là sự thoái lui về phía trên của xu hướng giảm dài hạn hơn. Trên biểu đồ hàng ngày, mặc dù cấu trúc tỷ giá tiếp tục là mức cao nhất thấp hơn và mức thấp nhất thấp hơn bên dưới cả đường trung bình động 50 ngày và 200 ngày, nhưng vẫn có tín hiệu phân kỳ dương giữa cả 2 chỉ báo động lượng hàng ngày và biến động tỷ giá. Tín hiệu phân kỳ dương cho tôi thêm các lý do để đứng bên lề và chờ đợi các dấu hiệu có thể hành động hơn thuyết phục tôi rằng xu hướng giảm đã quay trở lại và có thể tiếp diễn.
• Ngưỡng hỗ trợ: 1.2440 (S1), 1.2400 (S2), 1.2360 (S3)
• Ngưỡng kháng cự: 1.2575 (R1), 1.2620 (R2), 1.2750 (R3)

Tỷ giá GBP/JPY bứt lên trên ngưỡng 185.00

Tỷ giá GBP/JPY đã tiếp tục phục hồi vào thứ Tư, thoát khỏi xu hướng đi ngang mà nó đã giao dịch kể từ đầu tháng và bứt lên trên ngưỡng tâm lý 185.00 (S1). Hiện giờ, tôi cho rằng việc tỷ giá bứt lên trên ngưỡng 185.00 (S1) sẽ tạo điều kiện cho các mức mở rộng tăng điểm lớn hơn và nhắm tới mức cao nhất của ngày mùng 3/10/2008, tại mức 189.00 (R1). Cả hai chỉ báo dao động ngắn hạn đều đã phá vỡ ngưỡng kháng cự giảm màu đen của chúng và củng cố, cho thấy động lượng tăng mạnh mẽ. Miễn là tỷ giá tiếp tục giao dịch bên trên đường xu hướng tăng màu đen được vẽ từ mức thấp nhất của ngày 15/10, và bên trên cả đường trung bình động 50 kỳ và 200 kỳ, xu hướng chung của tỷ giá GBP/JPY tiếp tục là tăng điểm, theo quan điểm của tôi.
• Ngưỡng hỗ trợ: 185.00 (S1), 184.30 (S2), 181.00 (S3)
• Ngưỡng kháng cự: 189.00 (R1), 190.00 (R2), 192.00 (R3)

Tỷ giá NZD/USD tìm thấy ngưỡng hỗ trợ tại mức 0.7820

Tỷ giá NZD/USD đã sụt điểm mạnh vào thứ Tư, chạm ngưỡng hỗ trợ 0.7820 (S1). Việc tỷ giá bứt xuống dưới ngưỡng đó một cách rõ ràng có thể ngụ ý sự giảm điểm lớn hơn và có lẽ sẽ mở đường cho nó tiến về phía ngưỡng hỗ trợ tiếp theo tại mức 0.7700 (S2). Các chỉ báo động lượng ngắn hạn tiếp tục nằm trong tình trạng bất lợi. Chỉ báo RSI đã đi xuống sau khi tìm thấy ngưỡng kháng cự ngay bên dưới ngưỡng 50, trong khi chỉ báo MACD, đã nằm bên dưới đường khởi phát, đã nhận dấu âm. Tôi cũng nhận thấy tín hiệu phân kỳ âm giữa cả 2 chỉ báo này và biến động tỷ giá. Trong bức tranh lớn hơn, tỷ giá đang dao động giữa vùng hỗ trợ 0.7700 (S2) và ngưỡng kháng cự 0.7980 (R1), do đó, tôi sẽ giữ quan điểm trung lập đối với xu hướng chung của tỷ giá.
• Ngưỡng hỗ trợ: 0.7820 (S1), 0.7700 (S2), 0.7660 (S3)
• Ngưỡng kháng cự: 0.7980 (R1), 0.8100 (R2), 0.8230 (R3)

Vàng sụt điểm mạnh trở lại gần ngưỡng 1180

Vàng đã giảm điểm mạnh trong ngày hôm qua, tìm thấy ngưỡng hỗ trợ gần ngưỡng 1180 (S1) và đường trung bình động 50 kỳ. Việc vàng bứt xuống dưới ngưỡng 1180 (S1) có thể làm khởi phát các mức mở rộng về phía ngưỡng 1160 (S2) và đường biên dưới của kênh dốc lên màu đen. Xem xét các chỉ báo dao động ngắn hạn, tôi nhận thấy rằng chỉ báo RSI đã đi xuống gần ngưỡng 50, trong khi chỉ báo MACD đã chạm đỉnh và vượt xuống dưới đường báo hiệu của nó. Hơn nữa, cả hai chỉ báo đã phá vỡ ngưỡng hỗ trợ tăng màu đen của chúng. Đối với xu hướng rộng lớn hơn, tôi vẫn cho rằng xu hướng dài hạn hơn của vàng là giảm điểm. Do đó, tôi sẽ coi sự thoái lui từ ngưỡng 1132 là biến động điều chỉnh vào lúc này. Trong bối cảnh thiếu vắng tín hiệu đảo chiều xu hướng tăng quan trọng, tôi sẽ đưa ra quan điểm “chờ đợi và chứng kiến” đối với triển vọng chung của vàng.
• Ngưỡng hỗ trợ: 1180 (S1), 1160 (S2), 1146 (S3)
• Ngưỡng kháng cự: 1205 (R1), 1222 (R2), 1235 (R3)

Dầu WTI củng cố

Dầu WTI đã củng cố vào thứ Tư, tiếp tục giao dịch giữa ngưỡng hỗ trợ 73.35 (S1) và ngưỡng kháng cự 76.00 (R1). Tôi vẫn cho rằng triển vọng ngắn hạn của dầu là bất lợi và tôi mong đợi việc giá dầu bứt xuống dưới ngưỡng hỗ trợ 73.35 (S1) một cách rõ ràng xác nhận mức thấp nhất thấp hơn sắp tới và có lẽ sẽ tạo điều kiện cho các mức mở rộng về phía ngưỡng hỗ trợ tiếp theo tại mức 71.00 (S2), được xác định bởi mức thấp nhất của tháng 7 và tháng 8/2010. Trong bức tranh lớn hơn, cấu trúc giá trên biểu đồ hàng ngày tiếp tục là mức cao nhất thấp hơn và mức thấp nhất thấp hơn bên dưới cả đường trung bình động 50 ngày và 200 ngày, duy trì xu hướng giảm nói chung của dầu.
• Ngưỡng hỗ trợ: 73.35(S1), 71.00 (S2), 70.00 (S3)
• Ngưỡng kháng cự: 76.00 (R1), 78.00 (R2), 80.00 (R3)
 
IronFX: Bản tin thị trường ngày 21/11/2014
Bức tranh Toàn cảnh


21.11.2014, 11am
  • Tại sao đồng euro vẫn chưa giảm điểm? Đồng euro đã có xu hướng tăng điểm nhiều hơn mong đợi trong khoảng thời gian gần đây, mặc dù số liệu gần đây từ Eurozone đã gây thất vọng và số liệu của Mỹ tương đối mạnh mẽ. Tôi cho rằng để trả lời câu hỏi này, chúng ta phải xem xét 3 tỷ giá chéo có đồng euro, EUR/JPY, EUR/GBP và EUR/CHF. Cặp Euro/yên đã tăng điểm kể từ ngày 31/10 khi Ngân hàng Trung ương Nhật Bản áp dụng các biện pháp kích thích bổ sung, để chạm các mức được chứng kiến lần cuối vào năm 2008. Cặp EUR/GBP đã tăng điểm sau công bố báo cáo lạm phát gây thất vọng của Ngân hàng Trung ương Anh. Trong khi cặp EUR/CHF đã chứng kiến việc bán ra vì mục đích đầu cơ, khi tỷ giá tiến về phía mức sàn của Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ, và sự giảm điểm đã nỗ lực để được bù đắp bởi việc mua vào có chủ định bởi SNB nhằm bảo về mức sàn của cặp tỷ giá này ở mức 1.2000 CHF. Tất cả các lý do nêu trên khiến tôi cho rằng có sự thèm muốn mạnh mẽ đối với đồng euro, mà việc này khiến nó đàn hồi so với đồng tiến đối ứng chính của nó, USD. Các nhà đầu cơ giá xuống đối với euro có thể phải cân nhắc lại quan điểm của mình, ít nhất là trong ngắn hạn và ít nhất là cho đến khi ECB triển khai đợt phân bổ TLTRO lần thứ hai.
  • Vào thứ Năm, chỉ số giá tiêu dùng của Mỹ đã tăng 1,7% hàng năm trong tháng 10, không đổi về tốc độ so với tháng trước đó và nằm trên kỳ vọng là số liệu thấp hơn đôi chút ở mức 1,6% hàng năm. Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu giảm xuống mức 291.000 từ mức được điều chỉnh của tuần trước đó là 293.000, trên mức dự báo là giảm xuống 284.000. Mức trung bình động 4 tuần được theo dõi sát sao đã tăng lên mức 287.000 từ mức 285.000 cách đây một tuần, tiếp tục gợi ý sự tăng trưởng việc làm mạnh mẽ. Trong khi đó, doanh số bán nhà ở sẵn có được công bố ở mức 5,26 triệu trong tháng 10, tăng từ mức 5,18 triệu trước đó và vượt kỳ vọng là số liệu này gần như không đổi. Trước đó vào tuần này, số nhà ở xây mới đã giảm nhẹ, trong khi số giấy phép xây dựng đã tăng vọt trong tháng 10 và xét đến doanh số bán nhà ở sẵn có của hôm thứ Năm, có vẻ như hoạt động nhà ở đã hồi sinh sau một mùa hè trầm lắng. Đây là một dấu hiệu cho thấy sự phục hồi khiêm tốn của thị trường đang hỗ trợ điều có vẻ là sức mạnh gia tăng trong nền kinh tế mở rộng.
  • Bất chấp số liệu nói chung là khả quan, đồng bạc xanh đã không thể giành được sức mạnh và giao dịch thấp hơn so với các đồng tiền đối ứng chính của mình. Đồng đô la dã điều chỉnh thấp hơn so với hầu hết các đồng tiền của nhóm G10 trong ít ngày qua, chúng tôi cho rằng sự gia tăng về mặt cấu trúc của USD đang diễn ra và đồng bạc xanh có thể lấy lại sức mạnh của mình. Mặc dù vậy, một điểm có thể được quan tâm, như chúng tôi đã đề cập trong bài bình luận trước đó, đó là thời tiết lạnh quá mức trái mùa có thể dẫn đến việc điều chỉnh số liệu kinh tế.
  • Giá dầu đã tăng điểm nhẹ vào thứ Năm và đã tiếp tục tăng điểm vào đầu giờ giao dịch tại Châu Âu khi các nhà đầu tư cân nhắc khả năng rằng tại hội nghị thượng đỉnh OPEC sẽ diễn ra vào ngày 27/11, các thành viên sẽ cắt giảm sản lượng. Cho tới nay, các thành viên của OPEC đã chống lại lời kêu gọi cắt giảm sản lượng, ngay cả khi giá dầu đã giảm khoảng 25% kể từ khi đạt mức đỉnh vào tháng 6. Hội nghị thượng đỉnh tại Vienna vào tuần tới có thể cho thấy bức tranh khả quan hơn về dầu, xét đến việc sự đồng thuận vẫn tồn tại trong số các thành viên, những người đã khởi xướng các cuộc họp song phương. Nếu không, giá dầu có thể tiếp tục suy giảm. (xem phần phân tích kỹ thuật bên dưới)
  • Qua đêm, chi tiêu bằng thẻ tín dụng của New Zealand đã gia tăng 1,3% hàng tháng trong tháng 10, từ mức +0,2% hàng tháng trong tháng 9. Mặc dù không có phản ứng lớn nào vào thời điểm chỉ báo này được công bố, nhưng đồng đô la New Zealand đã bắt đầu củng cố một vài phút trước sự kiện và tiếp tục tăng điểm một vài pip dưới ngưỡng 0.7900. Kể từ khi đạt mức đỉnh vào tháng 7, tỷ giá NZD/USD đã giảm điểm khoảng 10%. Tuy nhiên, kể từ khi ngân hàng trung ương của quốc gia này, tại cuộc họp gần đây nhất của mình, nhắc lại rằng quan điểm rằng nó mong đợi tỷ giá tiếp tục giảm điểm, tôi cho rằng các yếu tố cơ bản suy yếu (tỷ lệ lạm phát thấp) sẽ gây áp lực đối với đồng tiền này. Tuy nhiên, việc tỷ giá bứt xuống dưới ngưỡng hỗ trợ 0.7660 là cần thiết để trở lên tin tưởng hơn và các đà giảm tiếp theo.
  • Hoạt động của ngày hôm nay: Chúng ta không có sự kiện hay chỉ báo quan trọng nào được công bố từ Eurozone, Anh hay Mỹ.
  • Tại Canađa, chỉ số CPI cho tháng 10 dự kiến tiếp tục không đổi ở mức 2%, khớp với mục tiêu của Ngân hàng Trung ương Canađa. Việc này có thể chứng tỏ có lợi cho CAD.
  • Về phần các diễn giả, Chủ tịch ECB, Mario Draghi và Thống đốc Jens Weidmann sẽ phát biểu tại Hội nghị Ngân hàng Châu Âu.
Thị trường
Tiêu Điểm

Tỷ giá EUR/USD tăng điểm nhẹ


Tỷ giá EUR/USD đã tăng điểm nhẹ vào thứ Năm, nhưng tiếp tục giao dịch bên dưới ngưỡng kháng cự 1.2575 (R1). Nếu bứt lên trên ngưỡng đó có, tỷ giá có thể nhắm tới ngưỡng kháng cự tiếp theo tại mức 1.2620 (R2). Các chỉ báo động lượng tiếp tục ở trong tình trạng bất lợi. Chỉ báo RSI đã bật lại từ ngưỡng 50 và đang hướng lên, trong khi chỉ báo MACD, đã nằm trên mức 0, có vẻ đã sẵn sàng bứt lên trên đường khởi phát của nó. Trên biểu đồ hàng ngày, cấu trúc tỷ giá tiếp tục là mức cao nhất thấp hơn và mức thấp nhất thấp hơn bên dưới cả đường trung bình động 50 kỳ và 200 kỳ, do đó, tôi cho rằng sự phục hồi từ ngưỡng 1.2360 (S3), hay mọi sự mở rộng của nó là pha điều chỉnh. Tuy nhiên, tôi thích đứng bên lề hơn đối với xu hướng chung của cặp tỷ giá này và lý do chính đó là bởi vì tôi vẫn nhận thấy tín hiệu phân kỳ dương giữa các chỉ báo dao động hàng ngày và biến động tỷ giá.
• Ngưỡng hỗ trợ: 1.2440 (S1), 1.2400 (S2), 1.2360 (S3).
• Ngưỡng kháng cự: 1.2575 (R1), 1.2620 (R2), 1.2750 (R3).

Tỷ giá EUR/JPY thoái lui sau khi tìm thấy ngưỡng kháng cự tại mức 149.00

Tỷ giá EUR/JPY đã sụt điểm mạnh sau khi tìm thấy ngưỡng kháng cự tại mức 149.00 (R1). Cân nhắc đến các chỉ báo động lượng ngắn hạn, tôi sẽ tiếp tục thận trọng vì sự thoái lui có thể tiếp diễn, có lẽ là chạm ngưỡng 146.50 (S1) như là ngưỡng hỗ trợ trong lần này. Chỉ báo RSI đã đi xuống sau khi thoát khỏi vùng được mua quá mức, trong khi chỉ báo MACD đã chạm đỉnh, bứt xuống dưới đường báo hiệu của nó, và hiện đang hướng xuống. Tôi cũng nhận thấy mô hình nến sao băng trên biểu đồ hàng ngày, mà việc này ủng hộ sự tiếp diễn của đà thoái lui. Tuy nhiên, miễn là tỷ giá hình thành mức cao nhất cao hơn và mức thấp nhất cao hơn bên trên cả đường trung bình động 50 kỳ và 200 kỳ, xu hướng chung tiếp tục là tăng điểm, theo quan điểm của tôi. Việc tỷ giá bứt lên trên ngưỡng 149.00 (R1) sẽ xác nhận mức cao nhất cao hơn sắp tới và có lẽ nó sẽ nhắm tới mức số tròn 150.00 (R2).
• Ngưỡng hỗ trợ: 146.50 (S1), 145.00 (S2), 143.40 (S3).
• Ngưỡng kháng cự: 149.00 (R1), 150.00 (R2), 151.50 (R3).

Tỷ giá AUD/USD bật lại đôi chút

Tỷ giá AUD/USD đã bật lại đôi chút vào thứ Năm để chạm ngưỡng hỗ trợ chuyển thành ngưỡng kháng cự 0.8650 (R1). Mặc dù đà bật lại có thể tiếp diễn thêm đôi chút, nhưng miễn là khả năng đối với mức cao nhất thấp hơn vẫn tồn tại, tôi sẽ đưa ra quan điểm rằng triển vọng của tỷ giá là bất lợi. Trên biểu đồ hàng ngày, vì tỷ giá tiếp tục giao dịch bên dưới cả đường trung bình động 50 ngày và 200 ngày, nên tôi vẫn nhận thấy xu hướng giảm dài hạn hơn, nhưng tôi cũng có thể nhận thấy tín hiệu phân kỳ dương giữa các chỉ báo động lượng hàng ngày và biến động tỷ giá. Do đó, tôi thích chứng kiến tỷ giá bứt xuống dưới ngưỡng 0.8500 (S2) hơn trước khi trở nên tin tưởng hơn vào đà giảm. Sự bứt xuống đó có thể xác nhận mức thấp nhất thấp hơn trên biểu đồ hàng ngày và có lẽ sẽ mở đường cho tỷ giá tiến về phía vùng 0.8300 (S3), được xác định bởi mức thấp nhất của tháng 7/2010.
• Ngưỡng hỗ trợ: 0.8540 (S1), 0.8500 (S2), 0.8300 (S3).
• Ngưỡng kháng cự: 0.8650 (R1), 0.8800 (R2), 0.8900 (R3).

Vàng không thể bứt xuống dưới ngưỡng 1180

Vàng đã cố gắng bứt xuống dưới ngưỡng 1180 (S1) nhưng không thành công và bật lại để giao dịch gần đường trung bình động 200 kỳ. Miễn là vàng giao dịch bên trong kênh dốc lên màu đen, triển vọng ngắn hạn tiếp tục là khả quan, theo quan điểm của tôi. Các chỉ báo động lượng hàng ngày hỗ trợ khả năng này. Chỉ báo RSI 14 ngày đã đi lên và hiện đang chạm vùng 50, trong khi chỉ báo MACD, mặc dù mang dấu âm, nhưng đã vượt lên trên đường khởi phát và đang hướng lên. Tuy nhiên, trong bức tranh lớn hơn, tôi vẫn nhận thấy xu hướng giảm dài hạn hơn. Do đó, tôi sẽ coi đà phục hồi từ ngưỡng 1132 là biến động điều chỉnh vào lúc này. Trong bối cảnh thiếu vắng tín hiệu đảo chiều xu hướng tăng quan trọng, tôi thích đưa ra quan điểm “chờ đợi và chứng kiến” hơn đối với triển vọng chung của vàng.
• Ngưỡng hỗ trợ: 1180 (S1), 1160 (S2), 1146 (S3).
• Ngưỡng kháng cự: 1205 (R1), 1222 (R2), 1235 (R3).

Dầu WTI tăng điểm nhẹ

Dầu WTI đã tăng điểm nhẹ trong ngày hôm qua và hôm nay, vào đầu phiên sáng tại Châu Âu, có vẻ như nó đã sẵn sàng để chạm đường trung bình động 50 kỳ và ngưỡng kháng cự 76.00 (R1). Việc giá dầu bứt lên trên ngưỡng đó có thể làm khởi phát các mức mở rộng về phía ngưỡng kháng cự tiếp theo tại mức 78.00 (R2), được xác định bởi mức cao nhất của ngày 12/11. Xem xét các chỉ báo động lượng, tôi nhận thấy rằng chỉ báo RSI đã bứt lên trên ngưỡng 50 và đang hướng lên, trong khi chỉ báo MACD, đã vượt lên trên đường khởi phát và có thể nhận dấu dương sớm. Những dấu hiệu này xác nhận động lượng dương của phiên hôm qua và tăng cường khả năng rằng chúng ta có thể chứng kiến dầu WTI tăng điểm nhẹ trong tương lai gần. Tuy nhiên, cấu trúc giá nói chung vẫn gợi ý xu hướng giảm, do đó, tôi cho rằng đà bật lại hiện tại là sóng điều chỉnh trước khi những người bán nắm quyền kiểm soát một lần nữa.
• Ngưỡng hỗ trợ: 73.35 (S1), 71.00 (S2), 70.00 (S3).
• Ngưỡng kháng cự: 76.00 (R1), 78.00 (R2), 80.00 (R3).
 
Tiêu điểm trong ngày - tỷ giá usd/cad
21.11.2014, 2pm
  • Đồng đô la đã giao dịch trái chiều so với các đồng tiền đối ứng của nó trong nhóm G10 trong phiên sáng nay tại Châu Âu. Nó đã tăng điểm so với EUR, CHF, SEK và GBP, theo đúng thứ tự đó, trong khi giảm điểm so với AUD, NZD và CAD. Đồng bạc xanh ổn định so với JPY và NOK.
  • “Sự phục hồi mạnh mẽ hơn có thể sẽ không diễn ra trong các tháng tới”, Chủ tịch ECB, Mario Draghi đã nói vậy trong bài phát biểu khai mạc tại Hội nghị Ngân hàng Trung ương tại Frankfurt. Chủ tịch ECB đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đưa lạm phát trở lại mức mục tiêu mà không có sự trì hoãn nào càng nhanh càng tốt. Ông cũng đã đề cập rằng chính sách tiền tệ có thể và sẽ thực hiện phần việc của nó để đạt được mục tiêu lạm phát và nếu chính sách hiện tại không đủ hiệu quả hay các rủi ro tiếp theo đối với triển vọng lạm phát trở thành hiện thực, thì Ngân hàng này sẽ mở rộng các kênh mà thông qua đó nó sẽ đưa ra sự can thiệp bằng cách thay đổi quy mô, tốc độ và thành phần của việc mua tài sản. Tỷ giá EUR/USD đã bứt xuống dưới ngưỡng 1.2500 khi những bình luận này được đưa ra và bứt xuống dưới ngưỡng hỗ trợ chuyển thành kháng cự 1.2440. Việc tỷ giá bứt xuống dưới ngưỡng đó có thể làm khởi phát các mức mở rộng tiếp theo về phía ngưỡng tâm lý 1.2400.
  • Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đã cắt giảm lãi suất chuẩn nhằm đáp lại nền kinh tế trong nước và toàn cầu đang giảm tốc. AUD và NZD, các đồng tiền phụ thuộc lớn vào thương mại với Trung Quốc, đã tăng điểm mạnh gần 1% mỗi đồng tiền so với đồng đô la Mỹ. Đồng đô la Canađa, cũng là một đồng tiền hàng hóa, đã tăng điểm mạnh nhờ biến động bất ngờ do các kỳ vọng rằng việc cắt giảm lãi suất sẽ thúc đẩy nhu cầu và đẩy nền kinh tế của Trung Quốc lên.

Tỷ giá USD/CAD đã trượt xuống trong phiên sáng nay tại Châu Âu sau khi tìm thấy ngưỡng kháng cự gần mức 1.1330 (R1). Cặp tỷ giá này hiện đang tiến gần đường trung bình động 200 kỳ, nằm gần ngưỡng hỗ trợ 1.1260 (S1) và gần đường xu hướng tăng màu đen được vẽ từ mức thấp nhất của ngày mùng 4/9. Vào cuối ngày, chúng ta sẽ nhận được chỉ số CPI của Canađa cho tháng 10, dự kiến tiếp tục giữ ở mức 2%, mức mục tiêu của BoC. Việc này cũng có thể đẩy cặp tỷ giá xuống dưới vùng hỗ trợ tới hạn đó và có lẽ sẽ mở đường cho nó tiến về phía ngưỡng hỗ trợ tiếp theo, tại mức 1.1165 (S2). Các chỉ báo động lượng hàng ngày hỗ trợ khả năng này. Chỉ báo RSI đã đi xuống sau khi tìm thấy ngưỡng kháng cự tại ngưỡng 50, trong khi chỉ báo MACD đã chạm đỉnh ngay bên trên mức 0, chuyển thành âm và vượt xuống dưới đường khởi phát của nó. Tuy nhiên, đối với xu hướng rộng lớn hơn, tỷ giá USD/CAD vẫn đang hình thành mức cao nhất cao hơn và mức thấp nhất cao hơn bên trên đường dài hạn màu xanh lơ nhạt được vẽ từ mức thấp nhất của tháng 12/2012. Do đó, tôi cho rằng xu hướng dài hạn của cặp tỷ giá này tiếp tục là tăng điểm và tôi sẽ coi mọi đà giảm ngắn hạn là pha điều chỉnh vào lúc này.
• Ngưỡng hỗ trợ: 1.1260 (S1), 1.1165 (S2), 1.1080 (S3) .
• Ngưỡng kháng cự: 1.1330 (R1), 1.1400 (R2), 1.1470 (R3)
 
IronFX: Bản tin thị trường ngày 24/11/2014
Bức tranh Toàn cảnh


24.11.2014, 11am
  • Cần phải đưa lạm phát trở lại mức mục tiêu. Hôm thứ Sáu tuần trước, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Châu Âu, Mario Draghi đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đưa lạm phát trở lại mức mục tiêu mà không có bất kỳ sự trì hoãn nào càng sớm càng tốt. Vị lãnh đạo ECB này đã gửi đi tín hiệu mạnh mẽ rằng Ngân hàng đã sẵn sàng để mở rộng các kênh mà qua đó nó sẽ thực hiện việc can thiệp bằng cách thay đổi quy mô, tốc độ và thành phần của việc mua tài sản, nếu chính sách hiện tại không đủ hiệu quả hoặc các rủi ro tiếp theo đối với triển vọng lạm phát trở thành hiện thực. Mặc dù phần lớn bài phát biểu của ông nhắc lại các bình luận mà ông đã đưa ra tại cuộc họp báo gần đây nhất của ECB, nhưng lưu ý quan trọng nhất trong bài phát biểu hôm thứ Sáu đó là tình hình lạm phát trong khu vực Eurozone đã trở lên “càng ngày càng thách thức”. Sự cấp thiết mà ông đã báo hiệu trong việc đưa lạm phát lên mức cao hơn đã làm gia tăng kỳ vọng của thị trường đối với các biện pháp nới lỏng quyết liệt và đẩy tỷ giá EUR/USD xuống để kết thúc tuần dưới mức 1.2400 (xem phần phân tích kỹ thuật bên dưới). Trong khi đó, ECB đã công bố rằng nó đã bắt đầu mua vào chứng khoán được đảm bảo băng tài sản vào thứ Sáu vừa rồi nhằm khuyến khích cho vay và làm hồi sinh nền kinh tế.
  • Ở nơi khác, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đã bất ngờ cắt giảm lãi suất cho vay chuẩn vào thứ Sáu lần đầu tiên trong vòng hơn 2 năm, để giải quyết tình trạng nền kinh tế trong nước và toàn cầu giảm tốc. AUD và NZD, các đồng tiền phụ thuộc mạnh mẽ ào thương mại với Trung Quốc, đã tăng điểm mạnh vào thời điểm tin tức này được đưa ra và tiếp tục được hỗ trợ trong phiên giao dịch tại Châu Á. Nếu Ngân hàng trung ương của Trung Quốc tiếp tục cắt giảm lãi suất xuống tỷ lệ dự trữ bắt buộc, việc này sẽ nới lỏng thêm các điều kiện tiền tệ bằng việc đẩy thanh khoản vào thị trường và bằng việc đẩy các đồng tiền yết giá tiếp tục đi lên.
  • Hoạt động của ngày hôm nay: Sự kiện chính sẽ là kết quả khảo sát Ifo của Đức cho tháng 11. Dự kiến cả 3 chỉ số này đều tiếp tục không đổi hoặc sụt giảm. Theo sau sự tăng vọt bất ngờ trong kết quả khảo sát ZEW vào đầu tháng nay, tôi cho rằng kết quả khảo sát Ifo cũng có thể vượt xa kỳ vọng. Việc này có thể củng cố đồng euro đôi chút vì nó sẽ chỉ ra rằng đầu tàu tăng trưởng của khu vực đang lấy lại động lượng. Hơn nữa, dự kiến ECB sẽ công bố lượng mua trái phiếu được đảm bảo.
  • Tại Mỹ, chúng ta sẽ nhận được chỉ số PMI khu vực dịch vụ và tổng hợp sơ bộ theo Markit cho tháng 11, chỉ số hoạt động quốc gia của Ngân hàng Dự trữ Liên bang tại Chicago cho tháng 10 và chỉ số hoạt động sản xuất của Ngân hàng Dự trữ Liên bang tại Dallas cho tháng 11 cũng sẽ được công bố.
  • Đối với các diễn giả, thành viên Hội đồng quản trị của ECB, Ewald Nowotny sẽ phát biểu tại hội nghị của ngân hàng trung ương Áo.
  • Đối với các ngày còn lại của tuần, vào thứ Ba, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản sẽ công bố biên bản từ cuộc họp chính sách diễn ra vào ngày 31/10 của mình mà ở đó ủy ban chính sách tiền tệ đã bỏ phiếu với tỷ lệ 5-4 cho việc mở rộng nới lỏng chính sách tiền tệ. Biên bản này sẽ hé lộ lý do tại sao vào ban đầu 4 thành viên phản đối chương trình kích thích bổ sung. Tại New Zealand, kỳ vọng lạm phát 2 năm cho quý 4 sẽ được công bố. Sau sự sụt giảm trong CPI quý 3 xuống đường biên thấp nhất của ngân hàng trung ương của Zealand, khả năng đối với kỳ vọng quý 4 giảm là rất cao, mà việc này có thể gây áp lực đối với NZD. Tại Đức, số liệu GDP chính thức cho quý 3 dự kiến sẽ xác nhận số liệu tăng trưởng sơ bộ. Tại Mỹ, ước tính thứ 2 về GDP cho quý 3 dự kiến cho thấy rằng nền kinh tế Mỹ đã mở rộng ở tốc độ chậm hơn so với ước tính ban đầu.
  • Vào thứ Tư, GDP sơ bộ cho quý 3 của Anh dự kiến tăng 0,7% hàng quý, không đổi về tốc độ so với quý 2. Sau số liệu yếu kém gần đây và điều chỉnh giảm trong báo cáo lạm phát gần đây nhất, các kỳ vọng thị trường đối với việc thắt chặt của BoE đã bị đẩy lùi, với việc thời điểm cho đợt nâng lãi suất đầu tiên hiện đã được đẩy lùi cho tới sau cuộc tổng tuyển cử vào tháng 5. Một tốc độ tăng trưởng yếu kém có thể đẩy kỳ vọng nâng lãi suất lùi thậm chí xa hơn. Tại Mỹ, chúng ta sẽ nhận được số đơn đặt hàng hàng hóa lâu bền cho tháng 10 và thu nhập và chi tiêu cá nhân cho cùng tháng. Chi tiêu cá nhân được dự báo bật lại, có lẽ được thúc đẩy bởi gia tăng trong thu nhập và thị trường lao động Mỹ mạnh mẽ hơn. Chỉ số PCE cơ bản cho tháng 10 cũng sẽ được công bố và dự kiến tiếp tục không đổi so với tháng 9.
  • Vào thứ Sáu, sự kiện chính sẽ là chỉ số CPI của Đức cho tháng 11. Như thường lệ, sự kiện này sẽ bắt đầu trước đó một vài giờ khi chỉ số CPI cho Saxony được công bố trước chỉ số CPI tổng thể của quốc gia này.
  • Sau cùng vào thứ Sáu, chúng ta sẽ nhận được loạt số liệu cuối tháng như thường lệ từ Nhật Bản. Tỷ lệ thất nghiệp của Eurozone cho tháng 10 cũng sẽ được công bố vùng với ước tính CPI cho tháng 11 của khu vực này. Với việc chỉ còn chưa đầy một tuần nữa là cuộc họp của ECB sẽ diễn ra, việc chỉ số CPI sụt giảm dự kiến sẽ xác nhận các lo lắng của Chủ tịch ECB, Draghi rằng sự phục hồi mạnh mẽ hơn có thể sẽ không diễn ra trong các tháng tới và rằng Ngân hàng này phải đưa lạm phát trở lại mức mục tiêu mà không có bất kỳ sự trì hoãn nào càng nhanh càng tốt.
Thị trường
Tiêu Điểm

Tỷ giá EUR/USD giảm điểm do các bình luận của ông Draghi


Tỷ giá EUR/USD đã sụt điểm mạnh vào thứ Sáu tuần trước sau khi Chủ tịch ECB, Mario Draghi nói rằng các quan chức sẽ làm những gì mà họ phải làm để nâng lạm phát lên, để ngỏ cánh cửa cho các biện pháp mạnh mẽ hơn. Cặp tỷ giá đã phá vỡ 2 ngưỡng hỗ trợ liên tiếp để tìm thấy ngưỡng hỗ trợ tại ngưỡng 1.2360 (S1), được xác định bởi mức thấp nhất của ngày mùng 6 và mùng 7/11, trước khi bật lại đôi chút. Việc tỷ giá bứt xuống dưới ngưỡng đó một cách rõ ràng sẽ xác nhận mức thấp nhất thấp hơn sắp tới trên biểu đồ hàng ngày và có lẽ sẽ mở đường cho nó tiến về phía vùng 1.2250 (S2), được đánh dấu bởi mức thấp nhất của tháng 8/2012. Xem xét các chỉ báo động lượng hàng ngày, tôi vẫn nhận thấy tín hiệu phân kỳ dương giữa chúng và biến động tỷ giá, mà việc này cho tôi thêm lý do để chờ đợi tỷ giá bứt xuống dưới ngưỡng 1.2360 (S1) một cách dứt khoát trước khi trở lên tin tưởng hơn vào đà giảm.
• Ngưỡng hỗ trợ: 1.2360 (S1), 1.2250 (S2), 1.2130 (S3).
• Ngưỡng kháng cự: 1.2400 (R1), 1.2440 (R2), 1.2500 (R3).

Tỷ giá EUR/JPY điều chỉnh giảm

Tỷ giá EUR/JPY đã tiếp tục thoái lui sau khi hình thành mô hình nến sao băng trên biểu đồ hàng ngày. Hôm nay, trong phiên sáng tại Châu Á, cặp tỷ giá đã tìm thấy ngưỡng hỗ trợ gần đường trung bình động 50 kỳ và ngưỡng 145.60 (S1), tình cờ là ngưỡng thoái lui 23.6% của biến động tăng trong khoảng thời gian từ ngày 16/10 đến ngày 20/11. Xem xét các chỉ báo động lượng hàng ngày, tôi sẽ thận trọng vì sự thoái lui về phía giảm có thể tiếp diễn. Chỉ báo RSI 14 ngày đã đi xuống và thoát khỏi vùng được mua quá mức, trong khi chỉ báo MACD hàng ngày cho thấy các dấu hiệu chạm đỉnh và có thể bứt xuống dưới đường báo hiệu của nó trong tương lai gần. Tuy nhiên, tôi vẫn cho rằng xu hướng chung tiếp tục là tăng điểm và tiếp tục kỳ vọng tỷ giá sẽ chạm ngưỡng tâm lý 150.00 (R2) sau khi việc điều chỉnh chấm dứt và những người đầu cơ giá lên xoay sở thành công để nắm quyền kiểm soát một lần nữa.
• Ngưỡng hỗ trợ: 145.60 (S1), 144.70 (S2), 143.40 (S3).
• Ngưỡng kháng cự: 149.00 (R1), 150.00 (R2), 151.50 (R3).

Tỷ giá GBP/USD tiếp tục giao dịch trong phạm vi ngắn hạn

Tỷ giá GBP/USD đã tiếp tục đi ngang, nằm giữa ngưỡng hỗ trợ 1.5600 (S1) và ngưỡng kháng cự 1.5730 (R1). Việc tỷ giá bứt xuống dưới ngưỡng 1.5600 (S1) một cách rõ ràng có thể mở đường cho nó tiến về phía ngưỡng tâm lý 1.5500 (S2). Mặt khác, nếu bứt lên trên ngưỡng 1.5730 (R1), tỷ giá có thể nhắm tới ngưỡng 1.5800 (R2). Cả hai chỉ báo dao động đều đang nằm gần các mức cân bằng của chúng, xác nhận xu hướng không có xu hướng trong ngắn hạn của tỷ giá. Tuy nhiên, đối với xu hướng rộng lớn hơn, tôi sẽ giữ quan điểm rằng miễn là cặp tỷ giá giao dịch bên dưới đường trung bình động số mũ 80 ngày, xu hướng chung tiếp tục là giảm điểm.
• Ngưỡng hỗ trợ: 1.5600 (S1), 1.5500 (S2), 1.5430 (S3).
• Ngưỡng kháng cự: 1.5730 (R1), 1.5800 (R2), 1.5950 (R3).

Vàng chạm vùng 1205 một lần nữa
Vàng đã tăng điểm nhẹ và chạm vùng kháng cự 1205 (R1) một lần nữa và đường biên trên của kênh dốc lên màu đen. Miễn là vàng giao dịch bên trong kênh dốc lên màu đen, triển vọng ngắn hạn tiếp tục là khả quan, theo quan điểm của tôi. Các chỉ báo động lượng hàng ngày hỗ trợ khả năng này. Chỉ báo RSI 14 ngày tiếp tục đi lên và vượt lên trên ngưỡng 50, trong khi chỉ báo MACD hàng ngày tiếp tục nằm bên trên đường khởi phát, hướng lên trên. Tuy nhiên, trong bức tranh lớn hơn, tôi vẫn nhận thấy xu hướng giảm dài hạn hơn. Do đó, tôi sẽ coi đà phục hồi từ ngưỡng 1132 là biến động điều chỉnh vào lúc này. Trong bối cảnh thiếu vắng tín hiệu đảo chiều xu hướng tăng quan trọng, tôi thích đưa ra quan điểm “chờ đợi và chứng kiến” đối với triển vọng chung của vàng.
• Ngưỡng hỗ trợ: 1180 (S1), 1160 (S2), 1146 (S3).
• Ngưỡng kháng cự: 1205 (R1), 1222 (R2), 1235 (R3).

Dầu WTI tiếp tục tăng điểm

Dầu WTI đã tiếp tục sóng tăng vào thứ Sáu tuần trước, nhưng nó đã tìm thấy ngưỡng kháng cự tại mức 77.80 (R1). Tôi cho rằng giá dầu sẽ bứt lên trên ngưỡng đó để làm khởi phát việc tiến về phía ngưỡng tâm lý số tròn 80, hiện tình cờ trùng khớp với đường trung bình động 200 kỳ. Các chỉ báo động lượng ngắn hạn củng cố động lượng tăng của hôm thứ Sáu. Chỉ báo RSI đã nhích lên sau khi tìm thấy ngưỡng hỗ trợ ngay bên trên ngưỡng 50, trong khi chỉ báo MACD, đã nằm trên đường khởi phát của nó, đã nhận dấu dương. Tuy nhiên, trên biểu đồ hàng ngày, cấu trúc giá nói chung tiếp tục gợi ý xu hướng giảm, do đó, tôi cho rằng đà bật lại hiện tại là pha điều chỉnh vào lúc này.
• Ngưỡng hỗ trợ: 75.60(S1), 73.20 (S2), 71.00 (S3).
• Ngưỡng kháng cự: 77.80 (R1), 80.00 (R2), 83.00 (R3).
 
TIÊU ĐIỂM TRONG NGÀY - Hợp đồng kỳ hạn chỉ số DAX
24.11.2014, 2pm
  • Đồng đô la đã giao dịch không đổi hoặc cao hơn so với các đồng tiền đối ứng lớn của nó trong nhóm G10 trong phiên sáng nay tại Châu Âu. Nó đã tăng điểm so với AUD, NZD, JPY, GBP và CAD, theo đúng thứ tự đó, trong khi không đổi so với SEK, NOK, EUR và CHF
  • .
  • Chỉ số môi trường kinh doanh Ifo của Đức đã tăng lên mức 104.7 trong tháng 11 từ mức 103.2 trong tháng 10, vượt xa ước tính là giảm nhẹ xuống mức 103.0. Chỉ số kỳ vọng cũng tăng lên, khớp với sự gia tăng trong kết quả khảo sát ZEW được công bố vào đầu tháng này. Mặc dù vẫn còn quá sớm để bàn luận về sự đổi chiều hoàn toàn trong các chỉ số Ifo, nhưng sự gia tăng của ngày hôm nay có thể được coi là dấu hiệu lạc quan trong bố cảnh số liệu của Đức trong thời gian gần đây đang gây thất vọng. Sự gia tăng trong chỉ số kỳ vọng có ý nghĩa đặc biệt vì nó là sự gia tăng đầu tiên sau 6 tháng sụt giảm liên tiếp. Vì đầu tư chủ yếu được thúc đẩy bởi kỳ vọng, nên việc này có thể gợi ý rằng đầu tư kinh doanh có thể nhích lên một lần nữa vào cuối năm nay. Đồng đô la đã nhích lên mức 1.2400 một lần nữa, nơi mà việc tăng điểm có thể giúp nó chạm vùng kháng cự 1.2440, trong khi chỉ số DAX của Đức đã tăng vọt khoảng 0,30% để chạm các mức được chứng kiến lần cuối vào ngày 22/9.

Sau khi thoát khỏi mô hình cờ giảm vào ngày 17/11, hợp đồng kỳ hạn chỉ số DAX đã tăng vọt và vào hôm nay, trong phiên sáng tại Châu Âu, chỉ số đã xoay sở thành công để bứt lên trên ngưỡng kháng cự (chuyển thành ngưỡng hỗ trợ) 9717 (S1). Miễn là cấu trúc chỉ số trên biểu đồ 4 giờ tiếp tục là mức cao nhất cao hơn và mức thấp nhất cao hơn, tôi cho rằng triển vọng ngắn hạn là khả quan và tôi cho rằng chỉ số DAX sẽ chạm ngưỡng kháng cự 9895 (R1), được xác định bởi mức thấp nhất của ngày 19/9. Nếu những người đầu cơ giá lên đủ mạnh để vượt qua vùng kháng cự đó, tôi cho rằng họ sẽ tiến về mức cao nhất chưa từng thấy, tại 10055 (R2). Chuyển sự chú ý sang các chỉ báo động lượng ngắn hạn, tôi nhận thấy rằng chỉ báo RSI đang nằm bên trong vùng được mua quá mức, trong khi chỉ báo MACD đang nằm bên trên các đường số 0 và đường báo hiệu của nó. Việc này cho thấy động lượng tăng đang gia tăng, theo quan điểm của tôi, và tăng cường khả năng đối với các đà tăng tiếp theo trong tương lai gần.
• Ngưỡng hỗ trợ: 9717 (S1), 9525 (S2), 9380 (S3) .
• Ngưỡng kháng cự: 9895 (R1), 10055 (R2) (Mức cao nhất chưa từng thấy)
 
IronFX: Bản tin thị trường ngày 25/11/2014
Bức tranh Toàn cảnh


25.11.2014, 11am
  • BoE thực sự ôn hòa đến mức nào? Thống đốc Ngân hàng Trung ương Anh, Mark Carney, Phó Thống đốc về Ổn định Tài chính, Jon Cunliffe, thành viên ủy ban chính sách tiền tệ, Kristin Forbes và một trong số những thành viên bỏ phiếu chống, Ian McCafferty sẽ trình bày trước Tiểu ban đặc biệt thuộc Bộ Tài chính của Nghị viện về các dự báo kinh tế mới nhất. Xét đến các thông điệp trái chiều gần đây về triển vọng lạm phát, các nhà đầu tư sẽ nỗ lực để giải mã thực sự thì BoE ôn hòa đến mức nào. Báo cáo lạm phát tháng 11 đã cho thấy sự điều chỉnh giảm đáng kể về triển vọng lạm phát ngắn hạn. Các thành viên của BoE kỳ vọng tỷ lệ lạm phát sẽ giảm xuống dưới mức 1% trong vòng 6 tháng và nằm dưới mức mục tiêu 2% trong vòng 3 năm tới.
  • Mặt khác, biên bản cuộc họp chính sách tháng 11 của Ngân hàng này đã hé lộ rằng 7 thành viên, những người bỏ phiếu tiếp tục giữ nguyên lãi suất, đã có “nhiều quan điểm quan trọng” về việc cân bằng rủi ro đối với triển vọng tăng trưởng và lạm phát của Anh. Mặc dù một vài trong số những quan điểm đó tập trung vào khả năng về tăng trưởng yếu kém hơn, nhưng các thành viên khác của MPC đã đề cập đến khả năng đối với việc tình trạng đình trệ sẽ suy giảm nhanh hơn kỳ vọng hiện tại, làm gia tăng áp lực tăng đối với giá cả. Xét đến những dấu hiệu trái chiều này của các thành viên MPC, phiên điều trần có thể sẽ giúp làm sáng tỏ cho các nhà đầu tư về mức độ ôn hòa thực sự của BoE. Tôi cho rằng tại phiên điều trần về báo cáo lạm phát của ngày hôm nay, các thành viên MPC có lẽ sẽ tỏ ra ít ôn hòa hơn họ đã thể hiện trong báo cáo lạm phát của tháng 11 và sẽ chú ý nhiều hơn vào các dấu hiệu tích cực đối với triển vọng kinh tế của Anh. Mặc dù loạt dự báo kinh tế vĩ mô gần đây nhất đã đẩy lui thời điểm của đợt nâng lãi suất đầu tiên, có lẽ là sau cuộc tổng tuyển cử vào tháng 5 năm sau, nhưng phiên điều trần của ngày hôm nay có thể củng cố GBP phần nào.
  • Qua đêm, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản đã công bố biên bản cuộc họp diễn ra vào ngày 31/10 mà ở đó ủy ban đã bỏ phiếu mở rộng việc nới lỏng chính sách tiền tệ. Biên bản đã cho thấy rằng 4 nhà hoạch định chính sách của BoJ, những người đã phản đối việc nới lỏng trong tháng trước, đã làm vậy do lo lắng rằng việc kích thích bổ sung có thể làm ảnh hưởng đến sự tín nhiệm của Ngân hàng này và cho rằng việc duy trì định hướng cho các hoạt động của thị trường tiền tệ như trước kia là phù hợp. Trái lại, Thống đốc Haruhiko Kuroda đã nhấn mạnh sự sẵn sàng của Ngân hàng này đối với việc kích thích bổ sung nhằm đạt được mục tiêu lạm phát, mà việc này có thể khiến cho JPY không dễ bị tác động.
  • Ở nơi khác, NZD đã giảm điểm sau khi kỳ vọng lạm phát 2 năm giảm xuống mức 2,06% trong quý 4 từ mức 2,23% trong quý 3, mức thấp nhất kể từ tháng 6/2013. Việc này đã đẩy giá đô la New Zealand xuống vì nó không cho thấy sự cấp thiết nào đối với Ngân hàng Dự trữ New Zealand đối với việc nâng lãi suất. Kỳ vọng giá sụt giảm gia tăng triển vọng vọng lạm phát vốn đã yếu kém và sẽ có thể khiến cho NZD phải chịu áp lực bán ra.
  • Tại Đức, số liệu GDP chính thức cho quý 3 đã xác nhận số liệu tăng trưởng sơ bộ và cho thấy rằng nền kinh tế Đức đã tăng trưởng 0,1% hàng quý trong quý 3, bật lại từ mức -0,1% hàng quý trong quý 2. Mặc dù số liệu của Đức chỉ vừa đủ để giúp quốc gia này tránh khỏi việc trượt vào tình trạng suy thoái, nhưng tăng trưởng nhẹ có thể khiến EUR phải chịu áp lực bán ra.
Hoạt động của ngày hôm nay:
  • Tại Canađa, doanh số bán lẻ cho tháng 9 dự kiến bật lại từ tháng trước đó, gia tăng tâm lý tích cực gần đây đối với đồng đô la Canađa và triển vọng lạc quan về nền kinh tế Canađa.
  • Tại Mỹ, ước tính thứ 2 về GDP cho quý 3 dự kiến cho thấy rằng nền kinh tế Mỹ đã mở rộng ở tốc độ chậm hơn so với ước tính ban đầu. Ước tính thứ 2 về GDP dự kiến sẽ tăng ở tốc độ 3,3% hàng quý, tốc độ hàng năm điều chỉnh theo mùa, điều chỉnh giảm so với ước tính ban đầu là +3,5% hàng quý, tốc độ hàng năm điều chỉnh theo mùa. Ước tính thứ 2 về chỉ số tiêu dùng cá nhân cơ bản, thước đo lạm phát yêu thích của Fed, dự báo sẽ giảm so với mức mục tiêu 2% của Fed. Chỉ số giá nhà ở của Cơ quan Tài chính Nhà ở Liên bang (FHFA) dự báo sẽ giảm nhẹ trong tháng 9, trong khi chỉ số giá nhà ở theo S & P/Case-Shiller cho cùng tháng dự kiến bật lại so với tháng 8. Chỉ số sản xuất của Ngân hàng Dự trữ Liên bang tại Richmond và chỉ số dẫn đạo của Ủy ban Hội nghị cho tháng 11 cũng sẽ được công bố.
  • Ngoài phiên điều trần của BoE, thành viên Hội đồng quản trị của ECB, Ewald Nowotny cũng sẽ phát biểu.
 

Announcements

Today's birthdays

Forum statistics

Threads
426,723
Messages
7,183,514
Members
179,077
Latest member
net88periodi

Most viewed of week

Most discussed of week

Most viewed of week

Most discussed of week

Back
Top Bottom