IronFX: Bản tin thị trường ngày 29/08/2014
Bức tranh Toàn cảnh
29.08.2014, 11am
Tăng trưởng mạnh của Mỹ trái ngược hoàn toàn với Eurozone và Nhật Bản. Thị trường sẵn sàng chờ đón sự điều chỉnh giảm nhẹ đối với GDP cho quý 2 của Mỹ, nhưng sau cùng, số liệu này đã được điều chỉnh tăng lên mức 4,2% hàng quý, tốc độ hàng năm được điều chỉnh theo mùa, từ mức 4,0%. Hơn nữa, việc tăng trưởng diễn biến trái chiều là tốt: nhu cầu nội địa sau cùng đã được điều chỉnh khi đầu tư kinh doanh tăng nhiều hơn dự kiến ban dầu, đóng góp xuất khẩu ròng được điều chỉnh tăng và đóng góp của hàng trữ kho được điều chỉnh giảm. Diễn biến trái chiều thuận lợi này báo trước điềm hay cho tăng trưởng trong thời gian còn lại của năm và giúp đồng Đô la tăng điểm gần như là so với tất cả các đồng tiền mà chúng tôi theo dõi (ngoại lệ duy nhất là BRL). Việc này diễn ra bất chấp sự sụt giảm nhẹ (1,5 điểm cơ bản) trong kỳ vọng đối với lãi suất quỹ của Fed, sụt giảm nhẹ tiếp diễn trong lợi tức trái phiếu, và các thị trường chứng khoản giảm điểm trên khắp thế giới. (Mặc dù với việc ngay cả lợi tức trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Tây Ban
Nha cũng ở dưới mức lợi tức trái phiếu kho bạc của Mỹ, trái phiếu Mỹ có lợi thế lợi tức áp đảo đối với lợi tức của khu vực Eurozone, vì vậy, tôi không chắc chắn chênh lệch lợi tức sẽ gia tăng thêm bao nhiêu nữa.) Trong mọi trường hợp, hoặc là tăng trưởng mạnh hơn, hoặc là các căng thẳng tồi tệ hơn tại Ucraina sẽ làm thay đổi hoàn toàn tâm lý đối với đồng Đô la. Phiên hôm nay sẽ chứng kiến cuộc giằng co giữa việc bán ra đồng Đô la vào cuối tháng và nhu cầu đáp chuyến bay về nơi an toàn đối với đồng tiền của Mỹ. Tôi cho rằng khả năng nhắc đến sau sẽ chiến thắng.
Số liệu của Mỹ cũng trái ngược hoàn toàn với số liệu của Nhật Bản được công bố qua đêm. Chi tiêu đã không cho thấy dấu hiệu phục hồi nào sau đợt nâng thuế tiêu dùng vào tháng 4. Chi tiêu hộ gia đình đã giảm nhiều hơn một khoảng xa so với mong đợi và là mức giảm hàng năm lần thứ 4, trong khi doanh số bán lẻ, được kỳ vọng tăng nhẹ, đã giảm 0,5% hàng tháng. Nhu cầu suy yếu đã tác động đến sản lượng yếu kém và sản lượng công nghiệp chỉ tăng 0,2% hàng tháng, khó đáp ứng kỳ vọng bật lên mạnh mẽ sau đà giảm mạnh của tháng 6. Tỷ lệ thất nghiệp bất ngờ tăng lên mức 3,8% (dự báo của thị trường: không đổi ở mức 3,7%) bất chấp tỷ lệ số việc làm trên số ứng viên ở mức cao nhất kể từ năm 1992, chỉ ra sự không phù hợp về kỹ năng mà tăng trưởng không nhất định sẽ giải quyết được. Và lạm phát tiếp tục giảm, như dự kiến, với việc chỉ số CPI quốc gia cho tháng 7 giảm xuống mức +3,4% hàng năm từ mức +3,6%. Loại trừ tác động của việc nâng thuế tiêu dùng, CPI đã tăng ổn định ở mức 1,3%, vẫn ở dưới mức mục tiêu 2% của BoJ. Tin tức này đã củng cố niềm tin của tôi rằng BoJ sẽ phải đưa ra hành động tiếp theo để thúc đẩy nền kinh tế vào cuối năm nay, vì Nhật Bản, giống như Châu Âu, đang mất dần động lượng. (Lưu ý: thúc đẩy nền kinh tế = làm suy yếu đồng Yên.) Tuy nhiên, JPY đã tăng điểm trên nhiều trong số các tỷ giá chéo có mặt nó khi thị trường chứng khoán giảm điểm và các căng thẳng tại Ucraina tăng lên, làm gia tăng việc hướng tới các tài sản trú ẩn an toàn (bao gồm cả Vàng).
Các chỉ báo của ngày hôm nay: Chỉ báo quan trọng trong ngày giao dịch tại Châu Âu sẽ là chỉ số CPI của Eurozone cho tháng 8. Số liệu này được kỳ vọng giảm xuống mức +0,3% hàng năm từ mức +0,4% hàng năm trong tháng 7. Xét đến chỉ số CPI thấp của Đức, chỉ số CPI suy yếu của CPI có thể gia tăng thúc đẩy đối với ECB trong việc “xác nhận” diễn biến này và thực hiện các biện pháp bổ sung tại cuộc họp vào tuần tới. Tôi cho rằng họ sẽ đưa ra công bố nhất định về một chương trình mua chứng khoán được đảm bảo bằng tài sản (ABS), xét đến việc Ngân hàng này đã thuê một cố vấn từ bên ngoài để cố vấn về chương trình đó.
Doanh số bán lẻ của Đức cho tháng 7 đã sụt giảm trên cơ sở hàng tháng, một dấu hiệu suy yếu nữa tại quốc gia được coi là đầu tàu tăng trưởng của Châu Âu. Chúng ta cũng sẽ nhận được tỷ lệ thất nghiệp của Eurozone cho tháng 7, dự kiến tiếp tục không đổi so với tháng 6.
Tỷ lệ thất nghiệp chính thức của Na Uy cho tháng 8 sẽ được công bố và thị trường dự báo là số liệu này sẽ giảm xuống. Số liệu ủng hộ cho NOK này có thể bù đắp cho tỷ lệ thất nghiệp kém từ AKU được công bố hôm thứ Tư và làm củng cố đồng Curon của Na Uy, đặc biệt là so với đồng tiền đối ứng tại Bắc Âu của nó là SEK. Riksbank sẽ công bố báo cáo Ngân hàng và Norges bank sẽ công bố khảo sát về kỳ vọng đối với quý 3.
Từ Canađa, GDP cho tháng 6 dự kiến tăng thêm 0,2% hàng tháng, giảm từ mức +0,4% trong tháng 5; tuy nhiên, tốc độ hàng năm dự kiến tăng lên mức 3,0% từ mức 2,3%.
Tại Mỹ, thu nhập cá nhân và chi tiêu cá nhân cho tháng 7 dự kiến giảm nhẹ. Chỉ số giảm phát PCE và chỉ số PCE cơ bản được dự báo cho thấy tốc độ tăng trưởng hàng năm giống như trong tháng 6, khớp với ước tính thứ 2 không đổi về chỉ số PCE cơ bản cho quý 2 trong số liệu GDP công bố hôm thứ Năm. Chỉ số niềm tin tiêu dùng chính thức từ Đại học Michigan và chỉ số quản lý thu mua của Chicago đều cho tháng 8 dự kiến cho thấy cải thiện nhất định, có thể đủ để giúp đồng Đô la tiếp tục duy trì xu hướng tăng.
Thị trường
Tiêu Điểm
Tỷ giá EUR/USD giảm điểm nhưng vẫn giao dịch bên trên ngưỡng 1.3152
Tỷ giá EUR/USD đã giảm điểm trong phiên hôm qua sau sự điều chỉnh mạnh bất ngờ về GDP cho quý 2 của Mỹ. Tỷ giá giảm điểm sau khi tìm thấy ngưỡng kháng cự gần ngưỡng 1.3215 (R1), nhưng đã không thể vượt qua mức thấp nhất gần đây 1.3152 (S1) và tiếp tục giao dịch bên trong phạm vi giữa 2 ngưỡng đó. Do đó, tôi sẽ giữ quan điểm trung lập vào lúc này cho đến khi cặp tỷ giá thoát khỏi phạm vi giao dịch đó. Việc chỉ số CPI sơ bộ của Eurozone cho tháng 8 giảm xuống có thể đưa ra lý do cho việc đẩy tỷ giá xuống dưới ngưỡng 1.3152(S1). Tuy nhiên, tôi cho rằng sự bứt xuống đó có thể bị giới hạn gần ngưỡng hỗ trợ chủ chốt 1.3100 (S2), gần đường biên dưới của kênh dốc xuống màu xanh lơ nối mức cao nhất và mức thấp nhất trên biểu đồ hàng ngày. Mặt khác, việc tỷ giá bứt lên trên ngưỡng 1.3240 (R2), có lẽ sẽ hỗ trợ viễn cảnh rằng pha điều chỉnh tăng đã bắt đầu sớm đôi chút so với dự kiến của tôi.
• Ngưỡng hỗ trợ: 1.3152 (S1), 1.3100 (S2), 1.3000 (S3)
• Ngưỡng kháng cự: 1.3215 (R1), 1.3240 (R2), 1.3300 (R3)
Tỷ giá USD/JPY điều chỉnh
Tỷ giá USD/JPY đã sụt điểm mạnh sau tín hiệu bứt lên “giả” trên ngưỡng 104.15 (R2) của phiên thứ
Hai. Hôm nay, vào đầu phiên sáng tại Châu Âu, tỷ giá đang giao dịch ngay bên trên ngưỡng thoái lui 23.6% của sóng tăng trong khoảng thời gian từ ngày mùng 8 đến ngày 25 tháng 8, gần ngưỡng hỗ trợ 103.55 (S1). Nếu bứt xuống dưới vùng đó một cách rõ ràng, tỷ giá có thể nhắm tới ngưỡng hỗ trợ tiếp theo tại mức 103.20 (S2), trùng khớp với ngưỡng thoái lui 38.2% của đà tăng đã nhắc đến trước đó. Chỉ báo RSI đang nằm bên dưới ngưỡng 50, trong khi chỉ báo MACD hiện đang chạm đường số 0 và sẽ sớm nhận dấu âm. Trong bức tranh lớn hơn, tôi vẫn nhận thấy xu hướng tăng dài hạn mới vì cấu trúc tỷ giá tiếp tục là mức cao nhất cao hơn và mức thấp nhất cao hơn bên trên cả đường trung bình động 50 ngày và 200 ngày. Do đó, tôi sẽ coi mọi đà giảm ngắn hạn là sự thoái lui trước khi những người đầu cơ giá lên nắm quyền kiểm soát một lần nữa.
• Ngưỡng hỗ trợ: 103.55 (S1), 103.20 (S2), 103.00 (S3)
• Ngưỡng kháng cự: 103.90 (R1), 104.15 (R2), 104.85 (R3)
Tỷ giá EUR/GBP trở lại trạng thái bất lợi
Tỷ giá EUR/GBP đã bứt xuống dưới đường biên dưới trên kênh dốc lên vào thứ
Hai, khiến triển vọng ngắn hạn trở lại phía giảm điểm. Hôm nay, cặp tỷ giá đang giao dịch ngay bên trên ngưỡng hỗ trợ 0.7935 (S1), có vẻ là ngưỡng thoái lui 61.8% của xu hướng tăng ngắn hạn trong khoảng thời gian từ ngày 23/7 đến ngày 14/8. Tôi cho rằng nếu bứt xuống dưới ngưỡng đó, tỷ giá sẽ nhắm tới ngưỡng hỗ trợ tiếp theo tại mức 0.7920 (S2). Miễn là tỷ giá hình thành mức cao nhất thấp hơn và mức thấp nhất thấp hơn bên dưới đường biên dưới của kênh dốc lên trước đó, tôi cho rằng xu hướng ngắn hạn sẽ là giảm điểm. Trên biểu đồ hàng ngày, xu hướng giảm chính tiếp tục không đổi, xác định bởi đường xu hướng giảm được vẽ từ mức cao nhất của ngày mùng 1/8/2013. Tuy nhiên, tôi sẽ chờ đợi tỷ giá bứt xuống dưới mức thấp nhất của ngày 23/7 tại 0.7875 một cách rõ ràng trước khi lấy lại niềm tin vào xu hướng giảm dài hạn.
• Ngưỡng hỗ trợ: 0.7935 (S1), 0.7920 (S2), 0.7905 (S3)
• Ngưỡng kháng cự: 0.7967 (R1), 0.7980 (R2), 0.8015 (R3)
Vàng tiếp tục tăng điểm
Vàng đã tăng điểm để chạm đường trung bình động 200 kỳ và ngưỡng 1297 (R1) trước khi thoái lui đôi chút. Chỉ báo RSI tiếp tục đi theo đường hỗ trợ dốc lên màu xanh lơ, trong khi chỉ báo MACD đã đi vào vùng dương, làm gia tăng khả năng rằng một biến động khác gần ngưỡng 1297 (R1) là có thể. Nếu bứt lên trên ngưỡng đó, giá Vàng có thể nhắm tới ngưỡng cản 1305 (R2) gần đường biên trên của kênh dốc xuống màu tím, nối mức cao nhất và mức thấp nhất trên biểu đồ hàng ngày. Cả chỉ báo RSI 14 ngày và chỉ báo MACD hàng ngày đều tiếp tục ở bên dưới các đường kháng cự dốc xuống của chúng. Miễn là việc này diễn ra và giá Vàng giao dịch bên trong kênh dốc xuống màu tím, tôi sẽ coi mọi sóng tăng có thể diễn ra là biến động điều chỉnh, ít nhất là vào lúc này.
• Ngưỡng hỗ trợ: 1280 (S1), 1273 (S2), 1260 (S3)
• Ngưỡng kháng cự: 1297 (R1), 1305 (R2), 1320 (R3)
Dầu WTI đã sẵn sàng để chạm ngưỡng 95.00
Dầu WTI đã tăng điểm trong phiên hôm qua, và hiện giờ có vẻ như nó đã sẵn sàng để chạm ngưỡng cản tâm lý 95.00 (R1), nằm gần ngưỡng thoái lui 23.6% của xu hướng giảm trong khoảng thời gian từ ngày 23/7 đến ngày 19/8. Tôi sẽ giữ nguyên quan điểm rằng chúng ta cần giá Dầu bứt lên trên vùng 95.00/35 một cách rõ ràng để làm khởi phát đà tăng tiếp theo, có lẽ là về phía ngưỡng kháng cự kế tiếp, tại mức 96.70 (R2), trùng khớp với ngưỡng thoái lui 38.2% của xu hướng giảm trước đó. Chỉ báo RSI đang nằm bên trên ngưỡng 50 và hiện đang hướng lên phía trên, trong khi chỉ báo MACD đã đi vào vùng dương, xác nhận động lượng tăng gần đây. Trên biểu đồ hàng ngày, chỉ báo RSI 14 ngày đã tiếp tục tăng điểm sau khi thoát khỏi tình trạng được bán quá mức, trong khi chỉ báo MACD tiếp tục ở bên trên đường báo hiệu của nó và hướng lên phía trên. Mọi yếu tố kể trên củng cố quan điểm của tôi rằng sóng tăng có thể tiếp diễn.
• Ngưỡng hỗ trợ: 92.60 (S1), 91.60 (S2), 90.00 (S3)
• Ngưỡng kháng cự: 95.00 (R1), 96.70 (R2), 98.45 (R3)
BENCHMARK CURRENCY RATES - DAILY GAINERS AND LOSERS
MARKETS SUMMARY