IronFX: Bản tin thị trường ngày 15/08/2014
Bức tranh Toàn cảnh
15.08.2014, 10am
- Mọi đám mây hoàn toàn là màu bạc. Người ta nói rằng mọi đám mây đều có lớp vỏ bạc – rằng mọi điều tồi tệ đều có một điều gì đó tốt đẹp về nó – nhưng ngày nay, rất có vẻ như mọi thứ tồi tệ là hoàn toàn tốt và mọi đám mây đều hoàn toàn là màu bạc. Tin tức kinh tế của phiên hôm qua đều tồi tệ trên diện rộng, và do đó, chúng ta đã chứng kiến sự phục hồi của chứng khoán, trái phiếu và tín dụng, như thể nó là tin tức tốt nhất có thể. Eurozone đã chấm dứt chuỗi các chỉ báo kinh tế tồi tệ trong thời gian gần đây bằng GDP thấp hơn dự báo, cho thấy rằng nền kinh tế của lục địa này về cơ bản là đang đình trệ, trong khi các chuyên gia dự báo đã hạ thấp mức dự báo của họ đối với cả tăng trưởng và lạm phát trong năm. Trong khi đó, ở phía bờ bên kia của đại dương, số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu đã tăng cao hơn dự kiến, mâu thuẫn với một số tin tức tốt hơn gần đây về thị trường lao động.
- Có một số tin tức tốt theo thường lệ trong phiên hôm qua: Tổng thống Nga, Vladimir Putin đã tới dự một cuộc họp được tổ chức rầm rộ tại Crimea và kêu gọi chấm dứt xung đột “càng sớm càng tốt”. Bài phát biểu cẩn trọng được coi là tín hiệu rằng ông muốn chấm dứt sự leo thang của cuộc khủng hoảng. (Mặc dù, về phần mình, tôi nghi ngờ không biết liệu mọi việc đã hoàn toàn chấm dứt chưa: Hai tờ báo của Anh đã báo cáo rằng họ chứng kiến các phương tiện có vũ trang của Nga đi vào lãnh thổ Ucraina trong phiên hôm qua, trong khi Lầu năm góc đã công bố rằng họ sẽ gửi khoảng 600 binh sĩ Mỹ và phương tiện, bao gồm xe tăng, tới Ba Lan và các nước thuộc vùng Baltic. Sự hiện diện của Mỹ tại các quốc gia có biên giới với Nga sẽ không khiến Ông Putin đặc biệt vui vẻ).
- Trong mọi trường hợp, các hy vọng đối với một thỏa thuận sớm cho cuộc xung đột của Ucraina cộng thêm các ý nghĩ rằng cả ECB và Ngân hàng Trung ương Anh cũng như Fed đều có thể không bắt đầu nâng lãi suất sớm đã khuyến khích luồng tiền chảy trở lại vào mọi và tất cả các tài sản tài chính. Lợi tức trái phiếu đã giảm điểm, với việc trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm của Đức phá vỡ ngưỡng 1,0% lần đầu tiên và trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm của Mỹ đã trượt xuống dưới ngưỡng 2,40%. Trái phiếu chính phủ của Đức hiện chỉ đang cao hơn chỉ khoảng 50 điểm cơ bản so với trái phiếu chính phủ Nhật Bản (JGB), trái phiếu của quốc gia nơi mà ngân hàng trung ương đang tích cực mua thêm nhiều trái phiếu hơn lượng chính phủ có thể phát hành. Chỉ số VIX đã tiếp tục giảm điểm và các trái phiếu có lợi tức cao cũng đã phục hồi khi tiền quay trở lại vào thị trường tín dụng. Tuy nhiên, đồng đô la đã tiếp tục giao dịch ổn định so với hầu hết các đồng tiền của nhóm G10 và tỷ giá EUR/USD đã tiếp tục giao dịch bên trong phạm vi giao dịch hẹp gần đây và một lần nữa không thể phá vỡ ngưỡng hỗ trợ 1.3330 (mức thấp nhất cho ngày: 1.3349). Các đồng tiền Hàng Hóa là đồng tiền tăng điểm chính; đây là sự kiện kỳ lạ khi bạn cho rằng các hàng hóa đã không thể hiện tốt lắm – Đồng giảm điểm, Dầu giảm điểm mạnh khi sự tràn ngập nguồn cung tiếp diễn, và các mặt hàng nông nghiệp nhìn chung cũng giảm điểm.
Các ngụ ý về thị trường FX: Giao dịch carry trades tiếp tục tăng mạnh. Trạng thái phởn phơ nói chung của thị trường tài chính đã có đối tác trên thị trường tài chính của các quốc gia mới nổi, nơi mà các giao dịch carry trades đã quay trở lại. Gần như tất cả các đồng tiền của thị trường mới nổi mà chúng tôi theo dõi đã tăng điểm so với USD (
THB là ngoại lệ duy nhất). Đồng tiền thể hiện tốt nhất là BRL, đã giảm điểm sau khi một ứng cử viên Tổng thống của phe đối lập đã thiệt mạng vào thứ Tư trong một vụ tai nạn máy bay. Các đồng tiền của khu vực Đông Âu cũng đã thể hiện tốt, vượt xa các mức tăng của RUB. Tôi kỳ vọng chứng kiến thêm nhiều giao dịch carry trades được hình thành khi lợi tức trái phiếu của thị trường phát triển giảm điểm và lợi tức cao hơn sẵn có tại thị trường mới nổi trở nên tương đối hấp dẫn hơn. MXN và các đồng tiền của khu vực Đông Âu (đặc biệt là PLN và HUFr) có vẻ là các đồng tiền có thể được hưởng lợi, theo quan điểm của tôi. Các nhà đầu tư quan tâm đến việc tham gia vào các giao dịch carry trades có thể muốn mua những đồng tiền này so với EUR, đồng tiền mà tôi cho rằng sẽ tiếp tục giảm điểm, không sớm thì muộn, hoặc JPY, nơi mà áp lực đang được hình thành đối với các biện pháp bổ sung nhằm làm suy yếu đồng tiền này.
- Các sự kiện của phiên hôm nay: GDP của Anh, sản lượng công nghiệp của Mỹ, điều chỉnh tỷ lệ thất nghiệp của Canađa. Trong ngày giao dịch tại châu Âu, sự kiện chính sẽ là ước tính thứ 2 về GDP cho quý 2 của Anh. Theo sau báo cáo lạm phát gây thất vọng vào thứ Tư và đặc biệt là việc cắt giảm dự báo tăng trưởng tiền lương xuống còn một nửa, một chỉ số mạnh là cần thiết để GBP tiếp tục lại xu hướng tăng của nó. Thị trường dự báo là số liệu sẽ giống với ước tính lần đầu, tức là mức +0,8%.
- Tại Mỹ, sản lượng công nghiệp và số liệu PPI cho tháng 7 đến hạn công bố. Xét đến doanh số bán lẻ yếu kém được công bố hôm thứ Tư, đồng bạc xanh sẽ cần một sản lượng công nghiệp vững chắc để lấy lại sức hấp dẫn của nó. Vẫn chưa rõ liệu dự báo về mức +0,3% hàng tháng, tăng từ mức +0,2% hàng tháng trong tháng 6, sẽ là đủ hay không. Kết quả khảo sát sản xuất của Empire State và chỉ số niềm tin tiêu dùng sơ bộ từ Đại học Michigan cho tháng 8 cũng sẽ được công bố. Kết quả khảo sát dự kiến giảm trong khi chỉ số niềm tin tiêu dùng được dự báo cải thiện, tạo ra một bức tranh trái chiều.
- Từ Canađa, chúng ta sẽ nhận được doanh số sản xuất cho tháng 6 và doanh số bán nhà ở sẵn có cho tháng 7. Việc công bố lại báo cáo việc làm của tháng 7 cũng đến hạn sau khi Cục Thống kê Canađa phát hiện ra lỗi trong báo cáo ban đầu được công bố vào thứ Sáu tuần trước. (Báo cáo điều chỉnh ban đầu được cho là được công bố vào thứ Năm, nhưng ngày công bố sau đó đã được thay đổi.) Chúng tôi cho rằng CAD sẽ củng cố nếu số liệu này được công bố ở trên mức 20.000, mức dự báo ban đầu của thị trường đối với số liệu này. Tuy nhiên, một số liệu gây thất vọng kết hợp với sự giảm tốc được ước tính trong doanh số sản xuất có thể làm CAD suy yếu.
- Theo lịch, chúng ta sẽ không có diễn giả nào phát biểu trong ngày hôm nay.
Thị trường
Tiêu Điểm
Tỷ giá EUR/USD tiếp tục giao dịch bên trong phạm vi gần đây
Tỷ giá EUR/USD đã tiếp tục dao động bên trong phạm vi giữa ngưỡng hỗ trợ 1.3330 (S1) và ngưỡng kháng cự 1.3415 (R1). Tuy nhiên, tỷ giá tiếp tục giao dịch bên trong kênh dốc xuống dài hạn màu xanh lơ, nối mức cao nhất và mức thấp nhất trên biểu đồ hàng ngày và duy trì đà giảm của xu hướng chung. Do đó, tôi sẽ lấy lại quan điểm rằng tỷ giá sẽ không đổi vào lúc này. Tôi cho rằng tỷ giá sẽ bứt xuống dưới ngưỡng 1.3300 (S2) trước khi lấy lại niềm tin vào xu hướng giảm. Sự bứt xuống đó có thể mở đường cho tỷ giá tiến về phía vùng 1.3200 (S3). Trên biểu đồ hàng ngày, tôi nhận thấy tín hiệu phân kỳ dương giữa chỉ báo RSI 14 ngày và biến động tỷ giá, trong khi chỉ báo MACD hàng ngày đã bứt lên trên đường báo hiệu của nó, hỗ trợ quan điểm của tôi rằng đây không phải là thời điểm tốt nhất để đi theo xu hướng giảm dài hạn.
• Ngưỡng hỗ trợ: 1.3330 (S1), 1.3300 (S2), 1.3200 (S3)
• Ngưỡng kháng cự: 1.3415 (R1), 1.3445 (R2), 1.3500 (R3)
Tỷ giá EUR/GBP bứt lên trên ngưỡng 0.8000
Tỷ giá EUR/GBP đã phục hồi và bứt lên trên ngưỡng tâm lý 0.8000, trùng khớp với ngưỡng thoái lui 23.6% của xu hướng giảm trong khoảng thời gian từ ngày 18/3 đến ngày 27/7, và tìm thấy ngưỡng kháng cự tại mức 0.8030 (R1). Vào thời điểm viết bài viết này, tỷ giá đang giao dịch gần đường biên trên của kênh dốc lên ngắn hạn màu tím. Cân nhắc đến điều này và các dấu hiệu động lượng, tôi cho rằng sóng sắp tới sẽ là giảm điểm và tôi không thể loại trừ việc tỷ giá quay trở lại dưới ngưỡng 0.8000 (S1). Chỉ báo RSI đã tìm thấy ngưỡng kháng cự tại ngưỡng 70 của nó và bứt xuống, trong khi chỉ báo MACD cho thấy các dấu hiệu chạm đỉnh và có thể bứt xuống dưới đường khởi phát của nó trong tương lai gần. Tuy nhiên, miễn là tỷ giá hình thành mức cao nhất cao hơn và mức thấp nhất cao hơn bên trong kênh dốc xuống màu tím, triển vọng tiếp tục là khả quan và tôi sẽ coi mọi đà giảm trong tương lai bên trong kênh là sự thoái lui hoặc sóng điều chỉnh.
• Ngưỡng hỗ trợ: 0.8000 (S1), 0.7980 (S2), 0.7920 (S3)
• Ngưỡng kháng cự: 0.8030 (R1), 0.8065 (R2), 0.8130 (R3)
Tỷ giá USD/JPY bứt lên trên ngưỡng 102.35
Tỷ giá USD/JPY đã lách lên trên ngưỡng 102.35 trong phiên thứ Tư và trong phiên hôm qua đã giảm điểm để chạm ngưỡng đó như là ngưỡng hỗ trợ. Tôi vẫn cho rằng nếu bứt lên trên ngưỡng, tỷ giá đó có thể chạm ngưỡng kháng cự tại mức 102.75 (R1). Nếu phá vỡ ngưỡng 102.75 (R1) một cách rõ ràng, tỷ giá có thể nhắm tới vùng kháng cự 103.00 (R2). Chỉ báo RSI đang nằm bên trên ngưỡng 50 của nó, trong khi chỉ báo MACD đang nằm bên trên cả đường khởi phát và đường số 0. Việc này, cùng với mô hình nến búa trên biểu đồ hàng ngày, tăng cường khả năng đối với đà tăng tiếp theo của tỷ giá trong tương lai gần. Triển vọng tiếp tục là khả quan, theo quan điểm của tôi, nhưng tôi vẫn cho rằng trong bức tranh lớn hơn, chúng ta cần tỷ giá đóng cửa bên trên vùng 103.00 (R2) để chứng kiến mức cao nhất cao hơn trên biểu đồ hàng ngày và xu hướng tăng dài hạn có thể mới.
• Ngưỡng hỗ trợ: 102.35 (S1), 102.05 (S2), 101.80 (S3)
• Ngưỡng kháng cự: 102.75 (R1), 103.00 (R2), 104.00 (R3)
Vàng tiếp tục không có xu hướng
Vàng đã tiếp tục giao dịch tại mức của phiên hôm qua, bên trong phạm vi giữa ngưỡng hỗ trợ 1305 (S1) và ngưỡng kháng cự 1323 (R1). Trên biểu đồ 4 giờ, cả 2 chỉ báo động lượng đều đang nằm bên trong vùng dương, nhưng đều đi theo xu hướng giảm. Hơn nữa, trên biểu đồ hàng ngày, cả đường trung bình động 50 ngày và 200 ngày đều vẫn đang đi ngang, trong khi các chỉ báo dao động hàng ngày vẫn nằm gần các mức trung lập của chúng, duy trì đà đi ngang của xu hướng chung. Do đó, tôi sẽ tiếp tục đứng bên lề cho đến khi chúng ta bắt đầu chứng kiến bức tranh kỹ thuật xu hướng rõ ràng. Nếu bứt xuống dưới ngưỡng 1305 (S1), tỷ giá có thể tìm thấy ngưỡng hỗ trợ tại mức 1295 (S2), trong khi nếu bứt lên trên ngưỡng 1323 (R1), tỷ giá có thể nhắm tới mức cao nhất của ngày 10/7, tại 1345 (R2)
• Ngưỡng hỗ trợ: 1305 (S1), 1295 (S2), 1280 (S3)
• Ngưỡng kháng cự: 1323 (R1), 1345 (R2), 1355 (R3)
Dầu WTI bứt xuống dưới ngưỡng 96.50
Dầu WTI đã sụt điểm mạnh trong phiên hôm qua, bứt xuống dưới ngưỡng 96.50, đường biên dưới của phạm vi đi ngang gần đây mà nó đã giao dịch kể từ ngày 31/7. Đà giảm đã bị chặn lại tại ngưỡng 95.25 (S1) và cân nhắc đến các dấu hiệu động lượng, tôi cho rằng sóng sắp tới sẽ là tăng điểm, có lẽ là chạm vùng 96.50/97.00 như là ngưỡng kháng cự trong lần này. Xem xét trên biểu đồ 1 giờ, chỉ báo RSI 14 giờ đã thoát khỏi vùng được bán quá mức và hiện đang hướng lên phía trên, trong khi chỉ báo MACD hàng giờ, mặc dù mang dấu âm, nhưng có vẻ như đã sẵn sàng bứt lên trên đường báo hiệu của nó. Việc bứt xuống dưới ngưỡng 96.50 (R1) đã biến triển vọng trở lại phía giảm điểm, do đó, tôi sẽ cọi mọi biến động tăng trong tương lai bên dưới đường xu hướng giảm màu xanh lơ là pha điều chỉnh trước khi những người bán nắm quyền kiểm soát một lần nữa.
• Ngưỡng hỗ trợ: 95.25 (S1), 93.65 (S2), 91.60 (S3)
• Ngưỡng kháng cự: 96.50 (R1), 97.00 (R2), 98.65 (R3)
BENCHMARK CURRENCY RATES - DAILY GAINERS AND LOSERS
MARKETS SUMMARY