Ngân hàng Quốc gia Australia (NAB) cho biết đang tiến hành chặn một số khoản thanh toán tới các sàn giao dịch crypto có "rủi ro cao" trong vài tháng qua nhằm bảo vệ người dùng.
Thông tin từ ứng dụng NAB cho thấy, khi khách hàng nhận được lời nhắc thanh toán thời gian thực trong ứng dụng, có đến 12% số lần khoản thanh toán bị hủy bỏ.
Ông Sheehan cho biết thêm, NAB đã hợp tác cùng các nhà cung cấp viễn thông để ngăn chặn tội phạm xâm nhập vào số điện thoại và các chuỗi tin nhắn văn bản "nặc danh" ngân hàng, điều này đã giúp giảm đến 29% trường hợp báo cáo "bị lừa đảo" từ tháng 1 đến tháng 5.
NAB khuyến khích công chúng liên hệ với ngân hàng của mình và báo cáo ngay khi nghĩ rằng đã bị lừa đảo.
NAB nói thêm, người dân Australia đã mất hơn 221 triệu AUD (150,5 triệu USD) vào năm 2022 do các vụ lừa đảo liên quan đến tiền điện tử. Tuy nhiên, NAB lại không tiết lộ có bao nhiêu vụ "gian lận" tiền điện tử hoặc các nền tảng liên quan.
NAB đã tham gia cùng nhiều ngân hàng khác tại Úc để cảnh giác hơn với các vụ "gian lận tiềm ẩn" trong lĩnh vực tiền điện tử những tháng gần đây.
Tháng trước, Ngân hàng Commonwealth Australia (CBA) đã áp đặt các biện pháp để hạn chế khả năng gửi tiền và giới hạn thanh toán của khách hàng cho các công ty hoạt động trong lĩnh vực crypto nhằm giúp bảo vệ khách hàng khỏi các rủi ro "gian lận" liên quan đến tiền điện tử.
NAB cho biết gần 50% số tiền "gian lận" được báo cáo trong khoảng 30 ngày gần nhất cho Sàn giao dịch Tội phạm Tài chính Úc (AFCE) đều có liên quan đến tiền điện tử.
Điều này càng cho thấy tình hình pháp lý căng thẳng đang diễn ra tại Úc khi cơ quan quản lý tài chính của quốc gia này liên tục có hành động "chặt chẽ" đối với các công ty cung cấp dịch vụ crypto. Binance Australia vào ngày 05/07/2023 đã bị Ủy ban Chứng khoán và Đầu tư Úc (ASIC) đã đến khám xét văn phòng nhằm đánh giá hoạt động kinh doanh phái sinh của công ty trong khu vực, sau khi bị chính quyền Úc tước giấy phép phái sinh vào tháng 4.
Không chỉ gặp sóng gió ở Úc, Binance còn đang trong thế khó với cơ quan quản lý toàn cầu. Chỉ trong tháng 6 vừa qua, sàn đã lần lượt rút khỏi các thị trường Anh Quốc, Hà Lan, Bỉ, Síp, Brazil, Áo và Đức, trong đó bao gồm chủ ý xin rút giấy phép và bị từ chối cho phép hoạt động từ chính quyền.
Song song đó, Binance còn đối mặt với các vụ điều tra nghiêm trọng, nhất là lằn ranh pháp lý với giới chức Hoa Kỳ và Pháp, với các cáo buộc chào bán chứng khoán chưa đăng ký, trộn lẫn tiền khách hàng với tài sản của sàn cũng như tội danh rửa tiền.
Ngân hàng Quốc gia Úc bắt đầu "ra tay"
Trong thông báo mới nhất vào ngày 17/07/2023, Ngân hàng Quốc gia Australia (NAB) cho biết, họ đã "can thiệp" vào các khoản thanh toán của khách hàng trị giá hơn 270 triệu AUD (tương đương 183,8 triệu USD) do nghi ngờ "gian lận" từ tháng 3 đến tháng 7."Lời nhắc trước khi tiến hành thanh toán, thực hiện các hành động chống 'gian lận' và ngừng sử dụng liên kết trong tin nhắn văn bản là một số biện pháp quan trọng mà chúng tôi đã áp dụng gần đây. Chúng tôi cũng đang thực hiện các biện pháp khác để chặn một số khoản thanh toán cho các sàn giao dịch tiền điện tử có 'rủi ro cao' trong nỗ lực ngăn chặn các kẻ lừa đảo", ông Chris Sheehan, Giám đốc điều tra và gian lận của NAB phát biểu trong thông báo.
Thông tin từ ứng dụng NAB cho thấy, khi khách hàng nhận được lời nhắc thanh toán thời gian thực trong ứng dụng, có đến 12% số lần khoản thanh toán bị hủy bỏ.
Ông Sheehan cho biết thêm, NAB đã hợp tác cùng các nhà cung cấp viễn thông để ngăn chặn tội phạm xâm nhập vào số điện thoại và các chuỗi tin nhắn văn bản "nặc danh" ngân hàng, điều này đã giúp giảm đến 29% trường hợp báo cáo "bị lừa đảo" từ tháng 1 đến tháng 5.
NAB khuyến khích công chúng liên hệ với ngân hàng của mình và báo cáo ngay khi nghĩ rằng đã bị lừa đảo.
NAB nói thêm, người dân Australia đã mất hơn 221 triệu AUD (150,5 triệu USD) vào năm 2022 do các vụ lừa đảo liên quan đến tiền điện tử. Tuy nhiên, NAB lại không tiết lộ có bao nhiêu vụ "gian lận" tiền điện tử hoặc các nền tảng liên quan.
Úc chặt chẽ hơn trong việc ngăn chặn các vụ "gian lận" crypto
NAB đã tham gia cùng nhiều ngân hàng khác tại Úc để cảnh giác hơn với các vụ "gian lận tiềm ẩn" trong lĩnh vực tiền điện tử những tháng gần đây.
Tháng trước, Ngân hàng Commonwealth Australia (CBA) đã áp đặt các biện pháp để hạn chế khả năng gửi tiền và giới hạn thanh toán của khách hàng cho các công ty hoạt động trong lĩnh vực crypto nhằm giúp bảo vệ khách hàng khỏi các rủi ro "gian lận" liên quan đến tiền điện tử.
NAB cho biết gần 50% số tiền "gian lận" được báo cáo trong khoảng 30 ngày gần nhất cho Sàn giao dịch Tội phạm Tài chính Úc (AFCE) đều có liên quan đến tiền điện tử.
Thông báo của Ngân hàng Quốc gia Úc (NAB) diễn ra chỉ hơn 1 tháng sau khi 2 ngân hàng “Big 4” của Úc là Westpac Bank và Commonwealth Bank giới hạn cung cấp dịch vụ thanh toán crypto, khiến cho chi nhánh Úc của sàn giao dịch Binance buộc phải xoá nhiều cặp giao dịch với AUD và buộc phải ngừng nạp rút đô la Úc vì chưa tìm được đơn vị ngân hàng cung cấp dịch vụ thanh toán thay thế."Những kẻ lừa đảo này là một phần của các băng nhóm tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia. Càng ngày, chúng tôi càng thấy họ thường xuyên sử dụng các nền tảng tiền điện tử để gửi các khoản tiền bị đánh cắp ra nước ngoài một cách nhanh chóng", ông Sheehan khẳng định.
Binance liên tục gặp khó khăn
Động thái này diễn ra trong bối cảnh 2 sàn giao dịch crypto hàng đầu là Binance và Coinbase đối mặt với vụ kiện từ SEC khiến cho khối tài sản của hai tỷ phú Changpeng Zhao và Brian Armstrong “bốc hơi” 1,7 tỷ USD.Điều này càng cho thấy tình hình pháp lý căng thẳng đang diễn ra tại Úc khi cơ quan quản lý tài chính của quốc gia này liên tục có hành động "chặt chẽ" đối với các công ty cung cấp dịch vụ crypto. Binance Australia vào ngày 05/07/2023 đã bị Ủy ban Chứng khoán và Đầu tư Úc (ASIC) đã đến khám xét văn phòng nhằm đánh giá hoạt động kinh doanh phái sinh của công ty trong khu vực, sau khi bị chính quyền Úc tước giấy phép phái sinh vào tháng 4.
Không chỉ gặp sóng gió ở Úc, Binance còn đang trong thế khó với cơ quan quản lý toàn cầu. Chỉ trong tháng 6 vừa qua, sàn đã lần lượt rút khỏi các thị trường Anh Quốc, Hà Lan, Bỉ, Síp, Brazil, Áo và Đức, trong đó bao gồm chủ ý xin rút giấy phép và bị từ chối cho phép hoạt động từ chính quyền.
Song song đó, Binance còn đối mặt với các vụ điều tra nghiêm trọng, nhất là lằn ranh pháp lý với giới chức Hoa Kỳ và Pháp, với các cáo buộc chào bán chứng khoán chưa đăng ký, trộn lẫn tiền khách hàng với tài sản của sàn cũng như tội danh rửa tiền.