Bắt kịp với chính sách các nước bạn, chính phủ liên bang Úc chuẩn bị đưa ra các quy định mới yêu cầu các sàn giao dịch crypto phải có giấy phép dịch vụ tài chính.
Theo hãng tin Australian Financial Review, chính phủ Úc sẽ áp dụng luật tài chính hiện hành lên các tổ chức cung cấp dịch vụ tiền mã hoá, thay vì quản lý từng dự án tiền mã hoá như trước đây.
Một số quy định mới bao gồm:
Theo dữ liệu Treasury, cứ 4 người Úc thì có 1 người nắm giữ hàng tỷ đô crypto thông qua các sàn giao dịch khác nhau hoạt động trong nước. Trong năm 2022, người dân Úc đã mất hơn 221 triệu AUD (150,5 triệu USD) do các vụ lừa đảo liên quan đến tiền mã hoá. Đặc biệt vụ sụp đổ lịch sử của FTX đã gây thiệt hại cho khoảng 30.000 người dùng ở Úc - tất cả những điều này khiến việc tăng cường bảo vệ người tiêu dùng trở nên cấp thiết.
Nhận thức được những rủi ro liên quan đến tiền mã hoá, chính phủ cũng dự định đưa ra các nghĩa vụ bổ sung cho các sàn giao dịch, chẳng hạn như tiêu chuẩn hóa smart contract, token hay phần mềm sử dụng, lấy cảm hứng từ các quy định ở Châu Âu, Anh, Canada và Singapore.
Các ngân hàng lớn của Úc trong năm nay đã hạn chế quyền truy cập của một số nền tảng tài sản kỹ thuật số vì lo ngại rủi ro lừa đảo. Ngoài ra, ASIC cũng đang thăm dò hoạt động kinh doanh phái sinh của Binance Úc, sau khi sàn giao dịch bị chính quyền Úc tước giấy phép vào tháng 4.
Theo hãng tin Australian Financial Review, chính phủ Úc sẽ áp dụng luật tài chính hiện hành lên các tổ chức cung cấp dịch vụ tiền mã hoá, thay vì quản lý từng dự án tiền mã hoá như trước đây.
Một số quy định mới bao gồm:
- Các sàn giao dịch crypto nắm giữ hơn 5 triệu đô Úc (3,2 triệu USD) hoặc vượt quá 1.500 đô Úc đối với một cá nhân sẽ được yêu cầu có Giấy phép Dịch vụ Tài chính Úc (AFSL) do Ủy ban Chứng khoán và Đầu tư Úc (ASIC) cấp.
- Các sàn giao dịch phải tuân thủ các tiêu chuẩn nghiêm ngặt, bao gồm cung cấp dịch vụ một cách minh bạch và công bằng, quản lý xung đột lợi ích, tiết lộ thông tin, nộp báo cáo tài chính cũng như đáp ứng các yêu cầu về khả năng thanh toán và dự trữ tiền mặt.
- Các quy định về lưu ký tài sản cũng sẽ được thực thi để tăng cường bảo vệ người tiêu dùng trong lĩnh vực.
Theo dữ liệu Treasury, cứ 4 người Úc thì có 1 người nắm giữ hàng tỷ đô crypto thông qua các sàn giao dịch khác nhau hoạt động trong nước. Trong năm 2022, người dân Úc đã mất hơn 221 triệu AUD (150,5 triệu USD) do các vụ lừa đảo liên quan đến tiền mã hoá. Đặc biệt vụ sụp đổ lịch sử của FTX đã gây thiệt hại cho khoảng 30.000 người dùng ở Úc - tất cả những điều này khiến việc tăng cường bảo vệ người tiêu dùng trở nên cấp thiết.
Nhận thức được những rủi ro liên quan đến tiền mã hoá, chính phủ cũng dự định đưa ra các nghĩa vụ bổ sung cho các sàn giao dịch, chẳng hạn như tiêu chuẩn hóa smart contract, token hay phần mềm sử dụng, lấy cảm hứng từ các quy định ở Châu Âu, Anh, Canada và Singapore.
Chủ tịch ASIC Joe Longo đã trấn an ngành rằng cơ quan quản lý không chống lại công nghệ blockchain, token hay tiền mã hoá của ngân hàng trung ương, miễn là chúng phải ưu tiên bảo vệ người tiêu dùng.“Điều bắt buộc là đất nước phải theo kịp các đồng nghiệp quốc tế, với một khuôn khổ pháp lý mạnh mẽ.” - Caroline Bowler, giám đốc điều hành BTC Markets Pty, cho biết trong một tuyên bố.
Các ngân hàng lớn của Úc trong năm nay đã hạn chế quyền truy cập của một số nền tảng tài sản kỹ thuật số vì lo ngại rủi ro lừa đảo. Ngoài ra, ASIC cũng đang thăm dò hoạt động kinh doanh phái sinh của Binance Úc, sau khi sàn giao dịch bị chính quyền Úc tước giấy phép vào tháng 4.