IronFX: Phân tích hằng ngày với Marshall Gittler

PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG 19/01/2015

Bức tranh Toàn cảnh
19.01.2015, 11am
Thụy Sĩ có thể chịu đựng được quyết định của SNB. Bộ trưởng Tài chính của Thụy Sĩ đã phát biểu trong một cuộc phỏng vấn với báo chí trong nước rằng nền kinh tế của nước này có thể đối phó với việc gỡ bỏ tỷ giá hối đoái tối thiểu của cặp tiền tệ EUR/CHF. Vị bộ trưởng này cũng đã nói thêm rằng nếu tỷ giá hối đoái ở trên mức 1.10, các công ty sẽ có thể điều chỉnh vì họ ở vị thế thuận lợi hơn so với trong năm 2011 khi mức sàn được áp dụng. Tuy nhiên, xét đến áp lực giảm đối với đồng euro khi ECB đang tích cực chuẩn bị để triển khai chương trình nới lỏng định lượng, tỷ giá EUR/CHF có thể không tăng cao hơn tới mức đó, theo quan điểm của chúng tôi.

Hy Lạp đã đi vào tuần cuối cùng cho cuộc bầu cử quốc gia, với việc đảng chính trị Dân chủ Mới của Thủ tướng Antonis Samaras vẫn xếp sau Đảng Syriza đối lập. Mặc dù các cuộc thăm dò dư luận gần đây, bao gồm các cuộc thăm dò được công bố vào cuối tuần này, cho thấy chiến thắng rõ ràng của Syriza, nhưng có vẻ như nó không đủ để đảm bảo đa số phiếu của đảng này trong nghị viện 300 ghế. Với việc chương trình viện trợ của Hy Lạp được kéo dài do hết hạn vào cuối tháng 2, tình trạng không thể thiết lập được chính phủ có thể bổ sung các căng thẳng gia tăng với các kết quả bất lợi cho đồng euro.

Tiêu điểm của ngày hôm nay: Trong ngày hôm nay, chúng ta có lịch sự kiện tương đối mỏng. Tại Châu Âu, các ngoại trưởng EU sẽ tổ chức cuộc họp để thảo luận chính sách chống lại Nga và vụ tấn công khủng bố tại Pháp. Nếu họ quyết định duy trì các biện pháp trừng phạt hiện tại hoặc áp đặt các biện pháp mới, thì việc này có thể tiếp tục gây tác động tới RUB.

Về phần các chỉ báo, tài khoản vãng lai của Eurozone đến hạn công bố.

Đối với các ngày còn lại của tuần, nhiều sự kiện và chỉ báo quan trọng được lên lịch: Vào thứ Năm, chúng ta có tiêu điểm của tuần, cuộc họp chính sách tiền tệ của ECB. Với việc Eurozone lâm vào tình trạng giảm phát, các kỳ vọng đối với Ngân hàng này trong việc triển khai chương trình nới lỏng định lượng quy mô lớn đã gia tăng mạnh mẽ. Nếu Ngân hàng Trung ương Thụy Sĩ hủy bỏ mức sàn đối với tỷ giá EUR/CHF do lo sợ rằng nó sẽ không thể hậu thuẫn nó, thì các quan chức của ECB phải chuẩn bị một điều gì đó có tính chất bùng nổ. Các kỳ vọng đối với việc ECB đưa ra hành động mạnh mẽ đã cao đến mức thậm chí chương trình nới lỏng định lượng quy mô 500 tỷ EUR theo lời đồn có thể làm thị trường thất vọng, theo quan điểm của tôi. Các nhà đầu tư có thể kết luận rằng mức đỉnh ở mọi quy mô có thể gây thất vọng. Một kế hoạch có lẽ sẽ được hình thành trước cuộc họp sẽ diễn ra vào thứ Năm, gợi ý các ngân hàng trung ương quốc gia trong khu vực Eurozone sẽ mua trái phiếu của chính nước mình, việc này sẽ hạn chế tác động lan truyền. Chương trình mua trái phiếu tổng cộng sẽ được hạn chế ở mức 20% hoặc 25% nợ chưa trả của một quốc gia. Cân nhắc đến việc Draghi sẵn sàng làm “mọi việc cần thiết” để bảo vệ khu vực Eurozone, thì một chương trình nới lỏng định lượng lớn hơn mong đợi có thể khiến EUR thậm chí tiếp tục giảm điểm, theo quan điểm của tôi.

Vào thứ Ba, chúng ta sẽ nhận được kết quả cuộc khảo sát ZEW của Đức cho tháng 1. Cả hai chỉ số đều được dự báo tăng. Mặc dù đây có thể là sự gia tăng liên tiếp lần thứ ba của các chỉ số này, nhưng nó có thể không đủ để đảo ngược tâm lý bất lợi đối với EUR.

Vào thứ Tư, tại Anh, chúng ta sẽ nhận được biên bản từ cuộc họp gần đây nhất của BoE. Một lần nữa, tiêu điểm sẽ là số lượng và tên của những người bỏ phiếu chống. Kristin Forbes, một trong những thành viên mới của Ủy ban Chính sách Tiền tệ, được cho là xếp ở phía có quan điểm “cứng rắn” trên thang điểm đánh giá mức độ ôn hòa và cứng rắn xét đến quan điểm của bà về tình trạng đình trệ trên thị trường lao động. Do đó, chúng ta sẽ không ngạc nhiên nếu bà cùng với hai thành viên khác của MPC sẽ bỏ phiếu yêu cầu nâng lãi suất sớm. Về phần các chỉ báo, tỷ lệ thất nghiệp của Anh dự kiến giảm xuống mức 5,9% trong tháng 11 từ mức 6,0%, gợi ý có ít sự đình trệ hơn trên thị trường lao động. Thu nhập bình quân hàng tuần dự kiến sẽ tăng lên, bổ sung vào báo cáo việc làm khả quan. Tại Canađa, Ngân hàng Trung ương Canađa dự kiến sẽ giữ nguyên lãi suất chuẩn. Các kỳ vọng đối với việc chỉ số CPI sụt giảm vào thứ Sáu cùng với giá dầu giảm, có thể khiến BoC trì hoãn lâu hơn bình thường, khiến cho CAD dễ bị tác động.

Sau cùng vào thứ Sáu, như đã đề cập ở trên, chỉ số CPI của Canađa cho tháng 12 dự kiến sụt giảm. Việc này có thể gia tăng áp lực bán ra đối với CAD.

Tiêu Điểm


Tỷ giá EUR/USD đã tiếp tục trượt xuống vào thứ Sáu tuần trước và giao dịch bên dưới ngưỡng 1.1500 trong một khoảng thời gian ngắn. Tuy nhiên, tỷ giá đã làm khởi phát một số lệnh mua gần ngưỡng 1.1460 (S1) và bật lại trên ngưỡng 1.1500. Xu hướng của tỷ giá tiếp tục là giảm điểm và do đó, tôi cho rằng nó sẽ bứt xuống dưới ngưỡng 1.1460 (S1) để tạo điều kiện cho các mức mở rộng về phía ngưỡng 1.1370 (S2), được xác định bởi mức thấp nhất của ngày mùng 7/11/2003. Các chỉ báo dao động hàng ngày cho thấy động lượng giảm đang gia tăng và tăng cường khả năng đối với các đà giảm tiếp theo. Chỉ báo RSI 14 ngày tiếp tục nằm bên trong vùng được bán quá mức và đang hướng xuống, trong khi chỉ báo MACD nằm bên dưới cả đường số 0 và đường báo hiệu, cũng hướng xuống dưới. Đối với xu hướng chung, trên biểu đồ hàng ngày, cấu trúc tỷ giá tiếp tục gợi ý xu hướng giảm. Cặp tỷ giá đang hình thành mức cao nhất thấp hơn và mức thấp nhất thấp hơn bên dưới cả đường trung bình động 50 ngày và 200 ngày.

• Ngưỡng hỗ trợ: 1.1460 (S1), 1.1370 (S2), 1.1225(S3)

• Ngưỡng kháng cự: 1.1650 (R1), 1.1730 (R2), 1.1860 (R3)

Tỷ giá GBP/USD giảm điểm sau khi tìm thấy ngưỡng kháng cự gần ngưỡng 1.5275


Tỷ giá GBP/USD đã giảm điểm vào thứ Sáu tuần trước sau khi tìm thấy ngưỡng kháng cự gần ngưỡng 1.5275 (R1) nhưng đà giảm đã bị chặn lại bởi ngưỡng 1.5075 (S1), ngưỡng hỗ trợ được xác định bởi mức thấp nhất của phiên thứ Ba tuần trước. Chỉ báo RSI đã bứt xuống dưới đường 50, trong khi chỉ báo MACD đã bứt xuống dưới đường khởi phát và đã nhận dấu âm, chỉ ra động lượng giảm. Mặc dù những chỉ báo ngắn hạn này hỗ trợ các đà giảm tiếp theo, nhưng tôi thích đứng bên lề hơn vào lúc này đối với xu hướng ngắn hạn. Lý do là bởi vì các chỉ báo dao động hàng ngày cho thấy sự suy giảm trong động lượng của xu hướng giảm dài hạn hơn. Chỉ báo RSI 14 ngày đã thoát khỏi vùng được bán quá mức, trong khi chỉ báo MACD đã chạm đáy và có thể sớm bứt lên trên đường khởi phát. Cân nhắc đến những dấu hiệu kỹ thuật này và xét đến việc đường xu hướng đang ở gần ngưỡng tâm lý 1.5000 (S3), tôi thích chờ đợi tỷ giá đóng cửa bên dưới 1.5000 (S3) một cách rõ ràng trước khi tin tưởng vào xu hướng giảm nói chung một lần nữa.

• Ngưỡng hỗ trợ: 1.5075 (S1), 1.5030 (S2), 1.5000 (S3)

• Ngưỡng kháng cự: 1.5275 (R1), 1.5420 (R2), 1.5500 (R3)

Tỷ giá EUR/JPY chạm vùng 135.00


Tỷ giá EUR/JPY đã giảm điểm mạnh, bứt xuống dưới ngưỡng hỗ trợ (chuyển thành ngưỡng kháng cự) 137.00 (R1) để chạm vùng chủ chốt 135.00 (S1). Xu hướng ngắn hạn là giảm điểm và do đó, tôi cho rằng tỷ giá sẽ bứt xuống dưới vùng 135.00 (S1) để nhắm tới mức thấp nhất của ngày 16/10, tại mức 134.15 (S2). Trên biểu đồ hàng ngày, việc tỷ giá bứt xuống dưới ngưỡng 137.00 (R1) cũng đã báo hiệu sự bứt xuống dưới mục tiêu tỷ giá thứ 2 của mô hình đầu và vai hoàn tất vào ngày 30/12. Việc này xác nhận triển vọng trung hạn bất lợi và tăng cường khả năng đối với các đà giảm tiếp theo trong tương lai gần. Các chỉ báo động lượng hàng ngày cho thấy động lượng âm đang gia tăng và ủng hộ khả năng này. Chỉ báo RSI 14 tiếp tục nằm bên trong vùng được bán quá mức, hướng xuống dưới, trong khi chỉ báo MACD hàng ngày đã tiến sâu hơn vào vùng âm.

• Ngưỡng hỗ trợ: 135.00 (S1), 134.15 (S2), 133.00 (S3)

• Ngưỡng kháng cự: 137.00 (R1), 139.00 (R2), 140.00 (R3)

Vàng bứt lên trên ngưỡng 1270


Vàng đã tiếp tục đà phục hồi vào thứ Sáu tuần trước, bứt lên trên ngưỡng kháng cự (chuyển thành ngưỡng hỗ trợ 1270 (S1). Mặc dù sự bứt lên này tăng cường khả năng đối với đà tăng tiếp theo về phía ngưỡng số tròn 1300 (R1), nhưng tôi sẽ thận trọng về sự thoái lui có thể trước khi những người nắm giữ vị thế dài nắm quyền kiểm soát một lần nữa. Các lo lắng của tôi xuất phát từ các dấu hiệu động lượng. Chỉ báo RSI đã đi xuống một lần nữa và có thể sớm thoát khỏi vùng được mua quá mức, trong khi chỉ báo MACD cho thấy các dấu hiệu rằng nó có thể bắt đầu chạm đỉnh. Trên biểu đồ hàng ngày, giá vàng đã nhích lên sau khi hoàn tất mô hình đầu và vai lộn ngược vào ngày 12/1, và việc này khiến cho triển vọng của vàng tiếp tục là khả quan.

• Ngưỡng hỗ trợ: 1270 (S1), 1255 (S2), 1238 (S3)

• Ngưỡng kháng cự: 1300 (R1), 1320 (R2), 1340 (R3)

Dầu WTI bật lại từ ngưỡng 45.90


Dầu WTI đã tăng điểm sau khi chạm ngưỡng hỗ trợ tại mức 45.90 (S3). Vào đầu phiên sáng nay tại Châu Âu, dầu WTI giao dịch ngay bên dưới ngưỡng kháng cự 48.80 (R1). Nếu bứt lên trên ngưỡng đó, giá dầu có thể chạm lại ngưỡng chủ chốt 49.65 (R2), được đánh dấu bởi mức cao nhất của ngày mùng 8 và mùng 9 tháng 1. Trên biểu đồ hàng ngày, dầu WTI vẫn đang hình thành mức cao nhất thấp hơn và mức thấp nhất thấp hơn bên dưới cả đường trung bình động 50 ngày và 200 ngày, và việc này khiến cho xu hướng giảm nói chung không thay đổi. Tuy nhiên, chỉ báo RSI 14 ngày đã thoát khỏi vùng được bán quá mức và hướng lên đôi chút, trong khi chỉ báo MACD, mặc dù mang dấu âm, nhưng đã bứt lên trên đường khởi phát. Cũng có tín hiệu phân kỳ dương giữa cả hai chỉ báo dao động và biến động giá. Do đó, tôi cho rằng pha điều chỉnh tăng sẽ tiếp diễn.

• Ngưỡng hỗ trợ: 47.90 (S1), 46.50 (S2), 45.90 (S3)

• Ngưỡng kháng cự: 48.80 (R1), 49.65 (R2), 51.25 (R3)
 
TIÊU ĐIỂM TRONG NGÀY 19/01/2015
19.01.2015, 3pm
Đồng đô la đã giao dịch trái chiều so với các đồng tiền đối ứng của nó trong nhóm G10 trong phiên sáng nay tại Châu Âu do thiếu vắng các sự kiện kinh tế quan trọng. Nó đã tăng điểm so với JPY và AUD, theo đúng thứ tự đó, trong khi giảm điểm so với EUR, GBP và CHF. Đồng bạc xanh không đổi so với NOK, NZD, CAD và SEK.

Mặc dù chứng khoán Châu Âu đã tụt lại đằng sau so với mức tăng 2 con số của chỉ số S & P 500 trong những năm gần đây, nhưng việc này có thể thay đổi khi chương trình nới lỏng định lượng được kỳ vọng có thể đóng vai trò là liều thuốc thanh khoản cho các thị trường tài chính Châu Âu. Đồng euro yếu hơn, mà việc này hỗ trợ xuất khẩu, giá năng lượng giảm và chương trình nới lỏng định lượng dự kiến sẽ được tiến hành bởi ECB có thể được coi là sẽ hỗ trợ chứng khoán Châu Âu. Các điểm chính mà chúng ta sẽ theo dõi là chi tiết của chương trình mua trái phiếu có thể diễn ra. Tiêu điểm sẽ là quy mô và những gì có thể được mua. Sai lệch so với các kỳ vọng thị trường có thể gây bất lợi cho tâm lý và có thể gây áp lực giảm đối với các thị trường Châu Âu. Đối với đồng euro, mọi sự thất vọng có thể củng cố nó đôi chút, ít nhất là trong tạm thời.


Hợp đồng kỳ hạn chỉ số DAX đã tăng vọt vào thứ Sáu tuần trước, bứt lên trên ngưỡng kháng cự (chuyển thành ngưỡng hỗ trợ) 10100 (S1), và hình thành mức cao nhất chưa từng thấy mới gần ngưỡng 10320 (R1). Trong phiên sáng nay tại Châu Âu, chỉ số đã thoái lui đôi chút. Xét đến việc chỉ báo RSI đã chạm ngưỡng kháng cự gần đường 70 và đi xuống, tôi sẽ thận trọng về việc sự thoái lui có thể tiếp diễn trong thời gian ngắn, có lẽ là chạm ngưỡng 10100 (S1) như là ngưỡng hỗ trợ trong lần này. Tuy nhiên, triển vọng chung tiếp tục là khả quan. Sau khi thoát khỏi mô hình tam giác đối xứng, chỉ số đã bắt đầu hình thành mức cao nhất cao hơn và mức thấp nhất cao hơn, do đó, có thể những người đầu cơ giá lên sau cùng sẽ nắm quyền kiểm soát và có lẽ sẽ nhắm tới mức cao nhất mới. Vì chúng ta không thể xác định được các vùng kháng cự – xét đến hoạt động thị trường đã diễn ra – bên trên vùng 10320 (R1), tôi cho rằng vùng tâm lý 10500 (R2) là một vùng kháng cự. Do đó, tôi cho rằng việc chỉ số bứt lên trên ngưỡng 10320 (R1) một cách rõ ràng trong tương lai không xa sẽ mở đường cho nó tiến về phía vùng 10500 (R2).

• Ngưỡng hỗ trợ: 10100 (S1), 9950 (S2), 9595 (S3).

• Ngưỡng kháng cự: 10320 (R1) (Mức cao nhất chưa từng thấy), 10500 (R2) (Vùng tâm lý).
 
PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG 20/01/2015

Bức tranh Toàn cảnh
20.01.2015, 11am
GDP giải cứu cho chứng khoán Trung Quốc, nhưng có lẽ không thể giải cứu tình trạng lạm phát của Trung Quốc. Chứng khoán Trung Quốc đã tụt dốc trong ngày hôm qua, với việc chỉ số Shanghai Composite giảm 7,7% khi các nhà quản lý chứng khoán nghiêm ngặt hơn đối với tài khoản ký quỹ. Tuy nhiên, chứng khoán đã bật lại sau khi chính phủ công bố rằng GDP tăng 7,4% trong năm, cao hơn mức 7,3% đôi chút. Doanh số bán lẻ cho tháng 12 khớp với kỳ vọng ở mức 12% hàng năm và sản lượng công nghiệp cho tháng vượt xa ước tính ở mức 7,9% hàng năm. Vì vậy, số liệu tốt toàn diện đã phục hồi niềm tin nhất định, cùng với các bình luận bởi các nhà quản lý rằng họ đang không cố gắng kiềm chế thị trường chứng khoán, mà chỉ “bảo vệ quyền lợi của các nhà đầu tư và hỗ trợ tăng trưởng vững mạnh của giao dịch ký quỹ”. Điều đáng chú ý đó là các nhà chức trách gần như có thể chạm mục tiêu GDP 7,5% của mình trong khi tiếp tục các biện pháp cải cách nhằm vào hệ thống ngân hàng ngầm, tài chính của chính quyền địa phương và thị trường bất động sản. Tuy nhiên, rõ ràng là động lượng của tăng trưởng đang suy giảm, và với việc giá sản xuất đang nằm trong vùng giảm phát một cách mạnh mẽ, động lượng giảm phát bắt nguồn từ Trung Quốc có thể không giảm bớt trong thời gian ngắn sắp tới. Vì vậy, mặc dù chứng khoán Trung Quốc có thể đang phục hồi, nhưng tác động của Trung Quốc lên chính sách tiền tệ toàn cầu có thể tiếp tục là bất lợi. Chúng ta vẫn có thể chứng kiến “các cuộc chiến tiền tệ” gây ra bởi sự lan truyền của chính sách tiền tệ nội địa vào môi trường quốc tế trong năm nay.



Áp lực đối với tỷ giá cố định của DKK. Việc Ngân hàng Trung ương Thụy Sĩ (SNB) bất ngờ chấm dứt mức sàn đối với tỷ giá EUR/CHF vào tuần trước đã gây áp lực lên đồng curon Đan Mạch (DKK), được thiết lập tỷ giá cố định với EUR trong dải ±2,25% quanh ngưỡng 7.46038. Ngày hôm qua, Đan Mạch đã cắt giảm lãi suất thêm 15 điểm cơ bản để bảo vệ tỷ giá cố định, với việc lãi tiền gửi giảm sâu hơn vào vùng âm xuống mức -0,2% và lãi cho vay hiện chỉ vừa đủ đạt mức dương tại mức 0,05%. Đan Mạch đã có thặng dư tài khoản vãng lai ở mức 7,2% của GDP trong năm ngoái và thâm hụt ngân sách ở mức 0,75% của GDP, rất nhỏ so với tiêu chuẩn của Châu Âu. Với xếp hạng trái phiếu AAA của mình, không có gì ngạc nhiên khi quốc gia này có đồng tiền tăng giá. Liệu tỷ giá cố định của quốc gia này cũng gặp nguy hiểm hay không? Có thể, nhưng ít khả năng hơn Thụy Sĩ. Trước tiên, tỷ giá cố định của DKK đã được thiết lập trong trên 30 năm (nó được cố định cho Deutschemark vào năm 1982), so với mức dưới 4 năm đối với CHF. Thứ hai, Đan Mạch vẫn chưa chứng kiến kiểu vốn chảy vào mà Thụy Sĩ có và do đó, bảng cân đối kế toán của ngân hàng trung ương Đan Mạch đã không phình lên giống như SNB. Vì vậy, mặc dù tôi cho rằng DKK sẽ tiếp tục chịu áp lực tăng, nhưng tôi không cho rằng họ sẽ hủy bỏ tỷ giá cố định, điều mà Bộ trưởng Kinh tế của quốc gia này đã nói là “an toàn”. Mặc dù vậy, tôi thừa nhận rằng tôi đã không mong SNB cũng sẽ hủy bỏ tỷ giá cố định.



Đồng đô la nhìn chung tăng điểm. Nhìn chung, đồng đô la đã tăng điểm trên diện rộng trong phiên sáng nay tại Châu Âu, tăng điểm so với tất cả các đồng tiền của nhóm G10, trừ sự giảm điểm khiêm tốn so với EUR. CHF là đồng tiền yếu nhất trong số các đồng tiền của nhóm G10 khi thị trường tiếp tục vật lộn để tìm ra mức cân bằng cho đồng tiền của Thụy Sĩ trong lúc này. Tại mức 1.0181 của tỷ giá EUR/CHF trong phiên sáng nay, nó đang nằm quanh mức đáy của điều mà một bài báo học thuật tháng 10 năm ngoái đã đề cập sẽ là khoảng tỷ giá EUR/CHF xuất phát từ các hợp đồng quyền chọn: 1.01-1.18. Vì vậy, có lẽ nó đang quay trở lại mức tối hiểu của điều mà thị trường đã nghĩ trước kia là “giá trị thực sự” cho cặp tỷ giá này. Tôi cho rằng tỷ giá EUR/CHF sẽ tiếp tục tăng đôi chút về phía giữa của khoảng, quanh mức 1.095. Việc đó sẽ khiến cho tỷ giá USD/CHF nằm quanh mức 0.93, giả định rằng tỷ giá EUR/USD tiếp tục không đổi – điều mà tôi không cho rằng sẽ xảy ra. Nếu tỷ giá EUR/USD tiến về phía ngưỡng 1.14, thì việc tỷ giá EUR/CHF nằm ở mức 1.08 sẽ có nghĩa là tỷ giá USD/CHF nằm ở mức 0.95. Nói tóm lại, tỷ giá USD/CHF sẽ phải vật lộn để lấy lại thế cân bằng.

(*Where Would the EUR/CHF Exchange Rate Be Without the SNB's Minimum Exchange Rate Policy?

Tiêu điểm của ngày hôm nay: Trong ngày giao dịch tại Châu Âu, chỉ số PPI cho tháng 12 của Đức dự kiến tiếp tục trượt vào vùng giảm phát, cho thấy rằng các áp lực giảm phát trong khu vực Eurozone đang gia tăng. Kết quả cuộc khảo sát ZEW của Đức cho tháng 1 cũng sẽ được công bố. Mặc dù đây có thể là sự gia tăng liên tiếp lần thứ 3 trong các chỉ số, nhưng nó có thể không đủ để đảo ngược tâm lý tiêu cực đối với EUR. Áp lực đối với đồng tiền chung đã được tăng cường sau khi động thái bất ngờ của SNB vào thứ Năm tuần trước trong việc gỡ bỏ mức sàn đối với tỷ giá EUR/CHF tạo ra suy đoán rằng ECB phải chuẩn bị một điều gì đó mang tính chất to lớn.

Từ Canađa, chúng ta sẽ nhận được doanh số sản xuất cho tháng 11.

Tại Mỹ, chỉ báo duy nhất mà chúng ta sẽ nhận được là chỉ số thị trường nhà ở theo NAHB cho tháng 1, dự kiến cho thấy cải thiện nhẹ.

Tại New Zealand, tỷ lệ lạm phát quý 4 dự kiến giảm xuống mức 0,9% hàng quý từ mức 1,0% hàng quý trong quý 3. Lần cuối cùng tỷ giá NZD/USD đã giảm khoảng 50 pip sau khi lạm phát quý 3 giảm xuống đường biên dưới của khoảng mục tiêu 1%-3% của RBNZ trong trung hạn. Mặc dù sự sụt giảm ngày gợi ý có ít áp lực hơn đối với RBNZ trong việc tiếp tục nâng lãi suất trở lại, nhưng tại cuộc họp gần đây nhất của mình, Ngân hàng này đã tuyên bố rằng động thái tiếp theo trong lãi suất có thể là việc nâng lãi suất. Tuy nhiên, nếu chỉ số CPI giảm xuống dưới đường biên dưới, họ có thể quan điểm của mình và chuyển sang quan điểm trung lập.

Về phần các diễn giả, Phó Thống đốc BoE, Jon Cunliffe và Thống đốc Fed, Jerome Powell sẽ phát biểu.

Tiêu Điểm


Tỷ giá EUR/USD đã bật lại vào thứ Hai, nhưng sau khi tìm thấy ngưỡng kháng cự ngay bên dưới ngưỡng 1.1650 (R1), nó đã thoái lui đôi chút. Theo quan điểm của tôi, xu hướng ngắn hạn tiếp tục là giảm điểm và do đó, tôi cho rằng sóng tiếp theo có thể là giảm điểm, có lẽ là chạm ngưỡng 1.1460 (S1) một lần nữa. Nếu những người đầu cơ giá xuống đủ mạnh để đưa tỷ giá xuống dưới ngưỡng 1.1460 (S1), tôi cho rằng họ sẽ khiến tỷ giá tiến về phía ngưỡng 1.1370 (S2), được xác định bởi mức thấp nhất của ngày mùng 7/11/2003. Các chỉ báo dao động hàng ngày cho thấy động lượng giảm đang gia tăng và tăng cường khả năng đối với các đà giảm tiếp theo. Chỉ báo RSI 14 ngày tiếp tục nằm bên trong vùng được bán quá mức và đang hướng xuống, trong khi chỉ báo MACD hàng ngày đang nằm bên dưới cả đường số 0 và đường báo hiệu, cũng hướng xuống. Đối với xu hướng chung, trên biểu đồ hàng ngày, cấu trúc tỷ giá vẫn gợi ý xu hướng giảm. Cặp tỷ giá đang hình thành mức cao nhất thấp hơn và mức thấp nhất thấp hơn bên dưới cả đường trung bình động 50 ngày và 200 ngày.

• Ngưỡng hỗ trợ: 1.1460 (S1), 1.1370 (S2), 1.1225 (S3)

• Ngưỡng kháng cự: 1.1650 (R1), 1.1730 (R2), 1.1860 (R3)

Tỷ giá AUD/USD giảm điểm sau khi chạm ngưỡng kháng cự tại ngưỡng 0.8255


Tỷ giá AUD/USD đã giảm điểm sau khi chạm đường biên trên của phạm vi đi ngang mà nó đã giao dịch kể từ giữa tháng 12. Xét đến việc đó và cũng cân nhắc tới các dấu hiệu động lượng ngắn hạn, tôi cho rằng sóng giảm sẽ tiếp diễn, có lẽ là chạm ngưỡng gần ngưỡng 0.8085 (S1). Chỉ báo RSI đã bứt xuống dưới đường 50 và đang hướng xuống dưới, trong khi chỉ báo MACD, mặc dù mang dấu dương, nhưng đã chạm đỉnh và bứt xuống dưới đường báo hiệu. Cũng có tín hiệu phân kỳ âm giữa cả và biến động tỷ giá. Trên biểu đồ hàng ngày, tỷ giá đang giao dịch bên dưới cả đường trung bình động 50 ngày và 200, và việc này khiến cho xu hướng chung không đổi, theo quan điểm của tôi. Tuy nhiên, sự tạm dừng ngắn hạn và sự thiếu vắng của động lượng giảm cũng được xác nhận bởi các chỉ báo dao động hàng ngày. Chỉ báo RSI 14 ngày đã nhích lên để chạm đường 50 ngày, trong khi chỉ báo MACD hàng ngày đang nằm bên trên đường khởi phát và đang ở trong trạng thái tăng.

• Ngưỡng hỗ trợ: 0.8085 (S1), 0.8035 (S2), 0.8000 (S3)

• Ngưỡng kháng cự: 0.8225 (R1), 0.8375 (R2), 0.8420 (R3)

Tỷ giá GBP/JPY bật lại từ ngưỡng 175.80


Tỷ giá GBP/JPY đã bật lại sau khi tìm thấy ngưỡng hỗ trợ gần ngưỡng 175.80 (S1) để giao dịch ngay bên dưới ngưỡng 178.40 (R1). Mặc dù cấu trúc tỷ giá tiếp tục gợi ý xu hướng giảm ngắn hạn, nhưng các chỉ báo dao động cho thấy rằng xu hướng này đang mất hết động lượng. Có tín hiệu phân kỳ dương giữa cả hai chỉ báo dao động và biến động tỷ giá. Hơn nữa, chỉ báo RSI đã ngấp nghé bên trên đường 50, trong khi chỉ báo MACD đang nằm bên trên đường khởi phát, tiến gần đường số 0. Trên biểu đồ hàng ngày, triển vọng tiếp tục là bất lợi, nhưng các chỉ báo động lượng hàng ngày cho thấy các dấu hiệu rằng sự điều chỉnh tiếp theo có thể sắp xuất hiện. Chỉ báo RSI 14 ngày đã thoát khỏi vùng được bán quá mức và hiện đang hướng lên, trong khi chỉ báo MACD hàng ngày cho thấy các dấu hiệu chạm đáy.

• Ngưỡng hỗ trợ: 175.80 (S1), 174.60 (S2), 173.90 (S3)

• Ngưỡng kháng cự: 178.40 (R1), 179.50 (R2), 181.00 (R3)

Vàng giao dịch trong trạng thái củng cố


Vàng đã củng cố vào thứ Hai, tiếp tục giao dịch bên trên ngưỡng hỗ trợ 1270 (S1). Xu hướng tiếp tục là tăng điểm và do đó, tôi vẫn cho rằng giá vàng sẽ chạm ngưỡng gần ngưỡng số tròn 1300 (R1). Tuy nhiên, xem xét các chỉ áo dao động ngắn hạn, tôi vẫn lo lắng về sự thoái lui có thể trước khi những người nắm giữ vị thế dài nắm quyền kiểm soát một lần nữa. Chỉ báo RSI đang nằm bên trong vùng được mua quá mức gần đường 70, trong khi chỉ báo MACD đã chạm đỉnh và có thể sớm bứt xuống dưới đường báo hiệu. Trên biểu đồ hàng ngày, giá vàng đã nhích lên sau khi hoàn tất mô hình đầu và vai lộn ngược vào ngày 12/1, và việc này khiến cho triển vọng của vàng tiếp tục là khả quan.

• Ngưỡng hỗ trợ: 1270 (S1), 1255 (S2), 1238 (S3)

• Ngưỡng kháng cự: 1300 (R1), 1320 (R2), 1340 (R3)

Giá dầu WTI trượt xuống sau khi tìm thấy ngưỡng kháng cự tại ngưỡng 48.80


Giá dầu WTI đã trượt xuống trong ngày hôm qua sau khi tìm thấy ngưỡng kháng cự mạnh tại ngưỡng 48.80 (R1) và hình thành mức cao nhất thấp hơn. Hôm nay, vào đầu phiên sáng tại Châu Âu, dầu WTI đã ổn định gần ngưỡng 47.30 (S1). Xét đến việc tôi không nhận thấy cấu trúc xu hướng rõ ràng trên biểu đồ 1 giờ trong thời điểm hiện tại, tôi sẽ giữ quan điểm trung lập đối với xu hướng ngắn hạn. Trên biểu đồ hàng ngày, dầu WTI vẫn đang hình thành mức cao nhất thấp hơn và mức thấp nhất thấp hơn bên dưới cả đường trung bình động 50 ngày và 200, và việc này khiến cho xu hướng giảm chung không đổi. Tuy nhiên, chỉ báo RSI 14 ngày đã thoát khỏi vùng được bán quá mức, trong khi chỉ báo MACD hàng ngày, mặc dù mang dấu âm, nhưng đang nằm bên trên đường khởi phát và đang hướng lên. Cũng có tín hiệu phân kỳ dương giữa cả hai chỉ báo dao động và biến động giá. Những dấu hiệu này cho tôi thêm lý do để đứng bên lề vì sự điều chỉnh tăng tiếp theo có thể sắp xuất hiện.

• Ngưỡng hỗ trợ: 47.30 (S1), 46.50 (S2), 45.90 (S3)

• Ngưỡng kháng cự: 48.80 (R1), 49.65 (R2), 51.25 (R3)
 
TIÊU ĐIỂM TRONG NGÀY 20/01/2015
20.01.2015, 2pm
Đồng đô la đã giao dịch thấp hơn so với gần như mọi đồng tiền đối ứng của nó trong nhóm G10 trong phiên sáng nay tại Châu Âu. Nó chỉ ổn định so với JPY và CAD.

Tỷ giá EUR/USD đã bắt đầu củng cố mạnh trước khi kết quả khảo sát ZEW của Đức cho tháng 1 được công bố, nhưng sau cùng, đã mất phần lớn số điểm tăng được bất chấp kết quả khảo sát mạnh mẽ, chỉ để tìm thấy một số lệnh mua quanh ngưỡng 1.1590 đã nâng nó lên trở lại. Cả chỉ số hiện trạng và kỳ vọng đều tăng vọt lần thứ 3 liên tiếp, vượt xa dự báo của thị trường. Chỉ số kỳ vọng đã tăng lên mức 48.4 từ mức 31.8, trong khi chỉ số hiện trạng nhích lên mức 22.4 từ mức 10.0. Mặc dù sự gia tăng này không đủ để đảo ngược tâm lý tiêu cực đối với EUR, nhưng nó có thể ủng hộ sự tiếp diễn của sóng điều chỉnh tăng có thể khiến tỷ giá chạm ngưỡng kháng cự 1.1650 trong tương lai gần.



Vào thứ Tư, chúng ta sẽ nhận được biên bản từ cuộc họp gần đây nhất của BoE. Tiêu điểm sẽ là số lượng và tên của những người bỏ phiếu chống, đặc biệt là sau sự sụt giảm của chỉ số CPI cho tháng 12 xuống dưới mức 1% và các bình luận của Thống đốc BoE, Carney rằng giá dầu giảm có lợi cho Anh. Trong bối cảnh đó, tỷ lệ thất nghiệp dự kiến giảm trong khi thu nhập bình quân hàng tuần được dự đoán gia tăng, gợi ý có ít sự đình trệ hơn trên thị trường lao động. Nhìn chung, việc này có thể hỗ trợ GBP và các yếu tố cơ bản tốt hơn so với Eurozone có thể đẩy tỷ giá EUR/GBP xuống sâu thêm.


Tỷ giá EUR/GBP đã trượt xuống trong phiên sáng nay tại Châu Âu sau khi tìm thấy ngưỡng kháng cự ngay bên dưới ngưỡng chủ chốt 0.7700 (R1). Biến động đó xác nhận mức cao nhất thấp hơn trên biểu đồ 4 giờ. Do đó, tôi cho rằng tỷ giá sẽ tiếp tục giảm điểm và có lẽ sẽ chạm vùng hỗ trợ 0.7600 (S1) một lần nữa. Các chỉ báo động lượng ngắn hạn củng cố quan điểm của tôi. Chỉ báo RSI đã đi xuống sau khi chạm ngưỡng kháng cự tại đường 50, trong khi chỉ báo MACD, đã mang dấu âm, nhưng cho thấy các dấu hiệu chạm đỉnh. Việc này cho thấy rằng tỷ giá có thể lấy lại động lượng giảm trong tương lai gần. Đối với bức tranh lớn hơn, việc tỷ giá thoát xuống dưới mô hình tam giác vào ngày 18/12 đã báo hiệu sự tiếp diễn của xu hướng giảm dài hạn hơn, do đó, triển vọng chung tiếp tục là bất lợi, theo quan điểm của tôi.

• Ngưỡng hỗ trợ: 0.7600 (S1), 0.7500 (S2), 0.7415 (S3).

• Ngưỡng kháng cự: 0.7700 (R1), 0.7745 (R2), 0.7785 (R3).
 
CHIẾN LƯỢC GIAO DỊCH CHỈ SỐ CỔ PHIẾU APPLE

Apple-buy-103-104-07-01-2015.png


XEM CHI TIẾT: http://forextrader.vn/chien-luoc-giao-dich-chi-co-phieu-apple

CHIẾN LƯỢC GIAO DỊCH CHỈ SỐ CỔ PHIẾU ALIBABA

Alibaba-Sell-107-buy-97-07-01-2015.png


XEM CHI TIẾT: http://forextrader.vn/chien-luoc-giao-dich-chi-so-co-phieu-alibaba

 
21/01/2015
Bức tranh Toàn cảnh

Tỷ giá USD/CAD phá vỡ ngưỡng 1.20 khi doanh số gây thất vọng, giá hàng hóa sụt giảm. Sau cùng, tỷ giá USD/CAD đã phá vỡ ngưỡng 1.20 sau một đêm sau khi doanh số sản xuất gây thất vọng, giá dầu và giá xuất khẩu hàng hóa của Canađa tiếp tục sụt giảm. Doanh số sản xuất đã giảm 1,4% hàng tháng trong tháng 11, sự sụt giảm mạnh hơn so với mức -0,6% trong tháng 10 và gấp đôi mức mà thị trường đã kỳ vọng. Doanh số đã sụt giảm trong 16 trong số 21 ngành, dẫn đầu là mức sụt giảm 5,9% trong ngành xe hơi và phụ tùng. Xét đến việc sản xuất chiếm 10,8% GDP, sự sụt giảm này sẽ làm giảm tăng trưởng GDP. Ngoài ra, giá các mặt hàng xuất khẩu chính của Canađa cũng tiếp tục sụt giảm. Không chỉ giá dầu, mà còn cả giá khí đốt thiên nhiên và gỗ xẻ cũng sụt giảm. Giá gỗ xẻ giảm 11% so với mức đỉnh gần đây vào đầu tháng 12, trong khi giá khí đốt thiên nhiên giảm 9,5% chỉ trong ngày hôm qua và hiện đã giảm khoảng 35% so với mức cao nhất trong tháng 11. Việc này tạo ra bối cảnh ôn hòa cho cuộc họp của Ngân hàng Trung ương Canađa sẽ diễn ra trong ngày hôm nay (xem bên dưới). Thị trường đã tính đến khả năng nới lỏng nhẹ nhất định (7 điểm cơ bản) vào cuối năm, mà điều này trái ngược với sự thắt chặt được kỳ vọng tại Mỹ. Tôi cho rằng tỷ giá USD/CAD vẫn có thể tăng điểm.
USD_CAD_vs_Canada_commodity_prices.PNG
Ngân hàng Trung ương Nhật Bản cắt giảm dự báo lạm phát cho năm tài chính sắp tới, bắt đầu vào tháng 4 xuống mức 1% từ mức khoảng 2%, một sự thừa nhận rằng họ sẽ không đạt được mục tiêu 2% của mình mà họ được cho là sẽ đạt được tới thời điểm đó. Tuy nhiên, họ vẫn khăng khăng rằng họ sẽ đạt được mục tiêu này vào năm tài chính tiếp theo. Việc này gia tăng khả năng của việc kích thích bổ sung vào thời điểm nhất định trong lộ trình. Mặt khác, nó có thể có nghĩa là họ sẽ từ bỏ việc cố gắng tạo ra lạm phát, ít nhất là trong lúc này. Kozo Yamamoto, một chuyên gia hàng đầu về chính sách tiền tệ trong Đảng Dân chủ Tự do cầm quyền, gần đây đã nói rằng tác động của nới lỏng tiền tệ bởi BoJ vào tháng 10 năm ngoái sẽ bắt đầu thúc đẩy nền kinh tế vào khoảng mùa hè này. “BOJ có thể làm thêm những gì nữa? Tôi cho rằng ngân hàng trung ương này có thể trì hoãn hành động và đưa ra quan điểm chờ đợi và chứng kiến trong lúc này”, Yamamoto đã phát biểu như vậy trong một cuộc phỏng vấn gần đây với Reuters. Hợp đồng hoán đổi lạm phát kỳ hạn 5 năm/5 năm tại Nhật Bản hiện đang ở mức 0,75% trong khi tỷ lệ lạm phát hòa vốn kỳ hạn 5 năm hiện đang là 1.68%, cho thấy rằng thị trường không cho rằng BoJ sẽ đạt được mục tiêu trong vòng 5 năm tới. Do đó, tôi cho rằng thị trường có thể kỳ vọng việc BoJ tiếp tục nới lỏng và việc đó sẽ khiến JPY phải chịu áp lực.
Japan_inflation_expectations.PNG
Vậy thì, câu hỏi lớn sẽ là liệu việc BoJ rõ ràng không thể tạo ra lạm phát cho tới thời điểm này có thuyết phục được Ủy ban Chính sách Tiền tệ đi theo sự đi tiên phong của Ngân hàng Trung ương Thụy Sĩ và từ bỏ nỗ lực kiểm soát thị trường của mình hay không. Đó sẽ là cú sốc rất lớn cho hệ thống tài chính toàn cầu. Nhật Bản nổi tiếng là nơi mà các quan chức sẽ làm mọi thứ họ có thể để tránh “tình trạng hỗn loạn trên thị trường”, vì vậy, tôi sẽ không cho rằng họ sẽ đưa ra bước đi quyết liệt đó, nhưng Thụy Sĩ cũng không được biết đến lò thử nghiệm chính sách tiền tệ.

NZD đã giảm điểm mạnh khi lạm phát sụt giảm. Giá cả đã giảm 0,2% hàng quý trong quý 4, khiến cho tốc độ tăng tăng giá hàng năm giảm xuống mức 0,8% từ mức 1,0% trước đó. Tuy nhiên, tôi vẫn cảm thấy lạc quan hơn về NZD so với các đồng tiền yết giá khác. Cuộc bán đấu giá sữa ngày hôm qua đã diễn ra với mức giá cao hơn trong cuộc bán đấu giá thứ hai liên tiếp. Đây là sự tương phản rõ ràng với thành tích của các hàng hóa công nghiệp trong thời gian gần đây. Tỷ giá NZD/USD có thể tiếp tục giảm điểm, và tỷ giá AUD/NZD cũng vậy, theo quan điểm của tôi.
AUD_NZD_vs_relative_commodity_prices.PNG
Tiêu điểm của ngày hôm nay: Hôm nay, chúng ta sẽ nhận được biên bản từ cuộc họp gần đây nhất của Tiêu điểm sẽ là số lượng và tên của những thành viên bỏ phiếu chống, đặc biệt là sau khi chỉ số CPI tháng 12 giảm xuống dưới mức 1% và Thống đốc BoE, Carney đưa ra các bình luận rằng giá dầu giảm có lợi cho Anh. Kristin Forbes, một trong những thành viên mới của Ủy ban Chính sách Tiền tệ, được coi là xếp ở phía có quan điểm “cứng rắn” trên thang xếp hạng mức độ ôn hòa và cứng rắn xét đến quan điểm của bà về tình trạng đình trệ hiện tại trên thị trường lao động. Do đó, chúng ta sẽ không ngạc nhiên nếu bà bỏ phiếu ủng hộ việc nâng lãi suất sớm cùng với hai thành viên khác của MPC. Trong bối cảnh đó, tỷ lệ thất nghiệp của Anh dự kiến giảm xuống mức 5,9% trong tháng 11 từ mức 6,0%, trong khi thu nhập bình quân hàng tuần được dự đoán gia tăng, gợi ý có ít sự đình trệ hơn trên thị trường lao động. Nhìn chúng, việc này có thể hỗ trợ GBP và các yếu tố cơ bản khả quan hơn so với khu vực Eurozone có thể tiếp tục đẩy tỷ giá EUR/GBP xuống.

Tại Mỹ, chúng ta sẽ nhận được số liệu về số nhà ở xây mới và số giấy phép xây dựng, đều cho tháng 12 năm ngoái. Cả hai số liệu này đều được kỳ vọng tăng, khiến cho xu hướng chung nhất quán với với thị trường nhà ở cải thiện. Việc này có thể báo hiệu rằng thị trường nhà ở hỗ trợ điều có vẻ là sức mạnh đang gia tăng trong nền kinh tế mở rộng hơn và tiếp tục hỗ trợ USD.

Tại Canađa, Ngân hàng Trung ương Canađa dự kiến sẽ giữ nguyên lãi suất chuẩn. Sự sụt giảm mạnh mẽ của giá dầu trong thời gian gần đây có thể gây áp lực đối với Ngân hàng này trong việc điều chỉnh giảm dự báo tăng trưởng GDP và lạm phát cho năm 2015 vì dầu Western Select của Canađa giao dịch quanh ngưỡng 80 USD/thùng khi BoC đưa ra dự báo lần gần đây nhất và hiện tại nó đang giao dịch quanh ngưỡng 33 USD/thùng. Quy mô điều chỉnh sẽ phụ thuộc vào việc Ngân hàng này sẽ nhận định ra sao về giá dầu. Việc này có thể khiến BoC tiếp tục trì hoãn lâu hơn bình thường. Thậm chí có thể sẽ có thảo luận nhất định về việc cắt giảm lãi suất. Việc này, cùng với kỳ vọng rằng lạm phát cho tháng 12 sẽ tiếp tục sụt giảm khi số liệu này được công bố vào thứ Sáu, có thể khiến CAD dễ bị tác động, theo quan điểm của chúng tôi.

Diễn đàn Kinh tế Thế giới sẽ bắt đầu diễn ra tại Davos.

Tỷ giá EUR/USD giảm điểm đôi chút
EURUSD_21Jan2015.PNG
Tỷ giá EUR/USD đã giao dịch thấp hơn đôi chút vào thứ Ba, tiếp tục nằm giữa ngưỡng kháng cự 1.1650 (R1) và ngưỡng hỗ trợ 1.1540 (S1). Theo quan điểm của tôi, triển vọng ngắn hạn của tỷ giá tiếp tục là bất lợi, nhưng xét đến tín hiệu phân kỳ dương giữa chỉ báo RSI và biến động tỷ giá, tôi sẽ chờ đợi thêm các dấu hiệu có thể hành động cho thấy rằng những người đầu cơ giá xuống đang nắm quyền kiểm soát trở lại. Tôi cho rằng nếu bứt xuống dưới ngưỡng 1.1540 (S1) một cách rõ ràng, tỷ giá có thể nhắm tới ngưỡng 1.1460 (S2), được đánh dấu bởi mức thấp nhất của phiên thứ Sáu tuần trước. Đối với xu hướng chung, trên biểu đồ hàng ngày, cấu trúc tỷ giá tiếp tục gợi ý xu hướng giảm. Cặp tỷ giá đang hình thành mức cao nhất thấp hơn và mức thấp nhất thấp hơn bên dưới cả đường trung bình động 50 ngày và 200 ngày.

Ngưỡng hỗ trợ: 1.1540 (S1), 1.1460 (S2), 1.1370 (S3)
Ngưỡng kháng cự: 1.1650 (R1), 1.1730 (R2), 1.1860 (R3)

Tỷ giá NZD/USD giảm điểm mạnh do số liệu CPI của New Zealand
NZDUSD_21Jan2015.PNG
Tỷ giá NZD/USD đã giảm điểm mạnh sau khi chỉ số CPI của New Zealand giảm nhiều hơn dự đoán trong quý 4. Chỉ số này đã bứt xuống dưới ngưỡng hỗ trợ (chuyển thành ngưỡng kháng cự) 0.7700 (R1) để chạm ngưỡng 0.7625 (S1), đường biên dưới của phạm vi giao dịch mà nó đã dao động kể từ đầu tháng 12. Xét đến biến động thị trường không có xu hướng và cân nhắc đến phản ứng của cặp tỷ giá này gần ngưỡng 0.7625 (S1), tôi cho rằng sóng sắp tới là tăng điểm, có lẽ là chạm ngưỡng 0.7700 (R1) như là ngưỡng kháng cự trong lần này. Trên biểu đồ hàng ngày, các chỉ báo động lượng hàng ngày đang hồi chuyển quanh các mức trung lập của chúng, xác nhận tình trạng không có xu hướng của cặp tỷ giá này.

Ngưỡng hỗ trợ: 0.7625 (S1), 0.7500 (S2), 0.7500 (S3)
Ngưỡng kháng cự: 0.7700 (R1), 0.7745 (R2), 0.7805 (R3)

Tỷ giá GBP/USD tăng điểm mạnh trước thời điểm biên bản cuộc họp của BoE và tỷ lệ thất nghiệp của Anh được công bố
GBPUSD_21Jan2015.PNG
Tỷ giá GBP/USD đã tăng điểm vào thứ Ba sau khi tìm thấy ngưỡng hỗ trợ gần ngưỡng 1.5075 (S1). Hôm nay, tỷ lệ thất nghiệp của Anh cho tháng 11 được dự báo giảm, trong khi thu nhập bình quân hàng tuần được ước tính tăng. Chúng ta cũng sẽ nhận được biên bản cuộc họp của BoE, mà ở đó khả năng rằng Kristin Forbes, một thành viên mới, sẽ bỏ phiếu chống cùng với hai thành viên khác. Do đó, cân nhắc tới những công bố này, tôi cho rằng tỷ giá sẽ tăng điểm trong ngày hôm nay. Nếu bứt lên trên ngưỡng kháng cự 1.5200 (R1), tỷ giá có thể nhắm tới ngưỡng 1.5275. Mặc dù tôi nhận thấy sóng tăng sắp tới, nhưng triển vọng ngắn hạn tiếp tục là không đổi, theo quan điểm của tôi. Tỷ giá đã nằm trong tình trạng không có xu hướng kể từ ngày mùng 8/1. Đối với xu hướng lớn hơn, tôi vẫn giữ quan điểm rằng miễn là cặp tỷ giá giao dịch bên dưới đường trung bình động số mũ 80 ngày, triển vọng chung tiếp tục là bất lợi. Tuy nhiên, xét đến tín hiệu phân kỳ dương giữa các chỉ báo dao động hàng ngày và biến động tỷ giá, tôi thích đợi tỷ giá đóng cửa bên dưới ngưỡng 1.5000 (S3) một cách rõ ràng trước khi tin tưởng vào xu hướng giảm chung một lần nữa.

Ngưỡng hỗ trợ: 1.5075 (S1), 1.5030 (S2), 1.5000 (S3)
Ngưỡng kháng cự: 1.5200 (R1), 1.5275 (R2), 1.5315 (R3)

Vàng đã sẵn sàng chạm ngưỡng 1300
XAUUSD_21Jan2015.PNG
Vàng đã tăng điểm vào thứ Ba và vào đầu phiên sáng nay tại Châu Âu, có vẻ như nó đã sẵn sàng để chạm ngưỡng số tròn 1300 (R1). Việc giá vàng bứt lên trên vùng chủ chốt đó một cách rõ ràng và dứt khoát có thể mở rộng sóng tăng của vàng và có lẽ giá vàng sẽ cahmj ngưỡng tiếp theo tại mức 1320 (R2), được đánh dấu bởi mức cao nhất của ngày 14/8. Chỉ báo RSI đã bị mắc kẹt bên trong vùng được mua quá mức, trong khi chỉ báo MACD, đã nằm ở các mức cực kỳ khả quan, đã bật lại từ gần đường khởi phát. Những dấu hiệu động lượng này xác nhận động lượng tăng đang gia tăng của vàng. Trên biểu đồ hàng ngày, vàng đã tăng điểm mạnh sau khi hoàn tất mô hình đầu và vai lộn ngược hình thành vào ngày 12/1. Mục tiêu giá của mô hình nằm quanh ngưỡng 1340 (R3).

Ngưỡng hỗ trợ: 1270 (S1), 1255 (S2), 1238 (S3)
Ngưỡng kháng cự: 1300 (R1), 1320 (R2), 1340 (R3)

Dầu WTI chạm ngưỡng hỗ trợ 45.90
CLG5_21Jan2015.PNG
Dầu WTI đã tiếp tục trượt giá trong ngày hôm qua và hôm nay, nó đã chạm ngưỡng hỗ trợ 45.90 (S1), được xác định bởi mức thấp nhất của phiên thứ Sáu tuần trước. Theo quan điểm của tôi, xu hướng trong ngày đang quay trở lại phía giảm điểm, và do đó, tôi cho rằng giá dầu sẽ bứt xuống dưới ngưỡng 45.90 (S1) để nhắm tới ngưỡng tâm lý 45.00 (S2), cũng được đánh dấu bởi mức thấp nhất của ngày 14/1. Các chỉ báo động lượng chỉ ra động lượng giảm mạnh. Chỉ báo RSI đã đi xuống và hiện có vẻ đã sẵn sàng để đi vào vùng được bán quá mức, trong khi chỉ báo MACD đang nằm bên dưới cả đường khởi phát và đường báo hiệu, hướng xuống dưới. Trên biểu đồ hàng ngày, dầu WTI vẫn đang hình thành mức cao nhất thấp hơn và mức thấp nhất thấp hơn bên dưới cả đường trung bình động 50 ngày và 200 ngày, và việc này khiến cho xu hướng chung không đổi. Tuy nhiên, vì vẫn có tín hiệu phân kỳ dương giữa các chỉ báo dao động hàng ngày và biến động giá, nên tôi muốn đợi cho các chỉ báo động lượng xác nhận biến động giá trước khi trở nên tin tưởng vào xu hướng giảm chung một lần nữa.

Ngưỡng hỗ trợ: 45.90 (S1), 45.00 (S2), 44.15 (S3)
Ngưỡng kháng cự: 47.80 (R1), 48.80 (R2), 49.65(R3)
 
GBPJPY_21jan2015.png

Đồng đô la đã giao dịch trái chiều so với các đồng tiền đối ứng chính của nó trong phiên sáng nay tại Châu Âu. Nó đã tăng điểm so với NZD, AUD và GBP, theo đúng thứ tự đó, trong khi giảm điểm so với CHF, NOK, SEK và JPY. Đồng bạc xanh ổn định so với EUR và CAD.

Biên bản cuộc họp chính sách của Ngân hàng Trung ương Anh đã cho thấy rằng các nhà hoạch định chính sách không còn có quan điểm khác nhau so với chính sách nữa. Các thành viên của MPC đã bỏ phiếu nhất trí giữ nguyên lãi suất sau khi hai nhà hoạch định chính sách, những người đã bỏ phiếu nâng lãi suất kể từ tháng 8 năm ngoái đã hủy bỏ yêu cầu của họ trước bối cảnh lạm phát giảm. Họ đã thay đổi quan điểm của mình bởi vì hiện giờ họ cho rằng có rủi ro rằng lạm phát dưới mức mục tiêu có thể tiếp diễn. Chỉ số CPI của Anh đã giảm xuống mức +0,5% hàng năm trong tháng 12 năm ngoái và thậm chí có thể chuyển thành âm trong các tháng tới, chủ yếu được thúc đẩy bởi giá dầu giảm và lạm phát giảm tác động tới việc thiết lập mức lương thấp hơn, khiến giá tiếp tục giảm xuống. Mặc dù ngân hàng trung ương này không nhận thấy nhu cầu nào đối với việc tiếp tục kích thích và vẫn lên kế hoạch nâng lãi suất trong tương lai có thể dự đoán, nhưng các kỳ vọng đang bị đẩy lùi thậm chí xa hơn, khiến cho GBP dễ bị tác động, theo quan điểm của chúng tôi.

Đồng thời, tỷ lệ thất nghiệp của Anh đã giảm xuống mức 5,8% trong tháng 11 từ mức 6,0% trước đó và thu nhập bình quân hàng tuần, bao gồm cả thưởng, đã tăng 1,7% hàng năm, tăng so với mức +1,4% hàng năm trong tháng 10. Tăng trưởng tiền lương đã vượt lạm phát và gợi ý có ít sự đình trệ hơn trên thị trường lao động. Thông thường, việc này sẽ củng cố GBP, nhưng xét đến việc có sự thay đổi trong việc bỏ phiếu của MPC, tỷ giá GBP/USD đã giảm điểm mạnh để tìm thấy các lệnh mua gần ngưỡng hỗ trợ 1.5075, trong khi tỷ giá EUR/GBP đã tăng điểm mạnh để tìm thấy ngưỡng kháng cự gần ngưỡng 0.7700. Chúng ta có thể coi sự tăng điểm mạnh của tỷ giá EUR/GBP chỉ diễn ra trong thời gian ngắn xét đến các yếu tố cơ bản suy yếu hơn của khu vực Eurozone; đối với cặp tỷ giá này, chúng tôi sẽ đợi cho tỷ giá bứt xuống dưới ngưỡng 1.5000 để trở nên tin tưởng vào các đà giảm tiếp theo.

Tỷ giá GBP/JPY đã giảm điểm mạnh sau khi chạm ngưỡng kháng cự quanh ngưỡng 180.30 (R1). Vào thời điểm giữa ngày tại Châu Âu, tỷ giá đang tiến về phía ngưỡng hỗ trợ 177.00 (S1); nếu phá vỡ ngưỡng đó có, tỷ giá có thể chạm ngưỡng 176.00 (S2) một lần nữa. Chỉ báo RSI đã bứt xuống dưới đường 50 và hiện giờ có thể bứt xuống dưới đường hỗ trợ tăng màu đen, trong khi chỉ báo MACD đã chạm đỉnh và có thể sớm bứt xuống dưới cả đường số 0 và đường báo hiệu. Những dấu hiệu này xác nhận động lượng âm của ngày hôm nay và ủng hộ khả năng đối với các đà giảm tiếp theo trong ngắn hạn. Trên biểu đồ hàng ngày, triển vọng tiếp tục là bất lợi. Tôi muốn chứng kiến tỷ giá bứt xuống dưới vùng 176.00 (S2) và đường trung bình động 200 ngày trước khi tin tưởng vào xu hướng giảm trung hạn đó một lần nữa. Cũng cần lưu ý rằng vùng 176.00 (S2) trùng khớp với ngưỡng thoái lui 61.8% của đà phục hồi trong khoảng thời gian từ ngày 15/10 đến ngày mùng 5/12 và cũng trùng khớp với ngưỡng mở rộng 161.8% của độ rộng mô hình đỉnh xoay thất bại được hoàn tất vào ngày mùng 6/1.
Ngưỡng hỗ trợ: 177.00 (S1), 176.00 (S2), 174.60 (S3)
Ngưỡng kháng cự: 180.30 (R1), 181.00 (R2), 182.70 (R3)
 
23/01/2015
Bức tranh Toàn cảnh
Chủ tịch Draghi bắn phát súng bazôka cho Châu Âu. Trong ngày hôm qua, Chủ tịch ECB, Draghi đã công bố một chương trình nới lỏng định lượng (QE) lớn hơn mong đợi, khiến đồng euro giảm điểm mạnh và đẩy lợi tức trái phiếu của khu vực Eurozone xuống mức thấp kỷ lục. Tôi cho rằng chương trình này sẽ tiếp tục gây áp lực giảm lên đồng euro, đặc biệt là nếu đảng SYRIZA giành chiến thắng trong cuộc bầu cử sẽ diễn ra vào Chủ nhật tại Hy Lạp và kỳ vọng lãi suất của Mỹ tiếp tục tăng lên, mà việc này có vẻ sẽ diễn ra.
Implied_change_in_overnight_index_swap_rate.PNG

Động thái của ECB lớn đến bất ngờ ở cả quy mô (60 tỷ EUR một tháng, thay vì mức 50 tỷ EUR như được đề cập trước đó) và thời gian (kéo dài ít nhất là cho tới tháng 9/2016 hoặc lâu hơn nếu lạm phát không quay trở lại mức mục tiêu tới thời điểm đó). Chương trình này sẽ bắt đầu vào tháng 3, vì vậy, số tiền đầu tiên là 1,14 nghìn tỷ EUR. Trên cơ sở hàng năm, nó bằng 7,5% GDP, lớn hơn mức mua 5,7% GDP của Fed, do đó, hoàn toàn gây ấn tượng. Hơn nữa, cam kết vô thời hạn – nhằm “làm mọi việc cần thiết” để đưa lạm phát tăng trở lại, đại loại là như vậy – cũng lớn hơn những gì thị trường đã kỳ vọng.
Tác động của công bố này đã hạn chế phần nào do việc “không chịu chung” rủi ro – việc mua trái phiếu chính phủ sẽ được tiến hành bởi các ngân hàng trung ương quốc gia, chứ không phải là ECB. Tuy nhiên, đây chỉ là sự việc mang tính chất kỹ thuật cho các mục đích quan hệ công chúng, vì họ đã chuẩn bị sẵn sàng các biện pháp kiểm soát vốn, nên rủi ro vẫn lan truyền trong toàn bộ khu vực Eurozone.

ECB sẽ phân bổ lượng tiền cho mỗi thị trường theo mức đóng góp của quốc gia đó vào nguồn vốn của ECB, như chúng tôi đã đề cập trong ngày hôm qua. Điều đó có nghĩa là các quốc gia lớn hơn sẽ chứng kiến nhiều trái phiếu hơn được mua. Tuy nhiên, ECB đã tự giới hạn lượng mua ở mức 25% cho bất cứ trường hợp nào. Điều này có nghĩa là ngân hàng này nếu chạm mức giới hạn tại một quốc gia, nó sẽ phải tới các quốc gia khác để tìm trái phiếu mà nó có thể mua mà không kể đến lượng đóng góp của các quốc gia đó vào nguồn vốn của ngân hàng. Điều này sẽ giúp các thị trường trái phiếu của khu vực ngoại vi tăng giá, các thị trường mà nếu không có chính sách này thì có thể sẽ không chứng kiến mức mua nhiều. Hơn nữa, ECB đã hạ lãi suất đối với hoạt động tái cấp vốn dài hạn theo mục tiêu (TLTRO) xuống mức 5 điểm cơ bản, mà điều này có nghĩa là ngân hàng của các quốc gia ngoại vi có thể vay tiền trong 4 năm ở mức lãi suất 5 điểm cơ bản và sử dụng nó để mua trái phiếu của chính phủ – một việc tốt nếu bạn có thể đảm nhận nó!

Chúng tôi đang hồi hộp muốn biết việc bỏ phiếu sẽ ra sao, đặc biệt là có bao nhiêu người phản đối quyết định này. Một điều kỳ quặc là ECB đã không bỏ phiếu về việc này! Draghi nói rằng đa số người ủng hộ việc này đã quá đông đến nỗi họ không cần phải bỏ phiếu. Đây là một cách thú vị để che giấu sự phản đối của bất kỳ quốc gia phương Bắc nào tham gia chương trình và tạo ra vẻ bề ngoài về sự thống nhất về những gì có lẽ là một cuộc họp có khả năng gây ra bất đồng. Điều này là quan trọng để hỗ trợ tác động tâm lý của động thái này.

Draghi đã nói rất ít về tỷ giá hối đoái, chỉ đề cập rằng các biến động tỷ giá là sự lan truyền không thể tránh khỏi của các chính sách tiền tệ được đưa ra vì các lý do nội bộ. “Các biến động của tỷ giá hối đoái kể từ 3 năm trở lại đây là kết quả của các chu kỳ chính sách khác nhau, cũng như các đường lối phục hồi kinh tế khác nhau giữa các khu vực quyền hạn lớn. Chúng không được lên kế hoạch, nó không phải là hành động hướng vào việc gây ra các biến động tỷ giá hối đoái này. Chúng là kết quả”.

Kết luận: EUR sẽ còn tiếp tục suy yếu. Mặc dù động thái của ECB thực sự vượt xa kỳ vọng, nhưng nó chẳng khác gì cú sốc mà Ngân hàng Trung ương Nhật Bản đã gây ra trong tháng 10, với động thái hoàn toàn bất ngờ của mình. Tuy nhiên, phạm vi giao dịch của tỷ giá EUR/USD đã gần như giống với phạm vi giao dịch của tỷ giá USD/JPY vào ngày hôm đó (cả hai đều ở quanh mức 3%). Điều này gợi ý rằng việc xác định vị thế đối với EUR sáng sủa hơn so với việc xác định vị thế đối với JPY. Nếu vậy, vẫn còn nhiều khả năng hơn cho các vị thế ngắn đối với EUR. Sự thúc đẩy này có thể đến từ cuộc bầu cử vào cuối tuần này tại Hy Lạp (xem bên dưới).
Quốc vương Ả rập Xê út qua đời; giá dầu Brent tăng vọt. Quốc vương Ả rập Xê út, Abdullah đã qua đời. Người kế vị của ông là Hoàng tử Salman (79 tuổi), em trai của Abdullah. Hoàng tử Muqrin, một người em trai khác và là người trẻ nhất trong thế hệ của ông (ở tuổi 69), trở thành Hoàng thái tử mới, như dự kiến. Giá dầu Brent đã tăng lên do suy đoán rằng Ả rập Xê út sẽ cắt giảm sản lượng nhằm đẩy giá lên để đảm bảo rằng quốc gia này có đủ tiền cho việc kế vị suôn sẻ. Tuy nhiên, những phát biểu tại Davos đã nhấn mạnh khả năng về sự phục hồi của giá dầu trong năm tới, như được phản ánh trong đường cong hợp đồng kỳ hạn dầu (giá dầu tương lai tăng mạnh hơn so với giá dầu giao ngay, là sự đối lập của tình hình thường lệ trên thị trường dầu). Tôi cho rằng chính sách hiện tại của Ả rập Xê út có sự hỗ trợ rộng lớn tại Vương quốc này vì họ đã luôn đưa ra quan điểm dài hạn về thị trường, và vì vậy, tôi không cho rằng họ sẽ thay đổi chính sách và không cho rằng đà phục hồi của dầu Brent trong ngày hôm nay sẽ kéo dài.
Brent_futures_curve.PNG

Tiêu điểm của ngày hôm nay: Thứ Sáu là ngày của chỉ số PMI. Tại Trung Quốc, chỉ số PMI sản xuất sơ bộ theo HSBC cho tháng 1 đã tăng nhẹ lên mức 49.8 từ mức 49.6. Mặc dù chỉ số này tiếp tục nằm trong vùng thu hẹp, nhưng sự cải thiện nhẹ (trái ngược với sự sụt giảm mà thị trường đã kỳ vọng) gợi ý rằng các biện pháp kích thích của Trung Quốc đã giúp quốc gia này ổn định. Tuy nhiên, điều đó đã không thể giúp AUD và NZD ổn định. Chúng ta cũng sẽ nhận được số liệu PMI sơ bộ cho khu vực sản xuất và dịch vụ từ một vài quốc gia Châu Âu và toàn bộ khu vực Eurozone.
Tại Anh, doanh số bán lẻ cho tháng 12 dự kiến sụt giảm, đổi chiều hoàn toàn so với số liệu của tháng trước đó. Sự thay đổi trong việc bỏ phiếu về lãi suất từ 2 thành viên của MPC do lo sợ về giảm phát thấp có vẻ đã bao trùm tâm lý tiêu cực đối với đồng bảng Anh. Do đó, số liệu doanh số yếu kém có thể khiến GBP dễ bị tác động.
Tại Mỹ, doanh số bán nhà ở hiện tại cho tháng 12 được dự báo gia tăng. Số nhà ở xây mới và số giấy phép xây dựng được công bố vào đầu tuần này đã phù hợp với thị trường nhà ở cải hiện. Nếu doanh số bán nhà ở hiện tại khớp với khu vực nhà ở phát triển mạnh mẽ, việc này có thể hỗ trợ USD. Chỉ số hoạt động quốc gia theo Ngân hàng Dự trữ Liên bang tại Chicago, và chỉ số dẫn đạo của Ủy ban Hội nghị, đều cho tháng 12 cũng sẽ được công bố.
Chỉ số CPI của Canada cho tháng 12 dự kiến sụt giảm. Sau động thái cắt giảm lãi suất bất ngờ vào hôm thứ Tư vừa qua, việc tỷ lệ lạm phát sụt giảm có thể làm khởi phát suy đoán về các đợt cắt giảm lãi suất tiếp theo và có thể khiến tỷ giá USD/CAD tăng điểm.
Về phần các diễn giả, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Anh, Mark Carney sẽ phát biểu tại Davos.
Tuần này: Hy Lạp sẽ tiến hành bầu cử. Các cuộc thăm dò dư luận gần đây nhất xác nhận rằng liên minh SYRIZA có thể giành thắng lợi trong cuộc bầu cử của Hy Lạp sẽ diễn ra vào cuối tuần này. Vẫn còn một điều chưa rõ ràng đó là liệu họ có nhận được đủ số phiếu để tự mình nắm quyền hay không hay liệu họ cần thiết phải lập một liên minh.
Đâu là những chính sách của đảng này? Trong bài viết trên tờ FT trong tuần này, người đứng đầu đảng này là Alexis Tsipras đã nói rằng đảng của ông đưa ra “các chính sách sẽ chấm dứt tình trạng khắc khổ, tăng cường dân chủ và gắn kết xã hội và đưa giai cấp trung lưu trở lại đúng vị trí của mình”. Syriza không đe dọa rời khỏi Eurozone. Ông đã cam kết rằng “Một chính phủ của đảng Syriza sẽ tôn trọng nghĩa vụ của Hy Lạp, với tư cách là một nước thành viên của khu vực Eurozone, trong việc duy trì ngân sách cân bằng, và sẽ cam kết thực hiện các mục tiêu định lượng”. Chương trình của ông có 2 mục tiêu chính: chấm dứt tình trạng khắc khổ và đàm phán lại về vấn đề nợ công.
Làm thế nào có thể duy trì ngân sách cân bằng đồng thời chấm dứt khắc khổ? Đơn giản: tăng doanh thu. “Chúng ta sẽ đứng lên chống lại những tập đoàn đầu sỏ kinh tế trốn thuế”, ông nói. Trên thực tế, không chỉ những người giàu mới trốn thuế; Tờ The Economist đã mô tả việc trốn thuế tại Hy Lạp như là “một môn thể thao quốc gia” với trên 40% dân số được ước tính trốn thanh toán khoảng 30 tỷ EUR tiền thuế mỗi năm hoặc hơn. Chỉ con số đó cũng đủ để giúp cho ngân sách của chính phủ được thặng dư.
Tsipras đã gọi tỷ suất nợ công/GDP “đáng kinh ngạc” của Hy Lạp ở mức 177% là “không thể chống đỡ được” và kêu gọi việc đàm phán lại, điều mà ông đã đúng đắn chỉ ra chính xác là những gì mà bản thân nước Đức đã phải làm với cuộc chiến nợ công sau thế chiến thứ hai. Việc này có vẻ hợp lý đối với tôi. Không có cách nào mà một quốc gia với tỷ lệ thất nghiệp ở mức 25% có thể trả bớt nợ công của mình mà không có sự tăng trưởng nhất định. Chi phí của tình trạng đình trệ kéo dài có vẻ có ý nghĩa quan trọng lớn hơn nhiều so với tổn thất liên quan đến việc tái cơ cấu nợ, đối với các chủ nợ cũng như đối với Hy Lạp.
Có nhiều nhà kinh tế học trào lưu chính, những người khuyến nghị điều tương tự để bắt đầu lại nền kinh tế của khu vực Eurozone. Vấn đề duy nhất đó là ít người trong số họ là người Đức.
Một điều rõ ràng đó là các cuộc đàm phán sẽ khó khăn và sẽ có nhiều giây phút căng thẳng khi số phận của khu vực Eurozone có vẻ như đang ở vào tình trạng chưa biết rõ kết quả sẽ ra sao. Tuy nhiên, tôi cho rằng cuộc bầu cử của Syriza sẽ là một nhân tố tốt đối với Châu Âu vì nó cho thấy rằng sự thay đổi trong chính sách có thể đạt được mà không cần đến việc bỏ phiếu trong đảng Cánh hữu cấp tiến, lực lượng mà tôi cho là sự đe dọa lớn hơn nhiều đối với Châu Âu. Cuộc bầu cử của Syriza và việc đàm phán lại thành công về nợ công của đảng này có thể chứng tỏ sự chiến thắng cho nền dân chủ của Châu Âu, điều ngày càng trở nên cần thiết để khu vực Eurozone tiếp tục tồn tại và phát triển.

Tiêu Điểm
Tỷ giá EUR/USD giảm điểm mạnh sau khi Draghi công bố chương trình nới lỏng định lượng
EURUSD_23Jan2015.PNG

Tỷ giá EUR/USD đã giảm điểm mạnh vào thứ Năm sau khi ECB công bố chương trình nới lỏng định lượng lớn hơn và kéo dài hơn dự đoán. Cặp tỷ giá đã bứt xuống dưới ngưỡng hỗ trợ (chuyển thành ngưỡng kháng cự) 1.1460 (R1) và chạm ngưỡng hỗ trợ tại mức 1.1315 (S1). Xu hướng ngắn hạn tiếp tục là giảm điểm và tôi cho rằng việc tỷ giá bứt xuống dưới ngưỡng 1.1315 (S1) sẽ tạo điều kiện cho các mức mở rộng về phía ngưỡng 1.1140 (S2), được xác định bởi mức thấp nhất của ngày 17/9/2003. Động lượng giảm của ngày hôm qua cũng được thể hiện trên các chỉ báo động lượng hàng ngày. Chỉ báo RSI, đã nằm bên trong vùng được bán quá mức, đã chạm ngưỡng kháng cự gần đường 30 và đi xuống, trong khi chỉ báo MACD hàng ngày đã tiếp tục đi xuống bên trong vùng âm. Trong bức tranh lớn hơn, cấu trúc tỷ giá tiếp tục gợi ý xu hướng giảm dài hạn hơn. Cặp tỷ giá đang hình thành mức cao nhất thấp hơn và mức thấp nhất thấp hơn bên dưới cả đường trung bình động 50 ngày và 200 ngày.
Ngưỡng hỗ trợ: 1.1315 (S1), 1.1140 (S2), 1.1025 (S3)
Ngưỡng kháng cự: 1.1460 (R1), 1.1540 (R2), 1.1650 (R3)

Tỷ giá EUR/JPY giao dịch gần ngưỡng hỗ trợ 134.15
EURJPY_23Jan2015.PNG

Tỷ giá EUR/JPY cũng đã giảm điểm mạnh sau quyết định của ECB. Cặp tỷ giá đã bứt xuống dưới ngưỡng hỗ trợ (chuyển thành ngưỡng kháng cự) 135.75 (R1) và chạm ngưỡng hỗ trợ gần ngưỡng 134.15 (S1), được xác định bởi mức thấp nhất của ngày 16/10. Triển vọng ngắn hạn tiếp tục là bất lợi, theo quan điểm của tôi, và do đó, tôi cho rằng việc tỷ giá bứt xuống dưới ngưỡng 134.15 (S1) sẽ khiến nó tiến về phía vùng 133.00 (S2). Cần lưu ý rằng ngưỡng 133.00 (S2) đang nằm gần ngay mục tiêu tỷ giá thứ 3 của mô hình đầu và vai được xác định trên biểu đồ hàng ngày, được hoàn tất vào ngày 30/12. Các chỉ báo động lượng hàng ngày tiếp tục cho thấy động lượng âm gia tăng và ủng hộ các đà giảm tiếp theo. Chỉ báo RSI 14 ngày đang nằm bên trong vùng được bán quá mức, hướng xuống dưới, trong khi chỉ báo MACD hàng ngày đã tiến sâu hơn vào vùng âm.
Ngưỡng hỗ trợ: 134.15 (S1), 133.00 (S2), 131.30 (S3)
Ngưỡng kháng cự: 135.75 (R1), 137.65 (R2), 139.35 (R3)

Tỷ giá GBP/USD giao dịch bên dưới ngưỡng 1.5000
GBPUSD_23Jan2015.PNG

Tỷ giá GBP/USD đã giảm điểm vào thứ Năm, bứt xuống dưới ngưỡng hỗ trợ (chuyển thành ngưỡng kháng cự) 1.5035 (R1), được xác định bởi mức thấp nhất của ngày mùng 8/1. Tỷ giá cũng đã trượt xuống dưới ngưỡng tâm lý số tròn 1.5000. Biến động của ngày hôm qua đã xác nhận mức thấp nhất thấp hơn sắp tới trên biểu đồ hàng ngày và, theo quan điểm khiêm tốn của tôi, đã báo hiệu sự tiếp diễn của xu hướng giảm dài hạn hơn. Hiện giờ, tôi cho rằng tỷ giá sẽ tiếp tục giảm điểm và chạm ngưỡng hỗ trợ 1.4820 (S1), được xác định bởi mức thấp nhất của tháng 3 và tháng 7 năm 2013. Miễn là cặp tỷ giá giao dịch bên dưới đường trung bình động số mũ 80 ngày, triển vọng chung tiếp tục là bất lợi, theo quan điểm của tôi.
Ngưỡng hỗ trợ: 1.4820 (S1), 1.4640 (S2), 1.4350 (S3)
Ngưỡng kháng cự: 1.5035 (R1), 1.5075 (R2), 1.5200 (R3)

Vàng vật lộn quanh ngưỡng 1300
XAUUSD_23Jan2015.PNG

Vàng đã nỗ lực để thoát khỏi vùng tâm lý 1300 (R1) nhưng đã không thể thành công và hồi chuyển quanh ngưỡng đó. Việc giá vàng bứt lên trên vùng chủ chốt đó một cách rõ ràng và dứt khoát có thể mở rộng sóng tăng của nó và có lẽ nó sẽ chạm ngưỡng cản tiếp theo tại mức 1320 (R2), được đánh dấu bởi mức cao nhất của ngày 14/8. Tuy nhiên, tôi sẽ tiếp tục thận trọng về sự thoái lui tiếp theo vì có tín hiệu phân kỳ âm giữa chỉ báo RSI và biến động giá. Hơn nữa, chỉ báo MACD, mặc dù mang dấu dương, nhưng đã đi xuống sau khi vượt xuống dưới đường khởi phát. Trên biểu đồ hàng ngày, vàng đã tăng điểm sau khi hoàn tất mô hình đầu và vai lộn ngược vào ngày 12/1, và việc này khiến cho triển vọng kỹ thuật trung hạn là khả quan. Mục tiêu giá của mô hình nằm quanh ngưỡng 1340 (R3).
Ngưỡng hỗ trợ: 1280 (S1), 1270 (S2), 1255 (S3)
Ngưỡng kháng cự: 1300 (R1), 1320 (R2), 1340 (R3)

Dầu WTI tiếp tục không có xu hướng
CLH5_23Jan2015.PNG

Dầu WTI đã tiếp tục giao dịch trong trạng thái không có xu hướng trong ngày hôm qua. Với việc không có điều kiện xu hướng rõ ràng nào trong ngắn hạn, tôi sẽ giữ quan điểm “chờ đợi và chứng kiến” cho đến khi tôi nhận được các dấu hiệu xu hướng rõ ràng hơn. Trên biểu đồ hàng ngày, dầu WTI vẫn đang hình thành mức cao nhất thấp hơn và mức thấp nhất thấp hơn bên dưới cả đường trung bình động 50 ngày và 200 ngày, và việc này khiến cho xu hướng giảm chung không đổi. Tuy nhiên, vì vẫn có tín hiệu phân kỳ dương giữa các chỉ báo dao động hàng ngày và biến động giá, nên tôi muốn chờ đợi các chỉ báo động lượng xác nhận biến động giá trước khi trở nên tin tưởng vào xu hướng giảm chung một lần nữa.
Ngưỡng hỗ trợ: 46.50 (S1), 45.85 (S2), 44.80 (S3)
Ngưỡng kháng cự: 47.35 (R1), 48.20 (R2), 49.20 (R3)
 
Tiêu Điểm Trong Ngày – Tỷ Giá EUR/GBP
23.01.2015, 3pm
Đồng đô la đã giao dịch không đổi hoặc cao hơn so với các đồng tiền đối ứng của nó trong nhóm G10 trong phiên sáng nay tại Châu Âu. Nó đã tăng điểm so với NOK, EUR, SEK, AUD, NZD và CAD, theo đúng thứ tự đó, trong khi không đổi so với GBP, CHF và JPY.
EUR đã tiếp tục giảm điểm mạnh bất chấp việc chỉ số PMI tổng hợp sơ bộ cho tháng 1 của khu vực Eurozone tốt hơn mong đợi. Mặc dù số liệu tổng hợp đã được điều chỉnh thành công để tiếp tục nằm trong vùng mở rộng tháng thứ 19 liên tiếp, nhưng nó không đủ để vượt qua tác động tâm lý của việc chỉ số PMI sản xuất của Đức giảm nhẹ từ mức 51.2 xuống mức 51.0. Các chỉ số PMI tổng hợp yếu kém khớp với sự giảm tốc trong đà phục hồi của khu vực Eurozone và có thể khiến EUR phải chịu áp lực bán ra.
Mặt khác, doanh số bán lẻ của Anh đã vượt xa kỳ vọng và tăng 0,2% hàng tháng trong tháng 12 từ mức 1% hàng tháng trước đó. Cân nhắc đến số liệu tiền lương công bố hôm thứ Tư, mà số liệu này cho thấy những dấu hiệu phục hồi, người tiêu dùng có lẽ đang được hưởng lợi từ giá nhiên liệu rẻ hơn và có thể tiếp tục là động lực mạnh mẽ cho sự phục hồi kinh tế của Anh. Tuy nhiên, kỳ vọng rằng lạm phát sẽ tiếp tục trượt xuống có thể đẩy tỷ giá GBP/USD xuống thậm chí thấp hơn. Mặt khác, các yếu tố cơ bản khả quan hơn đối chiếu với khu vực đồng Euro (Eurozone) có thể duy trì xu hướng giảm của tỷ giá EUR/GBP, theo quan điểm của chúng tôi.
EURGBP_23Jan2015.PNG
Tỷ giá EUR/GBP đã giảm điểm mạnh vào đầu phiên sáng tại Châu Âu và hiện đang chạm ngưỡng hỗ trợ tâm lý 0.7500 (S1). Xu hướng trong ngày tiếp tục là giảm điểm và do đó, tôi cho rằng việc tỷ giá bứt xuống dưới ngưỡng 0.7500 (S1) sẽ khiến nó tiến về phía vùng 0.7400 (S2), được xác định bởi mức thấp nhất của tháng 2/2008. Động lượng giảm gia tăng cũng được thể hiện trên các chỉ báo động lượng. Chỉ báo RSI đã bứt xuống bên trong vùng được bán quá mức và đang hướng xuống, trong khi chỉ báo MACD đã tiến sâu hơn vào vùng âm, cũng đang hướng xuống. Trong một bức tranh rộng lớn hơn, việc tỷ giá thoát xuống dưới mô hình tam giác vào ngày 18/12 đã báo hiệu sự tiếp diễn của xu hướng giảm dài hạn hơn, do đó, triển vọng chung tiếp tục là bất lợi, theo quan điểm của tôi.
• Ngưỡng hỗ trợ: 0.7500 (S1), 0.7400 (S2), 0.7230 (S3).
• Ngưỡng kháng cự: 0.7600 (R1), 0.7700 (R2), 0.7745 (R3).
 
26/01/2015
Bức tranh Toàn cảnh

Đảng SYRIZA giành chiến thắng; giờ thì điều gì sẽ xảy ra? Đảng SYRIZA của cánh tả đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử của Hy Lạp. Vào thời điểm viết bài viết này, ước tính đảng này có 149 ghế trong Nghị viện 300 ghế, có nghĩa là nó sẽ phải thiết lập liên minh theo kiểu nhất định để chiếm đa số. Việc này sẽ khiến cho vấn đề trở nên phức tạp, vì một mặt, tất cả các đối tác liên minh tiềm năng chỉ đồng ý với các phần nhất định của nền tảng SYRIZA, và mặt khác, sẽ rất khó khăn để cầm quyền và quản lý các cuộc đàm phán về nợ công khó khăn với đa số nhỏ. Đó là còn chưa kể bản thân SYRIZA là một liên minh của những đảng phái khác nhau, mà không phải tất cả các đảng này đều đồng ý với quan điểm ôn hòa của người lãnh đạo SYRIZA, Alexis Tsipras.

“Sẽ không còn xung đột thảm khốc và việc tiếp tục quỵ lụy sẽ không còn được chấp nhận”, Tsipras nói với những người ủng hộ. Ông nói rằng người dân Hy Lạp đã giao cho ông “nhiệm vụ làm hồi sinh đất nước”.

Như tôi đã đề cập trong bài bình luận của thứ Sáu tuần trước, chiến thắng của SYRIZA là điều tốt. Tôi cho rằng Tsipras sẽ khuyến khích cuộc đối thoại quá hạn đã lâu tại Châu Âu về việc liệu đường lối khắc khổ hiện tại có phải là cách tốt nhất để đưa Châu Âu tăng trưởng trở lại và cho phép các quốc gia trả nợ công của mình hay không. Thành công của SYRIZA cũng có thể khuyến khích người dân tại các quốc gia khác đang gặp rắc rối tài chính, chẳng hạn như Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, bỏ phiếu cho các đảng nằm ngoài xu hướng chính. Có thể có một số thay đổi lớn đối với chính sách kinh tế của Châu Âu. Chúng ta sẽ biết thêm về điều này vào cuối ngày hôm nay khi cuộc họp thường lệ của Ecofin có lẽ sẽ thảo luận những gì cần làm về Hy Lạp. Bộ trưởng Tài chính Hà Lan, Jeroen Dijsselbloem, người chủ tọa cuộc họp, đã nói rằng mặc dù có “khả năng để xoay sở” với Hy Lạp trong chương trình điều chỉnh, nhưng chỉ có ít sự ủng hộ bên trong nhóm đối với việc cắt giảm nợ công cho Hy Lạp.

Những rủi ro là gì? Vấn đề đó là một số trong những điều mà Tsipras muốn lại mâu thuẫn nhau. Ông có ý định yêu cầu Eurozone mở rộng nợ công của Hy Lạp và đồng ý với chính sách tài chính mở rộng hơn. Điều cần làm sáng tỏ đó là liệu họ có mở rộng nợ công hay không, và nếu họ làm vậy, tại sao họ nên đồng thời cho phép một chính sách tài chính mở rộng hơn? Ông lập kế hoạch về việc làm cho vòng tuần hoàn này trở nên phù hợp bằng cách cải thiện việc thu thuế, mặc dù việc đó chưa hề có khả năng được thực hiện trước đó. Chúng ta sẽ xem liệu ông có thể làm việc đó tốt hơn không. Trong mọi trường hợp, vấn đề đầu tiên sẽ là ngăn không cho vốn chảy khỏi Hy Lạp và đảm bảo việc mở rộng hỗ trợ thanh khoản khẩn cấp của ECB, là điều đang giữ cho hệ thống ngân hàng của Hy Lạp tồn tại trong vòng 10 ngày. Không có điều đó, hệ thống ngân hàng sẽ nhanh chóng sụp đổ. Ông cũng phải cải thiện tình hình thu thuế vì nhiều công dân đã dừng đóng một phần thuế nhất định vì cho rằng các khoản thuế mà SYRIZA đã phản đối trong quá khứ sẽ không phải đóng nữa. Việc này rất quan trọng vì nếu thuế không đáp ứng mục tiêu của họ, thì IMF có thể không chứng nhận rằng Hy Lạp đáp ứng các nghĩa vụ liên quan đến gói khoanh nợ chính thức trị giá 7,2 tỷ EUR trong chương trình hỗ trợ. Nếu không có khoản tiền đó, Hy Lạp sẽ gặp phải các vấn đề nghiêm trọng. Tôi cho rằng mâu thuẫn đó là, ít nhất là trong thời gian đầu, các thời hạn gợi ý sự đương đầu lớn hơn và do đó, gây bất lợi cho đồng euro. Sau đó, khi thực tế lắng xuống, hai bên có thể đi đến một thỏa thuận giúp Hy Lạp ở lại trong khu vực đồng euro và duy trì áp lực đối với quốc gia này, có lẽ là với một số nhượng bộ giữ thể diện cho phép Tsipras chấp nhận các điều khoản.

Thêm thông tin về nới lỏng định lượng: Đồng euro đã phải chịu áp lực nhất định vào thứ Sáu tuần trước sau khi Benoit Coeure, trưởng bộ phận nghiệp vụ thị trường của ECB, đã nói rằng “Nếu chúng tôi không đạt được những gì chúng tôi muốn đạt được, thì chúng tôi sẽ phải làm nhiều hơn, hoặc chúng tôi sẽ phải làm việc đó trong khoảng thời gian dài hơn”. Thống đốc Ngân hàng Trung ương Italia, Ignazio Visco cũng đã nói rằng “chúng tôi đang bỏ ngỏ” về khả năng mua tài sản. Việc này chỉ xác nhận những gì mà Chủ tịch ECB, Draghi đã ám chỉ tại cuộc họp báo của ông: rằng nếu lạm phát không trở lại quanh mức 2% vào thời điểm việc mua tài sản theo chương trình nới lỏng định lượng được lên kế hoạch kết thúc vào tháng 9/2016, thì họ sẽ phải mở rộng nó. Tuy nhiên, đây không phải là dấu hiệu đầu tiên cho thấy rằng họ có thể gia tăng lượng mua cũng như khoảng thời gian triển khai. Tất nhiên, đây là sự kiện của năm 2016 mà chúng ta đang bàn đến, nhưng như chúng ta đã chứng kiến với Ngân hàng Trung ương Nhật Bản, có thể có những bất ngờ. EUR gặp bất lợi.

Thâm hụt thương mại của Nhật Bản cho tháng 12 đã thu hẹp nhiều hơn mong đợi do xuất khẩu mạnh hơn dự kiến. Đây có thể là dấu hiệu đầu tiên cho thấy rằng đồng yên yếu hơn sau cùng đã dẫn tới xuất khẩu tăng lên. Tuy nhiên, đồng yên đã suy yếu ngay sau khi báo cáo được công bố, có lẽ là do biên bản cuộc họp diễn ra vào ngày 18-19/12 của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản, được công bố cùng thời điểm, đã cho thấy quyết tâm không ngừng trong việc duy trì nới lỏng cho đến khi họ đạt mục tiêu lạm phát 2% của mình.

Tiêu điểm của ngày hôm nay: Trong ngày giao dịch tại Châu Âu, chúng ta sẽ nhận được kết quả cuộc khảo sát IFO của Đức cho tháng 1. Cả 3 chỉ số đều được kỳ vọng tăng khi giá dầu sụt giảm thúc đẩy tâm lý. Việc này diễn ra ngay sau khi kết quả khảo sát ZEW mạnh mẽ được công bố vào thứ Tư tuần trước, tuy nhiên, có lẽ nó sẽ không đủ để đảo ngược tâm lý bất lợi đối với EUR. Chẳng hạn, các chỉ số PMI tốt hơn mong đợi của thứ Sáu tuần trước cho khu vực Eurozone đã không thể làm gì để ngăn chặn đà giảm của đồng tiền này.
European_business_sentiment.PNG

Các ngày còn lại của tuần: Đối với các ngày còn lại của tuần, tiêu điểm sẽ là cuộc họp của FOMC sẽ diễn ra vào thứ Tư. Biên bản của cuộc họp trước đó đã cho thấy rằng Fed không lo lắng về đồng đô la mạnh hơn và lo lắng về thị trường lao động được cải thiện, cho thấy rằng nó tiếp tục đi theo lộ trình trong việc nâng lãi suất. Tuy nhiên, sự suy yếu của nền kinh tế Châu Âu và Canađa có thể thúc đẩy các quan chức của Fed đánh giá lại triển vọng của mình đối với nền kinh tế Mỹ và đẩy lùi kỳ vọng nâng lãi suất. Không có cuộc họp báo nào được lên lịch sau cuộc họp này.

Vào thứ Ba, ước tính thứ 1 về GDP cho quý 4 của Anh dự kiến cho thấy sự gia tăng trong tốc độ tăng trưởng so với quý 3. Xét đến số liệu sản lượng công nghiệp yếu kém trong tháng 10 và tháng 11 năm ngoái, chúng tôi sẽ không ngạc nhiên với tốc độ tăng trưởng dưới mức dự báo. Cùng với tỷ lệ lạm phát sụt giảm, việc này có thể khiến cho thị trường được thuyết phục rằng đợt nâng lãi suất đầu tiên sẽ không diễn ra cho tới sau cuộc bầu cử vào tháng 5, khiến cho tỷ giá GBP/USD phải chịu áp lực. Tại Mỹ, chúng ta sẽ nhận được số đơn đặt hàng hàng hóa lâu bền cho tháng 12.

Vào thứ Tư, ngoài cuộc họp của FOMC, Ngân hàng Dự trữ New Zealand cũng sẽ nhóm họp. Tại cuộc họp vào tháng 12 năm ngoái của mình, Ngân hàng này đã tuyên bố rằng động thái tiếp theo trong lãi suất có thể là nâng lãi suất. Tuy nhiên, sau khi tỷ lệ lạm phát trong quý 4 sụt giảm mạnh, dưới đường biên dưới của khoảng mục tiêu 1%-3% của ngân hàng này, họ có thể thay đổi quan điểm và quay trở lại với quan điểm trung lập một lần nữa. Tại Australia, chỉ số CPI cho quý 4 dự kiến giảm tốc. Có vẻ như thị trường chú ý nhiều hơn đến CPI trung bình có cắt giảm, cũng được kỳ vọng giảm đôi chút. Mối đe dọa của lạm phát sụt giảm, bị kéo xuống chủ yếu do giá dầu giảm, làm gia tăng khả năng đối với RBA trong việc cắt giảm lãi suất tại cuộc họp tháng 2 của mình. Việc này có thể gây thêm áp lực giảm đối với AUD.

Vào thứ Năm, chúng ta sẽ nhận được chỉ số CPI của Đức cho tháng 1, bắt đầu với việc một số vùng trong đất liền sẽ công bố số liệu của mình trong buổi sáng. Như thường lệ, chúng ta mong đợi các vùng lớn hơn đưa ra chỉ dẫn về việc chỉ số tổng thể sẽ ở mức nào. Nhìn chung, theo dự báo, chỉ số CPI quốc gia sẽ giảm vào vùng giảm phát, mà việc này có thể chứng tỏ bất lợi cho EUR.

Sau cùng vào thứ Sáu, chỉ số CPI sơ bộ của Eurozone cho tháng 1 dự kiến giảm ở tốc độ gia tăng, gợi ý rằng các áp lực giảm phát đã gia tăng trong khu vực này. Tại Mỹ, ước tính thứ 1 về GDP cho quý 4 dự kiến cho thấy rằng nền kinh tế của Mỹ đã mở rộng ở tốc độ thấp hơn so với trong quý 3. Ước tính thứ 1 về chỉ số tiêu dùng cá nhân cơ bản, thước đo lạm phát yêu thích nhất của Fed, được dự báo giảm so với quý 3.

Tỷ giá EUR/USD tạo ra chệnh lệch giảm khi đảng Syriza giành chiến thắng trong cuộc bầu cử của Hy Lạp
EURUSD_26Jan2015.PNG
Tỷ giá EUR/USD đã tiếp tục giảm điểm vào thứ Sáu tuần trước và tạo ra chênh lệch giảm vào hôm nay khi đảng theo đường lối chống khắc khổ “Syriza” đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử đột xuất của Hy Lạp vào Chủ nhật. Vào đầu phiên sáng nay tại Châu Âu, tỷ giá hồi chuyển gần vùng hỗ trợ 1.1140 (S1), được xác định bởi mức thấp nhất của ngày 17/9/2003. Xu hướng ngắn hạn tiếp tục là giảm điểm và do đó, tôi cho rằng việc tỷ giá bứt xuống dưới vùng hỗ trợ đó một cách rõ ràng và dứt khoát sẽ tạo điều kiện cho các mức mở rộng về phía vùng tiếp theo 1.1025 (S2), mô hình xoay bên trong được xác định bởi mức cao nhất của ngày mùng 1/9/2003. Tuy nhiên, cân nhắc đến việc đà giảm kể từ thứ Năm tuần trước quá mạnh, và trong ngày hôm nay, tất cả các chỉ số Ifo của Đức cho tháng 1 được dự báo sẽ tăng lên, tôi sẽ thận trọng về biến động điều chỉnh tăng trước khi những người đầu cơ giá xuống bắt đầu hành động trở lại.
• Ngưỡng hỗ trợ: 1.1140 (S1), 1.1025 (S2), 1.1000 (S3)
• Ngưỡng kháng cự: 1.1315 (R1), 1.1460 (R2), 1.1540 (R3)

Tỷ giá GBP/JPY tìm thấy ngưỡng hỗ trợ ngay bên dưới ngưỡng 176.00
GBPJPY_26Jan2015.PNG
Tỷ giá GBP/JPY đã trượt xuống dưới ngưỡng 177.00 (R1) và chạm ngưỡng hỗ trợ ngay bên dưới ngưỡng 176.00 (S1). Chỉ báo RSI đã tiếp tục đi xuống sau khi bứt xuống dưới đường 50, trong khi chỉ báo MACD đã vượt xuống dưới cả đường số 0 và đường báo hiệu, xác nhận động lượng âm gần đây. Trên biểu đồ hàng ngày, triển vọng tiếp tục là bất lợi. Tôi muốn chứng kiến tỷ giá bứt xuống dưới vùng 176.00 (S1) và đường trung bình động 200 ngày trước khi tin tưởng vào xu hướng giảm trung hạn đó một lần nữa. Cần lưu ý rằng vùng 176.00 (S1) trùng khớp với ngưỡng thoái lui 61.8% của đà phục hồi diễn ra từ ngày 15/10 đến ngày mùng 5/12 cũng như ngưỡng mở rộng 161.8% của độ rộng mô hình đỉnh xoay thất bại được hoàn tất vào ngày mùng 6/1. Việc tỷ giá bứt xuống dưới vùng 176.00 (S1) có lẽ sẽ khiến nó tiến về phía ngưỡng tâm lý 175.00 (S2).
• Ngưỡng hỗ trợ: 176.00 (S1), 175.00 (S2), 173.90 (S3)
• Ngưỡng kháng cự: 177.00 (R1), 179.15 (R2), 180.30 (R3)

Tỷ giá AUD/USD tăng tốc sau khi bứt xuống dưới ngưỡng 0.8000
AUDUSD_26Jan2015.PNG
Tỷ giá AUD/USD đã tiếp tục trượt xuống vào thứ Sáu tuần trước, bứt xuống dưới ngưỡng tâm lý 0.8000 (R1) và giảm điểm mạnh. Vào đầu phiên sáng nay tại Châu Âu, tỷ giá giao dịch gần ngưỡng hỗ trợ 0.7870 (S1); việc tỷ giá phá vỡ ngưỡng đó một cách rõ ràng có thể ngụ ý sự giảm điểm lớn hơn và có lẽ sẽ nhắm tới ngưỡng chủ chốt 0.7700 (S2), được xác định bởi mức thấp nhất của ngày 13/7/2009. Động lượng âm gần đây đối với cặp tỷ giá này cũng được thể hiện trên các chỉ báo động lượng ngắn hạn. Chỉ báo RSI đã tiến sâu hơn vào bên trong vùng được bán quá mức, trong khi chỉ báo MACD đang nằm bên dưới đường khởi phát và tiếp tục đi xuống. Đối với bức tranh lớn hơn, việc tỷ giá bứt xuống dưới ngưỡng tâm lý 0.8000 (R1) là biến động đã làm khởi phát sự tiếp diễn của xu hướng giảm dài hạn hơn.
• Ngưỡng hỗ trợ: 0.7870 (S1), 0.7700 (S2), 0.7500 (S3)
• Ngưỡng kháng cự: 0.8000 (R1), 0.8035 (R2), 0.8075 (R3)

Vàng củng cố bên dưới ngưỡng 1300
XAUUSD_26Jan2015.PNG
Vàng đã củng cố vào thứ Sáu tuần trước, tiếp tục giao dịch ngay bên dưới vùng tâm lý 1300 (R1). Việc giá vàng bứt lên trên vùng chủ chốt đó một cách rõ ràng và dứt khoát có thể mở rộng xu hướng tăng ngắn hạn và có lẽ nó sẽ chạm ngưỡng cản tiếp theo tại mức 1320 (R2), được đánh dấu bởi mức cao nhất của ngày 14/8. Tuy nhiên, tôi sẽ tiếp tục thận trọng về biến động điều chỉnh giảm có thể diễn ra vì vẫn có tín hiệu phân kỳ âm giữa chỉ báo RSI và biến động giá. Hơn nữa, chỉ báo MACD, đã nằm bên dưới đường khởi phát, đã tiếp tục đi xuống. Trên biểu đồ hàng ngày, giá vàng đã tăng điểm sau khi hoàn tất mô hình đầu và vai lộn ngược vào ngày 12/1, và việc này khiến cho triển vọng kỹ thuật trung hạn tiếp tục là khả quan. Mục tiêu giá của mô hình nằm quanh ngưỡng 1340 (R3).
• Ngưỡng hỗ trợ: 1280 (S1), 1270 (S2), 1255 (S3)
• Ngưỡng kháng cự: 1300 (R1), 1320 (R2), 1340 (R3)

Dầu WTI giảm điểm mạnh
CLH5_26Jan2015.PNG
Dầu WTI đã giảm điểm mạnh vào thứ Sáu tuần trước, nhưng hôm nay, nó đã tìm thấy một số lệnh mua gần ngưỡng 44.30 (S2) và bật lại đôi chút. Theo quan điểm của tôi, đà giảm của thứ Sáu tuần trước đã làm xoay chuyển xu hướng ngắn hạn trở lại phía giảm điểm. Do đó, mặc dù tôi nhận thấy các dấu hiệu cho thấy rằng đà bật lại có thể tiếp diễn trong thời gian ngắn, nhưng tôi cho rằng những người bán sẽ nắm quyền kiểm soát vào một thời điểm nào đó và nhắm tới ngưỡng gần ngưỡng hỗ trợ 44.30 (S2) một lần nữa. Việc giá dầu bứt xuống dưới ngưỡng đó có thể gợi nhắc đến các mức mở rộng về phía ngưỡng 42.50 (S3), được xác định bởi mức thấp nhất của ngày 12/3/2009. Trên biểu đồ hàng ngày, dầu WTI vẫn đang hình thành mức cao nhất thấp hơn và mức thấp nhất thấp hơn bên dưới cả đường trung bình động 50 ngày và 200 ngày, và việc này khiến cho xu hướng giảm chung không đổi. Tuy nhiên, vì vẫn có tín hiệu phân kỳ dương giữa các chỉ báo dao động hàng ngày và biến động giá, nên tôi muốn đợi cho các chỉ báo động lượng xác nhận biến động giá trước khi trở nên tin tưởng vào xu hướng giảm chung một lần nữa.
• Ngưỡng hỗ trợ: 44.75 (S1), 44.30 (S2), 42.50 (S3)
• Ngưỡng kháng cự: 45.75 (R1), 46.50 (R2), 47.35 (R3)
 
Tiêu Điểm Trong Ngày – Chỉ Số DAX


26.01.2015, 3pm
Đồng đô la đã giao dịch thấp hơn so với hầu hết các đồng tiền đối ứng của nó trong nhóm G10 trong phiên sáng nay tại Châu Âu. Nó đã tăng điểm so với CHF và JPY, theo đúng thứ tự đó, trong khi ổn định so với CAD.
Chỉ số môi trường kinh doanh Ifo của Đức đã tăng tháng thứ 3 liên tiếp trong tháng 1, có lẽ được thúc đẩy bởi giá dầu thấp và suy đoán về chương trình nới lỏng định lượng của ECB. Chỉ số kỳ vọng cũng tăng lên, khớp với kết quả mạnh mẽ của khảo sát ZEW được công bố vào thứ Tư tuần trước. Sự gia tăng nói chung của các chỉ số Ifo gợi ý rằng đầu tư kinh doanh của Đức có thể nhích lên trong quý 1 và gia tăng mức độ lạc quan về sự phục hồi kinh tế. Sự gia tăng trong ngày hôm nay có thể được coi là một tín hiệu lạc quan bổ sung vào số liệu đáng khích lệ của Đức trong khoảng thời gian gần đây, mặc dù các chỉ số tiếp tục nằm dưới mức năm ngoái.
Đảng SYRIZA của Hy Lạp đã giành được sự ủng hộ họ cần và thiết lập liên minh với Đảng độc lập Hy Lạp của cánh hữu. Liên minh này sẽ giành đa số ghế một cách thoải mái vì SYRIZA với 149 thành viên nghị viện và ANEL (Đảng độc lập Hy Lạp) với 13 thành viên nghị viện sẽ chiếm đa số ghế trong Nghị viện 300 ghế. Mặc dù, xét về ý thức hệ, đây là liên minh giữa hai đảng đối lập nhau, những đảng chỉ có chung sự phản đối đối với việc cứu trợ, nhưng nó đã thúc đẩy thị trường chứng khoán trên khắp Châu Âu khi lo sợ về cuộc bầu cử thứ hai đã biến mất. Liên minh của đảng SYRIZA với ANEL, xếp bên cạnh Đảng bảo thủ của Anh tại Nghị viện Châu Âu, cũng đã cải thiện phần nào lo sợ rằng chiến thắng của họ sẽ dẫn đến sự chao đảo cho cánh tả trên khắp Châu Âu – như được biểu trưng bởi sự xuất hiện của nhà lãnh đạo Đảng Podemos của Tây Ban Nha, Pablo Iglesias, trên bục nghị viện với nhà lãnh đạo Alexis Tsipras của SYRIZA (xem ảnh). Sự thúc đẩy cũng có thể được quy là do hy vọng của các nhà đầu tư rằng một thỏa hiệp về các điều khoản cứu trợ của Hy Lạp có thể được tìm thấy tại cuộc họp thường lệ của Ecofin sẽ diễn ra vào cuối ngày. Tỷ giá EUR/USD đã phục hồi đôi chút nhờ những diễn biến này, nhưng đã tiếp tục giao dịch bên dưới ngưỡng kháng cự 1.1315.
DAX_26Jan2015.PNG

Hợp đồng kỳ hạn chỉ số DAX đã tiếp tục tăng điểm trong phiên sáng nay tại Châu Âu khi sự chiến thắng của đảng Syriza trong cuộc bầu cử của Hy Lạp đã không thể làm chuyển hướng sự tăng vọt trên thị trường chứng khoán Châu Âu (ngoại lệ duy nhất là chỉ số FTSE 100) được thúc đẩy bởi công bố về chương trình nới lỏng định lượng của ECB. Chỉ số này đang giao dịch trên vùng tâm lý 10500 (S1), và hiện có vẻ có khả năng chạm ngưỡng 10800 (R1), mục tiêu chỉ số thứ 1 của mô hình tam giác. Miễn là cấu trúc chỉ số tiếp tục là mức cao nhất cao hơn và mức thấp nhất cao hơn, tôi sẽ coi xu hướng ngắn hạn tiếp tục là khả quan và tôi cho rằng việc chỉ số bứt lên trên ngưỡng 10800 (R1) một cách rõ ràng sẽ mở đường cho nó tiến về phía vùng tâm lý 11000 (R2). Các chỉ báo động lượng hàng ngày cho thấy động lượng tăng mạnh và ủng hộ sự tiếp diễn của xu hướng tăng. Chỉ báo RSI 14 ngày đã đi vào vùng được mua quá mức và đang hướng lên, trong khi chỉ báo MACD, đã nằm bên trên cả đường số 0 và đường báo hiệu, đã đi lên.
• Ngưỡng hỗ trợ: 10500 (S1), 10320 (S2), 10100 (S3).
• Ngưỡng kháng cự: 10800 (R1) 11000 (R2).
 
Phân Tích Thị Trường 27/01/2015




27/01/2015
Bức tranh Toàn cảnh
Cuộc bầu cử của Hy Lạp – thêm các quan điểm. Cuộc bầu cử diễn ra vào Chủ nhật tuần trước tại Hy Lạp là một sự kiện sẽ gây tiếng vang cho Eurozone trong một vài tháng. Trên thực tế, xét đến tác động mà nó có thể gây ra đối với cuộc bầu cử của các quốc gia khác, nó có thể là sự kiện quyết định cho Châu Âu trong năm 2015. Hãy lưu ý đến mối quan hệ mạnh mẽ giữa SYRIZA và Đảng Podemos của Tây Ban Nha, như được thể hiện bởi sự xuất hiện của nhà lãnh đạo đảng, Pablo Iglesias, trên bục nghị viện cùng với nhà lãnh đạo đảng SYRIZA, Alexis Tsipras trong ngày hôm qua (xem ảnh). Chiến thắng của SYRIZA có thể thúc đẩy sự phổ biến của Podemos tại Tây Ban Nha, mà đây là một vấn đề lớn hơn nhiều đối với Eurozone so với Hy Lạp do cuộc tổng tuyển cử tại Tây Ban Nha vào mùa thu này.



Các xung đột đã diễn ra. EUR đã phục hồi đôi chút trong ngày hôm qua, có lẽ là nhờ phản ứng “bán theo tin đồn, mua theo sự thật” khi chiến thắng của đảng SYRIZA đã được kỳ vọng. Hơn nữa, Tsipras đã không ngừng trở thành tiêu điểm khi cuộc bầu cử đến ngày, và liên minh giữa đảng của ông với Đảng độc lập Hy Lạp tương đối bảo thủ đã tiếp tục tái trấn an các nhà đầu tư. Tuy nhiên, tôi cho rằng cuộc bầu cử vẫn có thể gây ra thêm nhiều cú sốc cho thị trường ngoại hối. Báo chí Hy Lạp đã đưa tin rằng chính phủ mới đã chuẩn bị sẵn sàng dự luật để đệ trình lên Nghị viện, đảo ngược một số cải cách cơ cấu được triển khai trong chương trình Troika. Tôi không chắc chắn dự luật đó sẽ được các chủ nợ của Hy Lạp xem xét phù hợp đến mức nào. Dự luật này có thể ngăn chặn việc Hy Lạp rời khỏi chương trình cứu trợ 5 năm của nước này, mà chương trình này sẽ hết hạn vào cuối tháng 2, và khiến cho các ngân hàng của quốc gia này không có cơ sở hỗ trợ thanh khoản. Các ngân hàng của Hy Lạp phụ thuộc vào ECB trong việc cấp vốn, nhưng ECB đã cảnh báo rằng nó sẽ dừng cung cấp thanh khoản trừ khi Hy Lạp đạt được một thỏa thuận mới với các chủ nợ.

Miễn trừ nợ đã trở thành chủ đề chi phối trên các tít báo, nhưng trên thực tế, đó không phải là vấn đề chính. Như tờ FT đã chỉ ra trong ngày hôm qua, các kỳ hạn đã quá lâu (trung bình 16,5 năm, gấp đôi kỳ hạn đối với Italia và Đức) và Châu Âu có thể sẵn lòng mở rộng chung thậm chí lâu hơn nữa. Thay vào đó, 2 điểm chính đó là triển vọng tài chính và cải cải cách cơ cấu. Đối với vấn đề về triển vọng tài chính, chính phủ được cho là sẽ tạo ra thặng dư lớn trước khi thanh toán lãi, nhưng việc thu thuế đã sụt giảm mạnh trước thời điểm diễn ra cuộc bầu cử và hiện nay chính phủ đang lâm vào tình trạng thâm hụt lớn trở lại. Câu hỏi đầu tiên đó là liệu chính phủ có nâng thuế đủ để đáp ứng các mục tiêu ngân sách của mình hay không, hay liệu Brussels có sẵn lòng hạ các mục tiêu không. Về vấn đề cải cách cơ cấu, phần lớn sẽ phụ thuộc vào việc luật nào sẽ được áp dụng và cách thức Brussels phản ứng. Cho tới nay, các dấu hiệu cho thấy cả 2 bên đang rất cách xa nhau.

Trường hợp tốt nhất: EU hạ mục tiêu đối với Hy Lạp và kéo dài thêm kỳ hạn trả nợ. Đổi lại, chính phủ mới của Hy Lạp phải cam kết tiếp tục tiến hành cải cách cơ cấu. Tuy nhiên, khó có thể điều hòa việc này với nền tảng của đảng SYRIZA. Họ cũng có thể làm việc đó và đổ trách nhiệm cho việc cần phải giữ Đảng độc lập Hy Lạp trong liên minh. EUR có lẽ sẽ ổn định trong tạm thời, nhưng chương trình nới lỏng định lượng sẽ khiến đồng tiền này phải chịu áp lực.

Trường hợp xấu nhất: Không có thỏa thuận nào đạt được. Nhiều người tham gia tranh luận rằng cho đến tháng 7/tháng 8, thời điểm khi mà 6,7 tỷ EUR trái phiếu đến hạn, và sau đó Hy Lạp vỡ nợ, thì Hy Lạp hoặc là phải áp dụng các biện pháp kiểm soát vốn, hoặc là rời khỏi Eurozone. Thảm họa đối với EUR.

Trường hợp ở giữa: Không có thỏa thuận nào đạt được, nhưng tình trạng vỡ nợ được ngăn chặn bằng cách nào đó. Việc này có thể cần đến hoặc là một cuộc bầu cử mới hoặc là ít nhất sự thay đổi trong các thành viên của liên minh. Mặc dù viễn cảnh này bao hàm rủi ro lớn đối với, nhưng EUR sẽ tiếp tục đi theo xu hướng giảm khi căng thẳng gia tăng cộng thêm chương trình nới lỏng định lượng sẽ gây áp lực lên đồng tiền này.

CHF suy yếu sau khi cuộc bầu cử của Hy Lạp diễn ra theo dự kiến hoặc thậm chí là tốt hơn, có nghĩa là có ít nhu cầu hơn đối với các đồng tiền trú ẩn an toàn. Tuy nhiên, đồng tiền này có thể phục hồi trong các tuần tới nếu các căng thẳng gia tăng.

RUB giảm điểm mạnh sau khi Standard & Poor cắt giảm xếp hạng của Nga dưới mức của Moody’s và Fitch, vốn đã được xếp ở phẩm cấp đầu tư thấp nhất, và khiến Nga rơi vào trạng thái “theo dõi tiêu cực”. Các căng thẳng gia tăng tại Ucraina và cuộc đàm phán về các biện pháp trừng phạt bổ sung cũng không thể giúp ích.

Tiêu điểm của ngày hôm nay: Ước tính thứ 1 về GDP quý 4 của Nga dự kiến cho thấy tốc độ tăng trưởng gia tăng so với quý 3. Xét đến số liệu sản lượng công nghiệp yếu kém trong tháng 10 và tháng 11, chúng ta sẽ không ngạc nhiên với tốc độ tăng trưởng dưới mức dự báo. Cùng với việc tỷ lệ lạm phát sụt giảm, sự thất vọng của số liệu tăng trưởng có thể khiến cho thị trường bị thuyết phục rằng đợt nâng lãi suất đầu tiên sẽ không diễn ra cho tới sau cuộc tổng tuyển cử vào tháng 5. Việc này có thể khiến tỷ giá GBP/USD phải chịu áp lực.



Tại Mỹ, chúng ta sẽ nhận được số đơn đặt hàng hàng hóa lâu bền cho tháng 12. Số liệu tổng thể và số đơn đặt hàng hàng hóa lâu bền trừ thiết bị vận tải đều được ước tính bật lại so với tháng trước đó. Chỉ số giá nhà ở theo S&P/Case-Shiller cho tháng 11 dự kiến giảm so với tháng 10. Chỉ số sản xuất của Ngân hàng Dự trữ Liên bang tại Richmond, chỉ số tiêu dùng của Ủy ban Hội nghị và chỉ số PMI sơ bộ cho khu vực dịch vụ theo Markit, tất cả đều cho tháng 1 cũng sẽ được công bố. Những số liệu này có thể khiến niềm tin tăng lên và ủng hộ USD.

Theo lịch, chúng ta sẽ không có diễn giả nào phát biểu trong ngày hôm nay.

Mong đợi cuộc họp của FOMC sẽ diễn ra vào ngày mai: Có 2 xu hướng trái ngược nhau mà Ủy ban Thị trưởng Mở Liên bang (FOMC) sẽ phải đối phó. Một mặt, các yếu tố trong nước đang cải thiện nhanh hơn dự kiến. Mặt khác, các yếu tố ngoài nước đang đi theo chiều hướng ngược lại một cách nhanh chóng. Họ nên tập trung vào xu hướng nào? Theo kinh nghiệm của tôi, Fed thường ưu tiên nền kinh tế trong nước và vì vậy, tôi không mong đợi bất kỳ thay đổi nào trong ngôn từ của tuyên bố sau cuộc họp trong tháng nay.

Trong nước, thị trường lao động đã cải thiện nhanh hơn dự kiến. Tỷ lệ thất nghiệp ở mức 5,6% gần như nằm trong khoảng mà Fed cho là “tình trạng đầy đủ việc làm”, đó là 5,2%-5,5%. Điều chỉnh ngăn họ khỏi việc nâng lãi suất ngay lập tức đó là lạm phát. Cả tiền lương và tỷ lệ lạm phát đều đang ở dưới mức mục tiêu của họ một khoảng xa, và đặc biệt là lạm phát tiền lương đã gần như không nhích lên bất chấp việc có rất ít sự đình trệ trên thị trường lao động. Lạm phát thấp sẽ cho phép Fed tiếp tục “kiên nhẫn” bất chấp việc tình trạng việc làm đang tiến gần mức mục tiêu của họ.

Tuy nhiên, một số nhà kinh tế học cho rằng lạm phát tiền lương chỉ mới đang ở trong giai đoạn đi lên đầu tiên để phản ứng lại thị trường lao động cải thiện. Nếu Ủy ban này nhất trí, thì việc này sẽ chứng tỏ không có rào cản nào đối với việc thắt chặt vào giữa năm. Tuy nhiên, bên ngoài nước Mỹ, xu hướng chính sách rõ ràng là đang đi theo chiều hướng ngược lại. Cả Canađa, Đan Mạch và Eurozone đều áp dụng chính sách nới lỏng trong vòng một vài tuần trở lại đây để phản ứng lại mối đe dọa giảm phát đang gia tăng. Tuy nhiên, tôi cho rằng phản ứng của Fed có thể khác. Mặc dù chắc chắn là một số bang có thể bị tác động mạnh bởi giá dầu sụt giảm, cũng giống như một số ngân hàng, nhưng giá dầu giảm nói chung có lợi cho nền kinh tế Mỹ và vì vậy, nó sẽ được coi là sự thúc đẩy, có lẽ là yếu tố thúc đẩy lạm phát (trong khi giá năng lượng giảm, thì giá cả của các hàng hóa khác có thể tăng vì nhu cầu gia tăng). Hơn nữa, tại cuộc họp gần đây nhất của FOMC, “mặc dù đường hướng dự kiến của đồng đô la đã được điều chỉnh tăng, nhưng các viên chức đã điều chỉnh giảm ước tính về mức độ tăng giá của đồng đô la kể từ mùa hè năm ngoái sẽ hạn chế tăng trưởng dự kiến trong GDP thực tế”. Vì vậy, Ủy ban đã thảo luận về đồng đô la mạnh hơn do chính sách tiền tệ khác biệt và kết luận rằng nó không phải là lo lắng chính đối với nền kinh tế Mỹ.

Do đó, tôi vẫn cho rằng FOMC đang nhắm vào việc nâng lãi suất vào giữa năm. Ủy ban này có thể lờ đi sự gia tăng chậm của tiền lương miễn là các biện pháp khảo sát ý định sử dụng tiền lương, chẳng hạn như Liên đoàn Quốc gia các Doanh nghiệp Độc lập, tiếp tục cho thấy xu hướng gia tăng và số việc làm trên số liệu bảng lương tiếp tục tăng 200.000 một tháng. Vì vậy, tôi không kỳ vọng bất kỳ thay đổi lớn nào trong tuyên bố sau cuộc họp của FOMC trong tuần này.

Tiêu Điểm
Tỷ giá EUR/USD giao dịch ngay bên dưới ngưỡng kháng cự 1.1315



Tỷ giá EUR/USD đã nhích lên trong ngày hôm qua và hiện đang giao dịch ngay bên dưới ngưỡng kháng cự 1.1315 (R1). Các chỉ báo động lượng ngắn hạn gợi ý rằng đà bật lại có thể tiếp diễn trong thời gian ngắn. Việc tỷ giá bứt lên trên ngưỡng 1.1315 (R1) có thể gợi nhắc đến các mức mở rộng về phía ngưỡng 1.1460, được xác định bởi mức thấp nhất của ngày 16/1. Tuy nhiên, vì tỷ giá đang giao dịch bên dưới đường xu hướng giảm màu đen, nên triển vọng ngắn hạn tiếp tục là bất lợi, theo quan điểm của tôi, và tôi sẽ coi đà bật lại của phiên hôm qua, và mọi mức mở rộng của nó, là biến động điều chỉnh trước đà giảm tiếp theo. Xu hướng lớn hơn cũng là giảm điểm. Cặp tỷ giá đang hình thành mức cao nhất cao hơn và mức thấp nhất cao hơn bên dưới cả đường trung bình động 50 ngày và 200 ngày. Do đó, tôi cho rằng những người bán sau cùng sẽ nắm quyền kiểm soát trong tương lai gần và đưa tỷ giá xuống dưới ngưỡng 1.1100 (S1). Biến động đó có thể tạo điều kiện cho các mức mở rộng về phía vùng hỗ trợ tiếp theo 1.1025 (S2), mô hình xoay bên trong được xác định bởi mức cao nhất của ngày mùng 1/9/2003.

  • Ngưỡng hỗ trợ: 1.1100 (S1), 1.1025 (S2), 1.1000 (S3)
  • Ngưỡng kháng cự: 1.1315 (R1), 1.1460 (R2), 1.1540 (R3)

Tỷ giá USD/JPY đi ngang trong ngắn hạn



Tỷ giá USD/JPY đã bật lại sau khi tìm thấy ngưỡng hỗ trợ ngay bên trên ngưỡng 117.15 (S1), nhưng đà tăng đã bị chặn lại ngay bên dưới ngưỡng kháng cự 118.85 (R1). Tỷ giá đã dao động giữa 2 ngưỡng này kể từ ngày 19 của tháng và do đó, tôi cho rằng sóng sắp tới sẽ là giảm điểm, có lẽ là chạm vùng hỗ trợ 117.15 một lần nữa. Trên biểu đồ hàng ngày, tỷ giá vẫn đang giao dịch bên trên cả đường trung bình động 50 ngày và 200 ngày, nhưng nó cũng đã giao dịch bên trong mô hình tam giác có thể. Do đó, tôi sẽ đợi cho tỷ giá thoát ra khỏi mô hình trước khi đưa ra bất kỳ khẳng định nào về sự tiếp diễn hoặc chấm dứt của xu hướng tăng dài hạn hơn.

  • Ngưỡng hỗ trợ: 117.15 (S1), 115.50 (S2), 113.80 (S3)
  • Ngưỡng kháng cự: 118.85 (R1), 119.95 (R2), 120.80 (R3)

Tỷ giá EUR/GBP chạm ngưỡng kháng cự tại ngưỡng 0.7500



Tỷ giá EUR/GBP đã chạm ngưỡng kháng cự gần ngưỡng tâm lý 0.7500 (R1) và thoái lui sau đó. Hiện giờ, tôi cho rằng tỷ giá sẽ chạm vùng 0.7400 (S1) một lần nữa. Nếu những người bán đủ mạnh để vượt qua vùng hỗ trợ đó, chúng ta có thể chứng kiến các mức mở rộng về phía ngưỡng 0.7320 (S2), được xác định bởi mức thấp nhất của ngày 31/12/2007. Động lượng giảm đang gia tăng cũng được thể hiện trên các chỉ báo dao động hàng ngày. Chỉ báo RSI 14 ngày đã quay trở lại bên trong vùng được bán quá mức, trong khi chỉ báo MACD hàng ngày đã tiến sâu hơn vào bên trong vùng âm. Đối với bức tranh lớn hơn, việc tỷ giá thoát xuống phía dưới mô hình tam giác vào ngày 18/12 đã báo hiệu sự tiếp diễn của xu hướng giảm dài hạn hơn, do đó, triển vọng chung tiếp tục là bất lợi, theo quan điểm của tôi.

  • Ngưỡng hỗ trợ: 0.7400 (S1), 0.7320 (S2), 0.7230 (S3)
  • Ngưỡng kháng cự: 0.7500 (R1), 0.7600 (R2), 0.7700 (R3)

Vàng điều chỉnh giảm



Vàng đã tiếp tục thoái lui vào thứ Hai để bứt xuống dưới ngưỡng 1280 (R1) và giao dịch gần đường xu hướng tăng màu đen được vẽ từ mức thấp nhất của ngày mùng 2/1. Xét đến các chỉ báo động lượng, tôi cho rằng pha điều chỉnh sẽ tiếp diễn, thậm chí có lẽ sẽ bứt xuống dưới ngưỡng 1270 (S1). Chỉ báo RSI đã bứt xuống dưới đường 50 và hiện đang hướng xuống, trong khi chỉ báo MACD, đã nằm bên dưới đường báo hiệu, vừa chạm đáy bên dưới đường số 0. Nếu bứt xuống dưới ngưỡng 1270 (S1), giá vàng có thể chạm ngưỡng 1255 (S2), nằm gần ngay ngưỡng thoái lui 38.2% của đà tăng trong khoảng thời gian từ ngày mùng 2 đến ngày 22 tháng 1. Các chỉ báo động lượng hàng ngày cũng củng cố quan điểm của tôi. Chỉ báo RSI 14 ngày đã thoát khỏi vùng được mua quá mức và chỉ báo MACD hàng ngày cho thấy các dấu hiệu chạm đỉnh. Trên biểu đồ hàng ngày, vì tôi không nhận thấy các tín hiệu đảo chiều của xu hướng giảm chính và vì khả năng đối với mức thấp nhất cao hơn sắp tới vẫn tồn tại, nên tôi cho rằng triển vọng trung hạn của vàng là khả quan đôi chút và tôi sẽ coi các đà giảm có thể trong tương lai là pha điều chỉnh vào lúc này.

  • Ngưỡng hỗ trợ: 1270 (S1), 1255 (S2), 1238 (S3)
  • Ngưỡng kháng cự: 1280 (R1), 1300 (R2), 1320 (R3)

Dầu WTI chạm ngưỡng hỗ trợ tại ngưỡng 45.00


Dầu WTI đã bật lại mạnh mẽ vào thứ Hai, chạm ngưỡng kháng cự tại ngưỡng 46.40 (R1) và đi xuống để tìm thấy ngưỡng hỗ trợ gần ngưỡng 45.00 (S1). Các chỉ báo động lượng vẫn ở trong trạng thái tăng, do đó, đà tăng hoặc việc chạm một ngưỡng khác gần ngưỡng 46.40 (R1) có thể diễn ra. Trên biểu đồ hàng ngày, dầu WTI vẫn đang hình thành mức cao nhất thấp hơn và mức thấp nhất thấp hơn bên dưới cả đường trung bình động 50 ngày và 200 ngày, và việc này khiến cho xu hướng giảm chung không đổi. Tuy nhiên, vì vẫn có tín hiệu phân kỳ dương giữa các chỉ báo dao động hàng ngày và biến động giá, nên tôi muốn đợi cho các chỉ báo động lượng xác nhận biến động giá trước khi trở nên tin tưởng vào xu hướng giảm chung một lần nữa.

  • Ngưỡng hỗ trợ: 45.00 (S1), 44.30 (S2), 42.50 (S3)
  • Ngưỡng kháng cự: 46.40 (R1), 47.35 (R2), 48.20 (R3)
 
Tiêu Điểm Trong Ngày 27/01/2015 – Tỷ Giá GBP/USD



27.01.2015
Đồng đô la đã giao dịch không đổi hoặc thấp hơn so với hầu hết các đồng tiền đối ứng của nó trong nhóm G10 trong phiên sáng nay tại Châu Âu. Nó đã giảm điểm so với EUR, SEK, JPY và CAD, theo đúng thứ tự đó, trong khi tiếp tục ổn định so với GBP, AUD, NZD và NOK. Đồng bạc xanh chỉ tăng điểm so với CHF.
Ước tính thứ 1 về GDP của Anh đã cho thấy sự gia tăng 0,5% hàng quý trong quý 4, yếu hơn so với mức mở rộng +0,7% hàng quý trong quý 3 và dưới mức ước tính +0,6% hàng quý. Tăng trưởng sụt giảm làm gia tăng các lo lắng rằng sự phục hồi đang mất động lượng và có thể tiếp tục đẩy lùi kỳ vọng của thị trường đối với việc thắt chặt của Ngân hàng Trung ương Anh. Trừ khi có một lý do thuyết phục mạnh mẽ, BoE có thể sẽ không nâng lãi suất trước cuộc tổng tuyển cử của quốc gia này vào tháng 5. Nhiều số liệu yếu kém hơn của Anh có thể dẫn đến việc kỳ vọng lãi suất bị đẩy lùi thậm chí xa hơn, khiến cho GBP dễ bị tác động. Tuy nhiên, tỷ giá GBP/USD chỉ giảm điểm trong thời gian ngắn vào thời điểm công bố số liệu và nhanh chóng phục hồi để giao dịch ổn định vào thời điểm giữa ngày tại Châu Âu.
GBPUSD_27Jan2015.PNG


Tỷ giá GBP/USD đã trượt xuống đôi chút trong phiên sáng nay tại Châu Âu sau khi chạm ngưỡng kháng cự tại ngưỡng thoái lui 61.8% của đà giảm trong khoảng thời gian từ ngày 22 đến ngày 23 tháng 1, ngưỡng thoái lui nằm ngay bên dưới ngưỡng kháng cự 1.5120 (R1). Các chỉ báo động lượng ngụ ý rằng sóng bất lợi có thể tiếp diễn và có lẽ sẽ chạm ngưỡng 1.5035 (S1). Chỉ báo RSI 14 ngày đã đi xuống và hiện có vẻ như có khả năng bứt xuống dưới đường 50, trong khi chỉ báo MACD hàng giờ đã chạm đỉnh và bứt xuống dưới đường báo hiệu. Hơn nữa, tôi nhận thấy tín hiệu phân kỳ âm giữa chỉ báo RSI và biến động tỷ giá. Việc tỷ giá bứt xuống dưới ngưỡng 1.5035 (S1) có thể gợi nhắc đến các mức mở rộng về phía mức thấp nhất 1.4950 (S2) của phiên thứ Sáu tuần trước. Đối với xu hướng lớn hơn, cấu trúc tỷ giá trên biểu đồ hàng ngày tiếp tục gợi ý xu hướng giảm. Tuy nhiên, tôi có thể nhận thấy tín hiệu phân kỳ dương giữa cả 2 chỉ báo động lượng hàng ngày và biến động tỷ giá, mà việc này cho thấy động lượng giảm đang suy giảm, ít nhất là vào lúc này.
Ngưỡng hỗ trợ: 1.5035 (S1), 1.4950 (S2), 1.4820 (S3)
Ngưỡng kháng cự: 1.5120 (R1), 1.5200 (R2), 1.5270 (R3)
 
28/01/2015
Bức tranh Toàn cảnh

Singapore gia nhập danh sách các quốc gia nới lỏng chính sách tiền tệ. Qua đêm, Cơ quan quản lý Tiền tệ Singapore (MAS) đã trở thành ngân hàng trung ương mới nhất thực hiện nới lỏng chính sách khi bất ngờ cắt giảm dự báo lạm phát cho năm 2015 và cho biết rằng cơ quan này sẽ theo đuổi mục tiêu đồng SGD tăng giá chậm hơn. (Singapore không kiểm soát lãi suất, mà thay vào đó sử dụng sự tăng giá trên thị trường ngoại hối làm chính sách tiền tệ của mình.) “Triển vọng cho lạm phát đã thay đổi đáng kể kể từ Tuyên bố Chính sách Tiền tệ mới đây nhất vào tháng 10/2014, chủ yếu là do giá dầu toàn cầu sụt giảm”, cơ quan này lý giải khi tiến hành cắt giảm dự báo cho lạm phát tổng thể xuống mức -0,5% đến +0.5% từ mức +0,5% đến +1,5% được dự kiến trong tháng 10 năm ngoái. MAS chỉ có 2 thông báo chính sách được lên kế hoạch trong một năm, vì vậy, công bố giữa các cuộc họp này hoàn toàn bất thường – lần đầu tiên kể từ vụ tấn công khủng bố 11/9 của năm 2001. Do đó, MAS gia nhập vào danh sách các ngân hàng thực hiện chính sách nới lỏng gồm có Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ, Ngân hàng Trung ương Canađa, Ngân hàng Trung ương Đan Mạch và ECB. Hành động của họ ngay lập tức làm rấy lên câu hỏi rõ ràng: FOMC và Ngân hàng Dự trữ New Zealand (RBNZ) sẽ làm gì tối nay? Xem bên dưới để biết quan điểm của chúng tôi.

CPI quý 4 của Australia chỉ tăng +0,2% hàng quý (+1,7% hàng năm), nằm dưới mức kỳ vọng +0,3% (1,8% hàng năm) và đánh dấu sự giảm tốc so với tốc độ tăng trưởng hàng năm ở mức +2,3% trong quý 3. Mặt khác, CPI trung bình có cắt giảm đã gia tăng trên cơ sở hàng quý lên mức +0,7% từ mức +0,3% (kỳ vọng của thị trường: +0,5%), nhưng nó cũng đã sụt giảm trên cơ sở hàng năm xuống mức +2,2% từ mức +2,4%. Thị trường đã nhấn mạnh đến sự gia tăng trong tăng trưởng hàng quý của chỉ số CPI trung bình có cắt giảm và AUD đã tăng điểm nhờ tin tức này khi kỳ vọng về việc cắt giảm lãi suất tại cuộc họp vào tuần tới của RBA đã suy giảm mạnh mẽ. Về khía cạnh này, AUD phần nào diễn biến bất thường so với xu hướng toàn cầu. Tuy nhiên, tôi không cho rằng việc này sẽ kéo dài vì tôi không thể hình dung làm thế nào mà một quốc gia xuất khẩu chủ yếu của nó đang gặp phải áp lực như vậy có thể đi ngược lại xu hướng giảm phát toàn cầu một cách vô hạn định.

Australia_inflation.PNG


Tiêu điểm của ngày hôm nay: Trong ngày giao dịch tại Châu Âu, tỷ lệ thất nghiệp theo AKU của Na Uy cho tháng 11 dự kiến tiếp tục không đổi. Tỷ lệ thất nghiệp chính thức cho cùng tháng đã sụt giảm, do đó, khả năng đối với bất ngờ tích cực có thể củng cố NOK phần nào.

Tuyên bố của FOMC: các điểm được mong đợi. Sự kiện lớn của ngày tất nhiên là cuộc họp của FOMC. Ngày hôm qua, tôi đã giải thích tại sao tôi không mong đợi bất kỳ thay đổi nào trong quan điểm của họ và chỉ mong đợi các thay đổi nhỏ trong bản tuyên bố sau cuộc họp. Một tuyên bố nhìn chung là không thay đổi có lẽ sẽ hỗ trợ USD. Các điểm cần theo dõi trong bản tuyên bố bao gồm:

Liệu Fed sẽ tiếp tục “kiên nhẫn”? Trong tháng 12 năm ngoái, Fed đã nói “rằng ủy ban có thể kiên nhẫn trong việc bắt đầu chuẩn hóa lập trường về chính sách tiền tệ”. Việc này đã thay thế câu thần chú cầu thần trước đó rằng nó sẽ giữ nguyên lãi suất đối với quỹ của Fed “trong một khoảng thời gian đáng kể” sau khi chấm dứt chương trình nới lỏng định lượng. Chủ tịch Janet Yellen đã định nghĩa “kiên nhẫn” là trong ít nhất 2 cuộc họp, tức là, chưa đến cuộc họp vào cuối tháng 4. Một vài quan chức của FOMC đã nhắc tới khoảng thời gian “giữa năm” trong các bài phát biểu của mình. Tôi cho rằng họ sẽ giữ nguyên lời lẽ này. Mọi thay đổi sẽ gây ấn tượng sâu sắc. (Mặt khác, có thể họ sẽ thôi không nhắc đến “khoảng thời gian đáng kể” vì nó được đưa vào chỉ để giải thích việc chuyển sang cụm từ “kiên nhẫn.”)

Đánh giá về nền kinh tế của ủy ban này đã thay đổi ra sao? Tăng trưởng kinh tế được mô tả là “khiêm tốn” trong tháng 12, mặc dù GDP quý 3 tăng lên ở mức 5,0% hàng quý, tốc độ hàng năm điều chỉnh theo mùa. Số liệu GDP cho quý 4 sẽ được công bố vào thứ Sáu, sau cuộc họp, và dự kiến cho thấy tăng trưởng tăng nhẹ ở mức +3,0% hàng quý, tốc độ hàng năm điều chỉnh theo mùa.

Họ sẽ đánh giá việc làm và lạm phát, hai mục tiêu của họ như thế nào? Như đã đề cập trong ngày hôm qua, việc làm đang ở gần hơn nhiều với mục tiêu của họ so với lạm phát. Tỷ lệ thất nghiệp ở mức 5,6% gần như nằm bên trong khoảng mà Fed cho là “tình trạng việc làm đầy đủ” đó là 5,2%-5,5%, trong khi số việc làm gia tăng trên bảng lương ở mức +250.000 trong vòng 3 tháng trở lại đây đã rất tuyệt vời. Người ta sẽ chờ đợi để xem liệu họ có nhắc lại rằng “tình trạng chưa sử dụng đúng mức nguồn lực lao động tiếp tục suy giảm” hay liệu họ có nhắ tới số liệu thu nhập bình quân theo giờ yếu bất ngờ trong các thống kê về thị trường lao động của tháng 12 hay không.

US_core_PCE_unemployment_rate.PNG


Đối với lạm phát, chỉ số chi tiêu tiêu dùng cá nhân cơ bản, thước đo lạm phát yêu thích nhất của Fed, chỉ đang ở mức 1,4% hàng năm và được dự báo sẽ sụt giảm xuống mức 1,1% trong số liệu GDP cho quý 4. Mức đó nằm dưới mức mục tiêu 2% của họ một khoảng xa. Liệu họ có vẫn cho rằng “lạm phát sẽ tăng dần lên mức 2%” không? Việc đó sẽ khiến cho USD tăng điểm. Mặt khác, mọi thay đổi cho thấy thêm lo lắng về lạm phát thấp sẽ gây bất lợi cho đồng đô la. Ngoài ra, tất nhiên là quan điểm của họ về kỳ vọng lạm phát cũng luôn dành được sự quan tâm, đặc biệt là khi ước tính về kỳ vọng dựa trên thị trường tiếp tục sụt giảm. Trong tuyên bố cuộc họp tháng 12, họ đã nói rằng lạm phát nằm dưới mức mục tiêu một phần là do “giá năng lượng giảm”, nhưng họ cho rằng những tác động đó chỉ là “nhất thời”. Người ta sẽ đặc biệt chờ đợi mọi thay đổi trong quan điểm của họ về những ngụ ý đối với giá dầu giảm, xét đến việc yếu tố này đã được Ngân hàng Trung ương Canađa và MAS viện dẫn trong việc cắt giảm lãi suất.

Liệu họ có cân nhắc đến triển vọng toàn cầu trong quan điểm của mình không? Tuyên bố cuộc họp của tháng trước đã không hề nhắc tới các diễn biến kinh tế ngoài nước. Kể từ đó, nhiều ngân hàng trung ương đã nới lỏng chính sách trước bối cảnh nền kinh tế giảm tốc và do mối đe dọa của giảm phát. Liệu Ủy ban này có đề cập đến thực tế này và nếu vậy, họ sẽ đưa ra những kết luận gì (nếu có) đối với chính sách của Mỹ? (Tôi không cho rằng họ sẽ làm vậy.)

Nói tóm lại, việc làm đang tiến gần hơn tới mục tiêu của Fed nhưng lạm phát vẫn nằm dưới mức mà họ muốn. Sự kết hợp này cho phép họ tiếp tục “kiên nhẫn” và biện luận cho việc không đưa ra thay đổi đáng kể nào trong tuyên bố. Thông điệp này có thể sẽ tiếp tục được duy trì miễn là thị trường lao động cải thiện và họ có thể tiếp tục kỳ vọng lạm phát trở lại mức 2% trong trung hạn, họ có thể bắt đầu chuẩn hóa lãi suất vào khoảng giữa năm. Đây gần như là những gì mà thị trường đang dự báo vì lãi suất của các hợp đồng kỳ hạn đối với quỹ của Fed đã sụt giảm 25 điểm cơ bản từ tháng 8.

RBNZ cũng nhóm họp. Gần với phiên họp của Mỹ, tiêu điểm sẽ là cuộc họp chính sách của Ngân hàng Dự trữ New Zealand. Dự kiến RBNZ sẽ giữ nguyên lãi suất chính sách ở mức 3,5%, nhưng có lẽ sẽ từ bỏ khuynh hướng thắt chặt và tiếp tục đưa ra quan điểm trung lập trong lần này. Tại cuộc họp tháng 12, Ngân hàng này đã tuyên bố rằng động thái tiếp theo đối với lãi suất có thể là nâng lãi suất. Tuy nhiên, sau khi lạm phát trong quý 4 sụt giảm mạnh xuống dưới đường biên dưới của khoảng mục tiêu 1%-3% của ngân hàng này, chúng tôi cho rằng có khả năng mạnh mẽ rằng họ sẽ thay đổi quan điểm và trở lại với quan điểm trung lập một lần nữa. Động thái đó có lẽ sẽ khiến NZD phải chịu áp lực bán ra. Cán cân thương mại của quốc gia này cho tháng 12 cũng sẽ được công bố.

New_Zealand_CPI.PNG


Về phần các diễn giả, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Anh, Mark Carney sẽ phát biểu. Trong các bình luận gần đây nhất của mình, Thống đốc Carney đã nói rằng các nhà đầu tư quá thoải mái về khả năng của việc Anh nâng lãi suất, nhưng nhìn chung thị trường đã lờ đi các bình luận của ông.

Tỷ giá EUR/USD tiếp tục tăng điểm
EURUSD_28Jan2015.PNG
Tỷ giá EUR/USD đã mở rộng đà mở rộng hôm qua, bứt lên trên ngưỡng 1.1300 (S1). Biến động đó có thể khiến tỷ giá chạm vùng kháng cự 1.1460 (R1), được đánh dấu bởi mức thấp nhất của ngày 16/1/2015. Các chỉ báo động lượng hàng ngày ủng hộ khả năng này. Chỉ báo RSI đã nhích lên và hiện đang nằm gần đường 50, trong khi chỉ báo MACD, đã nằm bên trên đường khởi phát, đang tiến gần đường số 0. Tuy nhiên, miễn là cặp tỷ giá giao dịch bên dưới đường xu hướng giảm màu đen, xu hướng ngắn hạn tiếp tục là giảm điểm, theo quan điểm của tôi, và tôi sẽ coi đà bật lại gần đây hoặc mọi mức mở rộng của nó là pha điều chỉnh trước khi những người bán nắm quyền kiểm soát trở lại. Xu hướng lớn hơn cũng là giảm điểm. Do đó, tôi cho rằng sau cùng, những người bán sẽ nắm quyền kiểm soát trong tương lai gần và khiến tỷ giá chạm một ngưỡng gần ngưỡng 1.1100 (S3) một lần nữa.
• Ngưỡng hỗ trợ: 1.1300 (S1), 1.1230 (S2), 1.1100 (S3)
• Ngưỡng kháng cự: 1.1460 (R1), 1.1540 (R2), 1.1640 (R3)

Tỷ giá USD/JPY tiếp tục giao dịch bên trong một khoảng
USDJPY_28Jan2015.PNG
Tỷ giá USD/JPY đã tiếp tục giảm điểm vào thứ Ba, chạm ngưỡng hỗ trợ ngay bên trên ngưỡng 117.30 (S1) và bật lại. Tỷ giá đã dao động giữa vùng hỗ trợ đó và ngưỡng kháng cự 118.80 (R1) kể từ ngày 19 của tháng và do đó, tôi cho rằng chúng ta có thể chứng kiến tỷ giá chạm ngưỡng gần vùng 118.80 (R1) một lần nữa trong tương lai rất gần. Nếu bứt lên trên ngưỡng kháng cự đó, tỷ giá có thể nhắm tới ngưỡng cản tiếp theo tại ngưỡng 119.30 (R2), được xác định bởi mức cao nhất của ngày 12/1. Trên biểu đồ hàng ngày, tỷ giá vẫn đang giao dịch bên trên cả đường trung bình động 50 ngày và 200 ngày, nhưng nó cũng đã và đang giao dịch bên trong một mô hình tam giác có thể. Do đó, tôi sẽ đợi cho tỷ giá thoát ra khỏi mô hình trước khi đưa ra bất kỳ khẳng định nào về sự tiếp diễn hoặc chấm dứt của xu hương tăng dài hạn hơn.
• Ngưỡng hỗ trợ: 117.30 (S1), 116.00 (S2), 115.50 (S3)
• Ngưỡng kháng cự: 118.80 (R1), 119.30 (R2), 119.90 (R3)

Tỷ giá GBP/USD chạm ngưỡng kháng cự tại ngưỡng 1.5200
GBPUSD_28Jan2015.PNG
Tỷ giá GBP/USD đã tăng điểm mạnh vào thứ Ba và chạm ngưỡng kháng cự 1.5200 (R1). Nếu bứt lên trên vùng đó một cách rõ ràng, tỷ giá có thể nhắm tới ngưỡng kháng cự tiếp theo 1.5270 (R2). Tâm lý tích cực của phiên hôm qua đối với cặp tỷ giá cũng được thể hiện trên các chỉ báo dao động ngắn hạn. Chỉ báo RSI đã bứt lên trên đường 50 để chạm ngưỡng kháng cự ngay bên dưới đường 70, trong khi chỉ báo MACD đã nhận dấu dương. Đối với xu hướng lớn hơn, tôi giữ quan điểm rằng miễn là cặp tỷ giá giao dịch bên dưới đường trung bình động số mũ 80 ngày, xu hướng chung tiếp tục là giảm điểm. Tuy nhiên, có tín hiệu phân kỳ dương giữa cả 2 chỉ báo dao động hàng ngày và biến động tỷ giá. Do đó, tôi muốn đợi cho các chỉ báo động lượng xác nhận biến động tỷ giá trước khi trở nên tin tưởng vào xu hướng giảm đó một lần nữa.
• Ngưỡng hỗ trợ: 1.5060 (S1), 1.4950 (S2), 1.4820 (S3)
• Ngưỡng kháng cự: 1.5200 (R1), 1.5270 (R2), 1.5420 (R3)

Vàng bật lại từ gần đường xu hướng tăng
XAUUSD_28Jan2015.PNG
Vàng đã tăng điểm mạnh vào thứ Ba sau khi tìm thấy ngưỡng hỗ trợ tại giao điểm của đường trung bình động 50 kỳ, đường xu hướng tăng được vẽ từ mức thấp nhất của ngày mùng 2/1 và ngưỡng 1275 (S1), nằm gần ngay ngưỡng thoái lui 23.6% của đà tăng trong khoảng thời gian từ ngày mùng 2 đến ngày 22 tháng 1. Tuy nhiên, cân nhắc đến việc đà tăng tiếp tục bị hạn chế bên dưới vùng 1300 (R1) và vẫn có tín hiệu phân kỳ âm giữa chỉ báo RSI và biến động giá, tôi muốn chứng kiến giá vàng đóng cử bên trên ngưỡng 1300 (R1) một cách rõ ràng trước khi trở nên tin tưởng vào các mức mở rộng tăng điểm tiếp theo. Các chỉ báo động lượng hàng ngày cũng củng cố quan điểm của tôi. Chỉ báo RSI 14 ngày đã thoát khỏi vùng được mua quá mức và chỉ báo MACD hàng ngày cho thấy các dấu hiệu chạm đỉnh. Trên biểu đồ hàng ngày, vì khả năng đối với mức thấp nhất cao hơn sắp tới vẫn tồn tại, nên tôi cho rằng triển vọng trung hạn của vàng là khả quan đôi chút và tôi sẽ coi mọi đà giảm có thể trong tương lai là pha điều chỉnh vào lúc này.
• Ngưỡng hỗ trợ: 1275 (S1), 1255 (S2), 1238 (S3)
• Ngưỡng kháng cự: 1300 (R1), 1320 (R2), 1340 (R3)

Dầu WTI giao dịch bên trong kênh dốc lên ngắn hạn
CLH5_28Jan2015.PNG
Dầu WTI đã tăng điểm sau khi chạm ngưỡng hỗ trợ quanh ngưỡng 45.00 (S1) để chạm ngưỡng kháng cự ngay bên trên ngưỡng 46.40 (R1). Sau đó, nó đã thoái lui và đánh mất phần lớn số điểm đã tăng được. Tuy nhiên, vì dầu WTI đang giao dịch bên trong kênh dốc lên ngắn hạn, nên tôi cho rằng sóng sắp tới là tăng điểm. Có thể, giá dầu sẽ chạm một ngưỡng gần vùng 46.40 (R1) một lần nữa. Trên biểu đồ hàng ngày, dầu WTI vẫn đang hình thành mức cao nhất thấp hơn và mức thấp nhất thấp hơn bên dưới cả đường trung bình động 50 ngày và 200 ngày, và việc này khiến cho xu hướng giảm chung không đổi. Tuy nhiên, vì vẫn có tín hiệu phân kỳ dương giữa các chỉ báo dao động hàng ngày và biến động giá, nên tôi muốn đợi cho các chỉ báo động lượng xác nhận biến động giá trước khi trở nên tin tưởng vào xu hướng giảm chung một lần nữa.
• Ngưỡng hỗ trợ: 45.00 (S1), 44.30 (S2), 42.50 (S3)
• Ngưỡng kháng cự: 46.40 (R1), 47.35 (R2), 48.20 (R3)
 
Tiêu Điểm Trong Ngày 29/01/2015 – Tỷ Giá USD/NOK


Đồng đô la đã giao dịch thấp hơn so với hầu hết các đồng tiền đối ứng của nó trong nhóm G10 trong phiên sáng nay tại Châu Âu trước thời điểm diễn ra cuộc họp của FOMC vào cuối ngày. Đồng bạc xanh đã tiếp tục ổn định so với AUD và CAD.

Đồng curon Na Uy đã tăng điểm nhiều nhất sau khi tỷ lệ thất nghiệp theo AKU của quốc gia này sụt giảm trong tháng 11, khớp với sự sụt giảm trước đó của số liệu tỷ lệ thất nghiệp chính thức cho cùng tháng. Tình hình kinh tế của quốc gia này nhìn chung đang rất tốt so với các quốc gia đối ứng. Tỷ lệ thất nghiệp có vẻ đã ổn định gần mức 3%, trong khi lạm phát giá tiêu dùng chỉ ở ngay bên dưới mức mục tiêu 2,5% của Norges Bank và rõ ràng là cao hơn các quốc gia đối ứng lớn tại Châu Âu. Tuy nhiên, Na Uy là nước sản xuất dầu mỏ lớn nhất của Châu Âu và doanh thu của nó đang sụt giảm, cũng như đầu tư vào khu vực đó khi giá dầu giảm xuống. Việc này có thể khiến NOK tiếp tục phải chịu áp lực bán ra và có thể thúc đẩy Norges Bank cắt giảm lãi suất một lần nữa vào thời điểm nhất định trong tương lai. Do đó, sự giảm điểm của tỷ giá USD/NOK trong thời gian gần đây có thể là cơ hội mua vào mới.

Tỷ giá USD/NOK đã giảm điểm trong phiên sáng nay tại Châu Âu sau khi tỷ lệ thất nghiệp AKU của Na Uy sụt giảm. Đà giảm đã bị chặn lại tại đường trung bình động 50 kỳ. Việc tỷ giá phá vỡ các đường trung bình động có thể tạo điều kiện cho các mức mở rộng giảm điểm tiếp theo về phía ngưỡng hỗ trợ 7.6500 (S1). Việc tỷ giá bứt xuống dưới giao điểm của đường hỗ trợ đó và đường xu hướng tăng màu đen là cần thiết cho các đà giảm tiếp theo. Các chỉ báo động lượng ngắn hạn ủng hộ khả năng về đà giảm tiếp theo, ít nhất là xuống giao điểm đó. Chỉ báo RSI đã vượt xuống dưới đường 50 và hướng xuống, trong khi chỉ báo MACD, đã nằm dưới đường báo hiệu, đã tiến về phía ngưỡng số 0. Tuy nhiên, cặp tỷ giá vẫn đang giao dịch bên trên đường xu hướng tăng màu đen được vẽ từ mức thấp nhất của ngày 21/11, mà việc này khiến triển vọng ngắn hạn tiếp tục là khả quan, theo quan điểm của tôi. Trên biểu đồ hàng ngày, chúng ta nhận thấy mức cao nhất cao hơn và mức thấp nhất cao hơn bên trên cả đường trung bình động 50 ngày và 200 ngày, cũng như bên trên đường xu hướng tăng màu xanh lơ nhạt được vẽ từ mức thấp nhất của ngày mùng 3/9. Việc này khiến cho xu hướng cho xu hướng chung của tỷ giá tiếp tục là tăng điểm.
• Ngưỡng hỗ trợ: 7.6500 (S1), 7.5450 (S2), 7.3880 (S3)
• Ngưỡng kháng cự: 7.8400 (R1), 8.0000 (R2), 8.2200 (R3)
 
Bức tranh Toàn cảnh

FOMC tiếp tục giữ nguyên quan điểm, RBNZ trở nên ôn hòa hơn. Nhìn chung, cả Fed và RBNZ đều thể hiện như chúng ta kỳ vọng: Tuyên bố của FOMC nhìn chung không đổi trong khi RBNZ thay đổi từ khuynh hướng thắt chặt sang khuynh hướng hoàn toàn trung lập. Kết quả là đồng đô la đã tăng điểm so với gần như mọi đồng tiền mà chúng tôi theo dõi (JPY là trường hợp ngoại lệ chính), trong khi NZD là đồng tiền mất điểm lớn nhất.

Tuyên bố của FOMC có thay đổi chút ít so với tuyên bố của cuộc họp lần trước. Thay đổi quan trọng nhất đó là nó đã nhắc đến “mức gia tăng việc làm mạnh mẽ” thay vì “mức gia tăng việc làm ổn định”, có nghĩa là Ủy ban này cảm thấy tự tin hơn đôi chút về bức tranh việc làm, và nói rằng nền kinh tế đang mở rộng ở “tốc độ ổn định” thay vì “tốc độ khiêm tốn”, có nghĩa là họ nhìn chung đã có niềm tin lớn hơn về nền kinh tế. Họ đã nói rằng lạm phát hiện đang nằm dưới mục tiêu “phần lớn” là do giá dầu thấp (thay vì “một phần”) và bổ sung cụm từ “lạm phát dự kiến sẽ tiếp tục sụt giảm trong ngắn hạn”, nhưng tiếp tục nói rằng họ mong nó sẽ trở lại mức mục tiêu 2% của mình. Có lẽ điều quan trọng nhất là họ đã nhấn mạnh dự đoán đó bằng việc nói rằng lạm phát sẽ trở lại mức 2% “trong trung hạn”, mà điều này nghe giống như họ đang đang đẩy thời hạn xa hơn vào tương lai so với trước kia. Nói cách khác, họ quy cho tỷ lệ lạm phát dưới mức mục tiêu là do giá dầu sụt giảm, nhưng đang lờ đi việc đó, có lẽ bởi vì “sự sụt giảm của giá năng lượng trong thời gian gần đây đã thúc đẩy sức mua của hộ gia đình” (một dòng mới khác). Họ vẫn kỳ vọng lạm phát sẽ quay trở lại mức mục tiêu mặc dù họ nhận thấy rằng việc này có thể mất nhiều thời gian hơn như họ đã nghĩ. Đối với các quốc gia khác trên thế giới, điều duy nhất mà họ đã nhắc đến đó là bổ sung cụm từ “các diễn biến quốc tế” vào danh sách dài những việc mà họ sẽ xem xét khi họ đánh giá thông tin mà họ sẽ theo dõi.

Quan điểm của thị trường về tuyên bố là trái chiều. Kỳ vọng lãi suất đối với quỹ của Fed đã sụp đổ – Lãi suất đối với quỹ của Fed được kỳ vọng cho tháng 12/2017 giảm một lượng lớn 11,5 điểm cơ bản. Lợi tức trái phiếu kỳ hạn 10 năm cũng giảm 10 điểm cơ bản. Việc này có thể là do sự bổ sung của cụm từ “trong trung hạn”. Mặt khác, đồng đô la đã tăng điểm và giá chứng khoán sụt giảm vì họ đã không rút lui khỏi khuynh hướng thắt chặt của mình – họ vẫn giữ lộ trình nâng lãi suất vào cuối năm nay, ngay cả nếu hiện thị trường đang cho rằng tốc độ thắt chặt sẽ chậm hơn kỳ vọng trước kia. Tôi vẫn cho rằng USD sẽ tăng điểm trên diện rộng. Rõ ràng là FOMC đã quyết tâm bắt đầu quá trình chuẩn hóa lãi suất, mà việc này tách biệt nó khỏi gần như là tất cả các ngân hàng trung ương khác, và động thái này sẽ khiến đồng USD đươc củng cố.
Implied_forecasts_from_Fed_Funds_futures.PNG


Mặt khác, RBNZ đã đi theo xu hướng toàn cầu đối với nới lỏng. Trong tuyên bố cuộc họp ngày 11/12, Thống đốc Wheeler đã nói rằng “Việc OCR (lãi suất tiền mặt chính thức) tiếp tục gia tăng dự kiến sẽ là điều bắt buộc ở giai đoạn sau”. Tuy nhiên, trong lần này, ông đã nói rằng “Trong hoàn cảnh hiện tại, chúng tôi mong muốn giữ nguyên OCR trong một khoảng thời gian nhất định”. Ngoài ra, ông đã bổ sung thêm rằng “Các điều chỉnh lãi suất trong tương lai, hoặc là tăng hoặc là giảm…” sẽ phụ thuộc vào số liệu. Vì vậy, họ đã đi từ khuynh hướng thắt chặt sang khuynh hướng trung lập và thậm chí đã đưa ra khả năng rằng động thái tiếp theo về lãi suất có thể là cắt giảm. Tuyên bố đã tập trung vào các rủi ro giảm đối với tăng trưởng. Wheeler cũng tiếp tục phàn nàn về việc NZD được định giá quá cao, một truyền thống thực sự tại RBNZ:

Mặc dù đồng đô la New Zealand đã giảm điểm trong thời gian gần đây, nhưng chúng tôi cho rằng tỷ giá hối đoái vẫn chưa hợp lý xét về mặt tình hình kinh tế, đặc biệt là giá xuất khẩu, và không bền vững xét đến các yếu tố kinh tế cơ bản dài hạn của New Zealand. Chúng tôi mong đợi chứng kiến đồng tiền này sẽ tiếp tục giảm giá mạnh.

Quan điểm của ông rất đáng xem xét; theo các tính toán PPP của Bloomberg, NZD được định giá cao bằng khoảng CHF, đồng tiền được định giá quá cao nhiều nhất, dựa trên giá tiêu dùng và cho tới nay là đồng tiền được định giá quá cao nhiều nhất trên thế giới dựa vào giá sản xuất, mặc dù phương pháp của OECD chỉ đánh giá nó được định giá cao quá 7% so với USD. Tuy nhiên, tôi vẫn cho rằng NZD sẽ thể hiện tốt hơn AUD. Chúng ta sẽ phải chờ xem liệu Ngân hàng Dự trữ Australia liệu cũng thay đổi khuynh hướng của mình tại cuộc họp vào vào tuần tới hay không. Hiện tại, chính sách của họ là hoàn toàn trung lập: họ kỳ vọng “một thời kỳ ổn định đối với lãi suất”. Sau nhiều động thái nới lỏng định lượng bất ngờ, từ Đan Mạch đến Singapore và hiện nay là New Zealand, tôi sẽ không bất ngờ nếu Australia cũng thay đổi khuynh hướng. Trên thực tế, thị trường hiện có thể mong đợi hầu hết các ngân hàng trung ương chưa từng có khuynh hướng nới lỏng sẽ thay đổi khuynh hướng.
Over_Undervaluation_vs_USD.PNG


Tiếp tục theo dõi tình hình tại Hy Lạp. Tình hình tại Hy Lạp vẫn chưa ổn định; trái lại, có vẻ như tình hình đang trở nên ngày càng rối loạn. Chứng khoán Hy Lạp đã giảm thêm khoảng 9% trong ngày hôm qua trong khi lợi tức trái phiếu kỳ hạn 3 năm đã tăng 275 điểm cơ bản lên mức 16,73%. Ngày mùng 5/2 là thời điểm áp lực kế tiếp khi hỗ trợ thanh khoản khẩn cấp (ELA) của quốc gia này, sứ mệnh của ECB nhằm giúp các ngân hàng của Hy Lạp tồn tại, đến hạn gia hạn đồng thời với thời điểm Nghị viện triệu tập lại. Tình hình tại Hy Lạp vẫn có khả năng tiếp tục tác động xấu tới EUR.

Tiêu điểm của ngày hôm nay: Trong ngày giao dịch hôm nay tại Châu Âu, công bố chính sẽ là chỉ số CPI sơ bộ của Đức cho tháng 1. Trước khi số liệu tổng thể được công bố, một số nhà nước khu vực sẽ công bố số liệu tháng 1 của mình. Như thường lệ, chúng tôi sẽ theo dõi các thể chế lớn hơn để biết chỉ dẫn về việc số liệu tổng thể sẽ ở mức nào. Theo dự báo, số liệu này sẽ sụt giảm về phía giảm phát, mà việc này có thể tạo thêm áp lực giảm đối với CPI ước tính của Eurozone sẽ được công bố vào thứ Sáu. Nhìn chung, dự báo giảm về phía giảm phát có thể chứng tỏ bất lợi cho EUR. Tỷ lệ thất nghiệp của Đức cho tháng 1 dự kiến tiếp tục không đổi so với tháng 12.

Nguồn cung tiền M3 của Eurozone được dự báo tăng 3,5% hàng năm trong tháng 12, sự gia tăng nhẹ so với mức 3,1% hàng năm trong tháng 11. Việc này sẽ thúc đẩy mức trung bình động 3 tháng gia tăng nếu số liệu thực tế khớp với dự báo. Chỉ số niềm tin tiêu dùng chính thức của khu vực này cho tháng 1 dự kiến tiếp tục không đổi so với số liệu sơ bộ.

Kết quả cuộc khảo sát về xu hướng kinh tế của Thụy Điển cho tháng 1 dự kiến tăng nhẹ so với số liệu của tháng trước đó.

Tại Mỹ, chúng ta sẽ nhận được số đơn xin trợ cấp thất nghiệp cho tuần kết thúc vào ngày 24/1. Doanh số nhà chờ bán cho tháng 12 được dự báo giảm. Việc này khớp với sự gia tăng khiêm tốn trong doanh số bán nhà ở hiện tại trong tháng 12.

Tại New Zealand, chúng ta sẽ nhận được số giấy phép xây dựng cho tháng 12.

Theo lịch, chúng ta sẽ không có diễn giả nào phát biểu trong ngày hôm nay.

Tỷ giá EUR/USD tiếp tục giao dịch bên dưới đường xu hướng màu đen
EURUSD.PNG
Tỷ giá EUR/USD đã giảm điểm trong ngày hôm qua và bứt xuống dưới ngưỡng 1.1300 một lần nữa. Việc tỷ giá bứt xuống dưới ngưỡng đó có thể khiến nó chạm vùng hỗ trợ 1.1230 (S1). Việc tỷ giá phá vỡ ngưỡng đó có thể tạo điều kiện cho các mức mở rộng giảm điểm tiếp theo, có lẽ là về phía ngưỡng hỗ trợ tiếp theo 1.1100 (S2). Các chỉ báo động lượng ngắn hạn ủng hộ khả năng này. Chỉ báo RSI đã đi xuống sau khi tìm thấy ngưỡng kháng cự tại đường 50, trong khi chỉ báo MACD, đã nằm dưới đường số 0, có vẻ đã sẵn sàng vượt xuống dưới đường khởi phát. Trên biểu đồ hàng ngày, cặp tỷ giá vẫn đang giao dịch bên dưới đường trung bình động 50 kỳ và 200 kỳ, do đó, xu hướng lớn hơn tiếp tục là giảm điểm.
• Ngưỡng hỗ trợ: 1.1230 (S1), 1.1100 (S2), 1.1000 (S3)
• Ngưỡng kháng cự: 1.1400 (R1), 1.1540 (R2), 1.1630 (R3)

Tỷ giá USD/JPY tiếp tục giao dịch bên trong một vùng khuôn
USDJPY.PNG
Tỷ giá USD/JPY đã tiếp tục tăng điểm vào thứ Tư sau khi tìm thấy ngưỡng hỗ trợ gần vùng hỗ trợ 117.30 (S1). Tỷ giá đã dao động giữa vùng hỗ trợ đó và ngưỡng kháng cự 118.80 (R1) kể từ ngày 19 của tháng. Nếu tỷ giá xoay sở thành công để vượt qua ngưỡng kháng cự của đường trung bình động 200 kỳ, tôi cho rằng chúng ta có thể chứng kiến nó chạm một ngưỡng gần vùng 118.80 (R1) một lần nữa trong tương lai gần. Nếu bứt lên trên ngưỡng kháng cự đó, tỷ giá có thể nhắm tới ngưỡng cản tiếp theo tại ngưỡng 119.30 (R2), được xác định bởi mức cao nhất của ngày 12/1. Trên biểu đồ hàng ngày, tỷ giá vẫn đang giao dịch bên trên cả đường trung bình động 50 ngày và 200 ngày, nhưng nó cũng đang giao dịch bên trong mô hình tam giác có thể. Do đó, tôi sẽ đợi cho tỷ giá bứt ra khỏi mô hình đó trước khi đưa ra bất kỳ khẳng định nào về xu hướng dài hạn hơn.
• Ngưỡng hỗ trợ: 117.30 (S1), 116.00 (S2), 115.50 (S3)
• Ngưỡng kháng cự: 118.80 (R1), 119.30 (R2), 119.90 (R3)

Tỷ giá GBP/USD không thể phá vỡ ngưỡng kháng cự 1.5200
GBPUSD.PNG
Tỷ giá GBP/USD đã giảm điểm sau khi tìm thấy ngưỡng kháng cự tại ngưỡng 1.5200 (R1). Việc tỷ giá không thể phá vỡ ngưỡng đó có thể đẩy nó xuống thấp hơn, có lẽ là chạm vùng hỗ trợ 1.5060 (S1) một lần nữa. Tâm lý tiêu cực của hôm thứ Tư đối với cặp tỷ giá này cũng được thể hiện trên các chỉ báo dao động ngắn hạn. Chỉ báo RSI đã đi xuống để tìm thấy ngưỡng hỗ trợ tại đường 50, trong khi chỉ báo MACD đã cho thấy các dấu hiệu chạm đỉnh và vượt xuống dưới đường khởi phát. Đối với xu hướng lớn hơn, tôi vẫn giữ quan điểm rằng miễn là cặp tỷ giá giao dịch bên dưới đường trung bình động số mũ 80 ngày, xu hướng chung tiếp tục là giảm điểm. Tuy nhiên, có tín hiệu phân kỳ dương giữa cả 2 chỉ báo dao động hàng ngày và biến động tỷ giá. Do đó, tôi muốn đợi cho các chỉ báo động lượng xác nhận biến động tỷ giá trước khi trở nên tin tưởng vào xu hướng giảm đó một lần nữa.
• Ngưỡng hỗ trợ: 1.5060 (S1), 1.4950 (S2), 1.4820 (S3)
• Ngưỡng kháng cự: 1.5200 (R1), 1.5270 (R2), 1.5420 (R3)

Vàng bứt xuống dưới đường xu hướng tăng ngắn hạn
XAU.PNG
Vàng đã bứt xuống dưới đường xu hướng tăng màu đen được vẽ từ mức thấp nhất của ngày mùng 2/1, nhưng đã xoay sở thành công để nằm bên trên ngưỡng hỗ trợ mạnh 1275 (S1). Ngưỡng hỗ trợ này cũng tình cờ là ngưỡng thoái lui 23.6% của đà tăng trong khoảng thời gian từ ngày mùng 2 đến ngày 22 tháng 1. Việc giá vàng bứt xuống dưới ngưỡng đó là cần thiết để trở nên tin tưởng vào các đà giảm tiếp theo. Các chỉ báo động lượng ngắn hạn ủng hộ khả năng đối với các đà giảm tiếp theo. Chỉ báo RSI đã bứt xuống dưới đường 50 và đang hướng xuống, trong khi chỉ báo MACD đã bứt xuống dưới đường số 0 và đường khởi phát. Tuy nhiên, tôi muốn chứng kiến giá vàng đóng cử bên dưới ngưỡng 1275 (S1) một cách rõ ràng trước khi trở nên tin tưởng vào các mức mở rộng giảm điểm tiếp theo. Các chỉ báo động lượng hàng ngày củng cố quan điểm của tôi về đà giảm tiếp theo. Chỉ báo RSI 14 ngày đã thoát khỏi vùng được mua quá mức của nó và chỉ báo MACD hàng ngày có vẻ đã chạm đỉnh và vượt xuống dưới đường khởi phát.
• Ngưỡng hỗ trợ: 1275 (S1), 1255 (S2), 1238 (S3)
• Ngưỡng kháng cự: 1300 (R1), 1320 (R2), 1340 (R3)

Dầu WTI bứt xuống dưới kênh dốc lên ngắn hạn
WTI.PNG
Dầu WTI đã bứt xuống dưới đường biên dưới của kênh dốc lên ngắn hạn và tìm thấy một số lệnh mua gần ngưỡng hỗ trợ 44.30 (S1). Việc giá dầu bứt xuống dưới ngưỡng đó có thể tạo điều kiện cho các mức mở rộng giảm điểm tiếp theo, có lẽ là về phía ngưỡng hỗ trợ tiếp theo 42.50 (S2). Xem xét các chỉ báo động lượng ngắn hạn, cả hai chỉ báo đều đang đi ngang, do đó, tôi sẽ đưa ra quan điểm trung lập và không thể loại trừ khả năng bật lên nhẹ cho đến khi giá dầu chạm ngưỡng 45.00 (R1). Tôi muốn đợi cho giá dầu phá vỡ ngưỡng hỗ trợ 44.30 (S1) một cách rõ ràng để trở nên tin tưởng vào các đà giảm tiếp theo. Trong bức tranh lớn hơn, dầu WTI vẫn đang hình thành mức thấp nhất thấp hơn và mức cao nhất thấp hơn bên dưới cả đường trung bình động 50 ngày và 200 ngày, và việc này khiến cho xu hướng giảm chung tiếp tục không đổi. Tuy nhiên, tín hiệu phân kỳ dương giữa các chỉ báo dao động hàng ngày và biến động giá cho tôi một lý do khác để tiếp tục giữ quan điểm trung lập và đợi cho các chỉ báo động lượng xác nhận biến động giá về xu hướng giảm chung.
• Ngưỡng hỗ trợ: 44.30 (S1), 42.50 (S2), 41.30 (S3)
• Ngưỡng kháng cự: 45.00 (R1) 46.40 (R2), 47.35 (R3)
 
Tiêu Điểm Trong Ngày 29/01/2015 – Tỷ Giá NZD/USD
29.01.2015
Đồng đô la đã giao dịch trái chiều so với các đồng tiền đối ứng của nó trong nhóm G10 trong phiên giao dịch sáng nay tại Châu Âu. Nó đã tăng điểm so với AUD, CHF, NZD, theo đúng thứ tự đó, trong khi giảm điểm so với SEK, NOK và EUR. Đồng bạc xanh đã ổn định so với GBP, CAD và JPY.
Đồng euro đã đàn hồi trước thời điểm chỉ số CPI quốc gia sơ bộ của Đức cho tháng 1 được công bố, bất chấp việc tất cả các chỉ số CPI khu vực đều đi vào vùng giảm phát trên cơ sở hàng năm. Những số liệu này cho thấy rằng tỷ lệ lạm phát quốc gia, đến hạn công bố vào cuối buổi chiều hôm nay, cũng có thể giảm vào vùng giảm phát. Số liệu này làm gia tăng khả năng rằng chỉ số CPI của Eurozone sẽ được công bố vào thứ Sáu có thể tiếp tục giảm vào vùng giảm phát như dự báo. Việc này có thể tiếp tục gây áp lực bán ra đối với EUR. Đồng thời, tỷ lệ thất nghiệp của Đức đã giảm xuống mức 6,5% từ mức 6,6% trong tháng 12, và thay đổi trong số người thất nghiệp đã giảm 9.000, một thành tích tốt hơn mức -25.000 trước đó, cho thấy rằng thị trường lao động tại Đức tiếp tục phát triển mạnh.
Nguồn cung tiền M3 của Eurozone đã gia tăng 3,6% hàng năm trong tháng 12, ở tốc độ nhanh hơn mức +3,1% hàng năm trước đó và tốt hơn kỳ vọng. Cho vay cho khu vực tư nhân đã sụt giảm trên cơ sở hàng năm trong tháng 12, nhưng ở tốc độ chậm hơn trong tháng 11. Chương trình nới lỏng định lượng quy mô lớn của ECB có lẽ là điều còn lại duy nhất có thể hỗ trợ cho vay và thúc đẩy tăng trưởng và giá cả trong khu vực Eurozone.
NZDUSD_29Jan2015.PNG
Tỷ giá NZD/USD đã giảm điểm mạnh sau khi Ngân hàng Dự trữ New Zealand chuyển từ khuynh hướng thắt chặt sang khuynh hướng trung lập và thậm chí đưa ra khả năng rằng động thái tiếp theo về lãi suất sẽ là cắt giảm. Cặp tỷ giá đã tìm thấy ngưỡng hỗ trợ ban đầu gần vùng 0.7320, nhưng đã phá vỡ ngưỡng đó và giảm điểm thậm chí nhiều hơn trong phiên sáng nay tại Châu Âu. Xét đến tâm lý tiêu cực đối với đồng đô la New Zealand, tôi cho rằng cặp tỷ giá sẽ tiếp tục giảm điểm, ít nhất là cho đến khi nó chạm ngưỡng hỗ trợ 0.7220 (S1). Các chỉ báo động lượng ủng hộ khả năng này. Chỉ báo RSI đã bứt xuống mạnh mẽ dưới đường 30 và đang hướng xuống, trong khi chỉ báo MACD, đã mang dấu âm, đã vượt xuống dưới đường khởi phát. Trên biểu đồ hàng ngày, việc gần đây tỷ giá bứt xuống dưới kênh màu đen mà nó đã giao dịch kể từ tháng 12 đã làm xoay chuyển xu hướng về phía giảm điểm, xác nhận xu hướng của cặp tỷ giá này.
• Ngưỡng hỗ trợ: 0.7220 (S1), 0.7180 (S2), 0.7120 (S3)
• Ngưỡng kháng cự: 0.7320 (R1), 0.7400 (R2), 0.7490 (R3)
 
Phân Tích Thị Trường 30/01/2015

Bức tranh Toàn cảnh
30.01.2015
Liệu RBA có trở thành ứng cử viên kế tiếp thực hiện nới lỏng? Sau sự chuyển dịch chính sách của Ngân hàng Dự trữ New Zealand (RBNZ), dĩ nhiên thị trường đã bắt đầu suy nghĩ “ngân hàng nào sẽ là ứng cử viên kế tiếp?” và AUD là mục tiêu tự nhiên. Với việc cuộc họp của Ngân hàng Dự trữ Australia (RBA) sẽ diễn ra vào tuần tới, nó là ứng cử viên rõ ràng. Kết quả là AUD đã giảm điểm mạnh. Hãy lưu ý rằng Đan Mạch cũng đã tiếp tục nới lỏng trong ngày hôm qua; quốc gia này đã cắt giảm lãi suất chứng chỉ tiền gửi thêm 15 điểm cơ bản xuống mức -0,50% và nói rằng động thái này theo sau việc “mua ngoại hối trên thị trường” của họ. Việc này cho thấy áp lực đối với các ngân hàng trung ương trong việc nới lỏng khi các ngân hàng đối ứng của họ ở nơi khác làm vậy. Tờ Australian Business Review đã có bài viết nói rằng “áp lực đang hình thành đối với Ngân hàng Dự trữ trong việc cắt giảm lãi suất chính thức, thậm chí có thể rất sớm vào tuần tới”. (Nó lập luận rằng RBA sẽ chịu đựng áp lực và không cắt giảm lãi suất.) Tôi cho rằng ngay cả nếu ngân hàng này không cắt giảm lãi suất, thì nó có thể chuyển sang khuynh hướng nới lỏng, cũng giống như RBNZ thay đổi khuynh hướng của mình, và chỉ việc đó cũng đủ để khiến đồng tiền của họ tiếp tục suy yếu.
b CHF suy yếu; SNB sẽ can thiệp? Qua đêm, AUD không phải là đồng tiền thể hiện kém nhất trong số các đồng tiền của nhóm G10. Vinh dự đó thuộc về CHF, đồng tiền chỉ thể hiện tốt hơn AUD đôi chút. Đặc biệt, tỷ giá EUR/CHF đã tăng vọt 1,7%. Có lẽ các nhà đầu tư cảm thấy rằng sự giảm điểm của tỷ giá EUR/CHF đã đi quá xa. Có lẽ Ngân hàng Trung ương Thụy Sĩ (SNB) sẽ ngầm can thiệp – như đã đề cập ở trên, người Đan Mạch cũng đã làm vậy. Trong mọi trường hợp, có vẻ như động lượng của CHF đã sụp đổ và ít nhất thì nó là sự đánh cược hai chiều trong thời điểm hiện nay. Về phần mình, tôi cho rằng đồng tiền này được định giá quá cao đến nỗi sau cùng nó phải trả một cái giá nhất định. Tỷ giá EUR/CHF và tỷ giá USD/CHF sẽ tăng điểm, theo quan điểm của tôi. Tuy nhiên, thặng dư thương mại tiếp tục nằm gần mức cao kỷ lục, vì vậy, rõ ràng là việc đó sẽ không diễn ra nhanh chóng. CHF đã được định giá quá cao trên cơ sở ngang giá sức mua trong nhiều thập kỷ tới nay (kể từ năm 1987, theo phương pháp tính của OECD) với việc là hiển nhiên không có tác động xấu nào, vì vậy, tôi không mong đợi xu hướng trở lại giá trị căn bản trong thời gian ngắn sắp tới. Tuy nhiên, với việc hiện lãi suất của Thụy Sĩ đang ở mức âm trong vòng 10 năm, có lẽ chúng ta sẽ chứng kiến dòng vốn chảy ra từ các nhà đầu tư Thụy Sĩ mà việc này sẽ làm suy yếu đồng tiền của nước này.


Sản lượng của Nhật Bản gia tăng nhưng lạm phát tiếp tục sụt giảm. Loạt số liệu được công bố vào cuối tháng từ Nhật Bản như thường lệ trong ngày hôm nay đã cho thấy rằng lạm phát tiếp tục sụt giảm và chi tiêu hộ gia đình sụt giảm thậm chí khi bức tranh việc làm cải thiện và sau cùng sản lượng công nghiệp đã nhích lên. Chỉ số CPI quốc gia đã không đổi trong tháng 12 ở mức 2,4% hàng năm, nhưng chỉ số CPI cơ bản (trừ thực phẩm tươi sống) đã sụt giảm xuống mức 2,5% từ mức 2,7%. Tương tự, chỉ số CPI cơ bản của Tokyo (trừ thực phẩm tươi sống) cho tháng 1 đã sụt giảm xuống mức 2,2% từ mức 2,3%. Việc này diễn ra bất chấp sự phục hồi của sản lượng công nghiệp, tăng 1,0% hàng tháng trong tháng 12, trái ngược với mức giảm -0,5% trong tháng 11. Tỷ lệ thất nghiệp đã tiếp tục giảm xuống và tỷ lệ số việc làm/ứng viên cũng cải thiện, nhưng chi tiêu hộ gia đình đã tiếp tục sụt giảm – số liệu này đã sụt giảm trên cơ sở hàng năm tháng thứ 9 liên tiếp, kể từ khi thuế tiêu thụ được nâng lên vào tháng 4 năm ngoái. Tôi thấy có vẻ như sau cùng Nhật Bản sẽ được thúc đẩy nhờ xuất khẩu, vì xuất khẩu của nước này đã tăng bất ngờ 12,8% hàng năm trong tháng 12. Tất nhiên, bức tranh trong nước không mấy khích lệ; người dân tiếp tục cắt giảm chi tiêu bất chấp bức tranh việc làm cải thiện. Việc này khiến tôi cho rằng các nhà chức trách có thể coi việc đồng yên yếu hơn có lẽ là thành tích chính sách thành công nhất của họ cho tới ngày nay. Tất nhiên, trong bối cảnh toàn cầu thực hiện nới lỏng, thời điểm khi mà có quá nhiều ngân hàng trung ương trên khắp thế giới đang chuyển sang chính sách nới lỏng hơn, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản sẽ không muốn đánh mất lợi thế mà nó đã giành được. Tôi cho rằng chúng ta có thể chứng kiến đồng yên tiếp tục suy yếu.
Hai ngân hàng trung ương tiếp tục giữ nguyên quan điểm. Không phải mọi ngân hàng trung ương đều đi theo xu hướng nới lỏng. Ngân hàng Dự trữ Nam Phi (SARB) và Ngân hàng Trung ương Mexico đã giữ nguyên lãi suất trong ngày hôm qua.
Tiêu điểm của ngày hôm nay: Trong ngày giao dịch tại Châu Âu, sự kiện chính sẽ là ước tính đầu tiên về CPI cua Eurozone cho tháng 1. Việc chỉ số CPI của Đức giảm vào vùng giảm phát đã làm gia tăng khả năng rằng khu vực này sẽ tiếp tục tiến vào vùng giảm phát. Việc này có thể khiến EUR tiếp tục phải chịu áp lực bán ra. Tỷ lệ thất nghiệp của Eurozone cho tháng 12 cũng đến hạn công bố.
Doanh số bán lẻ của Đức cho tháng 12 được dự báo sụt giảm đôi chút.


Tại Na Uy, chúng ta sẽ nhận được tỷ lệ thất nghiệp cho tháng 1 và doanh số bán lẻ cho tháng 12. Vì tỷ lệ thất nghiệp tiếp tục ở mức rất thấp, nên thị trường có thể theo dõi thêm các số liệu doanh số bán lẻ. Mọi sự thất vọng có thể đóng vai trò là yếu tố khởi phát và đẩy tỷ giá USD/NOK lên trên ngưỡng kháng cự mạnh 7.84.
Tại Anh, chúng ta sẽ nhận được số đơn đăng ký vay thế chấp được phê chuẩn cho tháng 12.
Tại Mỹ, ước tính thứ 1 về GDP cho quý 4 dự kiến cho thấy rằng nền kinh tế Mỹ mở rộng ở tốc độ chậm hơn so với trong quý 3 (3,0% hàng quý, tốc độ hàng năm điều chỉnh theo mùa, so với mức 5,0%). Ước tính thứ 1 về chỉ số tiêu dùng cá nhân cơ bản, thước đo lạm phát yêu thích nhất của Fed, được dự báo giảm so với quý 3. Chỉ số chi phí việc làm, một thước đo được theo dõi sát sao phản ánh việc các công ty và chính phủ trả bao nhiêu tiền lương và trợ cấp cho nhân viên, dự kiến sụt giảm đôi chút so với quý 3, nhưng tiếp tục nằm bên trên cả tỷ lệ lạm phát và số liệu thu nhập bình quân, tái trấn an Fed rằng thu nhập đang tăng lên cùng với các điều kiện việc làm cải thiện. Chỉ số quản lý thu mua của Chicago và chỉ số niềm tin tiêu dùng chính thức của Đại học Michigan cho tháng 1 sẽ được công bố. Các nhà đầu tư có thể đặc biệt chú ý tới các cuộc khảo sát về kỳ vọng lạm phát 1 năm và 5 tới 10 năm của Đại học Michigan sau khi FOMC phát biểu hôm thứ Tư rằng “các thước đo kỳ vọng lạm phát dài hạn hơn dựa trên khảo sát đã tiếp tục ổn định”.


Tiêu Điểm
Tỷ giá EUR/USD chờ đợi số liệu CPI của Eurozone
Tỷ giá EUR/USD đã củng cố vào thứ Năm, tiếp tục giao dịch giữa ngưỡng hỗ trợ 1.1260 (S1) và ngưỡng kháng cự 1.1460 (R1). Hôm qua, số liệu đã cho thấy rằng Đức đã rơi vào vùng giảm phát, và việc này gia tăng khả năng rằng ước tính thứ 1 về chỉ số CPI cho tháng 1 của Eurozone công bố trong ngày hôm nay sẽ tiến sâu hơn vào vùng giảm phát. Đây có thể là một lý do để những người bán bắt đầu hành động và đẩy tỷ giá xuống dưới ngưỡng 1.1260 (S1). Một điều tương tự việc đó có thể khiến tỷ giá nhắm tới vùng hỗ trợ 1.1100 (S2), được xác định bởi mức thấp nhất của thứ Hai. Trên biểu đồ hàng ngày, cấu trúc tỷ giá tiếp tục gợi ý xu hướng giảm dài hạn hơn. Tỷ giá EUR/USD đang hình thành mức cao nhất thấp hơn và mức thấp nhất thấp hơn bên dưới cả đường trung bình động 50 ngày và 200 ngày.
• Ngưỡng hỗ trợ: 1.1260 (S1), 1.1100 (S2), 1.1025 (S3)
• Ngưỡng kháng cự: 1.1460 (R1), 1.1540 (R2), 1.1650 (R3)

Liệu những người đầu cơ giá xuống đối với tỷ giá EUR/JPY đã sẵn sàng hàng động?
Tỷ giá EUR/JPY đã bật lại phần nào để chạm ngưỡng kháng cự một lần nữa gần ngưỡng 134.15 (R1). Cân nhắc đến khả năng đối với chỉ số CPI thấp hơn cho Eurozone, tôi cho rằng sóng sắp tới sẽ là giảm điểm. Việc tỷ giá bứt xuống dưới ngưỡng 132.30 (S1) có lẽ sẽ xác nhận việc đó và tạo điều kiện cho các mức mở rộng về phía ngưỡng tâm lý 130.00 (S2). Trên biểu đồ, chúng ta có thể nhận thấy rằng tỷ giá dã chạm mục tiêu tỷ giá thứ 3 của mô hình “đầu và vai” được hoàn tất vào ngày 30/12, trong khi cấu trúc tỷ giá vẫn gợi ý xu hướng giảm trung hạn. Một số lo lắng mà tôi có bắt nguồn từ các chỉ báo dao động hàng ngày. Tôi nhận thấy tín hiệu phân kỳ dương giữa chỉ báo RSI 14 ngày và biến động tỷ giá, trong khi chỉ báo MACD hàng ngày đang chạm đáy và có thể bứt lên trên đường khởi phát trong tương lai gần.
• Ngưỡng hỗ trợ: 132.30 (S1), 130.00 (S2), 129.30 (S3)
• Ngưỡng kháng cự: 134.15 (R1), 135.75 (R2), 137.65 (R3)

Tỷ giá AUD/USD bứt xuống dưới ngưỡng 0.7870
Tỷ giá AUD/USD đã giảm điểm mạnh trong ngày hôm qua, chạm ngưỡng hỗ trợ (chuyển thành ngưỡng kháng cự) 0.7870 (R1). Tuy nhiên, đà giảm đã bị chặn lại ngay bên trên ngưỡng hỗ trợ 0.7700 (S1), được xác định bởi mức thấp nhất của ngày 13/7/2009. Cân nhắc đến việc chỉ báo RSI vừa thoát khỏi vùng dưới ngưỡng 30, tôi sẽ tiếp tục thận trọng về việc sự bật lên nhẹ có thể tiếp diễn trong một khoảng thời gian ngắn. Tuy nhiên, vì cấu trúc tỷ giá hình thành bức tranh ngắn hạn bất lợi, nên tôi sẽ không đánh cược vào việc đó. Tôi cho rằng những người đầu cơ giá xuống sẽ nắm quyền kiểm soát vào một thời điểm nhất định và đẩy tỷ giá xuống dưới ngưỡng 0.7700 (S1). Sự bứt xuống đó có thể mở đường cho tỷ giá tiến về phía ngưỡng tâm lý 0.7500 (S2). Đối với xu hướng lớn hơn, việc tỷ giá bứt xuống dưới ngưỡng tâm lý 0.8000 (R2) là biến động đã làm khởi phát sự tiếp diễn của xu hướng giảm dài hạn hơn, theo quan điểm của tôi.
• Ngưỡng hỗ trợ: 0.7700 (S1), 0.7500 (S2), 0.7450 (S3)
• Ngưỡng kháng cự: 0.7870 (R1), 0.8000 (R2), 0.8035 (R3)

Vàng giảm điểm gần ngưỡng hỗ trợ 1255
Vàng đã tiếp tục đà giảm mạnh của thứ Năm, bứt xuống dưới ngưỡng hỗ trợ (chuyển thành ngưỡng kháng cự) 1275 (R1), tình cờ là ngưỡng thoái lui 23.6% của đà tăng trong khoảng thời gian từ ngày mùng 2 đến ngày 22 tháng 1. Đà giảm đã bị chặn lại gần ngay ngưỡng 1255 (S1), trùng khớp với ngưỡng thoái lui 38.2% của đà tăng đã nhắc đến trước đó. Việc giá vàng bứt xuống dưới ngưỡng đó có thể báo hiệu sự tiếp diễn của sự điều chỉnh giảm, có lẽ là về phía vùng 1238, ngưỡng thoái lui 50%. Các chỉ báo động lượng hàng ngày củng cố quan điểm của tôi. Chỉ báo RSI 14 ngày đã bứt xuống và hiện đang nằm gần ngưỡng 50, trong khi chỉ báo MACD đã chạm đỉnh và bứt xuống dưới đường khởi phát. Đối với xu hướng chung, với việc không có tín hiệu đảo chiều xu hướng rõ ràng nào, tôi coi đà giảm của giá vàng gần đây là pha điều chỉnh vào lúc này.
• Ngưỡng hỗ trợ: 1255 (S1), 1238 (S2), 122 (S3)
• Ngưỡng kháng cự: 1275 (R1), 1300 (R2), 1320 (R3)

Dầu WTI tìm thấy người mua gần ngưỡng 43.50
Dầu WTI đã giảm điểm vào thứ Năm, nhưng đã làm khởi phát một số lệnh mua ngay bên trên ngưỡng 43.50 (S1) và phục hồi để bù đắp phần lớn số điểm đã mất. Giá dầu đã tạm dừng bên dưới ngưỡng tâm lý 45.00 (R1), nhưng cân nhắc đến sự phục hồi đã nhắc đến trước đó và việc các chỉ báo dao động ngắn hạn nằm gần ngưỡng cân bằng, tôi sẽ đưa ra quan điểm trung lập vào lúc này. Tôi muốn chứng kiến giá dầu bứt xuống dưới ngưỡng 43.50 (S1) để trở nên tin tưởng hơn vào đà giảm. Nếu bứt xuống, giá dầu có thể nhắm tới vùng 42.50 (S2). Trong bức tranh lớn hơn, dầu WTI vẫn đang hình thành mức thấp nhất thấp hơn và mức cao nhất thấp hơn bên dưới cả đường trung bình động 50 ngày và 200 ngày, và việc này khiến cho xu hướng giảm chung không đổi. Tuy nhiên, tín hiệu phân kỳ âm giữa các chỉ báo dao động hàng ngày và biến động giá cho tôi một lý do khác để tiếp tục giữ quan điểm trung lập và chờ đợi cho các chỉ báo động lượng xác nhận xu hướng giảm chung.
• Ngưỡng hỗ trợ: 43.50 (S1), 42.50 (S2), 40.00 (S3)
• Ngưỡng kháng cự: 45.00 (R1) 46.40 (R2), 47.35 (R3)
 
Bình Luận Trong Ngày 30/01/2015 – Tỷ Giá USD/NOK


Đồng đô la đã giao dịch trái chiều so với các đồng tiền đối ứng của nó trong nhóm G10 trong phiên sáng nay tại Châu Âu. Nó đã tăng điểm so với AUD, NZD và CAD, theo đúng thứ tự đó, trong khi giảm điểm so với NOK, JPY và SEK. Đồng bạc xanh đã ổn định so với CHF, EUR và GBP.


Đồng euro đã ổn định bất chấp việc ước tính CPI của Eurozone tiếp tục giảm vào vùng giảm phát trong tháng 1. Mặc dù số liệu này nằm ngay bên dưới mức kỳ vọng, nhưng đà giảm sâu có lẽ đã được tính đến sau việc số liệu của Đức giảm vào vùng giảm phát vào thứ Năm. Ngoài ra, ECB đã triển khai chương trình nới lỏng định lượng quy mô lớn, do đó, hiện giờ thị trường đang chờ đợi để xem liệu việc này có giúp Ngân hàng này đạt được mục tiêu ổn định giá của mình hay không. Trong khi đó, tỷ lệ thất nghiệp của khu vực đã giảm xuống mức 11,4% trong tháng 12 từ mức 11,5% trước đó.
Ngân hàng trung ương của Nga đã bất ngờ hạ lãi suất chủ chốt xuống mức 15% từ mức 17% khi lo lắng về đợt suy thoái sắp tới vượt qua các lo lắng về việc ổn định đồng rúp. Tỷ giá USD/RUB đã mở rộng đà tăng nhờ tin tức này và bứt lên trên ngưỡng kháng cự 70.00. Xét đến các căng thẳng ngày càng xấu đi tại Ucraina, các ngoại trưởng EU đã nhất trí mở rộng các biện pháp trừng phát hiện tại chống lại Nga cho tới tháng 9. Do đó, mối đe dọa về các biện pháp trừng phạt bổ sung mới từ Mỹ và EU có thể khiến đồng rúp phải chịu áp lực bán ra.

Tỷ lệ thất nghiệp chính thức của Na Uy đã tăng lên mức 3,1% trong tháng 1, khớp với kỳ vọng, và doanh số bán lẻ trong tháng 12 tăng ở cùng tốc độ như trong tháng 11. Tuy nhiên, các nhà đầu tư đã ít chú ý tới số liệu kinh tế và NOK đã tăng điểm nhiều nhất sau khi Norges Bank công bố rằng nó sẽ bán lượng ngoại hối tương đương với 700 triệu NOK mỗi ngày vào tháng 2, tăng so với mức 500 triệu NOK trước đó. Tuy nhiên, giá dầu thấp và đầu tư sụt giảm vào lĩnh vực đó có thể khiến NOK phải chịu áp lực bán ra và có thể thúc đẩy Norges Bank cắt giảm lãi suất một lần nữa vào thời điểm nhất định trong tương lai. Do đó, sự giảm điểm gần đây của tỷ giá USD/NOK có thể được coi là cơ hội mua vào mới.

USDNOK_30Jan2015-640x284.png


Tỷ giá USD/NOK đã thoái lui phần nào trong phiên sáng nay tại Châu Âu sau khi chạm vùng kháng cự 7.8400 (R1) một lần nữa. Việc những người đầu cơ giá lên không thể vượt qua vùng đó cũng được thể hiện trên các chỉ báo động lượng, nơi mà tôi nhận thấy tín hiệu phân kỳ âm giữa chúng và biến động tỷ giá. Do đó, có thể chúng ta sẽ chứng kiến sự thoái lui tiếp diễn và có lẽ tỷ giá sẽ chạm vùng hỗ trợ 7.7000 (S1) được xác định bởi mức thấp nhất của phiên thứ Ba và thứ Tư. Tuy nhiên, tỷ giá vẫn đang nằm bên trên đường xu hướng tăng ngắn hạn màu đen được vẽ từ mức thấp nhất của ngày 21/11 và bên trên đường xu hướng tăng dài hạn hơn màu xanh lơ nhạt được vẽ từ mức thấp nhất của ngày mùng 3/9. Việc này khiến cho triển vọng chung của tỷ giá USD/NOK tiếp tục là khả quan và do đó, tôi sẽ coi mọi đà thoái lui có thể trong ngắn hạn là cơ hội mua vào mới.
Ngưỡng hỗ trợ: 7.7000 (S1), 7.5500 (S2), 7.3750 (S3)
Ngưỡng kháng cự: 7.8400 (R1), 8.0000 (R2), 8.2200 (R3)
 
BÌNH LUẬN HÀNG NGÀY TỪ IRONFX 02/02/2015

Bức tranh Toàn cảnh
02.02.2015, 12pm
Các chủ sử dụng lao động Mỹ thấy không cần phải vội vàng tăng lương. Tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ sụt giảm không gây nhiều áp lực đối với các công ty Mỹ trong việc tăng tiền lương. Chỉ số chi phí việc làm (ECI), một thước đo chi phí tiền lương và phụ cấp được áp dụng rộng rãi đã tăng 0,6% hàng quý trong quý 4, ở tốc độ chậm hơn so với mức 0,7% hàng quý trong quý 3 và khớp với kỳ vọng. Việc này khiến cho tốc độ hàng năm không đổi ở mức 2,2%, dưới mức tăng lương trung bình ở khoảng 3,5% cho giai đoạn 2001-2007 một khoảng xa. Thêm vào đó, ước tính thứ 1 về GDP của Mỹ đã cho thấy rằng nền kinh tế này đã giảm tốc trong quý 4, nằm dưới kỳ vọng và sụt giảm so với tốc độ nhanh nhất trong 11 năm trong quý 3. Tăng trưởng đã bị kéo xuống bởi chi tiêu kinh doanh yếu hơn, sụt giảm trong chi tiêu của chính phủ liên bang và xuất khẩu ròng. Tuy nhiên, chi tiêu tiêu dùng đã tăng lên mức cao nhất kể từ trước cuộc khủng hoảng tài chính, chủ yếu được thúc đẩy bởi giá dầu rẻ hơn. Niềm tin tiêu dùng gia tăng có thể đưa tốc độ tăng trưởng lên cao hơn trong năm 2015, nhưng thời tiết xấu gần đây có thể một lần nữa làm giảm phần nào sức mạnh đang được củng cố đó. Hơn nữa, ước tính thứ 1 về chỉ số PCE cơ bản cũng đã cho thấy tình trạng giảm tốc. Nhìn chung, có ít số liệu trong số những số liệu này có thể buộc Fed thay đổi quan điểm của mình về lãi suất, nhưng tốc độ mở rộng thấp hơn dự báo có thể đẩy lùi kỳ vọng nâng lãi suất thêm đôi chút.

Qua đêm, chỉ số PMI sản xuất chính thức của Trung Quốc theo HSBC đã giảm xuống mức 49.7, ngay bên dưới số liệu sơ bộ 49.8 và dưới dự báo không đổi. Số liệu này được công bố chỉ một ngày sau khi chỉ số PMI chính thức cho tháng 1 cũng đã tiến vào vùng thu hẹp, lần đầu tiên kể từ tháng 9/2012. Việc này có thể gây áp lực lên Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc trong việc tiếp tục nới lỏng. Trong một động thái bất ngờ trong tháng 11 năm ngoái, Ngân hàng này đã cắt giảm lãi suất chính thức lần đầu tiên trong khoảng thời gian hơn 2 năm để hỗ trợ tăng trưởng. Lần này, chúng ta có thể chứng kiến sự kết hợp của việc cắt giảm lãi suất và cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc (RRR) để đưa thêm thanh khoản vào nền kinh tế. Động thái đó có thể có lợi cho AUD và NZD.

Tiêu điểm của ngày hôm nay: Tại Châu Âu, chúng ta sẽ nhận được số liệu PMI sản xuất cho tháng 1 từ một vài quốc gia Châu Âu, bao gồm Anh, và số liệu chính thức cho toàn bộ khu vực Eurozone. Như thường lệ, dự báo chính thức cho số liệu của Pháp, Đức và Eurozone sẽ giống với ước tính sơ bộ. Chỉ số PMI sản xuất của Anh được ước tính tăng nhẹ lên mức 52.8 từ mức 52.5.

Từ Canađa, chỉ số PMI sản xuất theo RBC cho tháng 1 dự kiến sẽ được công bố. Thị trường không chú ý nhiều đến số liệu này và quan tâm hơn đến chỉ số PMI sản xuất theo Ivey, mà số liệu này sẽ được công bố vào thứ Tư, do đó, không có dự báo nào sẵn có.

Tại Mỹ, chỉ số PMI sản xuất chính thức theo Markit và chỉ số sản xuất theo ISM đều cho tháng 1 cũng sẽ được công bố. Thu nhập cá nhân và chi tiêu cá nhân cho tháng 12 cũng đến hạn công bố. Thu nhập cá nhân dự kiến tăng ở tốc độ chậm hơn so với tháng 11, trong khi chi tiêu cá nhân dự kiến giảm so với tháng trước đó. Tốc độ hàng năm của chỉ số giảm phát PCE và chỉ số PCE cơ bản của quốc gia này được dự báo giảm đôi chút, khớp với ước tính thứ 1 về chỉ số PCE cơ bản cho quý 4 trong số liệu GDP công bố vào thứ Sáu.

Đối với các ngày còn lại của tuần, mặc dù báo cáo việc làm của Mỹ được công bố vào thứ Sáu sẽ là tiêu điểm, nhưng như thường lệ, có một số số liệu quan trọng được công bố trước báo cáo này. Vào thứ Ba, Ngân hàng Dự trữ Australia sẽ tổ chức cuộc họp chính sách. Việc gần đây Ngân hàng Dự trữ New Zealand có động thái thay đổi chính sách và chỉ số CPI cho quý 4 của Australia giảm xuống dưới khoảng mục tiêu cũng đã gây áp lực lên RBA trong việc nới lỏng chính sách. Áp lực đối với việc cắt giảm lãi suất thêm 25 điểm cơ bản đang hình thành, nhưng thay vào đó chúng tôi cho rằng Ngân hàng này có nhiều khả năng sẽ chỉ chuyển sang khuynh hướng nới lỏng. Mặc dù các nhà đầu tư có thể thất vọng trước việc không có cắt giảm lãi suất, mà việc này có vẻ là một suy nghĩ phổ biến trong thời gian gần đây, nhưng việc chuyển sang khuynh hướng nới lỏng và dấu hiệu về việc cắt giảm lãi suất tại cuộc họp trong tương lai có thể chứng tỏ đủ để tiếp tục làm suy yếu đồng tiền của nước này.

Vào thứ Tư, chỉ số PMI chính thức khu vực dịch vụ cho các quốc gia mà chúng ta đã nhận được số liệu sản xuất vào thứ Hai sẽ được công bố. Tại Mỹ, chúng ta sẽ nhận được báo cáo của ADP như thường lệ 2 ngày trước công bố NFP. Báo cáo ADP dự kiến sẽ cho thấy rằng số việc làm gia tăng được trong tháng 1 sẽ sụt giảm so với tháng 12.

Vào thứ Năm, Ngân hàng Trung ương Anh sẽ nhóm họp để quyết định về lãi suất chính sách. Có ít khả năng là họ sẽ thay đổi lãi suất, đặc biệt là sau khi 2 nhà hoạch định chính sách, những người đã bỏ phiếu nâng lãi suất, đã hủy bỏ yêu cầu của họ tại cuộc họp gần đây nhất trước tình trạng lạm phát sụt giảm. Do đó, tác động trên thị trường sẽ rất nhỏ, như thường lệ. Tuy nhiên, sẽ rất thú vị để theo dõi biên bản cuộc họp khi nó được công bố vào ngày 18/2 vì nó có thể cho thấy Ngân hàng này sẽ hành động như thế nào nếu sau cùng lạm phát chuyển thành âm.

Sau cùng vào thứ Sáu, sự kiện quan trọng sẽ là số liệu bảng lương phi nông nghiệp của Mỹ cho tháng 1. Thị trường dự báo số bảng lương sẽ gia tăng 231.000, giảm so với mức 252.000 trong tháng 12. Bất chấp kỳ vọng về sự sụt giảm trong số bảng lương tháng 1, số liệu này vẫn sẽ cho thấy rằng nền kinh tế Mỹ đã gia tăng được ít nhất 200.000 việc làm trong 12 tháng liên tiếp. Đồng thời, tỷ lệ thất nghiệp được dự báo tiếp tục không đổi ở mức 5,6%, trong khi thu nhập bình quân hàng giờ dự kiến tăng đôi chút trên cơ sở hàng năm. Những số liệu đó sẽ nhất quán với quan điểm tin tưởng hơn của FOMC về thị trường việc làm. Trong tuyên bố sau cuộc họp diễn ra vào tuần trước, Ủy ban này đã nhắc đến cụm từ “gia tăng việc làm mạnh mẽ” và “tốc độ tăng trưởng ổn định”, do đó, một số liệu mạnh mẽ nữa sẽ hỗ trợ đồng đô la.

Tỷ lệ thất nghiệp của Canađa cho tháng 1 cũng sẽ được công bố.

Tiêu Điểm


Tỷ giá EUR/USD đã củng cố vào thứ Sáu tuần trước, tiếp tục giao dịch giữa ngưỡng hỗ trợ 1.1260 (S1) và ngưỡng kháng cự 1.1370 (R1). Theo quan điểm của tôi, vì tỷ giá tiếp tục giao dịch bên dưới cả đường xu hướng giảm màu đen, nên xu hướng ngắn hạn tiếp tục là giảm điểm. Tuy nhiên, xem xét các chỉ báo dao động hàng ngày, tôi sẽ thận trọng về việc sóng điều chỉnh tăng có thể sắp diễn ra. Chỉ báo RSI 14 vừa ngấp nghé bên trên đường 30, trong khi chỉ báo MACD hàng ngày đã chạm đáy và có vẻ có thể sớm bứt lên trên đường khởi phát. Tôi muốn đợi cho tỷ giá bứt xuống dưới ngưỡng 1.1260 (S1) để trở nên tin tưởng hơn rằng những người đầu cơ giá xuống nắm quyền kiểm soát trở lại. Sự bứt xuống đó có thể mở đường cho tỷ giá chạm vùng hỗ trợ 1.1100 (S2), được xác định bởi mức thấp nhất của ngày 26/1 một lần nữa. Trên biểu đồ hàng ngày, cấu trúc tỷ giá tiếp tục gợi ý xu hướng giảm dài hạn hơn. Tỷ giá EUR/USD đang hình thành mức cao nhất thấp hơn và mức thấp nhất thấp hơn bên dưới cả đường trung bình động 50 ngày và 200 ngày.

• Ngưỡng hỗ trợ: 1.1260 (S1), 1.1100 (S2), 1.1025 (S3)

• Ngưỡng kháng cự: 1.1370 (R1), 1.1460 (R2), 1.1540 (R3)

Tỷ giá GBP/JPY dao động trong phạm vi đi nggang


Tỷ giá GBP/JPY đã bứt xuống dưới ngưỡng hỗ trợ chuyển thành ngưỡng kháng cự 177.70 (R1) để chạm ngưỡng hỗ trợ gần ngưỡng mạnh 176.00 (S1) một lần nữa. Miễn là tỷ giá giao dịch giữa ngưỡng hỗ trợ chủ chốt đó và đường kháng cự dốc xuống ngắn hạn màu đen, tôi cho rằng xu hướng ngắn hạn là đi ngang và tôi muốn đưa ra quan điểm “chờ đợi và chứng kiến” vào lúc này. Trên biểu đồ hàng ngày, triển vọng tiếp tục là bất lợi. Tuy nhiên, tôi nhận thấy rằng vùng 176.00 (S1) đang nằm gần đường trung bình động 200 ngày, trùng khớp với ngưỡng thoái lui 61.8% của đà phục hồi trong khoảng thời gian từ ngày 15/10 đến ngày mùng 5/12 và cũng đang nằm gần ngưỡng mở rộng 161.8% của độ rộng mô hình đỉnh xoay thất bại được hoàn tất vào ngày mùng 6/1. Những tín hiệu kỹ thuật này khiến cho vùng hỗ trợ 176.00 (S1) thậm chí mạnh mẽ hơn, theo quan điểm của tôi. Tôi cũng nhận thấy tín hiệu phân kỳ dương giữa cả hai chỉ báo dao động hàng ngày và biến động tỷ giá, mà việc này ủng hộ quan điểm của tôi là tiếp tục đứng bên lề và chờ đợi thêm các tín hiệu xu hướng có thể hành động.

• Ngưỡng hỗ trợ: 176.00 (S1), 175.00 (S2), 173.90 (S3)

• Ngưỡng kháng cự: 177.70 (R1), 179.50 (R2), 180.30 (R3)

Tỷ giá NZD/USD tạm dừng gần ngưỡng 0.7215


Tỷ giá NZD/USD đã giảm điểm vào thứ Sáu tuần trước, nhưng đã chạm ngưỡng hỗ trợ tại ngưỡng 0.7215 (S1) và bật lại phần nào. Tỷ giá đang giao dịch bên dưới đường xu hướng giảm màu đen và bên dưới cả đường trung bình động 50 kỳ và 200 kỳ, hình thành bức tranh ngắn hạn bất lợi. Tuy nhiên, xem xét các chỉ báo dao động ngắn hạn, tôi sẽ thận trọng về việc đà bật lại gần đây có thể tiếp diễn trong khoảng thời gian ngắn. Chỉ báo RSI đã bứt lên trên đường 30, trong khi chỉ báo MACD đã chạm đáy và vượt lên trên đường báo hiệu. Tôi cho rằng việc tỷ giá bứt xuống dưới ngưỡng 0.7215 (S1) là biến động ngụ ý sự giảm điểm lớn hơn. Biến động đó có thể khiến tỷ giá tiến về phía vùng hỗ trợ 0.7120 (S2), được xác định bởi mức thấp nhất của ngày 16 và 17 tháng 3 năm 2011. Trên biểu đồ hàng ngày, việc tỷ giá bứt xuống dưới ngưỡng 0.7625, đường biên dưới của phạm vi đi ngang chứa biến động tỷ giá từ đầu tháng 12 năm ngoái tới ngày 21/1, đã báo hiệu sự tiếp diễn của xu hướng giảm dài hạn hơn và làm xoay chuyển triển vọng chung của cặp tỷ giá trở lại phía bất lợi.

• Ngưỡng hỗ trợ: 0.7215 (S1), 0.7120 (S2), 0.7000 (S3)

• Ngưỡng hỗ trợ: 0.7215 (S1), 0.7120 (S2), 0.7000 (S3)

Vàng làm khởi phát các lệnh mua gần ngưỡng 1255


Vàng đã tăng điểm mạnh vào thứ Sáu tuần trước sau khi tìm thấy người mua gần ngưỡng hỗ trợ 1255 (S2), trùng khớp với ngưỡng thoái lui 38.2% của đà tăng trong khoảng thời gian từ ngày mùng 2 đến ngày 22 tháng 1. Giá vàng đã nhích lên trên ngưỡng 1275 (S1) và do đó, tôi cho rằng nó sẽ chạm ngưỡng gần vùng 1295 (R1). Các chỉ báo động lượng ngắn hạn ủng hộ khả năng này vì cả hai chỉ báo đều đã chạm đường kháng cự dốc xuống màu đen của chúng. Đối với xu hướng chung, sau khi hoàn tất mô hình đầu và vai lộn ngược vào ngày 12/1, cấu trúc giá đã gợi ý xu hướng tăng. Việc giá vàng đóng cửa bên trên vùng 1305 (R2) một cách rõ ràng và dứt khoát sẽ xác nhận mức cao nhất cao hơn sắp tới trên biểu đồ hàng ngày và có lẽ giá vàng sẽ chạm ngưỡng kháng cự 1320 (R3), được đánh dấu bởi mức cao nhất của ngày 14/8.

• Ngưỡng hỗ trợ: 1275 (S1), 1255 (S2), 1238 (S3)

• Ngưỡng kháng cự: 1295 (R1), 1305 (R2), 1320 (R3)

Dầu WTI tìm thấy người mua gần ngưỡng 43.50


Dầu WTI đã tăng điểm mạnh vào thứ Sáu tuần trước, để bứt lên trên ngưỡng tâm lý 45.00 (S2). Đà phục hồi đã bị chặn lại tại ngưỡng 48.30 (R1) và sau đó giá đã thoái lui. Miễn là dầu WTI giao dịch bên trên đường xu hướng tăng màu đen, triển vọng ngắn hạn tiếp tục là khả quan, theo quan điểm của tôi. Tuy nhiên, các chỉ báo động lượng ngắn hạn gợi ý rằng sự thoái lui tiếp theo có thể sẽ diễn ra, có lẽ là về phía đường xu hướng tăng màu đen. Chỉ báo RSI đã thoát khỏi vùng được mua quá mức và đang hướng xuống, trong khi chỉ báo MACD đã chạm đỉnh và có thể bứt xuống dưới đường khởi phát sớm. Trong bức tranh lớn hơn, dầu WTI vẫn đang hình thành mức thấp nhất thấp hơn và mức thấp nhất cao hơn bên dưới cả đường trung bình động 50 ngày và 200 ngày, và việc này khiến cho xu hướng giảm chung không đổi. Tuy nhiên, xu hướng tăng ngắn hạn và tín hiệu phân kỳ dương giữa các chỉ báo dao động hàng ngày và biến động giá khiến tôi cho rằng sóng điều chỉnh tăng vẫn chưa kết thúc.

• Ngưỡng hỗ trợ: 46.50 (S1), 45.00 (S2), 43.50 (S3)

• Ngưỡng kháng cự: 48.30 (R1) 49.00 (R2), 50.00 (R3)
 

Announcements

Today's birthdays

Forum statistics

Threads
420,733
Messages
7,100,635
Members
172,799
Latest member
implantcentervn

Most viewed of week

Most discussed of week

Most viewed of week

Most discussed of week

Back
Top Bottom