Sakata hướng dẫn FX

Sakata

Junior
Joined
Mar 21, 2014
Messages
91
Reactions
24
MR
0.000
Chào các thành viên trong mmo4me,

Chủ đề này với tiêu chí hướng dẫn cơ bản trong FX dành cho các bạn thành viên trong diễn đàn.

Phần lớn các bài trong đây đều có nguồn gốc từ trang http://www.babypips.com/school

Không chỉ topic này mà rất nhiều trang FX ở Vietnam đều dịch từ nguồn trên. ;)
 
Last edited:
FX là gì?

Foreign Exchange là giao dịch ngoại hối. Ví dụ khi bạn sang Mĩ, bạn đổi tiền VND sang USD với tỉ giá là 21080 VND / 1 USD để mua sắm và trao đổi bên đó. Như vậy là bạn đã tham gia vào hoạt động giao dịch ngoại hối. Nếu bạn xài không hết số USD đó, bạn đổi lại sang tiền VND, bạn để ý lúc này tỉ giá có sự thay đổi không còn như trước nữa mà là 21180 VND / 1 USD. Như vậy, đã có sự chênh lệch về tỉ giá sau một thời gian. Cụ thể là 100 VND (lấy 21180 trừ 21080.)

Chính sự thay đổi này là cơ sở cho việc kiếm tiền trên thị trường ngoại hối, dựa trên sự thay đổi về tỉ giá giữa hai đồng tiền. Thị trường giao dịch ngoại hối, hay còn gọi là forex là một thị trường rất lớn, lên tới con số 5000 tỉ đô la giao dịch mỗi ngày. Thật khó tưởng tượng phải không? Hình ảnh dưới đây cho bạn hình dung tương đối khi so sánh với khối lượng giao dịch trên các sàn chứng khoán của Mĩ, Nhật và Anh.

average-daily-trading-volume-2.png
 
Chúng ta giao dịch cái gì?

Câu trả lời chính là tiền tệ. Mua một khối lượng tiền giống như mua cổ phần của một công ty. Giá cả đồng tiền phản ánh sức mạnh kinh tế của một quốc gia. Nếu kinh tế của một quốc gia suy yếu, sức mua của đồng tiền đó giảm và giá trị thấp.

Dưới đây là kí hiệu của một số đồng tiền trên thế giới.

currencies.png


Trên đây là các đồng tiền được giao dịch rộng rãi trên thế giới.

Vậy giao dịch ngoại hối như thế nào?

Giao dịch ngoại hối là mua một đồng tiền này và bán một đồng tiền khác. Ví dụ bạn đổi tiền Việt sang đô la Mĩ nghĩa là bạn mua đô la Mĩ và bán Việt Nam đồng, gọi là mua USD / VND. Ngược lại, bán USD / VND là bạn bán đô la Mĩ và mua VND.
 
Last edited:
Các cặp tiền chính

majors.png


Ví dụ, nói tôi mua EUR/USD nghĩa là bạn mua đồng Euro và bạn bán đô la Mĩ. EUR là kí hiệu của đồng tiền chung Châu Âu.

Ở các bài đầu tiên này, tôi muốn cung cấp cho bạn thông tin ở mức đơn giản và cơ bản. Ngoài các cặp tiền chính, chúng ta còn có các cặp tiền chéo và ngoại lai, sau này chúng ta sẽ bàn sau.
 
Đồng tiền nào được giao dịch nhiều và chiếm khối lượng lớn nhất?

Nhìn vào biểu đồ dưới đây, bạn thấy USD được giao dịch nhiều nhất chiếm tới 84.9% theo số liệu năm 2010, không biết bây giờ thế nào, nhưng bạn cũng hiểu đơn giản là người ta tiêu xài đô la Mĩ gần như là phổ biến nhất đúng không.

currency-distribution.png


Những năm gần đây có một sự cạnh tranh không hề nhẹ tới từ đồng nhân dân tệ của Trung Quốc đối với đô la Mĩ trong vai trò là đồng tiền thanh toán hàng đầu trên thế giới.

Dưới đây là biểu đồ dự trữ hối đoái. Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF – International Monetary Fund), đô la Mỹ chiếm tới 62% dự trứ hối đoái của thế giới. Bởi vì hầu hết các nhà đầu tư, kinh doanh và ngân hàng trung ương sở hữu nó, họ rất chú ý tới đô la Mĩ.

fx-reserves-2012.png


Một số lý do tại sao đô la Mĩ đóng vai trò trung tâm trong thị trường ngoại hối:

  • Nền kinh tế Mỹ là nền kinh tế lớn nhất thế giới.
  • Đô la Mỹ là đồng tiền dự trứ của thế giới.
  • Mỹ có các thị trường tài chính lớn nhất và tính thanh khoản cao nhất trên thế giới.
  • Mỹ có một hệ thống chính trị ổn định.
  • Mỹ là siêu cường quân sự duy nhất của thế giới.
 
Có bao nhiêu loại hình giao dịch ngoại hối ?

Phổ biến nhất vẫn là ngoại hối giao ngay (forex spot), hợp đồng tương lai (futures), các quyền chọn (options), và ETFs.

Ngoại hối giao ngay (forex spot)
Trong thị trường giao ngay, các tiền tệ được giao dịch ngay lập tức, theo giá hiện tại của thị trường. Điều làm cho thị trường này hấp dẫn bởi vì tính đơn giản, thanh khoản cao, spread chặt, và nhiều khung giờ liên tục. Tham gia vào thị trường này rất dễ bởi vì có thể mở tài khoản giao dịch chỉ với $25! (Không phải là điều chúng tôi khuyên bạn làm) – bạn sẽ hiểu vì sao trong bài học về Vốn! Bên cạnh đó, hầu hết các nhà môi giới (brokers) thường cung cấp các biểu đồ (charts), tin tức (news) miễn phí.

Hợp đồng tương lai (futures)
Là các hợp đồng dùng để mua hoặc bán một loại tài sản nào đó tại một mức giá xác định trong thời gian tương lai (lý do tại sao chúng được gọi là hợp đồng tương lai!). Hợp đồng tương lai ngoại tệ được tạo ra bởi Chicago Mercantile Exchange (CME) năm 1972. Từ khi các hợp đồng tương lai được đặt chuẩn và giao dịch thông qua các trung tâm, thị trường rất minh bạch và được quản lý tốt. Điều này có nghĩa rằng giá cả và thông tin giao dịch luôn có sẵn.

Quyền chọn
Một “quyền chọn” là một công cụ tài chính cho phép người mua có quyền hoặc sự chọn lựa, nhưng không phải là nghĩa vụ, để mua hoặc bán một tài sản ở một mức giá cụ thể trước ngày đến hạn của quyền chọn đó. Nếu một nhà giao dịch “bán” một quyền chọn, sau đó anh ta có nghĩa vụ mua hoặc bán một tài sản tại một mức giá cụ thể vào ngày đến hạn.

Giống như hợp đồng tương lai, các quyền chọn cũng được giao dịch thông qua một sở giao dịch, ví dụ Chicago Board Options Exchange, hoặc International Securities Exchange, hoặc Philadelphia Stock Exchange. Tuy nhiên, điều hạn chế trong giao dịch quyền chọn ngoại hối là thời gian giao dịch trên thị trường có giới hạn cho một loại quyền chọn nào đó và tính thanh khoản không bằng hợp đồng lương lai hoặc thị trường ngoại hối giao ngay.

Quỹ giao dịch (Exchange-traded Funds)
ETFs là thành viên trẻ nhất trong thế giới ngoại tệ. Một ETF có thể bao gồm một nhóm các cổ phiếu kết hợp với một vài loại tiền tệ, cho phép nhà giao dịch đa dạng hóa với các loại tài sản khác nhau. Chúng được tạo ra bởi các tổ chức tài chính và có thể được giao dịch giống như chứng khoán thông qua một sở giao dịch. Giống với quyền chọn, sự hạn chế trong giao dịch ETFs là thị trường không mở cửa 24 giờ. Tương tự, bởi vì ETFs bao gồm chứng khoán, là đối tượng để tính phí giao dịch.phổ biến nhất vẫn là ngoại hối giao ngay (forex spot), hợp đồng tương lai (futures), các quyền chọn (options), và ETFs.
 
Những lý do khiến cho FX hấp dẫn?

Có rất nhiều thuận lợi và ưu điểm của thị trường ngoại hối. Dưới đây là một vài lý do tại sao có rất nhiều người lựa chọn thị trường này. (Tuy nhiên, theo kinh nghiệm cá nhân tôi thì những lý do này chỉ là bề nổi cho sự hấp dẫn của nó, sau này bạn sẽ hiểu sâu hơn là nó không hoàn toàn như vậy).

Không phí giao dịch (commission)
Không phí giao dịch, không phí quản lý của chính phủ, không phí môi giới. Hầu hết các sàn giao dịch thu lời từ dịch vụ của họ thông qua “bid-asd spread”.

Không qua trung gian
Thị trường ngoại hối giao ngay loại bỏ bớt các khâu trung gian và cho phép bạn giao dịch trực tiếp với thị trường.

Không áp đặt khối lượng
Trong thị trường hợp đồng tương lai, khối lượng giao dịch hoặc hợp đồng được xác định bằng các giao dịch. Một hợp đồng tiêu chuẩn cho bạc tương lai là 5,000 ounces. Trong thị trường ngoại hối giao ngay, bạn quyết định khối lượng giao dịch. Điều này cho phép trader tham gia thị trường với tài khoản giao dịch nhỏ nhất là $25.

Phí trao đổi thấp
Phí trao đổi (bid/ask spread) thông thường ít hơn 0.1% dưới điều kiện chung của thị trường. Với nhà môi giới lớn, phí trao đổi có thể thấp tới mức 0.07%. Tất nhiên điều này còn tùy thuộc vào tỉ lệ đòn bẩy mà bạn chọn.

Thị trường 24h
Không cần phải chờ tiếng chuông mở cửa thị trường. Mở cửa từ sáng thứ hai tại Úc cho tới đóng cửa vào lúc chiều tại New York, thị trường không bao giờ ngủ. Điều này rất thú vị đối với những ai muốn giao dịch vào thời gian rảnh, bởi vì họ có thể chọn lúc nào muốn giao dịch: sáng, trưa, chiều, tối, đêm, trong bữa sáng hoặc lúc bạn đang ngủ.

Không ai có thể điều khiển được thị trường
Thị trường ngoại hối rất lớn và có rất nhiều thành phần tham gia vì thế không một cá nhân (thậm chí ngân hàng trung ương) có thể điều khiển được giá cả thị trường trong dài hạn.

Đòn bẩy
Trong giao dịch ngoại hối, một khoản vốn nhỏ có thể quản lý một khối lượng lớn giá trị hợp đồng. Đòn đẩy cung cấp cho trader khả năng tạo ra lợi nhuận cao, và đồng thời giữ rủi ro ở mức thấp.

Ví dụ, một sàn giao dịch cung cấp mức đòn bẩy là 1-50, nghĩa là với số vốn $50 trader có thể mua hoặc bán $2500 ngoại tệ. Tương tự như vậy, với $500, một người có thể giao dịch tới $25.000 giá trị. Tuy nhiên, đòn bẩy giống như con dao hai lưỡi, nếu không có một sự quản lý rủi ro đúng đắn, tỉ lệ đòn bẩy cao có thể dẫn tới thua lỗ lớn.

Thanh khoản cao
Bởi vị thị trường ngoại hối rất lớn, nên tính thanh khoản cực kì cao. Trong điều kiện bình thường của thị trường, với một cú click chuột bạn đã có thể ngay lập tức mua hoặc bán vì luôn có một ai đó trên thị trường sẵn sàng thực hiện giao dịch với bạn. Bạn không bao giờ bị mắc kẹt trong một giao dịch. Bạn có thẻ thiết lập giao dịch một cách tự động.

Rào cản tham gia thị trường thấp
Bạn có thể nghĩ rằng để tham gia thị trường bạn cần đến rất nhiều tiền. Trên thực tế, so sánh với thị trường chứng khoán, quyền chọn hoặc hợp đồng tương lai, thì lại không phải như vậy. Các sàn giao dịch cho phép bạn mở tài khoản “mini” và “micro”, một vài sàn chỉ với $25.

Công cụ miễn phí có khắp mọi nơi
Hầu hết các sàn giao dịch đều cung cấp tài khoản “demo” để thực hành giao dịch và học hỏi kĩ năng, và các tin tức, giá cả là thời gian thực. Tất cả đều miễn phí. Tài khoản “demo” là một công cụ hữu ích cho phép bạn bắt đầu học giao dịch trước khi mở tài khoản giao dịch thật.
 
Cấu trúc thị trường ngoại hối như thế nào. Chúng ta hãy so sánh với thị trường chứng khoán:

centralized-market-thumbnail.png


Theo cách tự nhiên của nó, thị trường chứng khoán có xu hướng độc quyền. Chỉ có một thực thể, một trung tâm kiểm soát giá cả. Mọi giao dịch được thực hiện qua trung tâm này. Bởi vì thế, giá cá có thể được điều chỉnh theo hướng có lợi cho một nhóm, và không dành cho nhà giao dịch.

Điều này xảy bằng cách nào?

Trong thị trường chứng khoán, thực thể trung tâm bị tác động phải thực hiện các giao dịch của khách hàng. Bây giờ, đột ngột số lượng người bán vượt hơn số lượng người mua. Thực thể trung tâm, phải thực hiện các giao dịch của khách hàng, trong trường hợp này với người bán, bị dư ra với số lượng lớn cổ phiếu mà họ không thể nào bán được cho người mua.

Để tránh điều này xảy ra, thực thể trung tâm sẽ đơn giản tăng phí giao dịch để hạn chế bớt số lượng người bán tham gia vào thị trường. Nói cách khác, thực thể trung tâm đã điều khiển giá cả.

Giao dịch Spot Forex với cấu trúc phi tập trung
Không giống như giao dịch chứng khoán hay hợp đồng tương lai, bạn không cần phải qua một trung tâm giao dịch như New York Stock Exchange với một giá duy nhất. Trong thị trường ngoại hối, không có một giá duy nhất nào cho một ngoại tệ ở một thời điểm, có nghĩa là giá cả sẽ khác nhau tùy thuộc vào sự đa dạng của nhà cung cấp.

decentralized-market-thumbnail.png


Hình minh họa cho bạn hình dung ban đầu về cấu trúc phi tập trung, ban đầu là như thế đã nhỉ?

Các lớp FX
Mặc dù thị trường ngoại hối là phi tập trung, nhưng không có nghĩa là lộn xộn. Các bên tham gia vào thị trường FX có thể được tổ chức theo các tầng. Để hiểu điều này, bạn xem hình minh họa dưới đây:

fx-ladder.png

Bạn đang ở đâu?

Ở điểm cao nhất là thị trường liên ngân hàng. Bao gồm những ngân hàng lớn nhất của thế giới và một số ngân hàng nhỏ hơn, những người tham gia thị trường này giao dịch trực tiếp với nhau thông qua hệ thống điện tử Electronic Brokering Servies (EBS) hoặc là Reuters Dealing 3000-Spot Matching.

Sự cạnh tranh giữa hai công ty – EBS và Reuters Dealing 3000-Spot Matching – giống như là giữa Coca và Pepsi. Họ đấu với nhau để có khách hàng và cố gắng chiếm thị phần lớn hơn. Trong khi cả hai công ty cung cấp hầu hết các cặp ngoại tệ, một vài cặp ngoại tệ có tính thanh khoản hơn cặp khác.

Ví dụ với hệ thống của EBS, EUR/USD, USD/JPY, EUR/JPY, EUR/CHF, và USD/CHF có tính thanh khoản cao hơn. Trong khi đó, với hệ thống của Reuters, GBP/USD, EUR/GBP, USD/CAD, AUD/USD, và NZD/USD tính thanh khoản cao hơn.

Tất cả các ngân hàng (là một phần của thị trường liên ngân hàng) có thể thấy được tỉ giá mà ngân hàng khác cung cấp, nhưng nó không có nghĩa là bất kì ai cũng có thể cung cấp được với mức giá như thế.

Giống như trong cuộc sống, các tỉ giá sẽ phụ thuộc lớn vào sự TÍN NHIỆM giữa các bên giao dịch. Chỉ ra một số cái tên như, tỉ giá “B.F.F.”, “giá khách hàng”, …”Nó giống như việc vay mượn ở một ngân hàng địa phương bạn đang sống. Nếu sự tín nhiện của bạn với họ tốt, thì bạn có được tỉ giá lãi suất tốt hơn, và khả năng bạn vay được một khoản tiền lớn hơn.

Tầng tiếp theo là các quỹ, các tập đoàn, thị trường phân phối, và ECNs. Bởi vì các tổ chức này không có được mối quan hệ chặt chẽ với các đối tượng tham gia ở thị trường liên ngân hàng, họ phải thực hiện các giao dịch thông qua ngân hàng thương mại. Điều này đồng nghĩa với việc họ có tỉ giá cao và đắt hơn so với những bên tham gia trong thị trường liên ngân hàng.

Ở tầng thấp là các nhà giao dịch nhỏ lẻ. Trong quá khứ rất khó để cho những các nhân nhỏ lẻ như chúng ta tham gia vào thị trường ngoại tệ, nhưng xin cảm ơn cho sự ra đời của internet, giao dịch điện tử, các sàn giao dịch lẻ, các rào cản khó khăn để tham gia thị trường đã được bỏ đi. Điều này cho chúng ta cơ hội tham gia cùng các tầng trên.

Bạn ở dưới cùng của chuỗi cung ứng và tham gia vào cuộc chơi của những ông lớn. Bạn đã bắt đầu cảm thấy sự nhỏ bé và thiếu thốn lợi thế cạnh tranh trong thị trường này chưa? Còn với tôi là rồi.
 
Cuộc chơi không cân sức?

Ở bài trên bạn đã biết đến cấu trúc tổng quát của thị trường ngoại hối, trong bài này chúng ta tìm hiểu sâu thêm về những người tham gia thị trường này. Điều này rất quan trọng để bạn hiểu được sự tự nhiên của thị trường giao ngay và những ai thực sự là tay chơi chính.

Cho đến cuối những năm 1990, chỉ có những “ông lớn” có thể tham gia cuộc chơi. Điều kiện khởi đầu để bạn có thể giao dịch chỉ khi bạn có khoảng 50 triệu đô để tham gia. Ngoại tệ ban đầu chỉ dùng cho các ngân hàng và các tập đoàn lớn, không dành cho những người nhỏ bé. Tuy nhiên, bởi vì sự phát triển của internet, các tổ chức giao dịch ngoại hối trực tuyến bây giờ có thể cung cấp các tài khoản giao dịch cho những trader như chúng ta.

Các ngân hàng lớn
Bởi vì thị trường forex giao ngay là phi tập trung, cho nên các ngân hàng lớn sẽ xác định các tỉ giá chuyển đổi. Dựa trên cung và cầu về ngoại tê, họ là người duy nhất đạt ra mức chênh lệch bid/ask mà chúng ta thích (hoặc không thích).

Những ngân hàng lớn này, được biết đến như là thị trường liên ngân hàng, chiếm một lượng lớn các giao dịch tiền tệ mỗi ngày cho khách hàng hoặc bản thân họ. Một vài ngân hàng trong số này bao gồm UBS, Barclays Capital, Deutsche Bank, và Citigroup. Bạn có tể nói rằng thị trường liên ngân hàng là thị trường giao dịch ngoại hối.

Các tập đoàn thương mại lớn
Các tập đoàn tham gia vào thị trường ngoại hối cho mục đích kinh doanh. Ví dụ, Apple phải chuyển đổi đồng đô la Mĩ sang đồng Yên Nhật khi mua các linh kiện điện tử từ Nhật Bản cho các sản phẩm của họ. Bởi vì họ giao dịch với số lượng lớn (chỉ nhỏ hơn các ngân hàng trong thị trường liên ngân hàng), kiểu giao dịch ngày được thực hiện qua các ngân hàng thương mại.

Mua bán và sát nhập (M&A) giữa các tập đoàn đoàn lớn có thể tạo ra sự giao động về tỉ giá ngoại tệ. Trong thị trường M&A quốc tế, rất nhiều cuộc thảo luận về ngoại tệ cũng có thể làm thay đổi tỉ giá.

Chính phủ và các ngân hàng trung tâm
Chính phủ và các ngân hàng trung tâm, ví dụ như Ngân hàng Châu Âu (European Central Bank), Ngân hàng Anh (Bank of England), và Cục dự trữ liên bang (Federal Reserve), cũng tham gia vào thị trường ngoại hối. Giống như các tập đoàn, chính phủ tham gia vào thị tường với mục đích điều hành, thanh toán giao dịch quốc tế, và kiểm soát dự trữ ngoại hối.

Trong khi đó, ngân hàng trung ương ảnh hưởng đến thị trường ngoại hối khi họ điều chỉnh lãi suất để kiểm soát lạm phát. Bằng các làm như vậy, họ có thể tạo ảnh hưởng đến giá trị tiền tệ. Có những ví dụ khi mà ngân hàng trung ương tác động (intervene), một các trực tiếp hoặc gián tiếp, trong thị trường ngoại tệ khi mà họ muốn làm cân bằng tỉ giá trao đổi. Đôi lúc, ngân hàng trung ương cho rằng đồng tiền của họ được định giá quá cao hoặc quá thấp, họ bắt đầu mua/bán mạnh tay để điều chỉnh tỉ giá.

Nhà đầu cơ
“In it to win it!”. Đây có thể là câu thần chú của những nhà đầu cơ. Chiếm tới 90% của toàn khối lượng giao dịch, các nhà đầu với tất cả hình thức và kích cỡ. Một vài trong số họ có túi tiền lớn, số khá thì nhỏ hơn, nhưng tất cả họ tham gia thị trường chỉ đơn giản kiếm một lượng lớn tiền.
 
Last edited:
Một chút về lịch sử

Cuối thế chiến thứ 2, thế giới trải qua quá nhiều hỗn độn, các chính phủ phương Tây cảm thấy cần tạo ra một hệ thống để ổn định nền kinh tế toàn cầu.

Được biết đến là “hệ thống Bretton Woods,” đồng ý thiết lập tỉ giá chuyển đổi các ngoại tệ với vàng. Hệ thống này giúp ổn định được một thời gian, nhưng các nền kinh tế chính của thế giới bắt đầu thay đổi và phát triển với tốc độ khác nhau, các quy tắc của hệ thống sớm trở nên lỗi thời và hạn chế.

Ngay sau đó, đến năm 1971, hệ thống Bretton Woods Agreement biến mất và được thay thế bằng một hệ thống đánh giá tiền tệ khác. Mĩ ở vị trí định hướng, thị trường tiền tệ được quyết định bởi cung và cầu.

Ban đầu rất khó để xác định một tỉ giá chuyển đổi công bằng, nhưng do sự phát triển của công nghệ và truyền thông mọi việc trở nên dễ hơn.

Kể từ những năm 1990, nhờ sự phát triển của máy vi tính và sự bùng nổ toàn cầu của Internet (cảm ơn tới ông Al Gore), các ngân hàng bắt đầu tạo ra các phần mềm giao dịch cho chính họ. Các phần mềm này được thiết kế với bảng giá thời gian thực cho khách hàng để họ thực hiện giao dịch cho chính họ.

Trong khi đó, một vài doanh nghiệp quảng cáo các phần mềm giao dịch cho các cá nhân.

Được biết đến là “retail forex brokers”, các thể chế này làm cho việc giao dịch trở nên dễ dàng hơn dành cho các trader với khối lượng giao dịch nhỏ. Không giống trong thị trường liên ngân hàng nơi mà các khối lượng giao dịch tiêu chuẩn là 1 triệu đơn vị, các retail broker cho phép các cá nhân giao dịch chỉ với 1000 unit!

Retail Forex Broker
Trước đây, chỉ có những nhà đầu cơ lớn và các quỹ đầu tư mới có thể giao dịch tiền tệ, nhưng cảm ơn tới retail forex brokers và Internet, không còn là điều phải bận tâm.
Không có chút cản trở nào để tham gia, bất kì cũng có thể liên lạc với một sàn giao dịch, mở một tài khoản, chuyển tiền, và giao dịch ngoại hối ngay từ nhà của họ. Các nhà môi giới có 2 dạng:
  1. Sàn giao dịch, giống như chính cái tên của họ, tỉ giá bid/ask cho họ cung cấp
  2. Electronic Communications Networks (ECN), sử dụng tỉ giá bid/ask tốt nhất mà họ có sẵn từ các tổ chức trên thị trường liên ngân hàng
Sàn giao dịch
Ví dụ bạn muốn đến Pháp để du lịch. Để có thể mua bán, bạn cần chuyển đổi tiền của bạn sang đồng Euro bằng cách đến ngân hàng hoặc các điểm chuyển đổi ngoại tệ. Họ là bên còn lại trong giao dịch này, bạn phải đồng ý chuyển đổi tiền của bạn sang euro theo giá cả mà họ đưa ra.

Giống như tất cả các giao dịch kinh doanh, có chi phí cho việc chuyển đổi, trong trường hợp này nó ở dưới dạng chênh lệch bid/ask.

Ví dụ, nếu như giá mua vào (bid) của ngân hàng cho EUR/USD là 1.2000, và giá bán ra (ask) của họ là 1.2002, thì chênh lệch mua/bán (bid/ask) là 0.0002. Mặc dù khá nhỏ, nhưng nếu bạn nói tới hàng triệu đô giao dịch mỗi ngày, nó sẽ tạo ra một khoản lợi nhuận rất lớn cho sàn giao dịch.

Bạn có thể nói rằng sàn giao dịch là các đơn vị cơ bản tạo nên thị trường giao dịch ngoại hối. Các sàn giao dịch này về cơ bản cung cấp tính thanh khoản bằng các đóng gói lại các hợp đồng giao dịch lớn từ nhà buôn thành các gói nhỏ hơn. Nếu không có họ, sẽ rất khó cho các cá nhân nhỏ lẻ tham gia vào thị trường này

ECN (Electronic Communications Network)
ECN là cái tên được đặt cho các phần mềm giao dịch tự động khớp các lệnh mua và bán của khách hàng ở các mức giá (stated price). Các mức giá này được gom từ các sàn giao dịch, các ngân hàng, thậm chí cả các nhà giao dịch sử dụng ECN. Bất cứ khi nào, một lệnh mua hoặc bán được thực hiện, nó sẽ khớp với tỉ giá bid/ask.

Dựa trên việc các trader có khả năng thiết lập giá cho chính họ, các nhà môi giới ECN thường tính một khoản phí rất nhỏ cho các lệnh giao dịch của bạn. Sự kết hợp giữa chênh lệch thấp và phí giao dịch ít làm cho phí chuyển đổi của ECN rẻ hơn.
 
Các phiên giao dịch ngoại hối bao gồm: Sydney, Tokyo, London và New York. Các phiên giao dịch này diễn ra theo thứ tự và làm cho thị trưởng trở nên liên tục trong suốt 24h một ngày. Nhưng không có nghĩa là thị trường luôn sôi động trong cả một ngày.

Market Hours
Trước khi chúng ta tìm hiểu lúc nào tốt nhất để giao dịch, chúng ta cần biết thị trường 24 giờ / ngày là như nào. Thị trường forex có thể được chia ra làm các phiên giao dịch chính sau: phiên Sydney, phiên Tokyo, phiên London, và phiên New York. Dưới đây là các bảng thời gian mở và đóng cửa cho mỗi phiên.

Mùa Hè (khoảng. tháng 4- tháng 10)
summer.png


Mùa Đông (khoảng tháng 10 – tháng 4)

winter.png


Bạn có thể thấy giữa mỗi phiên giao dịch, có một khoảng thời gian mà hai phiên giao dịch được mở cùng thời gian. Trong suốt mùa đông, từ 3:00-4:00 am EDT, phiên Tokyo và phiên London trùng nhau, và từ 8:00 am-12:00 pm EDT, phiên London và phiên New York trùng nhau.

Một cách tự nhiên, đây là thời điểm sôi động nhất trong ngày bởi vì khối lượng giao dịch sẽ lớn hơn khi mà hai thị trường được mở cùng thời gian. Điều này có nghĩa bởi vì trong suốt khoảng thời gian đó, tất cả người tham gia thị trường trao đổi buôn bán, có nghĩa là nhiều tiền hơn được luân chuyển.

Bây giờ, bạn có thể đang ở khung thời gian của phiên Sydney và đang hỏi tại sao nó điều chỉnh 2 tiếng. Bạn có thể nghĩa rằng thời gian mở cửa phiên Sydney chỉ là một tiếng khi Mĩ điều chỉnh cho múi giờ tiêu chuẩn, nhưng nhớ rằng khi Mĩ điều chính lại một tiếng, Sydney cũng tiến lên một tiếng. Bạn nên nhớ điều này nếu bạn có ý định giao dịch trong khoảng thời gian này.
 
Chúng ta tìm hiểu cụ thể từng phiên

Phiên giao dịch Tokyo

Giờ mở cửa của phiên Tokyo lúc 12:00 AM GMT đánh dấu cho phiên Á. Bạn nên ghi chú rằng phiên Tokyo đôi khi được coi là phiên Á bởi bì Tokyo là trung tâm tài chính của khi vực Châu Á.

Một điều nên lưu ý Nhật Bản là trung tâm giao dịch ngoại hối lớn thứ ba trên thế giới.

Điều này không có gì đáng ngạc nhiên bởi vì đồng yên là ngoại tệ được giao dịch đứng thứ ba, chiếm khoảng 16.50% của tất cả các giao dịch ngoại tệ. Tóm lại có khoảng 21% các giao dịch trong phiên này.

Dưới đây là bảng dao động của các cặp ngoại tệ chính trong phiên Á.

tokyo-pip-movement1.png


Những giá trị pip này được tính trung bình theo dữ liệu từ tháng 5 2012. Chú ý rằng đây không phải là giá trị tuyệt đối và có thể thay đổi phụ thuộc vào tính thanh khoản và các điều kiện thị trường khác.

Đây là một số đặc điểm bạn nên biết về phiên Tokyo:
  • Hoạt động không chỉ thuộc về Nhật Bản. Hàng tấn giao dịch ngoại tệ còn được đóng góp bởi các điểm nóng tài chính khác như Hong Kong, Singapore, và Sydney.
  • Người tham gia chính trong suốt phiên Tokyo là các công ty thương mại (xuất khẩu) và các ngân hàng trung ương. Nên nhớ rằng nền kinh tế Nhật Bản phụ thuộc lớn và xuất khẩu, và cùng với Trung Quốc cũng là người chơi chính.
  • Tính thanh khoản đôi lúc rất nhỏ. Có những khoảng thời gian giao dịch trong phiên này sẽ giống như việc đi câu cá – bạn có thể phải chờ đợi lâu.
  • Một điều khá chắc rằng bạn sẽ thấy sự di chuyển mạnh của các cặp tiền tệ khu vực Thái Bình Dương như AUD/USD và NZD/USD.
  • Trong khoảng thời gian thị trường dao động hẹp, hầu hết các cặp lên xuống trong một dải biên độ. Nó tạo ra các giao dịch ngắn trong ngày hoặc các giao dịch breakout vào thời gian sau.
  • Hầu hết các hoạt động diễn ra vào đầu phiên, khi các số liệu kinh tế được công bố.
  • Các dao động trong phiên Tokyo có thể thiết lập xu hướng cho cuối ngày. Các trader ở phiên sau quan sát điều gì đã xảy ra ở phiên Tokyo để đánh giá chiến lược giao dịch cho phiên tới.
  • Thông thường, sau những dao động lớn ở phiên New York, bạn có thể thấy sự điều chỉnh ở phiên Tokyo.
Bạn nên giao dịch cặp nào?
Bởi vì phiên Tokyo, khi mà các tin tức từ Úc, Niu Di-lân, và Nhật Bản cùng ra, nó mang lại cơ hội giao dịch theo tin tức. Và, có sự dao động mạnh của các cặp yên bởi vì có lượng lớn đồng yên được trao đổi giữa các công ty Nhật.

Lưu ý rằng Trung Quốc cũng là một nền kinh tế mạnh, cho nên bất cứ khi nào tin tức được ra từ Trung Quốc, nó có xu hướng tạo biến động mạnh. Úc và Nhật phụ thuộc nhiều vào nhu cầu của Trung Quốc, chúng ta có thể thấy sự dao động mạnh trong các cặp AUD và JPY khi có dữ liệu kinh tế từ Trung Quốc được công bố.
 
Phiên giao dịch London

Chỉ khi những người tham gia mua bán ở thị trường Châu Á bắt đầu dừng việc đóng cửa hàng lại, khu vực Châu Âu bắt đầu ngày mới của họ.

Trong khi có khá nhiều trung tâm tài chính khắp khu vực Châu Âu, nhưng đa phần đều để mắt tới London.
Về mặt lịch sử, London luôn là trung tâm giao dịch, nó là vị trí chiến lược. Không có nghi ngờ gì nó được coi là trung tâm ngoại tệ của thế giới với hàng ngàn thương nhân giao dịch mỗi phút. Khoảng 30% tổng số các giao dịch được thực hiện trong suốt phiên London.

Dưới đây là bảng tổng hợp biên độ dao động của các cặp chính trong phiên London.

london-pip-ranges.png


Đây là các thông tin liên quan tới phiên Âu:
  • Bởi vì phiên London trùng với hai phiên giao dịch khác – và London là trung tâm giao dịch tài chính – một khối lượng lớn giao dịch được thực hiện trong phiên này. Dẫn đến tính thanh khoản và khả năng phí giao dịch thấp, chênh lệch pip thấp.
  • Vì khối lượng giao dịch lớn, nên giao dịch trong phiên London thường rất mạnh.
  • Hầu hết các xu hướng bắt đầu trong phiên London, và chúng thường tiếp tục cho tới đầu phiên New York.
  • Sự biến động có xu hướng giảm xuống vào giữa phiên, khi các trader nghỉ ăn trưa trước khi chờ tới phiên New York bắt đầu.
  • Các xu hướng có thể đảo chiều vào cuối phiên London, khi mà các trader châu Âu quyết định chốt lời.
Bạn nên giao dịch cặp nào?
Bởi vì khối lượng lớn giao dịch được thực hiện, nên tính thanh khoản trong phiên Âu cao nên bất kì cặp nào cũng có thể giao dịch được.

Tất nhiên, biến động nhiều nhất vẫn là các cặp (EUR/USD, GBP/USD, USD/JPY, và USD/CHF), và chúng thường có mức chênh lệch spread thấp.

Cũng vậy, các cặp này thường trực tiếp bị ảnh hưởng bởi các báo cáo, tin tức được công bố trong phiên giao dịch.

Bạn có thể thử các cặp chéo của đồng Yên (cụ thể EUR/JPY và GBP/JPY), thường chúng biến động mạnh. Bởi vì là cặp chéo nên chênh lệch bid/ask có thể nhiều.
 
Phiên giao dịch New York

Ngay sau khi các trader khu vực châu Âu quay lại công việc sau bữa trưa, phiên Mĩ bắt đầu lúc 8:00 am EST. Giống như châu Á và châu Âu, phiên Mĩ có trung tâm tài chính của mình. Chúng tôi đang nói đến “Thành phố không bao giờ ngủ” – New York.

Dưới đây là bảng dao động pip trong phiên New York của các cặp chính.

pip-ranges.png


Đây là một số lưu ý khi giao dịch phiên Mĩ
  • Tính thanh khoản cao trong suốt buổi sáng, bởi vì thời điểm này trùng với phiên Âu.
  • Hầu hết các báo cáo kinh tế được công bố gần thời điểm bắt đầu phiên New York. Nhớ rằng 85% các giao dịch đều có đồng đô la Mĩ, vì vậy bất cứ khi nào có dữ liệu kinh tế quan trọng của Mĩ được công bố, thì thị trường có khả năng biến động là rất mạnh.
  • Khi thị trường châu Âu đóng, tính thanh khoản và biến động có xu hướng giảm trong thời gian buổi chiều của phiên Mĩ.
  • Vào buổi chiều Thứ sáu dao động là rất ít, khi mà các trader châu Á đang thư giãn ở các quán karaoke và trader châu Âu đang nhậu ở các quán bar xem bóng đá…
  • Vào các ngày Thứ 6, có cơ hội đảo chiều và nửa sau phiên Mĩ, khi mà các trader Mĩ chốt lời trước cuối tuần, tránh các rủi ro bởi tin tức cuối tuần
Bạn nên giao dịch cặp nào?
Chú ý rằng tính thanh khoản cao của cả thị trường Mĩ và châu Âu. Bạn có thể cá rằng các ngân hàng và tập đoàn đa quốc gia bị đốt nóng bởi đường dây điện thoại. Điều này giúp bạn giao dịch bất kì cặp nào, mặc dù vậy sẽ là tốt nhất nếu bạn quan tâm tới các cặp chính.

Bởi vì đô la Mĩ có trong các giao dịch chính, nên mọi người sẽ chú ý nhiều đến dữ liệu kinh tế Mĩ khi được công bố. Nếu các báo cáo này kết quả tốt hoặc xấu hơn mong đợi, nó có thể thúc mạnh các thị trường, và đô la sẽ nhảy lên và xuống.
 
Các phiên giao dịch trùng nhau

Giao phiên Tokyo – London
Tính thanh khoản trong phiên này khá thấp vì một vài lý do. Thông thường, không có nhiều dao động trong phiên Á, vì thế, khi đến đầu giờ chiều, các trader thường ngủ gật. Với trader châu Âu họ mới đến văn phòng, nên giao dịch có thể khá chán khi tính thanh khoản thấp.

Giao phiên London – New York
Đây mới là lúc bắt đầu thực sự! Là thời điểm bận rộn nhất trong ngày, khi mà các trader từ hai trung tâm tài chính lớn nhất (London và New York) bắt đầu cuộc.

Trong thời gian này chúng ta có thể thấy vài cú di chuyển mạnh, đặc biệt là khi các báo cáo được công bố từ Mĩ và Canada. Thị trường cũng có thể bị tác động mạnh bởi các tin tức “muộn” từ châu Âu.

Nếu có bất kì xu hướng nào được thành lập trong phiên Âu, chúng ta có thể thấy xu hướng tiếp diễn, khi các trader Mĩ quyết định nhảy vào và đặt lệnh sau khi biết điều gì đã xảy ra ở thời điểm trước đó. Bạn nên theo dõi, vào cuối phiên này, khi mà các trader châu Âu có thể đóng các giao dịch của họ, có thể dẫn tới sự di chuyển mạnh ngay trước giờ ăn trưa ở Mĩ.

Sự trùng thời gian giao dịch giữa các phiên này có tác động lên thị trường, tôi sẽ chỉ cho bạn sau.
 
Ngày tốt nhất trong tuần để giao dịch

Vậy là bây giờ chúng ta biết rằng phiên London là nhộn nhịp nhất so với các phiên khác, tuy nhiên sẽ có những ngày trong tuần thị trường có xu hướng dao dộng nhiều nhất. Dưới đây là khoảng pip trung bình cho các cặp chính trong tuần:

week.jpg


Bạn thấy bảng trên, thời điểm tốt nhất để giao dịch là những ngày giữa tuần, bởi vì đây là thời điểm mà các hoạt động xảy ra chủ yếu.
 
Tới đây chúng ta tìm hiểu cách thức thực hiện một giao dịch.

Trong thị trường ngoại hối, bạn mua hoặc bán các ngoại tệ.


Đặt một giao dịch trong thị trường ngoại hối rất đơn giản: phương pháp giao dịch cũng giống như các thị trường khác (như chứng khoán) nếu bạn đã có kinh nghiệm giao dịch, bạn sẽ nắm được vấn đền nhanh chóng.
Mục tiêu của giao dịch ngoại hối là trao đổi một loại tiền sang một loại tiền khác với sự mong đợi rằng giá cả sẽ thay đổi, vì thế đồng tiền bạn mua sẽ tăng giá trị so với đồng tiền bạn bán ra. Ví dụ:

Hành động của TraderEURUSD
Bạn mua 10,000 euro với tỉ giá EUR/USD là 1.1800+10,000-11,800*
Hai tuần sau, bạn trao đổi 10,000 euro về đô la Mĩ với tỉ giá 1.2500-10,000+12,500**
Bạn kiếm lợi nhuận là $7000+700
*EUR 10,000 x 1.18 = US $11,800
** EUR 10,000 x 1.25 = US $12,500


Một tỉ giá chuyển đổi chỉ đơn giản tỉ lệ giá trị của một tiền tệ so với một tiền tệ khác. Ví dụ, tỉ lệ chuyển đổi USD/CHF chỉ ra bao nhiêu đô la Mĩ mua được một đồng franc Thụy Sĩ, hoặc bao nhiêu đồng franc Thụy Sĩ bạn cần để mua một đô la Mĩ.

Đọc một tỉ giá như thế nào
Các ngoại tệ thường đi cặp với nhau, ví dụ GBP/USD hoặc USD/JPY. Lý do tại sao chúng được cặp với nhau bởi vì trong mỗi một giao dịch ngoại tệ, bạn đồng thời mua một tiền tệ và bán một tiền tệ khác. Dưới đây là một ví dụ tỉ giá chuyển đổi cho Bảng Anh với đô la Mĩ:

gbpusd-quote2.png


Đồng tiền đầu tên bên trái dấu (“/”) được coi là base currency (trong ví dụ này, là Bảng Anh) trong khi đồng tiền còn lại được gọi là counter hoặc quote currency (trong ví dụ này, đô la Mĩ).

Khi mua, tỉ giá trao đổi cho biết bạn trả bao nhiêu đơn vị của quote currency để mua một đơn vị của base currency. Trong ví dụ trên, bạn phải trả 1.51258 đô la Mĩ để mua 1 Bảng Anh.

Khi bán, tỉ giá trao đổi cho biết bao nhiêu đơn vị của quote currency bạn có được bằng việc bán một đơn vị base currency. Trong ví dụ trên, bạn sẽ nhận 1.51258 đô la Mĩ khi bạn bán 1 Bảng Anh.

Base currency là “cơ bản” cho việc mua hoặc bán. Nếu bạn mua EUR/USD điều này đơn giản là bạn mua base currency và đồng thời bán quote currency. Nói cách khác, “mua EUR, bán USD.”

Bạn muốn mua nếu bạn tin rằng base currency sẽ tăng giá so với quote currency. Bạn muốn bán nếu bạn nghĩ rằng base currency sẽ giảm giá so với quote currency.

Long/Short
Đầu tên, bạn nên xác định khi nào bạn muốn mua hoặc bán.
Nếu bạn muốn mua (thực ra là mua base currency và bán quote currency), bạn muốn base currency tăng giá trị và bạn sẽ bán trở lại tại mức giá cao hơn. Theo cách nói của trader, được gọi là “going long” hoặc “long position.” Chỉ cần nhớ: long = buy (= mua).

Nếu bạn muốn bán (thực ra là bán base currency và mua quote currency), bạn muốn base currency giảm giá trị và sau đó bạn mua nó trở lại ở mức giá thấp hơn. Được gọi là “going short” hay “short position”. Chỉ cần nhớ: short = sell (=bán).

Bid/Ask

quote.png


Tất cả forex quotes được quoted với hai giá: bid và ask. Hầu hết, giá bid thấp hơn giá ask.Giábid là giá mà sàn giao dịch sẵn sàng bán base currency để đổi lấy quote currency. Nghĩa là giá bid là giá tốt nhất sẵn có mà bạn (trader) sẽ bán cho thị trường.

Giá ask là giá mà sàn giao dịch sẽ bán base currency để đổi lấy quote currency. Nghĩa là giá ask là giá tốt nhất sẵn có mà bạn sẽ mua từ thị trường. Một từ khác dùng cho ask là giá chào.
Sự khác nhau giữa giá bid và ask được biết đến rộng rãi là spread (chênh lệch).

Trong quote EUR/USD ở trên, giá bid là 1.34568 và giá ask là 1.34588. Xem cách sàn giao dịch này làm cho nó đơn giản để giao dịch.

Nếu bạn muốn bán EUR, bạn nhấn nút “Sell” và bạn sẽ bán euro ở 1.34568. Nếu bạn muốn mua EUR, bạn nhấn nút “Buy” và bạn sẽ mua euro tại 1.34588.
 
Pip và pipette

Chúng ta sẽ tính toán một chút trong bài này. Bạn có thể đã nghe đến khái niệm "pip," "pipette," và "lot" , và chúng ta sẽ giải thích nó là gì và cách tính giá trị của chúng. Hãy dành thời gian của bạn cho những thông tin này, nó là kiến thức cần thiết cho tất cả các nhà giao dịch ngoại tệ. Đừng nghĩ tới việc giao dịch cho tới khi bạn quen với giá trị pip và tính toán lợi nhuận/thua lỗ.

Vậy một pip là gì? Và một pipette là gì? Là đơn vị đo lường thể hiện sự thay đổi giá trị giữa hai tiền tệ được gọi là "Pip." Nếu EUR/USD di chuyển từ 1.2250 đến 1.2251, là .0001 USD tăng giá là MỘT PIP. Một pip thường là chữ số thập phân cuối cùng của một tỉ giá. Hầu hết các cặp tiền tệ sẽ là 4 chữ số hàng thập phân, nhưng có một số ngoại lệ như các cặp của Yên Nhật (với hai chữ số thập phân).

Rất quan trọng: có các sàn giao dịch để tỉ giá của các cặp tiền theo tiêu chuẩn "4 và 2" số thập phân đến "5 và 3" số thập phân. Họ đặt tỉ giá Fraction Pip, được gọi là "pipette." Ví dụ, nếu GBP/USD di chuyển từ 1.51542 đến 1.51543, lên cao hơn .00001 USD là một pipette. Mỗi một tiền tệ có giá trị của chính nó, nên cần thiết tính giá trị của một pip cho một cặp tiền tệ. Trong ví dụ sau, chúng ta sẽ sử dụng tỉ giá với 4 chữ số hàng thập phân. Vì mục đích giải thích rõ ràng cho việc tính toán, tỉ giá trao đổi được thể hiện dưới dạng tỉ lệ (như, EUR/USD tại 1.2500 sẽ được viết là "1 EUR/ 1.2500 USD")
Ví dụ tỉ giá trao đổi: USD/CAD = 1.0200. Được đọc là 1 USD trên 1.0200 CAD (hoặc 1 USD/1.0200 CAD) (Giá trị thay đổi trên tiền tệ trao đổi) nhân với tỉ giá trao đổi = giá trị pip (theo tiền tệ cơ bản) [.0001 CAD] x [1 USD/1.0200 CAD] Hoặc đơn giản [(.0001 CAD) / (1.0200 CAD)] x 1 USD = 0.00009804 USD mỗi đơn vị được giao dịchSử dụng ví dụ này, nếu chúng ta giao dịch 10,000 cặp USD/CAD, thì một pip thay đổi trên tỉ giá sẽ là khoảng 0.98 USD thay đổi trong giá trị (10,000 cặp x 0.0000984 USD/cặp). (Chúng ta sử dụng "khoảng" bởi vì khi tỉ giá thay đổi, thì giá trị của mỗi pip sẽ thay đổi.) Đây là một ví dụ khác sử dụng cho cặp Yên Nhật là đồng tiền trao đổi. GBP/JPY tại 123.00 Chú ý rằng cặp này chỉ có hai chữ số thập phân để đo lường 1 giá trị pip thay đổi giá trị (hầu hết các cặp tiền tệ khác có bốn chữ số thập phân). Trong trường hợp này, một pip di chuyển là .01 JPY.
(Giá trị thay đổi trong đồng tiền trao đổi) nhân với tỉ giá = giá trị pip (theo đồng tiền trao đổi) [.01 JPY] x [1 GBP/123.00 JPY] Hoặc đơn giản [(.01 JPY) / (123.00 JPY)] x 1 GBP = 0.0000813 GBPVì vậy, khi giao dịch 10,000 cặp GBP/JPY, mỗi pip thay đổi có giá trị khoảng 0.813 GBP.

Tìm giá trị pip trên loại tài khoản của bạn
Bây giờ, câu hỏi cuối cùng đặt ra là tìm hiểu giá trị pip cho các giao dịch của bạn, "một giá trị pip theo loại tài khoản của tôi là gì?" Sau tất cả, đây là thị trường toàn cầu và không phải ai cũng có chung một đơn vị tiền tệ trong tài khoản của họ. Điều này có nghĩa rằng một giá trị pip sẽ được chuyển đổi sang bất cứ loại tiền tệ nào mà tài khoản của chúng ta giao dịch. Sự tính toán này có thể là loại dễ nhất; đơn gian là nhân/chia "giá trị pip" theo tỉ giá trao đổi của loại tài khoản của bạn.

Ngay cả khi bạn là một siêu sao toán học --ít nhất là với giá trị pip--bạn có thể xoay tròn mắt và nghĩ, "Liệu tôi có thực sự cần phải làm những điều này?" Câu trả lời là KHÔNG. Hầu hết các sàn giao dịch sẽ thực hiện những điều này một cách tự động cho bạn.​
 
Khối lượng Lot, Leverage, lợi nhuận và thua lỗ

Trước đây, spot forex được giao dịch theo khối lượng cụ thể được gọi là lot. Cỡ tiêu chuẩn cho một lot là 100.000 đơn vị. Cũng có cỡ mini, micro, và nano lot theo thứ tự lần lượt 10.000, 1.000, và 100 đơn vị.

lot.png


Có thể là bạn đã biết, sự thay đổi giá trị của một tiền tệ so với tiền tệ khác được đo theo "pip", một phần trăm rất rất nhỏ của giá trị một tiền tệ. Để có được lợi thế của sự thay đổi về giá trị này trong một phút, bạn cần giao dịch một khối lượng lớn một tiền tệ nào đó nhằm có được một mức lợi nhuận / thua lỗ đủ lớn. Giả sử chúng ta sử dụng một lot tiêu chuẩn là 100,000 đơn vị (unit). Chúng ta cùng tính toán một vài ví dụ:
  1. USD/JPY tại tỉ giá trao đổi 119.80 (.01 / 119.80) x 100,000 = $8.34 mỗi pip
  2. USD/CHF tại tỉ giá trao đổi 1.4555 (.0001 / 1.4555) x 100,000 = $6.87 mỗi pip
Trong trường hợp đô la Mĩ không đứng trước, công thức khác một chút.
  1. EUR/USD tại tỉ giá trao đổi 1.1930 (.0001 / 1.1930) X 100,000 = 8.38 x 1.1930 = $9.99734 quanh khoảng $10 mỗi pip
  2. GBP/USD tại tỉ giá trao đổi 1.8040 (.0001 / 1.8040) x 100,000 = 5.54 x 1.8040 = 9.99416 quanh khoảng $10 mỗi pip.
Sàn giao dịch của bạn có thể có công thức tính pip khác liên quan tới khối lượng lot nhưng cho dù theo cách nào, họ cũng sẽ cho bạn biết giá trị mỗi pip cho loại tiền tệ mà bạn đang giao dịch tại thời điểm cụ thể. Khi thị trường di chuyển, giá trị pip phụ thuộc vào loại tiền tệ mà bạn giao dịch.

Đòn bẩy (leverage) là gì?

Bạn đang thắc mắc làm thế nào mà một nhà đầu tư nhỏ giống như bạn có thể giao dịch một khối lượng tiền lớn như thế. Hãy nghĩ sàn giao dịch của bạn giống như một ngân hàng đưa cho bạn $100,000 để mua bán. Cái mà ngân hàng yêu cầu bạn là bạn nộp vào $1,000, họ sẽ giữ cho bạn. Điều này quá tốt để có thể là sự thật? Đây chính là cách mà giao dịch ngoại hối sử dụng đòn bẩy.

Mức đòn bẩy bạn sử dụng sẽ phụ thuộc vào sàn giao dịch của bạn và ở mức mà bạn cảm thấy thoải mái.
Thường thì sàn giao dịch sẽ yêu cầu một khoản vốn, được gọi là "account margin" hoặc "initial margin." Khi bạn chuyển tiền vào bạn sẽ thực hiện được giao dịch. Sàn giao dịch sẽ xác định cụ thể khối lượng giao dịch.
Ví dụ, nếu đòn bẩy được cho phép là 100:1 (hoặc 1% của vị thế được yêu cầu), và bạn muốn giao dịch một vị thế trị giá $100,000, nhưng bạn chỉ có $5,000 trong tài khoản của bạn. Không vấn đề gì, sàn giao dịch sẽ lấy $1,000 của bạn làm số tiền đặt, hoặc gọi là "margin," và cho phép bạn "mượn" phần còn lại. Tất nhiên, bất kì thua lỗ hoặc lợi nhuận sẽ được trừ đi hoặc thêm vào phần vốn còn lại trên tài khoản của bạn. Mức độ đảm bảo tối thiểu (margin) cho mỗi lot sẽ tùy vào các sàn giao dịch. Trong ví dụ trên, sàn giao dịch yêu cầu một phần trăm margin. Có nghĩa cứ mỗi $100,000 được giao dịch, nhà môi giới cần $1,000 cho giao dịch đó.

Vậy tôi tính toán lợi nhuận và thua lỗ như thế nào?

Tới đây thì bạn biết cách tính giá trị pip và đòn bẩy, tiếp tục chúng ta cùng tính toán lợi nhuận và thua lỗ.
Mua đô la Mĩ và bán đồng Thụy Sĩ.
  1. Tỉ giá là 1.4525 / 1.4530. Bởi vì bạn mua đô la Mĩ nên bạn sử dụng giá 1.4530 (ask), hoặc tỉ giá mà nhà giao dịch khác chuẩn bị bán.
  2. Bạn mua 1 lot tiêu chuẩn (100,000 đơn vị) tại 1.4530.
  3. Sau vài giờ, giá di chuyển đến 1.4550 và bạn quyết định kết thúc giao dịch này.
  4. Tỉ giá mới cho USD/CHF là 1.4550 / 1.4555. Bởi vì bạn kết thúc giao dịch và bạn bắt đầu bằng lệnh mua, bây giờ bạn bán để kết thúc giao dịch này vì thế bạn phải dùng giá 1.4550 (bid). Mức giá mà nhà giao dịch khác chuẩn bị mua.
  5. Sự khác nhau giữa 1.4530 và 1.4550 là .0020 hoặc 20 pips.
  6. Sử dụng công thức ở trên, chúng ta có (.0001/1.4550) x 100,000 = $6.87 mỗi pip x 20 pips = $137.40
Ghi nhớ, khi bạn vào hoặc thoát một giao dịch, bạn là đối tượng cho sự chênh lệch giữa bid/offer. Khi bạn mua một tiền tệ, bạn sẽ dùng giá ask và khi bạn bán, bạn dùng giá bid.
 
Tới đây chúng ta tổng hợp và ôn lại một số thuật ngữ nhé.

Cặp tiền tệ chính và phụ
Tám ngoại tệ được giao dịch thường xuyên (USD, EUR, JPY, GBP, CHF, CAD, NZD, và AUD) được gọi là đồng tiền "chính". Là những ngoại tệ có tính thanh khoản cao. Tất cả các ngoại tệ khác được coi là phụ.

Tiền tệ cơ bản
Tiền tệ cơ bản là đồng tiền đứng trước trong mỗi cặp tiền tệ. Tỉ giá chỉ ra trị giá của đồng cơ bản so với đồng tiền thứ hai. Ví dụ nếu tỉ giá của USD/CHF là 1.6350, thì một USD trị giá 1.6350 CHF. Trong thị trường ngoại hối, đô la Mĩ được coi là đồng tiền cơ bản cho việc xác định tỉ giá, nghĩa là tỉ giá đó được thể hiện là một 1 USD so với tiền tệ còn lại trong cặp đó. Ngoại lệ cho quy tắc này là Bảng Anh, Euro, đô la Úc và đô la Niu Di Lân.

Tiền tệ trao đổi
Tiền tệ trao đổi là đồng tiền thứ hai trong mỗi cặp. Thường được gọi là đồng tiền pip và lợi nhuận hay thua lỗ được thể hiện bởi nó.

Pip
Một pip là đơn vị giá nhỏ nhất cho bất kỳ tiền tệ nào. Gần như tất cả các cặp tiền bao gồm năm chữ số và hầu hết đều có dấu chấm sau chữ số đầu tiên, ví dụ EUR/USD là 1.2538. Trong đó, một pip tương đương với sự thay đổi nhỏ nhất ở chữ số thập phân thứ tư - là 0.0001. Vì thế, nếu tiền tệ trao đổi trong bất kỳ cặp nào là USD, thì một pip luôn luôn bằng 1/100 của một cen. Lưu ý ngoại lệ là những cặp có Yên Nhật, một pip bằng 0.01

Pipette
Là một phần mười của một pip. Một vài sàn giao dịch để năm chữ số hàng thập phân, bao gồm pipettes. Ví dụ, nếu EUR/USD di chuyển từ 1.32156 đến 1.32158, nó di chuyển được 2 pipettes.

Giá Bid
Bid là giá mà thị trường sẵn sàng mua một cặp cụ thể. Tại giá này, nhà giao dịch có thể bán tiền tệ trao đổi. Nó được thể hiện ở bên trái của tỉ giá. Ví dụ, GBP/USD 1.8812/15, giá bid là 1.8812. Nghĩa là bạn bán một Bảng Anh với giá 1.8812 đô la Mĩ.

Giá Ask
Ask là giá mà thị trường sẵn sàng bán một cặp cụ thể. Tại giá này, bạn có thể mua bằng tiền tệ trao đổi. Nó được thể hiện ở bên phải của tỉ giá. Ví dụ, EUR/USD 1.2812/15, giá ask là 1.2815. Có nghĩa là bạn mua một euro với giá 1.2815 đô la Mĩ. Giá ask còn được gọi là giá chào bán.

Chênh lệch Bid/Ask
Sự chênh lệch là khoảng chênh giữa giá bid và ask. Ví dụ GBP/USD 1.8812/15, chênh lệch sẽ là 2 pip.

Công thức tỉ giá
Tỉ giá trao đổi trên thị trường ngoại tệ được thể hiện theo dạng sau:
Tiền tệ cơ bản (Base currency) / Tiền tệ trao đổi (Quote currency) = Bid / Ask

Phí trao đổi
Đặc điểm chính của chênh lệch bid/ask chính là chi phí trao đổi cho một giao dịch hai chiều. Giao dịch hai chiều có nghĩa là một giao dịch mua (hoặc bán) và một giao dịch tương đương bán (hoặc mua) cùng một khối lượng của một cặp tiền tệ. Ví dụ, trường hợp EUR/USD là 1.2812/15, phí trao đổi 3 pip. Công thức tính phí trao đổi là:
Phí trao đổi (chênh lệch) = Giá Ask - Giá Bid

Cặp tiền chéo
Một cặp tiền tệ chéo là cặp mà không có đô la Mĩ. Những cặp này có hành vi giá liên quan tới hai giao dịch đô la Mĩ. Ví dụ, một lệnh mua EUR/GBP tương đương với lại mua cặp EUR/USD và bán cặp GBP/USD. Cặp tiền tệ chéo thường sẽ có phí trao đổi cao hơn.

Margin
Khi bạn mở một tài khoản kí quỹ mới với một sàn giao dịch. bạn cần phải chuyển một lượng tiền với sàn giao dịch đó. Lượng tiền này tùy thuộc vào từng sàn khác nhau có thể từ $100 cho đến $100,000. Mỗi lần bạn thực hiện một giao dịch mới, một tỉ lệ phần trăm cân bằng tài khoản sẽ được tính phụ thuộc vào cặp tiền bạn giao dịch, giá hiện tại, và số khối lượng.

Ví dụ, bạn mở một tài khoản với đòn bẩy là 1:200 hay 0.5% margin. Tài khoản mini giao dịch với khối lượng lot mini. Một lot mini tương đương với $10,000. Nếu bạn mở một giao dịch số lot mini, thay vì bạn dùng tất $10,000, bạn chỉ cần $50 ($10,000 x 0.5% = $50).

Đòn bẩy (Leverage)
Đòn bẩy là tỉ lệ số vốn sử dụng trong một giao dịch yêu cầu kí quỹ. Nó là khả năng kiểm soát một khối lượng lớn đô la với một số vốn nhỏ tương đương. Mức đòn bẩy khác nhau tùy thuộc vào từng sàn giao dịch, từ 1:2 cho đến 1:1000.
 

Announcements

Today's birthdays

Forum statistics

Threads
418,787
Messages
7,076,357
Members
170,873
Latest member
asapcanopy1

Most viewed of week

Most viewed of week

Back
Top Bottom