Tiền ảo Stopelon liên tục phá kỷ lục giá trị chỉ trong vài giờ, trong bối cảnh nhiều người muốn đẩy tỷ phú Elon Musk khỏi Tesla.
Stopelon (Chặn đứng Elon) ra mắt hôm 16/5 với mục tiêu ngăn cản ảnh hưởng của tỷ phú Elon Musk với Bitcoin nói riêng và mạng lưới tiền ảo nói chung. Đồng tiền có giá trị quy đổi một Stopelon đổi được 0,000002 USD khi ra mắt và nhanh chóng tăng lên gần 0,000005 USD/Stopelon chỉ sau vài giờ.
Có khoảng 1.000 tỷ đồng Stopelon đã được tạo ra với trần mua bán là một tỷ đồng. Các nhà phát triển đặt tỷ lệ tiêu hủy là 40% trong tổng số 1.000 tỷ đồng Stopelon để chống lạm phát, đồng thời 6% phí giao dịch cũng được hoàn lại cho người nắm giữ.
CEO Tesla Elon Musk. Ảnh: Reuters.
Đây là một phần trong nỗ lực nhằm giành quyền kiểm soát Tesla khỏi tay Elon Musk. Kế hoạch gồm 5 bước cụ thể với mục tiêu sử dụng giá trị vốn hóa thị trường của Stopelon để mua cổ phiếu Tesla. Các nhà phát triển cho rằng người nắm tiền ảo Stopelon có thể mua đủ cổ phiếu Tesla để chiếm đa số cổ phần công ty này.
Kế hoạch này dường như có tính khả thi khi Elon Musk chỉ sở hữu 22% cổ phần Tesla tính đến hết năm 2020. Dù vậy, thách thức thật sự là quyền biểu quyết đa số theo điều lệ công ty, trong đó cần ít nhất 2/3 cổ đông bỏ phiếu cho những thay đổi quan trọng như sáp nhập, mua bán doanh nghiệp hoặc thay đổi thu nhập cho ban quản trị.
Điều này đồng nghĩa với dự án Stopelon phải nhận được sự ủng hộ từ 80% cổ đông Tesla, điều bất khả thi hiện tại. Bên cạnh đó, Musk dự kiến nhận hàng triệu cổ phiếu trong gói thu nhập năm 2018. Điều này càng khiến dự án Stopelon khó thành công.
Dù kết quả thế nào đi nữa, dự án Stopelon cũng cho thấy làn sóng phẫn nộ nhằm vào CEO Tesla. Hàng loạt đồng tiền ảo chống lại Elon Musk đã xuất hiện trong những ngày qua.
Tình trạng xuất hiện kể từ khi Musk cho biết Tesla đã dừng chấp nhận thanh toán bằng Bitcoin khi mua xe, do lo ngại khai thác tiền điện tử gây ảnh hưởng đến môi trường. Tuy nhiên, lý luận này khiến giới tiền ảo phẫn nộ khi cho rằng ngành ngân hàng và tài chính tiêu thụ năng lượng gấp nhiều lần, trong khi xe điện của Tesla cũng dùng nguồn điện từ nhiên liệu hóa thạch.
Đỉnh điểm phê phán diễn ra khi Musk ám chỉ Tesla sẽ bỏ toàn bộ số Bitcoin được mua với giá 1,5 tỷ USD cách đây vài tuần. Nhiều người cho rằng đây là nỗ lực của tỷ phú Mỹ nhằm thao túng giá tiền ảo để thu lời, tương tự cách Musk tác động đến Dogecoin.
Stopelon (Chặn đứng Elon) ra mắt hôm 16/5 với mục tiêu ngăn cản ảnh hưởng của tỷ phú Elon Musk với Bitcoin nói riêng và mạng lưới tiền ảo nói chung. Đồng tiền có giá trị quy đổi một Stopelon đổi được 0,000002 USD khi ra mắt và nhanh chóng tăng lên gần 0,000005 USD/Stopelon chỉ sau vài giờ.
Có khoảng 1.000 tỷ đồng Stopelon đã được tạo ra với trần mua bán là một tỷ đồng. Các nhà phát triển đặt tỷ lệ tiêu hủy là 40% trong tổng số 1.000 tỷ đồng Stopelon để chống lạm phát, đồng thời 6% phí giao dịch cũng được hoàn lại cho người nắm giữ.
CEO Tesla Elon Musk. Ảnh: Reuters.
Đây là một phần trong nỗ lực nhằm giành quyền kiểm soát Tesla khỏi tay Elon Musk. Kế hoạch gồm 5 bước cụ thể với mục tiêu sử dụng giá trị vốn hóa thị trường của Stopelon để mua cổ phiếu Tesla. Các nhà phát triển cho rằng người nắm tiền ảo Stopelon có thể mua đủ cổ phiếu Tesla để chiếm đa số cổ phần công ty này.
Kế hoạch này dường như có tính khả thi khi Elon Musk chỉ sở hữu 22% cổ phần Tesla tính đến hết năm 2020. Dù vậy, thách thức thật sự là quyền biểu quyết đa số theo điều lệ công ty, trong đó cần ít nhất 2/3 cổ đông bỏ phiếu cho những thay đổi quan trọng như sáp nhập, mua bán doanh nghiệp hoặc thay đổi thu nhập cho ban quản trị.
Điều này đồng nghĩa với dự án Stopelon phải nhận được sự ủng hộ từ 80% cổ đông Tesla, điều bất khả thi hiện tại. Bên cạnh đó, Musk dự kiến nhận hàng triệu cổ phiếu trong gói thu nhập năm 2018. Điều này càng khiến dự án Stopelon khó thành công.
Dù kết quả thế nào đi nữa, dự án Stopelon cũng cho thấy làn sóng phẫn nộ nhằm vào CEO Tesla. Hàng loạt đồng tiền ảo chống lại Elon Musk đã xuất hiện trong những ngày qua.
Tình trạng xuất hiện kể từ khi Musk cho biết Tesla đã dừng chấp nhận thanh toán bằng Bitcoin khi mua xe, do lo ngại khai thác tiền điện tử gây ảnh hưởng đến môi trường. Tuy nhiên, lý luận này khiến giới tiền ảo phẫn nộ khi cho rằng ngành ngân hàng và tài chính tiêu thụ năng lượng gấp nhiều lần, trong khi xe điện của Tesla cũng dùng nguồn điện từ nhiên liệu hóa thạch.
Đỉnh điểm phê phán diễn ra khi Musk ám chỉ Tesla sẽ bỏ toàn bộ số Bitcoin được mua với giá 1,5 tỷ USD cách đây vài tuần. Nhiều người cho rằng đây là nỗ lực của tỷ phú Mỹ nhằm thao túng giá tiền ảo để thu lời, tương tự cách Musk tác động đến Dogecoin.
Nguồn : vnexpress, WCCFTech