Sau khi thẳng tay buộc thôi việc một nửa lao động, Twitter đang năn nỉ hàng chục nhân viên quay trở lại làm việc và giải thích mọi sự chỉ là “nhầm lẫn”.
Tờ Bloomberg đưa tin, Twitter đang liên lạc với một số nhân viên vừa bị sa thải và cầu xin họ quay lại cống hiến cho công ty.
Trước đó, Twitter đã ra quyết định chia tay gần 3.700/7.500 nhân viên. Lý do được đưa ra là để cắt giảm chi phí sau thương vụ mua lại 44 tỷ USD của Elon Musk.
Dù vậy, động thái đề nghị những người bị sa thải quay lại làm việc hoặc sa thải nhầm hoặc đánh giá sai vai trò nhân sự đã phản ánh nền tảng đang gặp rối ren thế nào. Hiện tại, người phát ngôn của Twitter vẫn chưa đưa ra phản hồi chính thức.
Vào tuần trước, phát biểu về kế hoạch cắt giảm lao động, Elon Musk cho biết:
Ngoài việc thanh trừng bộ máy cấp cao và sa thải hàng loạt nhân sự, Twitter còn tung ra nhiều chính sách mang tính bước ngoặc. Cuối tuần qua, mạng xã hội đã triển khai đăng ký gói Twitter Blue (tài khoản có tick xanh), với giá 8 USD/tháng. Những tài khoản này trông uy tín hơn và được hưởng thêm một số đặc quyền như hỗ trợ video dài hơn, chỉnh sửa tweet, nâng xếp hạng tìm kiếm, hạn chế quảng cáo….
Tuy nhiên, nỗ lực biến Twitter thành nơi tự do ngôn luận và cổ máy in tiền của Musk dường như đang có tác dụng ngược. Tick xanh gặp bão, nhận về nhiều gạch đá từ công chúng, nhiều người còn đồng loạt đổi ảnh đại diện và tên tài khoản giống Musk để “khịa” ông.
Chỉ trích nổ ra xoay quanh bản chất thiếu kiểm duyệt, vốn sẽ “làm tổ” cho các trò gian lận lừa đảo cũng như thông tin sai lệch trên Twitter. Thậm chí, Tổng thống Joe Biden đã đăng đàn gọi Twitter là “mạng xã hội chuyên lan truyền những điều dối trá”.
Số lượt tìm kiếm “how to delete Twitter” (tạm dịch: làm sao để xóa Twitter) cũng đang tăng đột biến, gấp 6 lần trong tuần qua. Từ khóa “Boycott Twitter” (tạm dịch: tẩy chay Twitter) cũng tăng 4.800% từ ngày 26/10.
Ngoài ra, nhiều thương hiệu lớn cũng đồng loạt nghỉ chơi, ngưng chi tiền quảng cáo cho Twitter. Có thể kể đến như GM, Audi, Pfizer, General Mills, Volkswagen… Động cơ cho hành động trên vẫn trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến người đàn ông giàu nhất hành tinh. Số khác đang cảnh giác với những thay đổi chính sách từ Twitter và bày tỏ lo ngại tiềm ẩn về sự an toàn của thương hiệu dưới tay Musk.
Tờ Bloomberg đưa tin, Twitter đang liên lạc với một số nhân viên vừa bị sa thải và cầu xin họ quay lại cống hiến cho công ty.
Sa thải nhầm…?
Cụ thể, Twitter giải thích rằng công ty đã sa thải nhầm và ban lãnh đạo giờ mới nhận ra tài năng và kinh nghiệm của họ. Song, tất cả những nhân viên này đều được yêu cầu bảo mật danh tính trước truyền thông.Trước đó, Twitter đã ra quyết định chia tay gần 3.700/7.500 nhân viên. Lý do được đưa ra là để cắt giảm chi phí sau thương vụ mua lại 44 tỷ USD của Elon Musk.
Dù vậy, động thái đề nghị những người bị sa thải quay lại làm việc hoặc sa thải nhầm hoặc đánh giá sai vai trò nhân sự đã phản ánh nền tảng đang gặp rối ren thế nào. Hiện tại, người phát ngôn của Twitter vẫn chưa đưa ra phản hồi chính thức.
Vào tuần trước, phát biểu về kế hoạch cắt giảm lao động, Elon Musk cho biết:
Kể từ khi lên nắm quyền, Musk đang cố gắng tạo ra thêm tính năng, chính sách mới với tốc độ thần tốc để cải thiện tình hình. Trong khi đó, một bộ phận mất việc đang bất bình và đâm đơn kiện Twitter vì màn sa thải không báo trước vừa diễn ra.“Thật không may, việc cắt giảm nhân sự của Twitter là chuyện phải xảy ra vì công ty đang gồng lỗ hơn 4 triệu USD/ngày”.
Những cải tổ “để đời” của Elon Musk
Như đã biết, sau ngần ấy thời gian theo đuổi và nhiều lần bỏ ngang, Twitter cuối cùng đã về tay ông chủ Tesla vào ngày 28/10, với giá 44 tỷ đô. Ngay sau khi lên nắm quyền và điều hành, tỷ phú nhiều “tai tiếng” đã gây ra không ít xáo trộn.Ngoài việc thanh trừng bộ máy cấp cao và sa thải hàng loạt nhân sự, Twitter còn tung ra nhiều chính sách mang tính bước ngoặc. Cuối tuần qua, mạng xã hội đã triển khai đăng ký gói Twitter Blue (tài khoản có tick xanh), với giá 8 USD/tháng. Những tài khoản này trông uy tín hơn và được hưởng thêm một số đặc quyền như hỗ trợ video dài hơn, chỉnh sửa tweet, nâng xếp hạng tìm kiếm, hạn chế quảng cáo….
Tuy nhiên, nỗ lực biến Twitter thành nơi tự do ngôn luận và cổ máy in tiền của Musk dường như đang có tác dụng ngược. Tick xanh gặp bão, nhận về nhiều gạch đá từ công chúng, nhiều người còn đồng loạt đổi ảnh đại diện và tên tài khoản giống Musk để “khịa” ông.
Chỉ trích nổ ra xoay quanh bản chất thiếu kiểm duyệt, vốn sẽ “làm tổ” cho các trò gian lận lừa đảo cũng như thông tin sai lệch trên Twitter. Thậm chí, Tổng thống Joe Biden đã đăng đàn gọi Twitter là “mạng xã hội chuyên lan truyền những điều dối trá”.
Số lượt tìm kiếm “how to delete Twitter” (tạm dịch: làm sao để xóa Twitter) cũng đang tăng đột biến, gấp 6 lần trong tuần qua. Từ khóa “Boycott Twitter” (tạm dịch: tẩy chay Twitter) cũng tăng 4.800% từ ngày 26/10.
Ngoài ra, nhiều thương hiệu lớn cũng đồng loạt nghỉ chơi, ngưng chi tiền quảng cáo cho Twitter. Có thể kể đến như GM, Audi, Pfizer, General Mills, Volkswagen… Động cơ cho hành động trên vẫn trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến người đàn ông giàu nhất hành tinh. Số khác đang cảnh giác với những thay đổi chính sách từ Twitter và bày tỏ lo ngại tiềm ẩn về sự an toàn của thương hiệu dưới tay Musk.