Tòa án Mỹ đã phê duyệt đề xuất bán 1,4 tỷ USD tài sản của Voyager cho sàn giao dịch tiền mã hóa FTX, giờ sẽ chờ đợi quyết định từ phía người dùng.
Tòa án phá sản quận Nam New York vào tối ngày 21/10 đã chấp thuận đề nghị của FTX, rằng sàn giao dịch tiền mã hóa này sẽ chi 1,4 tỷ USD nhằm mua lại tài sản của Voyager, công ty cho vay crypto đã tuyên bố phá sản vào tháng 07/2022.
Voyager là một trong những cái tên chịu ảnh hưởng trực tiếp từ việc quỹ đầu tư Three Arrows Capital phá sản và hệ lụy từ cuộc khủng khoảng thanh khoản trên thị trường tiền mã hóa sau cú sập LUNA-UST hồi tháng 05/2022. Nền tảng này đã cho Three Arrows Capital vay một lượng lớn tiền của người dùng và đã không kịp trở tay, dẫn đến mất khả năng chi trả nghĩa vụ nợ.
Nhiều ông lớn như Binance và FTX đã tham gia phiên đấu giá mua lại tài sản của Voyager, với người thắng cuộc là FTX khi bỏ ra số tiền lên đến 1,4 tỷ USD. CEO Sam Bankman-Fried của FTX trước đó đã tuyên bố sẽ cho người dùng quyền truy cập lại đến tiền của mình sau khi tiếp quản Voyager, với điều kiện là họ phải mở tài khoản FTX.
Các luật sư của Voyager khẳng định với tòa án rằng người dùng có thể lấy lại đến 72% số tiền lưu giữ trên Voyager sau khi nền tảng về tay FTX. Chỉ những người dùng mở tài khoản FTX mới có thể nhận lại tiền mã hóa mà họ yêu cầu, bằng không thì chỉ có thể được nhận stablecoin hoặc tiền mặt thông qua Voyager.
Vì FTX hiện chưa hỗ trợ token VGX của Voyager, nên sàn đang “ép giá” Voyager bán lại toàn bộ lượng VGX do công ty nắm giữ với giá chỉ 10 triệu USD. Voyager tuyên bố sẽ tìm kiếm các lời đề nghị khác, song trong trường hợp không có, công ty sẽ buộc phải bán lại VGX theo như ý muốn của sàn.
Tiếp đến, Voyager sẽ tổ chức một cuộc bỏ phiếu để cộng đồng người dùng quyết định có đồng ý bán lại tài sản cho FTX hay không. Hạn chót bỏ phiếu sẽ là ngày 29/11.
FTX, dưới sự chỉ đạo của CEO Sam Bankman-Fried, là cái tên đã bỏ ra rất nhiều tiền trong năm 2022 để thực hiện các thương vụ “giải cứu” những nền tảng gặp khó khăn vì khủng hoảng thanh khoản. Tuy nhiên, chiến lược này bị chỉ trích là đang hình thành mầm mống độc quyền trong lĩnh vực crypto, cũng như tồn tại nhiều lợi ích tiềm ẩn đằng sau của các công ty do Sam Bankman-Fried chi phối.
Tòa án phá sản quận Nam New York vào tối ngày 21/10 đã chấp thuận đề nghị của FTX, rằng sàn giao dịch tiền mã hóa này sẽ chi 1,4 tỷ USD nhằm mua lại tài sản của Voyager, công ty cho vay crypto đã tuyên bố phá sản vào tháng 07/2022.
Voyager là một trong những cái tên chịu ảnh hưởng trực tiếp từ việc quỹ đầu tư Three Arrows Capital phá sản và hệ lụy từ cuộc khủng khoảng thanh khoản trên thị trường tiền mã hóa sau cú sập LUNA-UST hồi tháng 05/2022. Nền tảng này đã cho Three Arrows Capital vay một lượng lớn tiền của người dùng và đã không kịp trở tay, dẫn đến mất khả năng chi trả nghĩa vụ nợ.
Nhiều ông lớn như Binance và FTX đã tham gia phiên đấu giá mua lại tài sản của Voyager, với người thắng cuộc là FTX khi bỏ ra số tiền lên đến 1,4 tỷ USD. CEO Sam Bankman-Fried của FTX trước đó đã tuyên bố sẽ cho người dùng quyền truy cập lại đến tiền của mình sau khi tiếp quản Voyager, với điều kiện là họ phải mở tài khoản FTX.
Các luật sư của Voyager khẳng định với tòa án rằng người dùng có thể lấy lại đến 72% số tiền lưu giữ trên Voyager sau khi nền tảng về tay FTX. Chỉ những người dùng mở tài khoản FTX mới có thể nhận lại tiền mã hóa mà họ yêu cầu, bằng không thì chỉ có thể được nhận stablecoin hoặc tiền mặt thông qua Voyager.
Vì FTX hiện chưa hỗ trợ token VGX của Voyager, nên sàn đang “ép giá” Voyager bán lại toàn bộ lượng VGX do công ty nắm giữ với giá chỉ 10 triệu USD. Voyager tuyên bố sẽ tìm kiếm các lời đề nghị khác, song trong trường hợp không có, công ty sẽ buộc phải bán lại VGX theo như ý muốn của sàn.
Tiếp đến, Voyager sẽ tổ chức một cuộc bỏ phiếu để cộng đồng người dùng quyết định có đồng ý bán lại tài sản cho FTX hay không. Hạn chót bỏ phiếu sẽ là ngày 29/11.
FTX, dưới sự chỉ đạo của CEO Sam Bankman-Fried, là cái tên đã bỏ ra rất nhiều tiền trong năm 2022 để thực hiện các thương vụ “giải cứu” những nền tảng gặp khó khăn vì khủng hoảng thanh khoản. Tuy nhiên, chiến lược này bị chỉ trích là đang hình thành mầm mống độc quyền trong lĩnh vực crypto, cũng như tồn tại nhiều lợi ích tiềm ẩn đằng sau của các công ty do Sam Bankman-Fried chi phối.