Sam Bankman-Fried, cựu sáng lập sàn giao dịch FTX yêu cầu thẩm phán giữ bí mật về danh tính của 2 người đã bảo lãnh ông. Việc này nhằm bảo vệ 2 cá nhân khỏi những bàn tán của dư luận và tránh bị quấy rối.
Hôm 3/1, nhóm luật sư của Sam đã đệ trình lá đơn yêu cầu đổi tên của 2 thân chủ, người đã chi 250 triệu USD để bảo lãnh Sam Bankman-Fried. Đồng thời, luật sư cho biết không cần tiết lộ công khai các thông tin liên quan.
Theo Bloomberg, tòa án thường yêu cầu người bảo lãnh ký vào giấy tờ quan trọng nhằm đảm bảo bị cáo không trốn thoát. Bên cạnh đó, luật sư bào chữa thường tìm cách che giấu danh tính của người bảo lãnh nhằm tránh tấn công của dư luận.
“Nếu 2 người bảo lãnh bị lộ danh tính, họ sẽ bị truyền thông điều tra và có khả năng bị quấy rối. Do đó, quyền riêng tư và sự an toàn của họ là yếu tố cần thiết để tránh lộ thông tin”, luật sư của Sam Bankman-Fried viết.
Vào tháng 12, một thẩm phán đã đưa ra gói bảo lãnh Sam trị giá 250 triệu USD. Đây là một trong khoản tiền thế chân lớn nhất trong lịch sử của nước Mỹ. Khoản tiền bảo lãnh 250 triệu USD được thế chấp bằng số cổ phiếu gia đình Sam Bankman-Fried hiện sở hữu tại công ty.
Theo CNBC, Sam đã ra khỏi Tòa án quận Manhattan, Mỹ cùng với bố mẹ, đội ngũ pháp luật và nhân viên bảo vệ vào 2h19 (giờ địa phương). Ông về nhà ở Palo Alto, California trên một chiếc SUV màu đen nhưng sẽ phải tạm giam tại nhà trong suốt thời gian này theo quy định của tòa án liên bang.
Tại phiên tòa ngày 21/12, các công tố viên và luật sư bào chữa của Sam đã tranh cãi về số tiền bảo lãnh và cuối cùng thống nhất khoản tiền 250 triệu USD với điều kiện giám sát tại nhà trong thời gian điều tra.
Tòa án yêu cầu ông chủ sàn FTX phải đeo một chiếc vòng tay điện tử chuyên giám sát, tham gia vào các buổi tham vấn tâm lý và hạn chế di chuyển từ Bắc California đến các quận phía Nam, Tây thành phố New York. Bên cạnh đó, cựu CEO cũng cam kết phải trình diện tại tòa án bất cứ khi nào được yêu cầu.
Trong thời gian giam giữ tại nhà và chờ ngày xét xử, cựu CEO FTX không được giao dịch bất cứ khoản tiền nào hơn 1.000 USD. Ông là nhân vật trung tâm của “vụ lừa đảo thảm họa”, công tố viên Nicolas Roos nói trước tòa.
Hôm 3/1, nhóm luật sư của Sam đã đệ trình lá đơn yêu cầu đổi tên của 2 thân chủ, người đã chi 250 triệu USD để bảo lãnh Sam Bankman-Fried. Đồng thời, luật sư cho biết không cần tiết lộ công khai các thông tin liên quan.
Theo Bloomberg, tòa án thường yêu cầu người bảo lãnh ký vào giấy tờ quan trọng nhằm đảm bảo bị cáo không trốn thoát. Bên cạnh đó, luật sư bào chữa thường tìm cách che giấu danh tính của người bảo lãnh nhằm tránh tấn công của dư luận.
“Nếu 2 người bảo lãnh bị lộ danh tính, họ sẽ bị truyền thông điều tra và có khả năng bị quấy rối. Do đó, quyền riêng tư và sự an toàn của họ là yếu tố cần thiết để tránh lộ thông tin”, luật sư của Sam Bankman-Fried viết.
Vào tháng 12, một thẩm phán đã đưa ra gói bảo lãnh Sam trị giá 250 triệu USD. Đây là một trong khoản tiền thế chân lớn nhất trong lịch sử của nước Mỹ. Khoản tiền bảo lãnh 250 triệu USD được thế chấp bằng số cổ phiếu gia đình Sam Bankman-Fried hiện sở hữu tại công ty.
Theo CNBC, Sam đã ra khỏi Tòa án quận Manhattan, Mỹ cùng với bố mẹ, đội ngũ pháp luật và nhân viên bảo vệ vào 2h19 (giờ địa phương). Ông về nhà ở Palo Alto, California trên một chiếc SUV màu đen nhưng sẽ phải tạm giam tại nhà trong suốt thời gian này theo quy định của tòa án liên bang.
Tại phiên tòa ngày 21/12, các công tố viên và luật sư bào chữa của Sam đã tranh cãi về số tiền bảo lãnh và cuối cùng thống nhất khoản tiền 250 triệu USD với điều kiện giám sát tại nhà trong thời gian điều tra.
Tòa án yêu cầu ông chủ sàn FTX phải đeo một chiếc vòng tay điện tử chuyên giám sát, tham gia vào các buổi tham vấn tâm lý và hạn chế di chuyển từ Bắc California đến các quận phía Nam, Tây thành phố New York. Bên cạnh đó, cựu CEO cũng cam kết phải trình diện tại tòa án bất cứ khi nào được yêu cầu.
Trong thời gian giam giữ tại nhà và chờ ngày xét xử, cựu CEO FTX không được giao dịch bất cứ khoản tiền nào hơn 1.000 USD. Ông là nhân vật trung tâm của “vụ lừa đảo thảm họa”, công tố viên Nicolas Roos nói trước tòa.