Tòa án liên bang New York đồng ý cho Sam Bankman-Fried tại ngoại hôm 22/12 với số tiền bảo lãnh 250 triệu USD. Theo các công tố viên liên bang, 250 triệu USD là khoản bảo lãnh lớn nhất từ trước đến nay đối với một cá nhân.
Thẩm phán Gabriel W. Gorenstein của Tòa án liên bang New York chấp thuận đề xuất tại ngoại trong phiên điều trần của Sam Bankman-Fried ngày 22/12. Tuy nhiên, cựu CEO FTX phải đeo vòng tay giám sát điện tử, giao nộp hộ chiếu cho cơ quan chức năng và được quản thúc tại nhà của cha mẹ ông ở Palo Alto, California trong khi chờ xét xử.
Trong suốt buổi điều trần, Bankman-Fried không nói gì. Ông mặc vest, thắt cà vạt, ngồi giữa các luật sư của mình và giữ thái độ điềm tĩnh. Cuối buổi, thẩm phán Gorenstein nhắc lại việc ông sẽ bị bắt trở lại và số tiền 250 triệu USD.
"Có, tôi biết", Bankman-Fried đáp.
Theo Business Insider, số tiền bảo lãnh lớn như vậy không nhất thiết phải được thanh toán một lần. Tuy nhiên, chúng cần được chi trả theo một cách nào đó để ràng buộc, đảm bảo bị cáo không vi phạm điều khoản. Cha mẹ của Bankman-Fried sẽ cung cấp một khoản bảo đảm cùng các loại tài sản thế chấp nhất định.
"Những khoản tiền này thường chỉ là các con số. Đôi khi, bị cáo sẽ ký trái phiếu với số tiền lên tới hàng trăm nghìn USD, dù mọi người đều biết họ không có một xu nào", Andrey Spektor, luật sư tại Bryan Cave Leighton Paisner và từng là công tố viên liên bang ở Brooklyn, giải thích.
Bankman-Fried trước đó nói số tiền trong tài khoản của ông hiện còn khoảng 100.000 USD. Hồi tháng 4, ông là tỷ phú tiền số giàu thứ hai thế giới theo xếp hạng của Forbes với 24 tỷ USD. Đầu tháng 11, ông vẫn sở hữu tài sản trị giá 15,6 tỷ USD nhưng nhanh chóng trở thành con nợ sau hai ngày ngắn ngủi.
Đại diện của Bankman-Fried từ chối bình luận.
Trước đó, hồ sơ từ Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ (SEC), Ủy ban Giao dịch Hàng hóa Tương lai (CFTC) cùng các công tố viên liên bang từ Văn phòng luật sư Mỹ ở New York cho thấy, Bankman-Fried là người đứng sau "một trong những vụ gian lận tài chính lớn nhất lịch sử nước Mỹ". Ông bị cáo buộc 8 tội danh về lừa đảo, rửa tiền, vi phạm luật tài chính và đối mặt nguy cơ ngồi tù tối đa 115 năm.
Hai cộng sự thân cận của Sam Bankman-Fried là Caroline Ellison, cựu CEO Alameda Research và Gary Wang, nhà đồng sáng lập kiêm cựu CEO FTX, đã nhận tội lừa đảo. Cả hai đồng ý hợp tác với mọi yêu cầu từ các công tố viên.
FTX được Sam Bankman-Fried thành lập vào năm 2019. Lúc đỉnh điểm tháng 7/2021, sàn này có hơn một triệu người dùng, là sàn giao dịch tiền điện tử lớn thứ ba tính theo khối lượng, theo CoinMarketCap. Trước khi sụp đổ, FTX cũng được định giá 32 tỷ USD và là đối thủ đáng gờm của sàn tiền số lớn nhất thế giới Binance. Sự lớn mạnh của FTX góp phần giúp Bankman-Fried luôn nằm trong danh sách tỷ phú. Dù vậy, cú sập khiến hầu hết tài sản bốc hơi nhanh chóng.
Thẩm phán Gabriel W. Gorenstein của Tòa án liên bang New York chấp thuận đề xuất tại ngoại trong phiên điều trần của Sam Bankman-Fried ngày 22/12. Tuy nhiên, cựu CEO FTX phải đeo vòng tay giám sát điện tử, giao nộp hộ chiếu cho cơ quan chức năng và được quản thúc tại nhà của cha mẹ ông ở Palo Alto, California trong khi chờ xét xử.
Trong suốt buổi điều trần, Bankman-Fried không nói gì. Ông mặc vest, thắt cà vạt, ngồi giữa các luật sư của mình và giữ thái độ điềm tĩnh. Cuối buổi, thẩm phán Gorenstein nhắc lại việc ông sẽ bị bắt trở lại và số tiền 250 triệu USD.
"Có, tôi biết", Bankman-Fried đáp.
Theo Business Insider, số tiền bảo lãnh lớn như vậy không nhất thiết phải được thanh toán một lần. Tuy nhiên, chúng cần được chi trả theo một cách nào đó để ràng buộc, đảm bảo bị cáo không vi phạm điều khoản. Cha mẹ của Bankman-Fried sẽ cung cấp một khoản bảo đảm cùng các loại tài sản thế chấp nhất định.
"Những khoản tiền này thường chỉ là các con số. Đôi khi, bị cáo sẽ ký trái phiếu với số tiền lên tới hàng trăm nghìn USD, dù mọi người đều biết họ không có một xu nào", Andrey Spektor, luật sư tại Bryan Cave Leighton Paisner và từng là công tố viên liên bang ở Brooklyn, giải thích.
Bankman-Fried trước đó nói số tiền trong tài khoản của ông hiện còn khoảng 100.000 USD. Hồi tháng 4, ông là tỷ phú tiền số giàu thứ hai thế giới theo xếp hạng của Forbes với 24 tỷ USD. Đầu tháng 11, ông vẫn sở hữu tài sản trị giá 15,6 tỷ USD nhưng nhanh chóng trở thành con nợ sau hai ngày ngắn ngủi.
Đại diện của Bankman-Fried từ chối bình luận.
Trước đó, hồ sơ từ Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ (SEC), Ủy ban Giao dịch Hàng hóa Tương lai (CFTC) cùng các công tố viên liên bang từ Văn phòng luật sư Mỹ ở New York cho thấy, Bankman-Fried là người đứng sau "một trong những vụ gian lận tài chính lớn nhất lịch sử nước Mỹ". Ông bị cáo buộc 8 tội danh về lừa đảo, rửa tiền, vi phạm luật tài chính và đối mặt nguy cơ ngồi tù tối đa 115 năm.
Hai cộng sự thân cận của Sam Bankman-Fried là Caroline Ellison, cựu CEO Alameda Research và Gary Wang, nhà đồng sáng lập kiêm cựu CEO FTX, đã nhận tội lừa đảo. Cả hai đồng ý hợp tác với mọi yêu cầu từ các công tố viên.
FTX được Sam Bankman-Fried thành lập vào năm 2019. Lúc đỉnh điểm tháng 7/2021, sàn này có hơn một triệu người dùng, là sàn giao dịch tiền điện tử lớn thứ ba tính theo khối lượng, theo CoinMarketCap. Trước khi sụp đổ, FTX cũng được định giá 32 tỷ USD và là đối thủ đáng gờm của sàn tiền số lớn nhất thế giới Binance. Sự lớn mạnh của FTX góp phần giúp Bankman-Fried luôn nằm trong danh sách tỷ phú. Dù vậy, cú sập khiến hầu hết tài sản bốc hơi nhanh chóng.