Ủy ban Chứng khoán Mỹ bãi bỏ cáo trạng nhắm đến các quản lý của Ripple, và giờ đây chỉ còn theo đuổi vụ kiện với công ty.
Theo thông tin vào rạng sáng ngày 20/10 (giờ Việt Nam), Ủy ban Chứng khoán Mỹ (SEC) đã rút khỏi vụ kiện nhắm đến CEO Ripple Brad Garlinghouse và Chủ tịch điều hành Chris Larsen. Trước đó, SEC cáo buộc hai lãnh đạo của Ripple tiếp tay cho công ty vi phạm luật chứng khoán.
Garlinghouse bình luận:
Chủ tịch điều hành Ripple Chris Larsen cũng góp lời:
SEC đã khởi kiện Ripple từ cuối năm 2020, cho rằng Ripple đã huy động bất hợp pháp 1,3 tỷ USD thông qua việc mở bán XRP. Đến tháng 7 năm nay, SEC đã bị thua thiệt trước Ripple khi tòa án ra phán quyết XRP không phải là một hợp đồng đầu tư, và tuyên bố XRP chỉ có thể được xem là chứng khoán trong các giao dịch bán trực tiếp cho các quỹ đầu tư hoặc bên thứ ba.
Ủy ban Chứng khoán Mỹ sau đó đã gửi kháng cáo lên tòa, nhưng rốt cuộc đã bị bác bỏ trong phán quyết mới nhất, vì thẩm phán cho rằng SEC không cung cấp đủ bằng chứng cho lập luận của mình.
Giá XRP đã tăng gần 10% sau diễn biến mới nhất và đang điều chỉnh nhẹ về mốc 0,51 USD.
Katherine Kirkpatrick, Giám đốc Pháp lý của Cboe Digital, lại nghĩ cơ quan quản lý không đơn thuần bác bỏ vụ kiện chống lại các cá nhân, mà đây có lẽ là một thủ thuật pháp lý.
SEC dường như đang yếu thế hơn trong việc truy đuổi các công ty tiền mã hóa mà họ liệt vào diện vi phạm luật chứng khoán. Chủ tịch SEC Gary Gensler lập luận rằng hầu như tất cả các đồng tiền mã hóa đều là chứng khoán và trực thuộc phạm vi quyền hạn của cơ quan, song các thẩm phán Hoa Kỳ đã nhiều lần tuyên bố nó không đơn giản như vậy.
Nói đi cũng phải nói lại, trong bối cảnh chưa có luật quản lý crypto từ Quốc hội, các cuộc chiến như trên có thể sẽ giúp chính phủ thiết lập các tiêu chuẩn tiếp cận ngành tài sản số. Mặt khác, Ripple cho biết gần như đang tập trung 90% cho hoạt động kinh doanh của mình bên ngoài Hoa Kỳ.
Theo thông tin vào rạng sáng ngày 20/10 (giờ Việt Nam), Ủy ban Chứng khoán Mỹ (SEC) đã rút khỏi vụ kiện nhắm đến CEO Ripple Brad Garlinghouse và Chủ tịch điều hành Chris Larsen. Trước đó, SEC cáo buộc hai lãnh đạo của Ripple tiếp tay cho công ty vi phạm luật chứng khoán.
Garlinghouse bình luận:
Giám đốc pháp lý của Ripple Labs Stuart Alderoty tỏ rõ quan điểm:"Trong gần ba năm qua, Chris và tôi là tâm điểm của những buộc tội vô căn cứ. Thay vì trừng phạt những tên tội phạm ăn cắp tiền khách hàng trên các sàn giao dịch nước ngoài, SEC lại dòm ngó đến những người tốt."
"SEC đã sai lầm nghiêm trọng và giờ đây họ đã đầu hàng khi bác bỏ tất cả các cáo buộc chống lại các giám đốc của chúng tôi. Đây không phải là một thỏa thuận đơn giản, mà rõ ràng là một sự đầu hàng của SEC.”
Chủ tịch điều hành Ripple Chris Larsen cũng góp lời:
Quyết định hôm nay đồng nghĩa sẽ hủy bỏ một phiên tòa dự kiến vào năm tới và tiếp tục mang lại cho công ty tiền mã hóa thêm một chiến thắng mới trong vụ kiện đã kéo dài 3 năm qua. Tuy nhiên cần lưu ý rằng, SEC sẽ vẫn còn các khiếu nại chống lại Ripple."Hôm nay, chúng tôi đã được minh oan về mặt pháp lý và được cứu chuộc khỏi cuộc chiến bóp nghẹt tiền mã hóa ở Mỹ. Đó là một trò hề mà chúng tôi buộc phải tự bảo vệ mình khỏi một cuộc tấn công vốn đã có nhiều sai sót kể từ ngày nó được đệ trình.”
SEC đã khởi kiện Ripple từ cuối năm 2020, cho rằng Ripple đã huy động bất hợp pháp 1,3 tỷ USD thông qua việc mở bán XRP. Đến tháng 7 năm nay, SEC đã bị thua thiệt trước Ripple khi tòa án ra phán quyết XRP không phải là một hợp đồng đầu tư, và tuyên bố XRP chỉ có thể được xem là chứng khoán trong các giao dịch bán trực tiếp cho các quỹ đầu tư hoặc bên thứ ba.
Ủy ban Chứng khoán Mỹ sau đó đã gửi kháng cáo lên tòa, nhưng rốt cuộc đã bị bác bỏ trong phán quyết mới nhất, vì thẩm phán cho rằng SEC không cung cấp đủ bằng chứng cho lập luận của mình.
Giá XRP đã tăng gần 10% sau diễn biến mới nhất và đang điều chỉnh nhẹ về mốc 0,51 USD.
Katherine Kirkpatrick, Giám đốc Pháp lý của Cboe Digital, lại nghĩ cơ quan quản lý không đơn thuần bác bỏ vụ kiện chống lại các cá nhân, mà đây có lẽ là một thủ thuật pháp lý.
"Họ có thể tiến hành kháng cáo Ripple sớm hơn nhiều, nếu không sẽ phải đợi cho đến khi kết thúc phiên tòa đó vào cuối mùa xuân năm sau.”
SEC dường như đang yếu thế hơn trong việc truy đuổi các công ty tiền mã hóa mà họ liệt vào diện vi phạm luật chứng khoán. Chủ tịch SEC Gary Gensler lập luận rằng hầu như tất cả các đồng tiền mã hóa đều là chứng khoán và trực thuộc phạm vi quyền hạn của cơ quan, song các thẩm phán Hoa Kỳ đã nhiều lần tuyên bố nó không đơn giản như vậy.
Nói đi cũng phải nói lại, trong bối cảnh chưa có luật quản lý crypto từ Quốc hội, các cuộc chiến như trên có thể sẽ giúp chính phủ thiết lập các tiêu chuẩn tiếp cận ngành tài sản số. Mặt khác, Ripple cho biết gần như đang tập trung 90% cho hoạt động kinh doanh của mình bên ngoài Hoa Kỳ.