NHỮNG KIỂU LỪA ĐẢO TRONG THỊ TRƯỜNG CRYPTO

Hello mọi người hầu hết các chủ đề trong forum đều nói về cách kiếm tiền mà chủ đề giữ tiền và phòng chống lừa đảo gần như không có. Vì vậy hôm nay mình lên cho mọi người một bài viết về những kiểu lừa đảo phổ biến trong thị trường crypto. Mong rằng nó có ích cho mọi người.
pasted image 0 (1).png
1, Giả mạo KOLs nổi tiếng, giả mạo người có ảnh hưởng
Đây là hình thức phổ biến nhất và hình thức này đa số những người nhẹ dạ cả tin đều gặp phải rồi bọn chúng lập tài khoản giả mạo những người nổi tiếng trong thị trường và đăng những thông tin cung cấp những token miễn phí những kẻ mạo danh sẽ fake nick của những người nổi tiếng như Elon Musk,.. donate vào ví tiền này thì bạn sẽ nhận được phần quà nào đó hầu hết các phương thức lừa đảo này đều gặp chủ yếu trên các trang mạng xã hội. Chúng nó sẽ tạo những trang Telegram giả mạo, lập thành những cộng đồng giả cho chạy bot, thuê các dịch vụ mạng xã hội cho giống người thật sau đó đi shill bằng các cmt link Telegram, Zalo,.., hội nhóm lừa đảo. Mục đích của bọn chúng là shill những token vô giá trị chỉ cho mua chứ không cho bán, vào group vip, đi private đi pool hòng dụ dỗ thu phí xong lừa đảo.

2, Đột nhiên nhận những token lạ trong ví
Nếu ai hay dùng săn airdrop, retroactive hoặc chỉ đơn giản là lưu trữ ít trong ví thì bỗng dưng một ngày nào đó ví bạn được bỗng dưng nhận được một số token mà hiển thị giá trị không nhỏ thì lúc đó ngay lập tức muốn bán ngay để kiếm về lợi nhuận nhưng không bán được và trong khi thao tác với sàn DEX thì tài sản bạn không cánh mà bay. Đây là scam thức lừa đảo cực kỳ phổ biến trong những tháng cuối năm 2021 vừa qua, nạn nhân được nhắm tới là những nhà đầu tư mới, những nhà đầu tư chưa làm quen được với những công nghệ mà thị trường đang sử dụng.

3, Fake ICO, dự án kém uy tín
Chúng ta sẽ có các kiểu scam trong thị trường quy tụ các dự án fake ICO đây là hình thức một tổ chức lập nên một token và kêu gọi vốn đầu tư sau khi nhận được đủ tiền từ những nhà đầu tư chúng sẽ ngay lập tức biến mất và sợ đến mức đồng đấy gần như mất một trăm phần trăm giá trị. Ví dụ cho những dự án fake ICO Confido 11 năm 2017 sau số tiền đầu tư là 375.000$. Ngay lập tức sau đó đội ngũ sáng tạo nên dự án này đã biến mất và những tin tức em được lan truyền khi giá token đã giảm từ 0,6$ xuống chỉ còn 0,1$ chỉ trong vòng chưa đầy 2 giờ và ngay sau đó là tiếp tục giảm mạnh hoặc là token Squid nhái theo bộ phim ăn khách Squidgame. Còn một trường hợp mới đó là tuy mua được private nhưng nó lại không thèm trả token đầu tư luôn.

4, Sàn rác, sàn đểu, sàn lừa đảo
Về những sàn giao dịch như Binance, Kucoin, Houbi, OKX,.. thì chúng ta đều biết để sử dụng cả, nhưng sẽ có một bộ phận người mới nhẹ dạ cả tin sẽ được dẫn dụ vào các sàn rác bạn nạp tiền vào được nhưng bạn không rút được tiền ra được hoặc do lòng tham quảng cáo lợi nhuận cao khi tham gia những sàn này, hiện tại có một hình thức khá phổ biến nữa đó là các sàn giao dịch cho bạn thắng một khoản tiền lớn và để rút được khoản tiền đó thì bạn phải nộp thuế cho họ và khi chuyển tiền xong thì họ biến mất. Vì vậy bạn hãy chọn những sàn giao dịch uy tín nhé.
5, Được cam kết lợi nhuận 100% khi đầu tư
Bất kỳ hình thức đầu tư nào cũng có lời và thua lỗ, chắc chắn là không bao giờ một trăm phần trăm chúng ta sẽ có lợi nhuận, lúc nào cũng sẽ có lời và có lỗ đương nhiên ở nghiên cứu cam kết một trăm phần trăm lợi nhuận thì rõ ràng đó là một hình thức lừa đảo. Đây là hình thức dẫn dụ đầu tư với những lời hứa hẹn là x4 x5 tài khoản sau 1 tuần. Ban đầu có thể chúng nó cho bạn ăn sau đó thì thông qua bạn mời chào những người quen của bạn .Sau khi nhận được số tiền đầu tư mà bạn và người thân và những nạn nhân khác chúng sẽ sủi ngay lập tức.

6, Giả mạo các app, website
Hiện tại gần như các trang web phổ biến như Binance, Houbi, Metamask đều có các trang web giả mạo giao diện giống 100% bản gốc khác mỗi đường link đăng nhập những ký tự trên đường link đăng nhập sẽ khác một chút nếu không tinh mắt sẽ rất khó nhận ra, đôi khi là những đường link hoặc là mã nguồn mở cho điện thoại android thì đều có app fake các sàn giao dịch đó khi bạn đăng nhập vào khai báo mật khẩu các thông tin này sẽ bị đánh cắp và được sử dụng để lấy cắp tiền của bạn.

7, Ăn cắp tài khoản
Hiện tại mình thấy trong forum có kha khá nhiều anh chị em vướng mắc với sàn Binance bị khoá tài khoản nên đăng bài nhờ sự trợ giúp lúc này một số kẻ xấu inbox riêng hứa hẹn là nếu trả tiền trước cho họ thì họ sẽ trợ giúp để lấy lại tiền hoặc là giả danh là nhân viên của Binance gửi email báo là tài khoản bạn bị vấn đề gì đó rồi yêu cầu bạn click vào đường link để giải trình, sau đó các thông tin của bạn sẽ bị đánh cắp và tiền trong tài khoản của bạn sẽ bị biến mất.

8, Dự án mang thiên hướng Ponzi
Thực ra đây cũng không hẳn là lừa đảo vì hầu hết các dự án thị trường crypto đều ít nhiều mang tính ponizomics trong đó, có chăng chỉ là mức độ ponzi nặng hay nhẹ mà thôi. Hình thức người trước xả vào đầu người sau, mô hình này lấy tiền của nhà đầu tư mới trả tiền cho nhà đầu tư cũ và khi không thể thu hút được nhà đầu tư mới khi không có nhà đầu tư mới thì dòng tiền sẽ dừng lại thì lúc đó mô hình sẽ sập như dự án Bitconnect, Onecoin hay mô hình ponzi cao cấp hơn như Luna của Do Kwon.

9, Scam mua bán OTC
OTC hiểu đơn giản là mua bán trao tay thông qua hình thức thỏa thuận, thị trường OTC không dựa vào một mặt bằng giao dịch cố định như thị trường sàn giao dịch, mà chỉ cần có sự xuất hiện nhu cầu giữa người mua và người bán. Trường hợp này nếu gặp cá nhân không uy tín thì họ cầm tiền của bạn luôn. Một hình thức scam qua OTC nữa là bán tiền "bẩn" nhằm mục đích rửa tiền khi bạn không may mua khoản tiền bẩn đó thì bạn sẽ bị các cơ quan pháp lý điều tra.

10, Giả mạo quỹ, giả mạo có mối quan hệ với các quỹ lớn.
Tức là ví dụ những đối tượng xấu tạo dự án scam rồi marketing rằng là dự án này có các quỹ lớn đầu tư, quỹ đầu tư uy tín nhưng thực sự thì không phải vậy . Việc tung tin đồn giả mạo rằng dự án này có hợp tác với các tên tuổi lớn nhằm tăng độ tin cậy để nhằm lôi kéo những nhà đầu tư nhẹ dạ cả tin không check kỹ thông tin.
II, Một số cách thức phòng tránh lừa đảo
  • Tránh xa những đội nhóm, những dự án hứa hẹn mang lợi nhuận “khủng” vì đơn giản nếu ai ai cũng có lãi thì ai là người lỗ?
  • Không cung cấp privatekey cho bất kỳ ai, bởi vì privatekey cũng giống như mật khẩu ngân hàng của bạn vậy chỉ cần có nó thì người khác thích làm gì với ví của bạn
  • Block, report những cá nhân có dấu hiệu khả nghi khi có người khác nhắn tin trước với bạn trên các mạng xã hội như Facebook, Telegram, Twitter, Discord,..
  • Tìm hiểu kỹ một dự án trước khi xuống tiền như các bước research dự án, kiểm tra lại xem thông tin được công bố có chính xác không?
  • Hãy chia nhỏ tài sản ra các ví lưu trữ, một ví chuyên làm airdrop, một ví chuyên trữ tài sản không làm gì cả, vì nếu bạn tương tác ví với dự án bậy bạ thì coi chừng tài sản bạn mất sạch. Tốt nhất là bạn nên revoke địa chỉ ví của mình để tránh bị scam.
  • Hãy biết vị thế của mình khi đi đầu tư, bạn có phải là KOLs nổi tiếng không, bạn có lợi gì cho dự án không? Tại sao bạn lại mua được ICO trong khi bạn không có mang lợi ích gì quá lớn cho dự án
  • Để phòng tránh hãy tỉnh táo kiểm tra liệu đó có phải là thật không, hãy liên hệ với đội ngũ mod/admin. Yêu cầu cung cấp bằng chứng xác thực như video call,..
  • Đối với các app, website giả mạo thì kiểm tra bằng cách xem lượt download, đánh giá,,.. xem có đảm bảo không thì mới sử dụng.
Mong rằng bài viết của mình có thể giúp ích phòng tránh mất mát cho các bạn được phần nào nhưng suy cho cùng thì chủ yếu vẫn nằm ở chính bản thân chúng ta. Đừng để lòng tham che mờ lý trí!
 
Joined
Apr 27, 2023
Messages
27
Reactions
21
MR
0.380
Ai rồi cũng sẽ bị lừa một lần thôi, vì lòng tham mà tự đâm vào chứ chưa cần ai xui khiến, không bị lừa đảo trong thị trường này chắc chỉ có người không bao giờ nghĩ đến chuyện đầu tư bao giờ
 

Announcements

Today's birthdays

Forum statistics

Threads
426,413
Messages
7,176,696
Members
178,855
Latest member
j88hospital

Most viewed of week

Most viewed of week

Back
Top Bottom