Nhân ngày 8/3 nói chuyện dùng từ...

nguyenhaiha

Junior
Joined
Jul 27, 2011
Messages
163
Reactions
119
MR
0.057
Nhân ngày quốc tế phụ nữ 8 - 3 xin được kính chúc tất cả các bà, các mẹ, các chị ...

Chúc các bà trẻ mãi không già - Chúc các chị hạnh phúc nhà nhà yên vui



Tình cờ đọc được bài viết này post lên cho mọi người cùng đọc:

Tiếng Việt rất giàu và đẹp. Nếu ta biết vận dụng những yếu tố ưu việt đó của tiếng Việt vào trong lời nói hằng ngày hoặc trong văn viết, thì sẽ làm cho việc giao tiếp đạt được hiệu quả cao.

Nhân ngày Quốc tế phụ nữ 8-3, tôi xin đề cập đến một số từ ngữ chỉ người phụ nữ, với các nét nghĩa hiện có của nó để tiện việc sử dụng.

Trong tiếng Việt, có rất nhiều từ đồng nghĩa (cũng gọi là từ cùng nghĩa) chỉ khái niệm “phụ nữ” (người khác giới với khái niệm “đàn ông”), như:

+ a. Đàn bà, con gái, chị em, gái, gái tân, gái tơ, gái sề, gái già, gái góa (gái hóa), gái x., gái y., gái z., cụ bà, cháu gái,...

+ b. Phụ nữ, thiếu nữ, nữ nhi, nữ nhân, nhi nữ, thiếu phụ, khuê nữ, khuê phụ, góa phụ, giá phụ, quả phụ, phu nhân, mệnh phụ, chinh phụ, nàng, thiếp,...

Ở mục a. là các từ gốc Việt; ở mục b. là các từ gốc Hán.

Trong một số ví dụ sau đây:

* 1. Đau đớn thay phận đàn bà, Kiếp sinh ra thế biết là tại đâu? (Văn tế thập loại chúng sinh - Nguyễn Du).
* 2. Người con gái quê ta, đôi mắt trong tựa ngọc. (Người con gái sông La - bài hát).
* 3. Gái tơ sớm đã ngứa nghề lắm sao? (Tr. Kiều).
* 4. Ngày xưa, chị em chúng mình được coi là nữ nhân ngọai tộc. (Lời nói).
* 5. Cô gái thẫn thờ vê áo móng, Nghiêng nghiêng vành nón dáng chờ ai. (Tố Hữu).
* 6. Răng không, cô gái trên sông?... (Thơ Tố Hữu).
* 7. Tình gia thất nào ai chẳng có, Kìa lão thân, khuê phụ nhớ thương. (Chinh phụ ngâm).
* 8. Ngày Quốc tế phụ nữ 8-3, Hội Phụ nữ xã nhà tổ chức mit-tinh chào mừng. (Lời nói).
* 9. Nữ nhân nan hóa (phụ nữ khó dạy), (Thành ngữ xưa).
* 10. Cùng đi với Tổng thống có phu nhân của ngài. (Báo chí).
* 11. Nàng rằng: khoảng vắng đêm trường, Vì hoa nên phải đánh đường tìm hoa. (Truyện Kiều).
* 12. Thiếp như hoa đã lìa cành, Chàng như con bướm lượn vành mà chơi. (Truyện Kiều).
* 13. Hỡi người thiếu nữ kiêu xa, Diêu bông tìm được, goi ta bằng chồng. (Lời ru buồn - LNg).
vân vân...
tất cả những từ in nghiêng đều có một nét nghĩa chung cốt lõi giống nhau là chỉ phụ nữ hoặc đàn bà. Nhưng những từ đó, trong mỗi ví dụ, lại có sắc thái ý nghĩa, hoặc sắc thái biểu cảm, hoặc phong cách dùng từ khác nhau.

* Chẳng hạn, từ đàn bà (vd.1) có sắc thái ý nghĩa, phân biệt với đàn ông, là những người có kiếp sống không giống kiếp sống của người phụ nữ.
* Con gái (vd.2) có sắc thái ý nghĩa, nói đây là người phụ nữ trẻ trung, chưa xây dựng gia đình.
* Gái tơ (vd.3) có sắc thái ý nghĩa,chỉ người con gái mới lớn, vừa đến tuổi lấy chồng.
* Chị em (vd.4), săc thái ý nghĩa, phân biệt với đàn ông.
* Cô gái (vd.5, 6), sắc thái ý nghĩa, chỉ người phụ nữ trẻ...
* Khuê phụ, phụ nữ, nữ nhân (vd.7, 8, 9), có sắc thái biểu cảm với phong cách dùng từ trang trọng cũng để chỉ phụ nữ.
* Phu nhân (vd.10), phong cách dùng từ trang trọng chỉ người vợ quý phái.
* Nàng (vd.11), chỉ đàn bà con gái nói chung thường dùng trong văn học, với săc thái biểu cảm, trang trọng.
* Thiếp (vd.12), tiếng tự xưng với nam giới nói chung hoặc với chồng trong thời phong kiến, có sắc thái biểu cảm, trang trọng.
* Thiếu nữ (vd.13), sắc thái ý nghĩa, chỉ con gái chưa chồng, đồng thời có giá trị biểu cảm, trang trọng.
vân vân...

Như vậy, khi dùng từ, ta phải đặt nó trong thế đối lập với những từ cùng một phạm trù, để từ đó, xem nó có sắc thái ý nghĩa hoặc sắc thái biểu cảm, phong cách dùng từ như thế nào, ta mới không mắc phải sự khiên cưỡng hoặc tùy tiện.
Ví dụ:
* Ta không thể nói: Ngày Quốc tế đàn bà, hay Hội liên hiệp Đàn bà, mà phải dùng từ phụ nữ vì ở đây ta nhất thiết phải sử dụng phong cách trang trọng (dùng từ Hán Việt).
* Trong câu: Cuộc họp mặt hôm nay có 3 người đàn bà còn toàn là con gái! thì hai từ đàn bàcon gái đã có sự đối lập về ý nghĩa.
* Còn trong câu: Nhà chị ấy có hai cô con gái, còn nhà tôi thì bảy nàng công chúa, thì các cụm từ cô con gáinàng công chúa đã có sắc thái biểu cảm khác nhau...

Qua một vài ví dụ và phân tich trên đây, ta thấy tiếng Việt thân yêu của chúng ta thật sự phong phú, sinh động và mĩ lệ biết chừng nào!
 

Announcements

Today's birthdays

Forum statistics

Threads
423,920
Messages
7,135,079
Members
176,399
Latest member
girisingo

Most viewed of week

Most discussed of week

Most viewed of week

Most discussed of week

Back
Top Bottom