News Nhà Trắng chỉ trích tiền mã hóa

Các cố vấn kinh tế của Nhà Trắng đã chỉ ra nhiều vấn đề đang tồn đọng của tiền mã hóa, cho rằng lĩnh vực crypto không có ứng dụng thực tiễn.

White-House.jpg

Trong báo cáo kinh tế mới nhất được đăng tải, Nhóm Cố vấn Kinh tế cho Tổng thống Mỹ Joe Biden cho rằng lĩnh vực tiền mã hóa đang tạo ra nhiều rủi ro cho người dùng phổ thông và ngành tài chính Mỹ hơn lợi ích thực tiễn.

Báo cáo Kinh tế của Tổng thống là một ấn bản thường niên thực hiện bởi Hội đồng các Cố vấn Kinh tế làm việc, giải thích những ưu tiên chính sách của Nhà Trắng. Báo cáo năm 2023 đã dành ra hẳn một chương riêng về tài sản kỹ thuật số và những tác động kinh tế đi kèm.


Đáng chú ý, lập trường mới kể trên xuất hiện chỉ 1 năm sau mệnh lệnh hành pháp từ Tổng thống Biden, yêu cầu các cơ quan liên bang nghiên cứu và xây dựng khung pháp lý cho crypto.


Nhà Trắng nói crypto không có công dụng thực tiễn

Báo cáo cho rằng tiền mã hóa đã không thể mang lại những lợi ích về phân bổ tài sản sở hữu trí tuệ, giá trị tài chính, công dụng thanh toán, khả năng tiếp cận tài chính và loại bỏ trung gian như những gì được quảng bá từ trước đến nay.

Tài liệu này viết:

“Tài sản crypto chưa mang lại một hình thức đầu tư có giá trị cốt lõi, hay là trở thành lựa chọn thay thế cho tiền pháp định, gia tăng phổ cập tài chính, hoặc khiến quá trình thanh toán diễn ra hiệu quả hơn; thay vào đó, tiến bộ duy nhất chúng cho ra là việc tạo ra tính quý hiếm nhân tạo nhằm nâng đỡ giá trị cho các tài sản crypto – và đa phần chúng đều không có giá trị nội tại.
Điều đó đặt ra vấn đề về vai trò của cơ quan quản lý trong việc bảo vệ người tiêu dùng, nhà đầu tư và phần còn lại của hệ thống tài chính khỏi các cú bán tháo hoảng loạn, sụp đổ dây chuyền và gian lận liên quan đến tài sản crypto.”
Hàng loạt cú sập của ngành crypto trong năm 2022 đã được đề cập trong báo cáo, bao gồm FTX, LUNA-UST và thậm chí là BitConnect từ tận năm 2018.

Nhóm cố vấn kinh tế của Nhà Trắng đi đến lập luận tiền mã hóa vừa không phải một công cụ lưu trữ giá trị hiệu quả, vừa không phải là phương thức thanh toán đáng sử dụng.

“Có sự mâu thuẫn trong việc vừa quảng bá những tài sản ấy là công cụ đầu tư, vừa là tiền tệ. Nếu làm tiền, chúng phải có giá trị ổn định, không có tính biến động. Nhưng nếu chúng là tài sản rủi ro, khả năng biến động giá trị là có, đổi lại nhà đầu tư sẽ được lợi nhuận cao hơn. Vì thế, rủi ro đầu tư càng lớn, khả năng làm tiền tệ của một tài sản sẽ càng giảm.”
Stablecoin, theo cách đánh giá trên, cũng không nên trở thành một phương thức thanh toán được chấp nhận rộng rãi.

“Người nắm giữ stablecoin mà không có khả năng quy đổi tài sản về lại tiền mặt nếu không tìm được người sẵn sàng mua lại vị thế của mình.”
Báo cáo cũng bày tỏ thái độ nghi ngờ về kế hoạch làm đồng tiền số CBDC của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), ngân hàng trung ương nước này, cho rằng CBDC có thể ảnh hưởng đến tín dụng và tạo thêm nguy cơ tháo chạy khỏi ngân hàng.

Các công nghệ nền tảng của crypto cũng bị phê bình

Về phần công nghệ đằng sau tiền mã hóa như là blockchain và số cái phân tán, quan điểm của nhóm cố vấn kinh tế cho chính quyền Biden cũng không mấy lạc quan hơn.

Báo cáo nhận định dù công nghệ sổ cái phân tán đã được nhiều định chế tài chính lớn tại Mỹ, trong đó có Ngân hàng Dự trữ Liên bang New York, thử nghiệm, thế nhưng những giải pháp đang được áp dụng hiện tại vẫn có thể mang lại kết quả tương tự hay thậm chí là tốt hơn.

Cơ chế đồng thuận Proof-of-Work cũng bị chỉ trích vì không mang lại nhiều lợi ích, song lại lãng phí năng lượng.

Đến cả DeFi cũng không thoát khỏi cái nhìn hoài nghi của những cố vấn kinh tế Nhà Trắng:

“Dù ứng dụng DeFi khẳng định có thể gia tăng khả năng tiếp cận tín dụng khi cắt giảm phí trung gian, chúng lại có rủi ro lớn với nhà đầu tư và đặt ra ít nhất hai mối họa tiềm tàng cho hệ thống tài chính: đó là việc sử dụng đòn bẩy quá mức và cung cấp những dịch vụ mà không tuân thủ với quy định tài chính hiện hành.”
Kết thúc báo cáo, nhóm cố vấn tài chính Nhà Trắng kêu gọi:

“Chính quyền phải áp dụng những bài học đã được đúc kết trong lịch sử nhân loại, dựa vào những nguyên tắc kinh tế để quản lý tài sản crypto.”

Chính quyền Mỹ ngày càng quan tâm đến tiền mã hóa

Bình luận về quan điểm của báo cáo, cựu Phó Giám đốc Sở Dịch vụ Tài chính New York là ông Matthew Homer chia sẻ với CoinDesk:

“Mức độ chú ý được dành cho tài sản kỹ thuật số lúc này là vô cùng lớn, đặc biệt là khi so sánh với những lĩnh vực khác trong ngành tài chính mà đã có tác động nghiêm trọng hơn nhiều trong những tuần qua. Những tuyên bố đưa ra trong đó là rất rõ ràng, nghiêm khắc và phổ quát, cho thấy rõ lập trường về ngành crypto.”
Bộ Tư pháp Mỹ, SEC cùng các cơ quan tài chính tiểu bang trong 3 tháng qua liên tục có những động thái pháp lý nhắm vào những cá nhân và tổ chức có liên quan đến các cú sập đổ nghiêm trọng trong thị trường tiền mã hóa năm 2022, với lập luận “chứng khoán” thường xuyên được sử dụng đến, gồm:
  • Cựu CEO Sam Bankman-Fried và token FTT của FTX;
  • Do Kwon và Terraform Labs cùng sự sụp đổ của LUNA-UST;
  • Paxos và stablecoin BUSD của Binance;
  • Sàn KuCoin và cáo buộc Ethereum là chứng khoán;
  • Hacker Mango Markets Avraham Eisenberg và token MNGO;
  • Dịch vụ staking của sàn Kraken;
  • Đơn vị lending Genesis và sàn Gemini;
  • Nền tảng đầu tư Voyager và sàn Binance.US;
  • Sàn DEX SushiSwap;
  • Signature Bank – ngân hàng có nhiều khách hàng là công ty crypto.
Những hành động dồn dập kia đang dấy lên tin đồn rằng chính quyền Mỹ đang muốn âm thầm triệt phá lĩnh vực tiền mã hóa, thay vì đưa ra quy định quản lý cụ thể.
 

Announcements

Today's birthdays

Forum statistics

Threads
423,423
Messages
7,135,430
Members
175,801
Latest member
Theonlyduong

Most viewed of week

Most discussed of week

Most viewed of week

Most discussed of week

Back
Top Bottom