Thế giới chỉ vừa bước qua 2023 được ba tháng nhưng đã có hàng loạt cáo buộc và nhận định một loại tài sản crypto là chứng khoán, khiến bao nhà đầu tư phải thấp thỏm với danh mục tài sản của bản thân. Sau BUSD, VGX…giờ đã đến lượt Ethereum lọt vào tầm mắt của giới chức Mỹ.
Theo NYAG, các tài sản bị cáo buộc là chứng khoán cần phải đăng ký với văn phòng tổng chưởng lý trước khi giao dịch. Phía văn phòng NYAG cũng cho hay, KuCoin cũng cần phải đăng ký thêm một số chức năng với chính quyền trước khi bắt đầu hoạt động kinh doanh như một sàn giao dịch.
Dù cho trước đây, Gary Gensler - Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Giao dịch (SEC) đã từng ám chỉ cơ quan này có thể xem Ethereum là chứng khoán. Tuy nhiên, sự kiện của KuCoin mới thực sự đánh dấu lần đầu tiên một cơ quan quản lý tuyên bố trước tòa rằng, Ethereum là một loại chứng khoán.
Bà James đã lập luận theo Đạo luật Martin (Luật chống gian lận) rằng, Ethereum có giá trị bị ảnh hưởng bởi những cá nhân khác nhau, bao gồm cả nhà sáng lập Vitalik Buterin, do đó ETH được coi như chứng khoán. Tổng chưởng lý cho biết thêm, KuCoin cho phép mua bán chứng khoán chưa đăng ký thông qua KuCoin Earn và văn phòng NYAG đã thực nghiệm với địa chỉ IP tại New York.
Với vị thế tài sản crypto có sức ảnh hưởng chẳng hề kém cạnh Bitcoin, khi cáo buộc được đưa ra, cộng đồng ngay lập tức tỏ thái độ không đồng tình với quan điểm của NYAG. Điển hình trong số đó có John Deaton - Nhà sáng lập của Crypto Law đã lên tiếng phản đối việc các cơ quan quản lý coi ETH là chứng khoán và kêu gọi nhà đầu tư cùng đứng lên để chiến đấu đến cùng.
Cộng đồng crypto cũng đã lục lại động thái trái ngược của người đứng đầu Ủy ban Giao dịch Hàng hóa Tương lai, khi ông chỉ xem ETH như một loại hàng hóa thay vì là chứng khoán. Đồng thời, ông cũng đanh thép khẳng định sẽ có những biện pháp hợp lệ để bảo vệ lập luận của bản thân.
Chủ kênh Youtube CryptoWendyO cho rằng KuCoin sẽ chẳng thèm đếm xỉa đến vụ kiện và nhiều công ty crypto trên thế giới có thể sẽ không thèm dính dáng gì đến Mỹ nữa.
Có thể Wendy đã đúng, vì kể từ sau những cáo buộc được đưa ra, phía sàn giao dịch KuCoin vẫn chưa có bất cứ động thái nào. Mặc cho cộng đồng đang lên án NYAG về quyết định của cơ quan này.
Tuy nhiên, điều này sẽ nảy sinh mâu thuẫn vì có nhiều các sàn giao dịch cũng cung cấp ETH tại New York đã đăng ký hoạt động hợp pháp (không bao gồm KuCoin) ở bang này. Điều này có nghĩa là sàn giao dịch đó đã được sự chấp thuận của Sở Tài chính và Dịch vụ New York (NYDFS).
Theo chia sẻ của Collins Belton - Luật sư về crypto với CoinDesk, lập luận của James khiến ông khá ngạc nhiên, do phía New York chắc chắn biết ETH được cung cấp trong nhiều năm. Vì để có được giấy phép đăng ký ở New York, sàn giao dịch phải thực sự có tài sản dự định cung cấp cho người dùng tại bang này và được cơ quan quản lý tài chính của họ đưa vào danh sách xanh.
Khi ETH bị phân loại là chứng khoán, chắc chắn cộng đồng crypto sẽ có một phen dậy sóng. Nhiều công ty sẽ phải tự định nghĩa lại coin/token đại diện cho họ nếu không muốn lúc nào đó rơi vào tình cảnh tương tự. Bởi ngoài Bitcoin đang dùng Proof of Work, đa số các mạng lưới lớn đều đang sử dụng Proof of Stake tương tự như Ethereum. Từ đó, các cơ quan quản lý có thể quy tất cả về một mối nếu họ thực sự mong muốn.
Vụ kiện của KuCoin khiến Ethereum bị gán mác chứng khoán
Vào ngày 9/3, Letitia James - Tổng chưởng lý New York (NYAG - New York Attorney General) đã đệ đơn kiện KuCoin lên Tòa án tối cao, do cho rằng sàn giao dịch có trụ sở tại Seychelles đã và đang cho phép giao dịch các tài sản đáp ứng đủ định nghĩa về chứng khoán. Trong số tài sản được tổng chưởng lý liệt kê, có bao gồm cả Ethereum (ETH).Theo NYAG, các tài sản bị cáo buộc là chứng khoán cần phải đăng ký với văn phòng tổng chưởng lý trước khi giao dịch. Phía văn phòng NYAG cũng cho hay, KuCoin cũng cần phải đăng ký thêm một số chức năng với chính quyền trước khi bắt đầu hoạt động kinh doanh như một sàn giao dịch.
Dù cho trước đây, Gary Gensler - Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Giao dịch (SEC) đã từng ám chỉ cơ quan này có thể xem Ethereum là chứng khoán. Tuy nhiên, sự kiện của KuCoin mới thực sự đánh dấu lần đầu tiên một cơ quan quản lý tuyên bố trước tòa rằng, Ethereum là một loại chứng khoán.
Bà James đã lập luận theo Đạo luật Martin (Luật chống gian lận) rằng, Ethereum có giá trị bị ảnh hưởng bởi những cá nhân khác nhau, bao gồm cả nhà sáng lập Vitalik Buterin, do đó ETH được coi như chứng khoán. Tổng chưởng lý cho biết thêm, KuCoin cho phép mua bán chứng khoán chưa đăng ký thông qua KuCoin Earn và văn phòng NYAG đã thực nghiệm với địa chỉ IP tại New York.
ETH đã được các cơ quan quản lý Mỹ theo dõi sát sao kể từ khi mạng lưới Ethereum chuyển từ cơ chế Proof of Work sang Proof of Stake. Với cơ chế Proof of Stake, nhà đầu tư đã có thể tham gia stake với 32 ETH để gia tăng lợi nhuận. Có thể các bên cơ quan đã cân nhắc và cho rằng tính năng này tương tự như việc lãi suất có được từ trái phiếu.ETH giống như LUNA và UST chúng như một tài sản đầu cơ dựa trên nỗ lực của các nhà phát triển và các bên thứ ba nhằm mang lại lợi nhuận cho những người nắm giữ. Do đó, KuCoin bắt buộc phải đăng ký trước khi bán ETH, LUNA hoặc UST
Đại diện văn phòng NYAG
Như đã đề cập ở trên, bà James cho rằng, Vitalik Buterin - nhà sáng lập Ethereum cùng Ethereum Foundation có tác động đáng kể đến ETH và những kế hoạch phát triển từ phía họ đã góp phần tăng giá đồng coin chính trên mạng lưới. Trong đơn kiện còn đề cập, nhà sáng lập cùng các cá nhân trong tổ chức được sở hữu ETH từ ICO và được cho là đã giữ chúng đến tận bây giờ để có được lợi nhuận.Việc chuyển sang Proof of Stake gây tác động đáng kể đến chức năng và lợi ích cốt lõi khi sở hữu ETH. Những nhà đầu tư nắm giữ ETH giờ đây có thể kiếm lợi nhuận chỉ bằng cách tham gia stake
Tài liệu giải thích trong đơn kiện
Với vị thế tài sản crypto có sức ảnh hưởng chẳng hề kém cạnh Bitcoin, khi cáo buộc được đưa ra, cộng đồng ngay lập tức tỏ thái độ không đồng tình với quan điểm của NYAG. Điển hình trong số đó có John Deaton - Nhà sáng lập của Crypto Law đã lên tiếng phản đối việc các cơ quan quản lý coi ETH là chứng khoán và kêu gọi nhà đầu tư cùng đứng lên để chiến đấu đến cùng.
Cộng đồng crypto cũng đã lục lại động thái trái ngược của người đứng đầu Ủy ban Giao dịch Hàng hóa Tương lai, khi ông chỉ xem ETH như một loại hàng hóa thay vì là chứng khoán. Đồng thời, ông cũng đanh thép khẳng định sẽ có những biện pháp hợp lệ để bảo vệ lập luận của bản thân.
Chủ kênh Youtube CryptoWendyO cho rằng KuCoin sẽ chẳng thèm đếm xỉa đến vụ kiện và nhiều công ty crypto trên thế giới có thể sẽ không thèm dính dáng gì đến Mỹ nữa.
Có thể Wendy đã đúng, vì kể từ sau những cáo buộc được đưa ra, phía sàn giao dịch KuCoin vẫn chưa có bất cứ động thái nào. Mặc cho cộng đồng đang lên án NYAG về quyết định của cơ quan này.
Liệu lập luận của Tổng chưởng lý James có mâu thuẫn?
Mặc dù NYAG đã lên tiếng khẳng định ETH là chứng khoán, nhưng quyết định cuối cùng sẽ thuộc về tòa án. Nếu ETH chính thức được tòa án phân loại là chứng khoán, các sàn giao dịch muốn niêm yết tài sản này sẽ cần phải đăng ký với SEC.Tuy nhiên, điều này sẽ nảy sinh mâu thuẫn vì có nhiều các sàn giao dịch cũng cung cấp ETH tại New York đã đăng ký hoạt động hợp pháp (không bao gồm KuCoin) ở bang này. Điều này có nghĩa là sàn giao dịch đó đã được sự chấp thuận của Sở Tài chính và Dịch vụ New York (NYDFS).
Theo chia sẻ của Collins Belton - Luật sư về crypto với CoinDesk, lập luận của James khiến ông khá ngạc nhiên, do phía New York chắc chắn biết ETH được cung cấp trong nhiều năm. Vì để có được giấy phép đăng ký ở New York, sàn giao dịch phải thực sự có tài sản dự định cung cấp cho người dùng tại bang này và được cơ quan quản lý tài chính của họ đưa vào danh sách xanh.
Vì vậy, thật điên rồ khi Tổng chưởng lý New York nói rằng “Ồ sàn giao dịch của các bạn đang cho phép giao dịch chứng khoán bất hợp pháp. Dù cho thực tế, cơ quan quản lý tài chính tại New York đã cho phép các bạn hoạt động mà không bị trừng phạt trong 5 năm qua”
Collins Belton, Luật sư về crypto tại California
Khi ETH bị phân loại là chứng khoán, chắc chắn cộng đồng crypto sẽ có một phen dậy sóng. Nhiều công ty sẽ phải tự định nghĩa lại coin/token đại diện cho họ nếu không muốn lúc nào đó rơi vào tình cảnh tương tự. Bởi ngoài Bitcoin đang dùng Proof of Work, đa số các mạng lưới lớn đều đang sử dụng Proof of Stake tương tự như Ethereum. Từ đó, các cơ quan quản lý có thể quy tất cả về một mối nếu họ thực sự mong muốn.