Ủy ban Tài chính Hạ viện Mỹ có vẻ không hài lòng với lời từ chối đến phiên điều trần ngày 13/12 của cựu CEO FTX Sam Bankman-Fried.
Vào ngày 13/12 tới (giờ Mỹ), Ủy ban Dịch vụ Tài chính Hạ viện Mỹ sẽ có phiên điều trần về sự sụp đổ của FTX, mong muốn làm rõ hơn về nguyên nhân cũng như những nghi ngờ về gian lận, lừa đảo. Chủ tịch Ủy ban là Nghị sĩ Maxine Waters sau đó đã gửi lời mời đến ông Sam Bankman-Fried, cựu CEO của FTX, ra đến để chất vấn. Tuy nhiên, vào ngày 05/12, Sam Bankman-Fried đã lên tiếng trên Twitter để “từ chối khéo” việc xuất hiện tại Hạ viện Mỹ:
Vị nghị sĩ cũng chỉ ra rằng sự sụp đổ của FTX đã gây ảnh hưởng đến hơn 1 triệu người dùng của sàn. Vì vậy, Chủ tịch Ủy ban Dịch vụ Tài chính nói Sam Bankman-Fried “bắt buộc” phải đến phiên điều trần và0 ngày 13/12, thậm chí còn phải tham dự các phiên điều trần khác sau đó nếu Hạ viện cảm thấy cần thiết.
Ông Sam Bankman-Fried đến nay vẫn chưa phản hồi những phát ngôn mới nhất từ Nghị sĩ Waters.
Nhiều người cho rằng Hạ viện Mỹ có thể gửi trát triệu tập đế làm văn bản pháp lý yêu cầu cựu CEO FTX xuất hiện, thay vì liên lạc với nhau qua Twitter, một điều vốn dĩ thể hiện sự thiếu chuyên nghiệp.
Trong quá khứ, ông Sam Bankman-Fried từng nhiều lần đến thủ đô Washington DC để vận động hành lang pháp lý cho dự luật quản lý tiền mã hóa do mình khởi xướng, cũng như có những cuộc đối thoại với các nhà lập pháp Mỹ về vấn đề quản lý crypto. Ông cũng từng xuất hiện trong một bức ảnh với bà Maxine Waters và một số nghị sĩ của Ủy ban Dịch vụ Tài chính Hạ viện. Vị cựu CEO FTX là một trong những người đóng góp nhiều tiền nhất cho cả Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa trong thời gian qua.
Vào ngày 13/12 tới (giờ Mỹ), Ủy ban Dịch vụ Tài chính Hạ viện Mỹ sẽ có phiên điều trần về sự sụp đổ của FTX, mong muốn làm rõ hơn về nguyên nhân cũng như những nghi ngờ về gian lận, lừa đảo. Chủ tịch Ủy ban là Nghị sĩ Maxine Waters sau đó đã gửi lời mời đến ông Sam Bankman-Fried, cựu CEO của FTX, ra đến để chất vấn. Tuy nhiên, vào ngày 05/12, Sam Bankman-Fried đã lên tiếng trên Twitter để “từ chối khéo” việc xuất hiện tại Hạ viện Mỹ:
Tuy nhiên, các nhà lập pháp Mỹ có vẻ không hài lòng với câu trả lời của ông Sam Bankman-Fried. Trong bài đăng Twitter sáng ngày 06/12, bà Maxine Waters tuyên bố rằng vị cựu CEO có đủ thông tin cần thiết để ra đối chất dựa trên những cuộc phỏng vấn trên truyền thông trong thời gian qua.“Gửi Nghị sĩ Waters và Ủy ban Dịch vụ Tài chính Hạ viện,
Một khi tôi đã nắm bắt được mọi thông tin về những gì đã xảy ra, tôi cảm thấy mình có trách nhiệm đứng trước ủy ban và giải trình.
Tôi không chắc có thể làm được như vậy vào ngày 13/12 tới. Nhưng khi đã thấu hiểu mọi sự rồi, tôi sẽ ra điều trần.”
Vị nghị sĩ cũng chỉ ra rằng sự sụp đổ của FTX đã gây ảnh hưởng đến hơn 1 triệu người dùng của sàn. Vì vậy, Chủ tịch Ủy ban Dịch vụ Tài chính nói Sam Bankman-Fried “bắt buộc” phải đến phiên điều trần và0 ngày 13/12, thậm chí còn phải tham dự các phiên điều trần khác sau đó nếu Hạ viện cảm thấy cần thiết.
Ông Sam Bankman-Fried đến nay vẫn chưa phản hồi những phát ngôn mới nhất từ Nghị sĩ Waters.
Nhiều người cho rằng Hạ viện Mỹ có thể gửi trát triệu tập đế làm văn bản pháp lý yêu cầu cựu CEO FTX xuất hiện, thay vì liên lạc với nhau qua Twitter, một điều vốn dĩ thể hiện sự thiếu chuyên nghiệp.
Trong quá khứ, ông Sam Bankman-Fried từng nhiều lần đến thủ đô Washington DC để vận động hành lang pháp lý cho dự luật quản lý tiền mã hóa do mình khởi xướng, cũng như có những cuộc đối thoại với các nhà lập pháp Mỹ về vấn đề quản lý crypto. Ông cũng từng xuất hiện trong một bức ảnh với bà Maxine Waters và một số nghị sĩ của Ủy ban Dịch vụ Tài chính Hạ viện. Vị cựu CEO FTX là một trong những người đóng góp nhiều tiền nhất cho cả Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa trong thời gian qua.