Phía chủ nợ của FTX đang kháng nghị lên tòa khi chi phí pháp lý mà sàn phải chi trả trong thời gian qua tăng vọt.
Sự kiện FTX phá sản hết sức chấn động trong giới crypto và hiện trạng tranh chấp pháp lý dai dẳng đã tốn không ít giấy mực từ giới truyền thông báo chí cũng như hàng triệu USD bị đốt không tiếc tay cho các dịch vụ tố tụng.
Như Coin68 đã đưa tin, FTX phải “ký một tờ séc” trị giá 38 triệu USD để trả thù lao cho các luật sự phụ trách xử lý quá trình phá sản vào tháng 1/2023. Và cũng không có gì ngạc nhiên khi sàn giao dịch này lại tiếp tục xuống tay hơn 120 triệu đô la Mỹ cho dịch vụ cố vấn tài chính.
Song, các chủ nợ trong vụ án cũng đang lâm vào tình cảnh khốn khổ khi chứng kiến quá nhiều khoản tiền bỏ ra trong quá trình bảo hộ phá sản của FTX kéo dài hằng tháng liền. Điều này đã làm dấy lên tranh cãi trong phiên tòa phá sản ngày 23/08 khi ủy ban chủ nợ phản đối về tính chất tổn thất quá nhiều ở thời điểm hiện tại.
Theo Kris Hansen, luật sư từ hãng luật Paul Hastings và đại diện cho ủy ban chủ nợ, cho hay: "Hiện tại, tốc độ chi tiền của sàn giao dịch FTX đã gia tăng chóng mặt, với 50 triệu USD mỗi tháng được đổ vào các khoản phí, hàng trăm luật sư, cố vấn tài chính và ngân hàng đang làm việc gần như toàn thời gian. Sự thật tàn nhẫn đằng sau là cứ mỗi đô được chi ra tương đương với một đô mà các chủ nợ không thu hồi được.
Ông cũng chia sẻ thêm rằng bên phía chủ nợ vẫn chưa cố gắng tối ưu hóa lợi tức từ tiền mặt cũng như tài sản crypto của công ty trong khi vụ án diễn ra.
Trong báo cáo được đệ trình bởi một kiểm toán viên chi phí làm việc cho một công ty luật khác cách đây 2 tháng, các khoản chi phí trong 7 tháng đầu được liệt vào mục “đáng chú ý" với tổng cộng 200 triệu USD. Người này cũng tỏ thái độ tích cực và dành lời khen cho các chuyên gia bên phía chủ nợ vì đã “vạch lá tìm sâu" và giúp thu hồi lại tài sản.
Hơn nữa, trận chiến này đang ngày càng cam go và phức tạp đến mức kinh ngạc khi kéo theo hàng loạt các hệ luỵ khôn lường đối với các tổ chức và các nhân bị liên đới. Đơn cử là thỏa thuận truy thu 175 triệu USD với Genesis, BlockFi đòi 1 tỷ USD, quỹ Sino Global yêu cầu bồi thường 67 triệu USD,...
Tân CEO của FTX, John J. Ray III, cũng cho biết ông và đội ngũ mới nhậm chức đang phụ trách dọn dẹp mớ hỗn độn vì hồ sơ vụ án toàn là những lời nói dối và sự lấp liếm từ ban quản lý cũ. Bên cạnh đó, các đại diện phía FTX cũng khẳng định họ đã làm việc không ngừng nghỉ và thủ tục pháp lý vẫn đang diễn ra theo đúng kế hoạch.
Dường như khoản chi phí dội lên cao cũng kéo theo mức độ “kịch tính” trong diễn biến kiện tụng gần đây khi Sam Bankman-Fried bắt đầu chỉ trích và đỗ lỗi cho luật sư cố vấn cho FTX trước thời điểm phá sản vì đã “xúi giục" mình gây ra lỗi nghiêm trọng làm dẫn đến tình cảnh sụp đổ hiện tại. Hành động chuyển hướng dư luận và chĩa mũi rìu vào phía khác cho thấy những khoản tiền của FTX đang bỏ ra là hữu dụng, đồng thời gián tiếp giúp cho các hãng luật phụ trách vụ án ăn nên làm ra.
Tóm lại, cho dù FTX đã cho thấy những nỗ lực cứu vớt hoàn cảnh hiện tại, khoản tài sản thu hồi được cho đến thời điểm chẳng thấm là bao so với những gì tổ chức tai tiếng này đã chi đậm cho quá trình bảo hộ phá sản trong gần 1 năm qua
Sự kiện FTX phá sản hết sức chấn động trong giới crypto và hiện trạng tranh chấp pháp lý dai dẳng đã tốn không ít giấy mực từ giới truyền thông báo chí cũng như hàng triệu USD bị đốt không tiếc tay cho các dịch vụ tố tụng.
Như Coin68 đã đưa tin, FTX phải “ký một tờ séc” trị giá 38 triệu USD để trả thù lao cho các luật sự phụ trách xử lý quá trình phá sản vào tháng 1/2023. Và cũng không có gì ngạc nhiên khi sàn giao dịch này lại tiếp tục xuống tay hơn 120 triệu đô la Mỹ cho dịch vụ cố vấn tài chính.
Song, các chủ nợ trong vụ án cũng đang lâm vào tình cảnh khốn khổ khi chứng kiến quá nhiều khoản tiền bỏ ra trong quá trình bảo hộ phá sản của FTX kéo dài hằng tháng liền. Điều này đã làm dấy lên tranh cãi trong phiên tòa phá sản ngày 23/08 khi ủy ban chủ nợ phản đối về tính chất tổn thất quá nhiều ở thời điểm hiện tại.
Theo Kris Hansen, luật sư từ hãng luật Paul Hastings và đại diện cho ủy ban chủ nợ, cho hay: "Hiện tại, tốc độ chi tiền của sàn giao dịch FTX đã gia tăng chóng mặt, với 50 triệu USD mỗi tháng được đổ vào các khoản phí, hàng trăm luật sư, cố vấn tài chính và ngân hàng đang làm việc gần như toàn thời gian. Sự thật tàn nhẫn đằng sau là cứ mỗi đô được chi ra tương đương với một đô mà các chủ nợ không thu hồi được.
Ông cũng chia sẻ thêm rằng bên phía chủ nợ vẫn chưa cố gắng tối ưu hóa lợi tức từ tiền mặt cũng như tài sản crypto của công ty trong khi vụ án diễn ra.
Trong báo cáo được đệ trình bởi một kiểm toán viên chi phí làm việc cho một công ty luật khác cách đây 2 tháng, các khoản chi phí trong 7 tháng đầu được liệt vào mục “đáng chú ý" với tổng cộng 200 triệu USD. Người này cũng tỏ thái độ tích cực và dành lời khen cho các chuyên gia bên phía chủ nợ vì đã “vạch lá tìm sâu" và giúp thu hồi lại tài sản.
Hơn nữa, trận chiến này đang ngày càng cam go và phức tạp đến mức kinh ngạc khi kéo theo hàng loạt các hệ luỵ khôn lường đối với các tổ chức và các nhân bị liên đới. Đơn cử là thỏa thuận truy thu 175 triệu USD với Genesis, BlockFi đòi 1 tỷ USD, quỹ Sino Global yêu cầu bồi thường 67 triệu USD,...
Tân CEO của FTX, John J. Ray III, cũng cho biết ông và đội ngũ mới nhậm chức đang phụ trách dọn dẹp mớ hỗn độn vì hồ sơ vụ án toàn là những lời nói dối và sự lấp liếm từ ban quản lý cũ. Bên cạnh đó, các đại diện phía FTX cũng khẳng định họ đã làm việc không ngừng nghỉ và thủ tục pháp lý vẫn đang diễn ra theo đúng kế hoạch.
Dường như khoản chi phí dội lên cao cũng kéo theo mức độ “kịch tính” trong diễn biến kiện tụng gần đây khi Sam Bankman-Fried bắt đầu chỉ trích và đỗ lỗi cho luật sư cố vấn cho FTX trước thời điểm phá sản vì đã “xúi giục" mình gây ra lỗi nghiêm trọng làm dẫn đến tình cảnh sụp đổ hiện tại. Hành động chuyển hướng dư luận và chĩa mũi rìu vào phía khác cho thấy những khoản tiền của FTX đang bỏ ra là hữu dụng, đồng thời gián tiếp giúp cho các hãng luật phụ trách vụ án ăn nên làm ra.
Tóm lại, cho dù FTX đã cho thấy những nỗ lực cứu vớt hoàn cảnh hiện tại, khoản tài sản thu hồi được cho đến thời điểm chẳng thấm là bao so với những gì tổ chức tai tiếng này đã chi đậm cho quá trình bảo hộ phá sản trong gần 1 năm qua