Nhiều cáo buộc cho rằng, công ty cho vay tiền điện tử lớn nhất thế giới - Celsius kinh doanh đa cấp, dùng tiền đầu tư mạo hiểm và tìm cách chối bỏ trách nhiệm với người dùng. Một trong những công ty cho vay tiền điện tử lớn nhất thế giới - Celsius vừa thông báo nộp đơn xin phá sản vào ngày 13.7.
Công ty này trả lãi hấp dẫn đối với những khách hàng gửi tiền bằng tiền điện tử. Sau đó, Celsius cho các nhà giao dịch khác vay nhằm kiếm lời từ phần chênh lệch lãi suất. Những nhà đầu tư tiền số sẵn sàng trả lãi cao để vay tiền. Tuy nhiên, mô hình kinh doanh này đã sụp đổ trong bối cảnh thanh khoản của ngành suy yếu mạnh.
Tính đến hết tháng 5, Celsius Network ghi nhận tài sản trị giá 11,8 tỉ USD, giảm từ 15 tỉ USD vào tháng 10.2021. Tuy nhiên, hiện công ty chỉ có 167 triệu USD tiền mặt để hỗ trợ các hoạt động nhất định trong tình trạng phá sản.
Bị cáo cuộc kinh doanh đa cấp, dùng tiền đầu tư mạo hiểm
Theo các chuyên gia, sai lầm của Celsius là gần 20% APY (lãi suất gửi tiền điện tử) mà họ trả cho khách hàng là không có thật. Trong một vụ kiện, Celsius bị cáo buộc kinh doanh theo mô hình đa cấp. Theo đó, công ty trả tiền cho người dùng trước bằng khoản lời thu được từ những người dùng mới.
Celsius cũng đầu tư tiền của mình vào những nơi có lợi nhuận cao ngất ngưởng. Một báo cáo từ The Block cho thấy, Celsius đã đầu tư ít nhất nửa tỉ đô la vào Anchor - nền tảng cho vay của một dự án stablecoin hiện đã thất bại. Anchor từng cam kết với các nhà đầu tư sẽ thu lời 20%/năm dựa trên số tiền điện tử mình nắm giữ.
Nik Bhatia - nhà sáng lập hãng luật The Bitcoin Layer - cho biết: “Do luôn phải tạo ra lợi nhuận nên họ đã quyết định đầu tư vào các kênh đầy rủi ro mà ít có phòng ngừa".
Celsius không phải trường hợp cá biệt, nó đang tạo ra hiệu ứng domino lên thị trường tiền điện tử. Tuần trước, công ty cho vay tiền điện tử Voyager Digital đã nộp đơn xin phá sản sau khi tạm ngừng cho khách hàng rút và gửi tiền. Quỹ đầu cơ Three Arrows Capital (3AC) cũng làm thủ tục phá sản khi vỡ nợ khoản vay trị giá hơn 660 triệu USD.
Giới chuyên gia nhận định, tín dụng đang bị siết lại, các tiêu chuẩn bảo lãnh phát hành bị thắt chặt và khả năng thanh toán được kiểm tra rất sát sao. Nhiều người đang rút tiền của mình khỏi các tổ chức cho vay tiền điện tử.
Chối bỏ trách nhiệm với người dùng
Theo hồ sơ phá sản của công ty, Celsius đang có hơn 100.000 chủ nợ. Thậm chí, một số bên đã cho nền tảng này vay tiền mà không cần bất kỳ tài sản thế chấp nào. Những chủ nợ đó có khả năng lấy lại tiền trước tiên, miễn là doanh nghiệp còn tài sản.
Sau khi nộp đơn yêu cầu phá sản, Celsius giải thích rằng, “hầu hết hoạt động trên tài khoản sẽ bị tạm dừng cho đến khi có thông báo mới” và “không yêu cầu cơ quan có thẩm quyền cho phép khách hàng rút tiền vào lúc này”. Điều này đồng nghĩa người dùng cũng không thể nhận bất cứ phần thưởng nào mình có.
Khác với ngân hàng thường đảm bảo tiền gửi của khách hàng, Celsius không có bất kỳ biện pháp bảo vệ người dùng nào trước những sự cố. Trong các điều khoản và điều kiện của Celsius, bất kỳ tài sản kỹ thuật số nào được chuyển sang nền tảng này đều trở thành một khoản vay giữa người dùng và Celsius. Do không có tài sản thế chấp nên tiền của khách hàng về cơ bản chỉ là các khoản vay không có bảo đảm.
Celsius ghi rõ: “Bất kỳ tài sản kỹ thuật số đủ điều kiện nào được sử dụng trong dịch vụ kiếm tiền hay làm thế chấp trong vay tiền đều không thu hồi được. Khách hàng có thể không có bất kỳ biện pháp khắc phục hoặc quyền pháp lý nào liên quan đến các nghĩa vụ của Celsius".
Các chuyên gia cho hay, điều này như miễn trừ mọi hành vi vi phạm pháp luật nếu có bất kỳ sự cố xảy ra với nền tảng cho vay tiền điện tử này.
Công ty này trả lãi hấp dẫn đối với những khách hàng gửi tiền bằng tiền điện tử. Sau đó, Celsius cho các nhà giao dịch khác vay nhằm kiếm lời từ phần chênh lệch lãi suất. Những nhà đầu tư tiền số sẵn sàng trả lãi cao để vay tiền. Tuy nhiên, mô hình kinh doanh này đã sụp đổ trong bối cảnh thanh khoản của ngành suy yếu mạnh.
Tính đến hết tháng 5, Celsius Network ghi nhận tài sản trị giá 11,8 tỉ USD, giảm từ 15 tỉ USD vào tháng 10.2021. Tuy nhiên, hiện công ty chỉ có 167 triệu USD tiền mặt để hỗ trợ các hoạt động nhất định trong tình trạng phá sản.
Bị cáo cuộc kinh doanh đa cấp, dùng tiền đầu tư mạo hiểm
Theo các chuyên gia, sai lầm của Celsius là gần 20% APY (lãi suất gửi tiền điện tử) mà họ trả cho khách hàng là không có thật. Trong một vụ kiện, Celsius bị cáo buộc kinh doanh theo mô hình đa cấp. Theo đó, công ty trả tiền cho người dùng trước bằng khoản lời thu được từ những người dùng mới.
Celsius cũng đầu tư tiền của mình vào những nơi có lợi nhuận cao ngất ngưởng. Một báo cáo từ The Block cho thấy, Celsius đã đầu tư ít nhất nửa tỉ đô la vào Anchor - nền tảng cho vay của một dự án stablecoin hiện đã thất bại. Anchor từng cam kết với các nhà đầu tư sẽ thu lời 20%/năm dựa trên số tiền điện tử mình nắm giữ.
Nik Bhatia - nhà sáng lập hãng luật The Bitcoin Layer - cho biết: “Do luôn phải tạo ra lợi nhuận nên họ đã quyết định đầu tư vào các kênh đầy rủi ro mà ít có phòng ngừa".
Celsius không phải trường hợp cá biệt, nó đang tạo ra hiệu ứng domino lên thị trường tiền điện tử. Tuần trước, công ty cho vay tiền điện tử Voyager Digital đã nộp đơn xin phá sản sau khi tạm ngừng cho khách hàng rút và gửi tiền. Quỹ đầu cơ Three Arrows Capital (3AC) cũng làm thủ tục phá sản khi vỡ nợ khoản vay trị giá hơn 660 triệu USD.
Giới chuyên gia nhận định, tín dụng đang bị siết lại, các tiêu chuẩn bảo lãnh phát hành bị thắt chặt và khả năng thanh toán được kiểm tra rất sát sao. Nhiều người đang rút tiền của mình khỏi các tổ chức cho vay tiền điện tử.
Chối bỏ trách nhiệm với người dùng
Theo hồ sơ phá sản của công ty, Celsius đang có hơn 100.000 chủ nợ. Thậm chí, một số bên đã cho nền tảng này vay tiền mà không cần bất kỳ tài sản thế chấp nào. Những chủ nợ đó có khả năng lấy lại tiền trước tiên, miễn là doanh nghiệp còn tài sản.
Sau khi nộp đơn yêu cầu phá sản, Celsius giải thích rằng, “hầu hết hoạt động trên tài khoản sẽ bị tạm dừng cho đến khi có thông báo mới” và “không yêu cầu cơ quan có thẩm quyền cho phép khách hàng rút tiền vào lúc này”. Điều này đồng nghĩa người dùng cũng không thể nhận bất cứ phần thưởng nào mình có.
Khác với ngân hàng thường đảm bảo tiền gửi của khách hàng, Celsius không có bất kỳ biện pháp bảo vệ người dùng nào trước những sự cố. Trong các điều khoản và điều kiện của Celsius, bất kỳ tài sản kỹ thuật số nào được chuyển sang nền tảng này đều trở thành một khoản vay giữa người dùng và Celsius. Do không có tài sản thế chấp nên tiền của khách hàng về cơ bản chỉ là các khoản vay không có bảo đảm.
Celsius ghi rõ: “Bất kỳ tài sản kỹ thuật số đủ điều kiện nào được sử dụng trong dịch vụ kiếm tiền hay làm thế chấp trong vay tiền đều không thu hồi được. Khách hàng có thể không có bất kỳ biện pháp khắc phục hoặc quyền pháp lý nào liên quan đến các nghĩa vụ của Celsius".
Các chuyên gia cho hay, điều này như miễn trừ mọi hành vi vi phạm pháp luật nếu có bất kỳ sự cố xảy ra với nền tảng cho vay tiền điện tử này.