Circle, đơn vị phát hành đồng USDC, dự tính sẽ triển khai tính năng swap cross-chain cho stablecoin trong Q1/2023.
Theo tiết lộ của ông Jeremy Allaire, CEO của Cicle – công ty phát hành stablecoin USDC, đơn vị này trong quý I/2023 sẽ cho ra mắt cầu nối cross-chain cho USDC, giúp việc hoán đổi stablecoin liên blockchain diễn ra liền mạch hơn.
Cầu nối này sẽ có tên là Cross-Chain Transfer Protocol (CCTP), hoạt động theo cơ chế burn-mint (đốt rồi tái phát hành) đơn giản thông qua các hợp đồng thông minh. Cụ thể, khi người dùng cần chuyển USDC từ blockchain A sang blockchain B, giao thức Circle sẽ xem xét và phê duyệt giao dịch, sau đó đốt phiên bản USDC trên A rồi tái phát hành lại nó trên B.
Circle khẳng định hoạt động mint-burn sẽ giúp giải quyết các khuyết điểm của cơ chế lock-mint (khóa rồi tái phát hành) của nhiều giải pháp cross-chain khác, vốn trở thành các mục tiêu bị hacker nhắm đến khi lưu trữ một lượng lớn token để bảo chứng giá trị. Như đã được Coin68 tường thuật, các vụ tấn công cross-chain đã trở thành một chủ đề nhức nhối trong năm 2022 khi gây thiệt hại hơn 1,5 tỷ USD. Nhà sáng lập Ethereum Vitalik Buterin vào đầu năm 2022 đã “tiên đoán” về rủi ro của các giải pháp cross-chain, điều mà đã trở thành hiện thực.
Quay trở lại với chủ đề chính, ứng dụng dễ thấy nhất của Cross-Chain Transfer Protocol, bên cạnh việc luân chuyển USDC sang nhiều blockchain khác nhau, sẽ là cho phép swap các token liên blockchain. Ví dụ, người dùng có thể chọn swap ETH trên Ethereum lấy AVAX trên Avalanche. Một giải pháp giao dịch sau khi tích hợp CCTP sẽ có thể đổi ETH lấy USDC trên Ethereum, burn nó rồi mint lại lượng stablecoin tương ứng trên Avalanche, cuối cùng dùng USDC trên Avalanche swap lấy AVAX.
Ngoài ra, các nhà phát triển của Circle tiết lộ cầu nối CCTP cho USDC còn có thể được liên kết trực tiếp đến các giao thức DeFi phục vụ hoạt động farming liên chuỗi, hay để cung cấp thêm thanh khoản cho các sản phẩm lending, thanh toán, game blockchain, NFT,…
Hiện tại, Cross-Chain Transfer Protocol đang được thử nghiệm trên testnet của Ethereum và Avalanche, dự kiến ra mắt trong quý I/2023 và bắt đầu hỗ trợ chính 2 blockchain ấy. Trong phần còn lại của năm 2023, Circle đặt mục tiêu kết nối thêm Solana cùng nhiều blockchain khác đến CCTP.
Tính đến ngày 22/01/2023, USDC đã có mặt trên 8 blockchain gồm Ethereum, Solana, Avalanche, TRON, Algorand, Stellar, Flow và Hedera; đồng thời được liên kết đến Polygon, Fantom, NEAR, Arbitrum và Cosmos.
Tổng cung USDC đang là 43,1 tỷ USDC, được bảo chứng bởi 43,2 tỷ USD tài sản, trong đó có 9,5 tỷ USD tiền mặt và 33,7 tỷ USD trái phiếu Kho bạc Mỹ. Circle mới đây đã chia sẻ một báo cáo khẳng định công ty từ trước đến giờ vẫn luôn đề cao công tác đảm bảo giá trị của USDC so với đồng USD và stablecoin của họ tuyệt đối an toàn.
Tuy vậy, USDC cùng các stablecoin lớn khác trong năm 2022 và đặc biệt là quý IV đã ghi nhận tình trạng tổng cung suy giảm đột ngột khi người dùng tiền mã hóa ồ ạt quy đổi tiền về lại USD theo làn sóng khủng hoảng dây chuyền.
Theo tiết lộ của ông Jeremy Allaire, CEO của Cicle – công ty phát hành stablecoin USDC, đơn vị này trong quý I/2023 sẽ cho ra mắt cầu nối cross-chain cho USDC, giúp việc hoán đổi stablecoin liên blockchain diễn ra liền mạch hơn.
Cầu nối này sẽ có tên là Cross-Chain Transfer Protocol (CCTP), hoạt động theo cơ chế burn-mint (đốt rồi tái phát hành) đơn giản thông qua các hợp đồng thông minh. Cụ thể, khi người dùng cần chuyển USDC từ blockchain A sang blockchain B, giao thức Circle sẽ xem xét và phê duyệt giao dịch, sau đó đốt phiên bản USDC trên A rồi tái phát hành lại nó trên B.
Circle khẳng định hoạt động mint-burn sẽ giúp giải quyết các khuyết điểm của cơ chế lock-mint (khóa rồi tái phát hành) của nhiều giải pháp cross-chain khác, vốn trở thành các mục tiêu bị hacker nhắm đến khi lưu trữ một lượng lớn token để bảo chứng giá trị. Như đã được Coin68 tường thuật, các vụ tấn công cross-chain đã trở thành một chủ đề nhức nhối trong năm 2022 khi gây thiệt hại hơn 1,5 tỷ USD. Nhà sáng lập Ethereum Vitalik Buterin vào đầu năm 2022 đã “tiên đoán” về rủi ro của các giải pháp cross-chain, điều mà đã trở thành hiện thực.
Quay trở lại với chủ đề chính, ứng dụng dễ thấy nhất của Cross-Chain Transfer Protocol, bên cạnh việc luân chuyển USDC sang nhiều blockchain khác nhau, sẽ là cho phép swap các token liên blockchain. Ví dụ, người dùng có thể chọn swap ETH trên Ethereum lấy AVAX trên Avalanche. Một giải pháp giao dịch sau khi tích hợp CCTP sẽ có thể đổi ETH lấy USDC trên Ethereum, burn nó rồi mint lại lượng stablecoin tương ứng trên Avalanche, cuối cùng dùng USDC trên Avalanche swap lấy AVAX.
Ngoài ra, các nhà phát triển của Circle tiết lộ cầu nối CCTP cho USDC còn có thể được liên kết trực tiếp đến các giao thức DeFi phục vụ hoạt động farming liên chuỗi, hay để cung cấp thêm thanh khoản cho các sản phẩm lending, thanh toán, game blockchain, NFT,…
Hiện tại, Cross-Chain Transfer Protocol đang được thử nghiệm trên testnet của Ethereum và Avalanche, dự kiến ra mắt trong quý I/2023 và bắt đầu hỗ trợ chính 2 blockchain ấy. Trong phần còn lại của năm 2023, Circle đặt mục tiêu kết nối thêm Solana cùng nhiều blockchain khác đến CCTP.
Tính đến ngày 22/01/2023, USDC đã có mặt trên 8 blockchain gồm Ethereum, Solana, Avalanche, TRON, Algorand, Stellar, Flow và Hedera; đồng thời được liên kết đến Polygon, Fantom, NEAR, Arbitrum và Cosmos.
Tổng cung USDC đang là 43,1 tỷ USDC, được bảo chứng bởi 43,2 tỷ USD tài sản, trong đó có 9,5 tỷ USD tiền mặt và 33,7 tỷ USD trái phiếu Kho bạc Mỹ. Circle mới đây đã chia sẻ một báo cáo khẳng định công ty từ trước đến giờ vẫn luôn đề cao công tác đảm bảo giá trị của USDC so với đồng USD và stablecoin của họ tuyệt đối an toàn.
Tuy vậy, USDC cùng các stablecoin lớn khác trong năm 2022 và đặc biệt là quý IV đã ghi nhận tình trạng tổng cung suy giảm đột ngột khi người dùng tiền mã hóa ồ ạt quy đổi tiền về lại USD theo làn sóng khủng hoảng dây chuyền.