Journey ATFX - Nhận định thị trường hàng ngày cùng Martin Lam

tinforex

Junior
Joined
Mar 12, 2011
Messages
1,196
Reactions
34
MR
0.000
ATFX - Phân tích thị trường ngày 25/06/2020

Giá dầu giảm xuống dưới 40 USD mỗi thùng khi tồn kho dầu thô của EIA tăng. Giá dầu giảm ngày hôm qua cũng phản ánh sự lo ngại của các thị trường liên quan đến làn sóng thứ hai của COVID-19, vì nó có thể tiếp tục cản trở sự phục hồi về nhu cầu dầu thô.

Bên cạnh đó, chứng khoán toàn cầu cũng giảm khi IMF hạ thấp triển vọng của nền kinh tế thế giới, dự báo một cuộc suy thoái sâu hơn và phục hồi chậm hơn so với dự đoán của hai tháng trước.

Căng thẳng thương mại giữa Mỹ và EU phát sinh. Nhà Trắng đang cân nhắc mức thuế mới đối với hàng xuất khẩu trị giá 3.1 tỷ USD từ EU như ô liu, bia, rượu gin, xe tải, phô mai, sữa chua và máy bay. Tuy nhiên, EU cũng đã đáp trả bằng cuộc tranh luận về việc có nên đóng cửa với du khách Mỹ vào mùa hè này hay không.

Hôm nay, trọng tâm của thị trường là Cuộc họp Chính sách tiền tệ ECB, tuyên bố thất nghiệp của Mỹ, hàng hóa lâu bền và dữ liệu GDP. Trong phiên họp của EU, việc công bố biên bản ECB sẽ ảnh hưởng đến đồng Euro, sau đó dữ liệu của Mỹ có thể ảnh hưởng đến đồng đô la Mỹ và chỉ số Dow tương lai.

Các sự kiện đáng chú ý ngày hôm nay:
Lưu ý: * hiển thị mức độ quan trọng

17:00 Khảo sát bán hàng CBI trong tháng 6 của Anh*
18:30 Cuộc họp chính sách tiền tệ của ECB ***
19:30 Tuyên bố thất nghiệp của Mỹ ***
19:30 Đơn hàng lâu bền của Mỹ **
19:30 GDP Q1 Mỹ ***

EUR/USD

Ngưỡng kháng cự: 1.1310/1.1335
Ngưỡng hỗ trợ: 1.1215/1.1990

Tỷ giá EUR/USD giảm khi nguy cơ về dịch bệnh gia tăng và Nhà Trắng đang cân nhắc mức thuế mới đối với hàng hóa đến từ EU. Hôm nay, Cuộc họp Chính sách tiền tệ của EU sẽ diễn ra, nếu có thông tin lạc quan từ cuộc họp thì sẽ thúc đẩy tỷ giá EUR/USD tăng và kiểm tra mức kháng cự 1.1310/1.1335.

GBP/USD

Ngưỡng kháng cự: 1.2520/1.2540
Ngưỡng hỗ trợ: 1.2390/1.2370

Nhà Trắng đang cân nhắc mức thuế mới đối với EU và Vương quốc Anh, tỷ giá GBP/USD đã giảm hôm qua. Thị trường tập trung vào số lượng đơn xin trợ cấp thất nghiệp của Mỹ, nếu dữ liệu vượt qua ước tính thị trường, GBP/USD sẽ được giao dịch ở mức thấp hơn và dự kiến sẽ giảm về mức hỗ trợ 1.2390/1.2370.

AUD/USD

Ngưỡng kháng cự: 0.6900/0.6920
Ngưỡng hỗ trợ: 0.6835/0.6815

Tỷ giá AUD/USD mở cửa ở mức thấp hơn và đang giao dịch dưới ngưỡng quan trọng 0.6900. Thị trường đang tập trung vào số liệu thất nghiệp của Mỹ, nếu dữ liệu tốt hơn trước đây, nó có thể đưa tỷ giá AUD/USD về mức hỗ trợ tiếp theo 0.6835/0.6815.

USD/JPY

Ngưỡng kháng cự: 107.25/107.40
Ngưỡng hỗ trợ: 106.70/106.55

Các trường hợp nhiễm vi rút gia tăng và khả năng phục hồi kinh tế mờ dần khi IMF dự đoán kinh tế thế giới vẫn chìm trong suy thoái. Thị trường tập trung vào số lượng đơn xin trợ cấp thất nghiệp của Mỹ, nếu dữ liệu tốt hơn mong đợi, tỷ giá USD/JPY có thể phá vỡ mức 107 và sau đó hướng tới 107.25/107.40.

USD/CAD

Ngưỡng kháng cự: 1.3655/1.3685
Ngưỡng hỗ trợ: 1.3560/1.3530

Các nhà đầu tư đang tập trung vào số lượng đơn xin trợ cấp thất nghiệp của Mỹ hôm nay, hy vọng dữ liệu sẽ tốt hơn trước đây, điều này sẽ giúp tỷ giá USD/CAD kiểm tra vùng kháng cự 1.3655/1.3685. Ngoài ra, chúng ta cần chú ý đến giá dầu thô khi giao dịch USD/CAD.

Dầu thô giao tháng 8 của Mỹ

Ngưỡng kháng cự: 39.32/40.03
Ngưỡng hỗ trợ: 37.36/36.66

Giá dầu giảm xuống dưới 40 USD/thùng do dự trữ dầu thô của EIA tăng. Về mặt kỹ thuật, RSI cho thấy giá dầu đang gần khu vực quá bán. Nếu số liệu thất nghiệp của Mỹ đánh bại ước tính thị trường thì giá dầu thô sẽ trở lại mức 38 USD mỗi thùng.

Vàng (XAU/USD)

Ngưỡng kháng cự: 1775/1778
Ngưỡng hỗ trợ: 1754/1751

Về mặt kỹ thuật, giá vàng hiện tại đang thoái lui khỏi đà tăng, nhưng chúng ta cần chú ý đến mức hỗ trợ tiếp theo là 1754/1751 để canh mua khi giá giảm.

Chỉ số Dow Jones (US30) của Mỹ

Ngưỡng kháng cự: 25805/26126
Ngưỡng hỗ trợ: 25218/2125

Chỉ số Dow tương lai giảm hơn 800 điểm khi Nhà Trắng đang cân nhắc mức thuế mới đối với EU và Vương quốc Anh. Ngoài ra, IMF đã hạ triển vọng kinh tế toàn cầu, dự báo một cuộc suy thoái mạnh hơn sẽ xuất hiện. Hôm nay, Thị trường tập trung vào dữ liệu thất nghiệp của Mỹ, nếu dữ liệu đánh bại ước tính thị trường, chỉ số Dow tương lai có thể kiểm tra vùng kháng cự 25805/26126. Tuy nhiên, nếu tâm lý rủi ro xuất hiện trên thị trường, nó có thể kéo chỉ số Dow tương lai kiểm tra mức hỗ trợ 25218/25026.

Theo ông Martin Lam - ATFX Chief Analyst of Asia Pacific
 
ATFX - Phân tích thị trường ngày 26/06/2020

Số lượng đơn xin trợ cấp thất nghiệp trong các chương trình nhà nước của Mỹ đã giảm nhẹ xuống còn 1.48 triệu từ mức 1.54 triệu trong tuần trước đó. Bên cạnh đó, đơn hàng bền của Mỹ đã tăng 15.8%, vượt qua ước tính của thị trường. Chỉ số Dow tương lai phục hồi trở lại từ mức đáy khi các nhà quản lý nới lỏng những quy tắc giải phóng vốn. Mặt khác, giá vàng giảm từ mức 1753.

Hôm nay, thị trường sẽ tập trung vào khoản vay của EU cho các hộ gia đình và công ty, và chỉ số niềm tin tiêu dùng Michigan trong tháng 6 của Mỹ. Triển vọng tốt hơn có thể giúp chỉ số USD và Dow Jones tăng.

Các sự kiện đáng chú ý ngày hôm nay:
Lưu ý: * hiển thị mức độ quan trọng
Thị trường Trung Quốc nghỉ lễ hôm nay.

06:30 CPI cốt lõi trong tháng 6 của Nhật Bản *
13:00 Chỉ số giá xuất khẩu tháng 5 của Đức **
14:00 Chủ tịch ECB phát biểu ***
15:00 Cung tiền M3 trong tháng 5 của EU **
19:30 Chỉ số giá PCE tháng 5 của Mỹ ***
19:30 Thu nhập cá nhân và chi tiêu trong tháng 5 của Mỹ **
21:00 Niềm tin tiêu dùng Michigan trong tháng 6 Mỹ

EUR/USD

Ngưỡng kháng cự: 1.1258/1.1278
Ngưỡng hỗ trợ: 1.1188/1.1168

Chủ tịch ECB sẽ có bài phát biểu trong hôm nay. Về mặt kỹ thuật, chỉ báo RSI trên biểu đồ D1 cho thấy tỷ giá EUR/USD đang hình thành một đợt giảm giá. Nếu các thành viên của ECB vẫn có thái độ ôn hòa thì họ có thể gây thêm áp lực cho tỷ giá EUR/USD để kiểm tra mức hỗ trợ 1.1188/1.1168.

GBP/USD

Ngưỡng kháng cự: 1.2463/1.2488
Ngưỡng hỗ trợ: 1.2388/1.2363

Căng thẳng Brexit phát sinh, vì Vương quốc Anh sẽ không đồng ý với EU quyền sử dụng thuế trả đũa. Thời gian vẫn đang trôi qua nhanh và thời hạn Brexit đã đến gần, điều này có thể tác động tiêu cực đến GBP. Về mặt kỹ thuật, triển vọng của GBP/USD trên biểu đồ H4 khá ảm đạm, và áp lực bán vẫn còn. Nếu phá vỡ dưới mức 1.2400 thì nó sẽ giảm về hỗ trợ 1.2388/1.2363.

AUD/USD

Ngưỡng kháng cự: 0.6900/0.6920
Ngưỡng hỗ trợ: 0.6840/0.6825

Tỷ giá AUD/USD giảm xuống dưới đường MA 10 và MA 20. Thị trường đang tập trung vào niềm tin tiêu dùng Michigan của Mỹ, nếu dữ liệu tốt hơn kỳ vòng thì nó có thể kéo tỷ giá AUD/USD giảm về mức hỗ trợ 0.6840/0.6825.

USD/JPY

Ngưỡng kháng cự: 107,42/107,63
Ngưỡng hỗ trợ: 106,85/106,66

Về mặt kỹ thuật, tỷ giá USD/JPY vẫn đi ngang khi chỉ báo RSI không rõ xu hướng. Thị trường đang tập trung vào niềm tin tiêu dùng Michigan của Mỹ, nếu dữ liệu tốt hơn kỳ vọng thì tỷ giá USD/JPY sẽ kiểm tra mức kháng cự 107.42/107.63. Tuy nhiên, nếu nó phá vỡ dưới mức 107, thì nó sẽ giảm về mức hỗ trợ tiếp theo 106.85/106.66.

USD/CAD

Ngưỡng kháng cự: 1.3655/1.3685
Ngưỡng hỗ trợ: 1.3560/1.3530

Đồng đô la Mỹ mạnh lên so với các tiền tệ của các nước trong G10 khi tâm lý lo sợ rủi ro và tình hình lây nhiễm vi rút đang gia tăng ở Mỹ. Bên cạnh đó, đồng đô la Canada giảm xuống khi Fitch hạ mức tín nhiệm của Canada về AAA và mối đe dọa về thuế nhôm mới từ Mỹ. Tuy nhiên, chúng ta cần chú ý đến giá dầu thô để định hướng cho tỷ giá USD/CAD. Nếu giá dầu giảm và đồng đô la Mỹ tăng mạnh thì USD/CAD để kiểm tra mức kháng cự 1.3655/1.3685.

Dầu thô giao tháng 8 của Mỹ

Ngưỡng kháng cự: 39,42/39,80
Ngưỡng hỗ trợ: 37,63/37.10

Giá dầu thô đã được hỗ trợ sau có một đợt suy giảm khi số lượng đơn xin trợ cấp thất nghiệp và các đơn đặt hàng bền của Mỹ đã phục hồi. Tuy nhiên, tâm lý thị trường vẫn đang lo ngại về làn sóng thứ hai của COVID-19. Giá dầu có thể kiểm tra mức hỗ trợ tiếp theo 37.63/37.10.

Vàng (XAU/USD)

Ngưỡng kháng cự: 1771/1774
Ngưỡng hỗ trợ: 1757/1754

Giá vàng đã giảm từ mức 1754. Về mặt kỹ thuật, giá kim loại quý này vẫn đi ngang, nếu nó phá vỡ dưới mức 1760, thì nó sẽ thể kích một đợt điều chỉnh từ xu hướng tăng để hướng đến mức hỗ trợ 1757/1754. Tuy nhiên, nếu giá vàng vẫn ổn đinh trên mức 1760 thì nó sẽ tăng đến kháng cự 1771/1774.

Chỉ số Dow Jones (US30) của Mỹ

Ngưỡng kháng cự: 25810/26000
Ngưỡng hỗ trợ: 25288/23535

Chứng khoán Mỹ đóng cửa ở mức cao hơn vào thứ Năm khi cổ phiếu của ngành tài chính tăng điểm trước thông tin rằng các cơ quan quản lý sẽ nới lỏng các hạn chế đối với lĩnh vực ngân hàng. Tuy nhiên, các thị trường vẫn thận trọng khi các ca nhiễm COVID-19 tại Mỹ đang tăng lên. Về mặt kỹ thuật, một cây nến tăng mạnh đã đóng cửa trên đường MA 10 trên biểu đồ H4. Nếu chỉ số Dow không thể duy trì trên đường MA 10, thì nó sẽ giảm về 25288/25135.

Theo ông Martin Lam - ATFX Chief Analyst of Asia Pacific
 
ATFX - Phân tích thị trường ngày 29/06/2020

Chỉ số Dow tương lai giảm mạnh hơn 700 điểm khi các ca nhiễm COVID-19 gia tăng làm náo loạn thị trường tuần trước. Giá vàng phục hồi từ 1750 khi các nhà đầu tư ngày càng lo ngại về triển vọng kinh tế, vì nhiều tiểu bang ở Mỹ đã tạm dừng mở cửa nền kinh tế trở lại.

Hôm nay, thị trường sẽ tập trung đến bài phát biểu của thống đôc BoE Baily và Andrew Haldane. Chúng ta cần chú ý đến bất kỳ dấu hiệu nào để thay đổi chính sách tiền tệ. Nếu các nhà hoạch định chính sách có giọng điệu ôn hòa, thì tỷ giá GBP/USD sẽ chịu áp lực bán. Bên cạnh đó, CPI của Đức, PPI của Canada và Chỉ số kinh doanh sản xuất Dallas Fed của Mỹ sẽ là tâm điểm của hị trường ngày hôm nay.

Rủi ro trên thị trường đang tăng lên, thị trường chứng khoán toàn cầu và giá dầu sẽ chịu áp lực giảm. Mặt khác, các tài sản an toàn như đô la Mỹ, Vàng và Bạc đang được các nhà đầu tư chú ý.

Vào thứ Ba tuần này, Chủ tịch Fed Powell và Bộ trưởng Tài chính Steve Mnuchin sẽ xác nhận các gói kích thích kinh tế để đối phó với virus. Vào ngày hôm sau, Fed sẽ công bố biên bản cuộc họp ấn định lãi suất và dữ liệu thay đổi việc làm của ADP. Nếu dữ liệu đánh bại ước tính của thị trường, nó có thể giúp đồng đô la Mỹ tăng giá.

** Do kỳ nghỉ của ngân hàng Mỹ vào thứ Sáu, dữ liệu Bảng lương phi nông nghiệp (Nonfarm Payroll - NFP) sẽ được công bố vào thứ Năm, ngày 2 tháng 7 năm 2020. **

Các sự kiện đáng chú ý trong ngày hôm nay:
Lưu ý: * hiển thị mức độ quan trọng

14:00 Tài khoản vãng lai trong Q1 của Thụy Sĩ **
15:30 Tín dụng tiêu dùng trong tháng 5 của BoE **
16:00 Niềm tin kinh doanh và công nghiệp của EU ***
16:00 Niềm tin tiêu dùng tháng 7 của EU
21:00 Nhà chờ bán trong tháng 5 của Mỹ *
21:30 Chỉ số kinh doanh sản xuất Dallas Fed trong tháng 6 của Mỹ **

EUR/USD

Ngưỡng kháng cự: 1.1269/1.1287
Ngưỡng hỗ trợ: 1.1208/1.1190

Ngày mai là hạn chót để Vương quốc Anh yêu cầu EU gia hạn kỳ hạn của Brexit. Mức độ rủi ro cao có thể ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của đồng Euro. Đồng Euro suy yếu sẽ khiến tỷ giá EUR/USD giảm về mức hỗ trợ 1.1208/1.1190.

GBP/USD

Ngưỡng kháng cự: 1.2420/1.2440
Ngưỡng hỗ trợ: 1.2335/1.2315

Tỷ giá GBP/USD sụt giảm khi rủi ro Brexit không đạt được thỏa thuận tăng cao, vì vậy nó có khả năng giảm về hỗ trợ 1.2335/1.2315.

AUD/USD

Ngưỡng kháng cự: 0.6900/0.6929
Ngưỡng hỗ trợ: 0.6830/0.6806

Tỷ giá AUD/USD lao dốc vì tâm lý lo sợ rủi ro làm cho đồng đô la Mỹ mạnh lên. Về triển vọng tổng thể thì khả năng cao là tỷ giá AUD/USD sẽ phá vỡ trên 0.6900, sau khi phá vỡ mức này thì nó sẽ hướng đến mức kháng cự tiếp theo là 0.6929. Tuy nhiên, nếu AUD/USD thất bại trong việc phá vỡ trên 0.6900, thì nó sẽ giảm về hỗ trợ 0.6830/0.6806.

USD/JPY

Ngưỡng kháng cự: 107.65/107.80
Ngưỡng hỗ trợ: 107.00/106.85

Tỷ giá USD/JPY phục hồi từ mức 106.80 và đóng cửa trên mức 107 vào thứ Sáu tuần trước. Về mặt kỹ thuật, tỷ giá đóng cửa trên đường MA 10 thì sẽ thúc đẩy sự tăng giá của đồng đô la Mỹ. Nếu USD/JPY mất mức 107, thì mức hỗ trợ tiếp theo sẽ là 106.85. Thị trường đang tập trung vào sự kiện quan trọng trong ngày mai, đó tỷ lệ thất nghiệp trong tháng 5 của Nhật Bản, nếu dữ liệu không đạt kỳ vọng của thị trường, đồng yên sẽ chịu áp lực bán.

USD/CAD

Ngưỡng kháng cự: 1.3690/1.3710
Ngưỡng hỗ trợ: 1.3626/1.3610

Tỷ giá USD/CAD tăng vọt khi giá dầu chịu áp lực. Các nhà đầu tư tập trung vào PPI trong tháng 5 của Canada, nếu dữ liệu dưới mức ước tính thị trường, thì tỷ giá USD/CAD sẽ hướng tới mức kháng cự 1.3690/1.3710. Tuy nhiên, nếu tỷ giá phá vỡ dưới mức 1.3626 thì nó sẽ mở rộng đà giảm.

Dầu thô giao tháng 8 của Mỹ

Ngưỡng kháng cự: 39.06/39.76
Ngưỡng hỗ trợ: 37.65/36.95

Thị trường dầu thô giảm nhẹ vào thứ Sáu do nhiều tiểu bang ở Mỹ đã tạm dừng mở cửa nền kinh tế. Về mặt kỹ thuật, dầu thô vẫn có xu hướng giảm, nếu nó phá vỡ dưới mức 38 thì áp lực giảm sẽ tăng và nó sẽ hướng đến mức hỗ trợ tiếp theo là 37.65/36.95.

Vàng (XAU/USD)

Ngưỡng kháng cự: 1779/1783
Ngưỡng hỗ trợ: 1765/1761

Giá vàng tăng trở lại từ mức 1750 và đóng cửa với mức tăng vào thứ Sáu tuần trước. Tâm lý lo sợ rủi ro của thị trường đã phát sinh và triển vọng kinh tế ảm đạm có thể kích hoạt lại xu hướng tăng của giá vàng hướng đến ngưỡng kháng cự 1779/1783.

Chỉ số Dow Jones (US30) của Mỹ

Ngưỡng kháng cự: 25415/25578
Ngưỡng hỗ trợ: 24890/24560

Chỉ số Dow tương lai giảm mạnh hơn 700 điểm khi số lượng các ca nhiễm COVID-19 tăng mạnh đã gây ra bất ổn thị trường tuần trước. Triển vọng kinh tế ảm đạm có thể khiến chỉ số Dow tương lai tiếp tục chịu áp lực bán, vì nhiều tiểu bang ở Mỹ đã tạm dừng mở cửa kinh tế. Về mặt kỹ thuật, chỉ số Dow tương lai đã phục hồi tại phiên giao dịch châu Á và hướng đến mức kháng cự 25415/25578.

Theo ông Martin Lam - ATFX Chief Analyst of Asia Pacific
 
ATFX - Phân tích thị trường ngày 30/06/2020

Chỉ số Dow tương lai tăng vọt khi dữ liệu sản xuất và nhà chờ bán trong tháng 5 của Mỹ tăng đột biến vào ngày hôm qua. Bên cạnh đó, Fed tuyên bố rằng cơ sở tín dụng doanh nghiệp đã mở cửa kinh doanh vào thứ Hai, chín chương trình cho vay khẩn cấp để đối phó với đại dịch cuối cùng đã đi vào hoạt động. Các nhà đầu tư đã giảm bớt lo ngại về làn sóng thứ hai của vi rút corona và đang ủng hộ các chương trình cho vay.

Tỷ lệ thất nghiệp của Nhật Bản tăng 2.9%, tệ hơn dự báo, nên đồng Yên Nhật đã giảm. PMI sản xuất trong tháng 6 của Trung Quốc tốt hơn mong đợi, và nó đã thúc đẩy tỷ giá AUD/USD tăng lên mức cao.

Đồng đô la Mỹ sẽ được chú ý trong ngày hôm nay, với Chủ tịch Fed Powell và Bộ trưởng Tài chính Steve sẽ xác nhận. Bên cạnh đó, các nhà đầu tư cũng nên theo dõi niềm tin tiêu dùng CB và Chicago PMI trong tháng 6 của Mỹ. Nếu các dữ liệu được cải thiện thì chỉ số Dow tương lai sẽ tăng vọt và giá vàng sẽ chịu áp lực. Lạc quan về triển vọng kinh tế của Mỹ có thể thúc đẩy giá dầu kiểm tra mức kháng cự 40, nhưng chúng ta cần chú ý đến dữ liệu tồn kho dầu thô API của Mỹ sẽ được công bố vào sáng mai.

Một điểm nổi bật khác trong hôm nay đó là CPI của khu vực đồng tiền chung euro, nếu triển vọng lạc quan thì tỷ giá EURUSD có thể tăng. Ngoài ra, báo cáo cuối cùng về GDP trong Q1 của Anh sẽ được công bố vào hôm nay và dữ liệu được dự đoán là sẽ không thay đổi.

** Do kỳ nghỉ của ngân hàng Mỹ vào thứ Sáu, nên dữ liệu Nonfarm Payroll (NFP) sẽ được công bố vào thứ Năm, ngày 2 tháng 7 năm 2020. **

Các sự kiện đáng chú ý trong ngày hôm nay:
Lưu ý: * hiển thị mức độ quan trọng

06:30 Tỷ lệ thất nghiệp trong tháng 5 của Nhật Bản **
08:00 PMI sản xuất của Trung Quốc
13:00 Báo cáo cuối cùng về GDP trong Q1 của Anh ***
13:30 Doanh số bán lẻ trong tháng 5 của Thụy Sĩ **
16:00 CPI trong tháng sáu của EU ***
19:30 GDP tháng 4 của Canada **
20:45 PMI trong tháng 6 của Mỹ
21:00 Niềm tin của người tiêu dùng CB trong tháng 6 của Mỹ **
11:30 Chủ tịch Fed Powell xác nhận ***
Ngày hôm sau 03:30 Thay đổi tồn kho dầu thô API của Mỹ ***

EUR/USD

Ngưỡng kháng cự: 1.1287/1.1306
Ngưỡng hỗ trợ: 1.1208/1.1190

Đồng Euro tăng trong phiên châu Âu khi CPI của Đức đánh bại kỳ vọng của thị trường. Dữ liệu CPI của EU sẽ là dữ liệu nổi bật hôm nay và kết quả tốt hơn kỳ vọng có thể thúc đẩy đồng Euro. Về mặt kỹ thuật, tỷ giá EUR/USD dao động trên mức hỗ trợ MA 10 của biểu đồ D1, nếu vượt qua ngưỡng kháng cự 1.1287 thì nó sẽ tăng lên 1.1306.

GBP/USD

Ngưỡng kháng cự: 1.2365/1.2395
Ngưỡng hỗ trợ: 1.2285/1.2255

Thủ tướng Anh, ông Boris Johnson tuyên bố thỏa thuận trị giá 5 tỷ bảng Anh để tạo việc làm và bơm tiền vào các dự án xây dựng để nước Anh có thể phục hồi sau đại dịch COVID-19. Nếu kế hoạch được thông qua, thì tỷ giá GBP/USD sẽ tăng lên mức kháng cự 1.2365/1.2395. Tuy nhiên, nếu kế hoạch này bị từ chối thì tỷ giá sẽ kiểm tra mức hỗ trợ 1.2285/1.2255

AUD/USD

Ngưỡng kháng cự: 0.6893/0.6908
Ngưỡng hỗ trợ: 0.6856/0.6483

PMI sản xuất trong tháng 6 của Trung Quốc cho ta thấy hiệu suất của họ tốt hơn so với dự báo, và nó có thể nâng tỷ giá AUD/USD lên mức cao. Tuy nhiên, các nhà đầu tư cần chú ý đến PMI Chicago và niềm tin tiêu dùng CB tháng 6 của Mỹ, nếu các dữ liệu này được cải thiện thì nó sẽ hạn chế mức tăng của tỷ giá AUD/USD. Về mặt kỹ thuật, tỷ giá AUD/USD đã phá vỡ đường MA 10 trên biểu đồ H4 và đà tăng có thể thúc đẩy tỷ giá tiếp tục hướng tới mức kháng cự tiếp theo 0.6893/0.6980.

USD/JPY

Ngưỡng kháng cự: 107.85/108.00
Ngưỡng hỗ trợ: 107.40/106.25

Tỷ lệ thất nghiệp của Nhật Bản tăng 2.9%, tệ hơn so với dự báo. Hôm nay, các nhà đầu tư sẽ chú ý đến niềm tin tiêu dùng CB và Chicago PMI tháng 6 của Mỹ, nếu dữ liệu được cải thiện thì tỷ giá USD/JPY sẽ tăng lên. Về mặt kỹ thuật, chỉ báo RSI cho thấy tỷ giá USD/JPY vẫn duy trì xu hướng tăng và đang hướng đến mức kháng cự 107.85/108.00.

USD/CAD

Ngưỡng kháng cự: 1.3690/1.3710
Ngưỡng hỗ trợ: 1.3630/1.3610

Giá dầu toàn cầu tăng mạnh khi triển vọng kinh tế thế giới dần lạc quan hơn, do đó đồng đô la Canada cũng được hưởng lợi. Về mặt kỹ thuật, mô hình nến shooting star được hình thành ở biểu đồ H4, đà giảm có thể kéo USD/CAD về mức hỗ trợ 1.3630/1.3610.

Dầu thô giao tháng 8 của Mỹ

Ngưỡng kháng cự: 39.88/40.40
Ngưỡng hỗ trợ: 38.55/37.65

Dữ liệu của Mỹ khả quan, giá dầu thô tăng mạnh khi nỗi sợ làn sóng thứ hai về COVID-10 đã giảm bớt. Lạc quan về triển vọng kinh tế của Mỹ có thể thúc đẩy giá dầu có thể kiểm tra mức kháng cự 40, nhưng các nhà đầu tư nên chú ý đến dữ liệu dự trữ dầu thô API. Nếu nó tăng bất ngờ giá dầu thô sẽ bị hạn chế và có thể kiểm tra mức hỗ trợ 38.00.

Vàng giao ngay

Ngưỡng kháng cự: 1774/1779
Ngưỡng hỗ trợ: 1765/1760

Thị trường sẽ tập trung vào việc xác nhận của Chủ tịch Fed Powell và Bộ trưởng Tài chính Steve. Giọng điệu "diều hâu" có thể gây áp lực lên giá vàng và nó sẽ trượt xuống mức hỗ trợ 1765/1760. Ngoài ra, chúng ta cũng cần chú ý đến chuyển động giá của chỉ số Dow tương lai, vì nó có thể ảnh hưởng đến giá vàng.

Chỉ số Dow Jones (US30) của Mỹ

Ngưỡng kháng cự: 25838/26565
Ngưỡng hỗ trợ: 25305/25100

Chỉ số Dow tương lai đã tăng vọt khi doanh số nhà chờ bán và các dữ liệu khác của Mỹ tăng đột biến trong tháng 5. Các nhà đầu tư nên theo dõi chỉ số niềm tin tiêu dùng CB và Chicago PMI tháng 6 của Mỹ, kỳ vọng dữ liệu được cải thiện có thể thúc đẩy chỉ số Dow tăng lên mức kháng cự 25838/26565.

Theo ông Martin Lam - ATFX Chief Analyst of Asia Pacific
 
ATFX - Phân tích thị trường ngày 01/07/2020

Niềm tin tiêu dùng trong tháng 6 của Mỹ đã tăng nhiều hơn dự báo sau khi các doanh nghiệp hoạt động trở lại. Bên cạnh đó, Chủ tịch Fed Powell và Bộ trưởng Tài chính Steve Mnuchin đã xác nhận ngày hôm qua, giọng điệu lạc quan đã thúc đẩy các cổ phiếu Mỹ tăng giá trong ngày cuối cùng của quý tốt nhất kể từ năm 1998.

Đồng đô la Mỹ sẽ là tâm điểm ngày hôm nay, với dữ liệu thay đổi việc làm của ADP, PMI sản xuất có thể giúp chỉ số Dow tương lai tăng vọt. Giá vàng có thể thoái lui khi triển vọng kinh tế của Mỹ tốt hơn. Giá dầu thô cũng đã phục hồi từ mức đáy khi dự trữ dầu thô API của Mỹ giảm 8.2 triệu thùng trong tuần trước. Sau dữ liệu dầu thô API, thị trường sẽ tập trung vào số liệu dự trữ dầu thô EIA của Mỹ, nếu số liệu giảm, giá dầu sẽ kiểm tra mức 40 USD mỗi thùng.

Một số sự kiện nổi bật khác trong ngày hôm nay đó là PMI sản xuất của Đức, tỷ lệ thất nghiệp và PMI sản xuất của Eurozone. Kể từ khi kinh tế thế giới mở cửa hoạt động trở lại, thì các dữ liệu được công bố trong thời gian tới sẽ đánh bại ước tính của thị trường và tỷ giá EUR/USD sẽ là tâm điểm khi bắt đầu phiên họp của EU.

Các sự kiện đáng chú ý trong ngày hôm nay:
Lưu ý: * hiển thị mức độ quan trọng

08:45 PMI sản xuất Caixin trong tháng 6 của Trung Quốc **
13:00 Chỉ số giá nhà tháng 6 của Anh 6 *
14:55 PMI sản xuất trong tháng 6 của Đức ***
14:55 Tỷ lệ thất nghiệp trong tháng 6 của Đức **
15:00 PMI sản xuất trong tháng 6 của Eurozone **
15:30 PMI sản xuất của Anh **
19:15 Thay đổi việc làm ADP của Mỹ ***
20:45 PMI sản xuất cuối cùng trong tháng 6 của Mỹ ***
21:00 PMI sản xuất ISM của Mỹ ***
21:30 Thay đổi tồn kho dầu thô EIA **
Ngày hôm sau 01:00 Cuộc họp FOMC ***

EUR/USD

Ngưỡng kháng cự: 1.1269/1.1287
Ngưỡng hỗ trợ: 1.1208/1.1190

Thị trường sẽ tập trung vào dữ liệu sản xuất của EU và tỷ lệ thất nghiệp của Đức, nếu dữ liệu đánh bại kỳ vọng thì tỷ giá EUR/USD sẽ kiểm tra mức kháng cự 1.1269/1.1287. Tuy nhiên, nếu dữ liệu ADP của Mỹ mạnh hơn thì nó có thể kéo tỷ giá EUR/USD trở lại mức hỗ trợ 1.1208/1.1190.

GBP/USD

Ngưỡng kháng cự: 1.2408/1.2432
Ngưỡng hỗ trợ: 1.2322/1.2287

Tỷ giá GBP/USD phục hồi từ mức thấp nhất khi các nhà đầu tư ủng hộ Thủ tướng Anh, ông Boris Johnson đưa ra một thỏa thuận mới về cơ sở hạ tầng để thúc đẩy nền kinh tế của Vương quốc Anh. Thị trường tập trung vào PMI sản xuất của Vương quốc Anh trong ngày hôm nay, nếu dữ liệu đánh bại kỳ vọng của thị trường thì tỷ giá GBP/USD có khả năng kiểm tra mức kháng cự 1.2408/1.2432. Tuy nhiên, nếu ngày nay dữ liệu ADP của Mỹ tốt hơn thì GBP/USD sẽ kiểm tra mức hỗ trợ 1.2322/1.2287.

AUD/USD

Ngưỡng kháng cự: 0,6929/0,69953
Ngưỡng hỗ trợ: 0,6876/0,6853

Dữ liệu PMI sản xuất Caixin nổi bật của Trung Quốc đã thúc đẩy tỷ giá AUD/USD tăng cao hơn. Về mặt kỹ thuật, tỷ giá AUD/USD vẫn đang trong xu hướng tăng và dự kiến nó có thể kiểm tra mức kháng cự 0.6929/0.6953.

USD/JPY

Ngưỡng kháng cự: 108,25/108,40
Ngưỡng hỗ trợ: 107,46/107,32

Tâm lý thị trường xấu đi nên tỷ giá USD/JPY đã đảo ngược từ mức đỉnh trong phiên châu Á. Thị trường sẽ tập trung vào dữ liệu việc làm ADP, PMI sản xuất và PMI sản xuất ISM. Nếu dữ liệu tốt hơn so với kỳ vọng thì tỷ giá USD/JPY có thể tăng lên mức kháng cự 108.25/108.40. Tuy nhiên, nếu USD/JPY phá vỡ mức 108, thì nó sẽ giảm về hỗ trợ 107.46/107.32.

USD/CAD

Ngưỡng kháng cự: 1.3628/1.3662
Ngưỡng hỗ trợ: 1.3546/1.3520

Tỷ giá USD/CAD giảm hơn 100 pips khi giá dầu tăng mạnh. Về mặt kỹ thuật, hai đợt giảm giá đã được hình thành sau khi chúng tôi phát hiện ra mô hình shooting star ngày hôm qua. Nếu giá dầu thô vẫn tăng mạnh, thì tỷ giá USD/CAD sẽ giảm về hỗ trợ 1.3546/1.3520.

Dầu thô giao tháng 8 của Mỹ

Ngưỡng kháng cự: 40,40/41,25
Ngưỡng hỗ trợ: 38,95/37,97

Dầu thô hồi phục từ đáy khi dự trữ dầu thô API của Mỹ giảm 8.2 triệu thùng trong tuần trước. Sau dữ liệu API, thì thị trường sẽ tập trung vào số liệu dự trữ dầu thô EIA của Mỹ, nếu dữ liệu tiếp tục giảm thì giá dầu có thể kiểm tra mức 40 USD mỗi thùng. Nếu mức này bị phá vỡ, chúng ta hãy tập trung vào ngưỡng kháng cự tiếp theo 40.40/41.25.

Vàng (XAU/USD)

Ngưỡng kháng cự: 1785/1789
Ngưỡng hỗ trợ: 1774/1770

Giá vàng chạm mức cao mới trong nhiều năm trên tại 1780 khi các quỹ vội vàng điều chỉnh danh mục đầu tư của họ trước cuối tháng và quý. Thị trường sẽ tập trung vào dữ liệu của Mỹ trong ngày hôm nay và nếu dữ liệu có hiệu suất tốt hơn thì giá vàng sẽ chịu áp lực bán, hãy chú ý đến mức hỗ trợ 1775/1770.

Chỉ số Dow Jones (US30) của Mỹ

Ngưỡng kháng cự: 26015/26195
Ngưỡng hỗ trợ: 25467/25241

Chỉ số Dow tương lai đã tăng 200 điểm nhờ những giọng điệu lạc quan từ chủ tịch Fed Powell. Thị trường sẽ tập trung vào thay đổi việc làm ADPy, PMI sản xuất và PMI sản xuất ISM của Mỹ. Dữ liệu tốt hơn mong đợi có thể có giúp chỉ số Dow tăng vọt và kiểm tra mức kháng cự 26015/26195. Tuy nhiên, các nhà đầu tư nên chú ý đến cuộc họp FOMC vào sáng mai.

Theo ông Martin Lam - ATFX Chief Analyst of Asia Pacific
 
ATFX - Phân tích thị trường ngày 02/07/2020

Vàng lao dốc, giá cổ phiếu của Mỹ tăng sau khi chương trình phát triển vắc-xin COVID-19 có dấu hiệu khả quan và dữ liệu sản xuất của Mỹ nổi bật. Thay đổi việc làm ADP trong tháng 5 của Mỹ thấp hơn một chút so với ước tính của thị trường và nó có thể ảnh hưởng đến dữ liệu NFP hôm nay. Ngoài ra, giá dầu tăng vọt và kiểm tra mức 40 USD/thùng do số liệu dự trữ của các kho dầu của Mỹ giảm hơn dự kiến, nhưng các vấn đề cuộc chiến giá dầu đã ảnh hưởng tiêu cực đến dầu thô và nó đã đóng cửa sau khi giảm nhẹ ngày hôm qua.

Tâm điểm của thị trường ngày hôm nay sẽ là trong Bảng lương phi nông nghiệp của Mỹ, số lượng đơn xin trợ cấp thất nghiệp và đơn đặt hàng của nhà máy. Nếu dữ liệu đánh bại kỳ vọng của thị trường thì chỉ số Dow tương lai có thể tăng vọt và áp lực bán sẽ trở lại trên thị trường vàng. Bên cạnh đó, trong phiên giao dịch châu Âu, trọng tâm của thị trường sẽ là dữ liệu PPI của EU và tỷ lệ thất nghiệp trong tháng 5.

Các sự kiện đáng chú ý trong ngày hôm nay:
Lưu ý: * hiển thị mức độ quan trọng

13:30 CPI trong tháng 6 của Thụy Sĩ ***
16:00 Tỷ lệ thất nghiệp và PPI trong tháng 5 của EU ***
19:30 Cán cân thương mại trong tháng 5 của Canada **
19:30 Bảng lương phi nông nghiệp trong tháng 7 của Mỹ
19:30 Số lượng đơn xin trợ cấp thất nghiệp của Mỹ ***
19:30 Cán cân thương mại trong tháng 5 Mỹ **
20:30 PMI sản xuất trong tháng 6 của Canada **
21:00 Đơn đặt hàng nhà máy trong tháng 5 của Mỹ **

EUR/USD

Ngưỡng kháng cự: 1.1287/1.1306
Ngưỡng hỗ trợ: 1.1208/1.1190

EUR/USD đã thoát khỏi trạng thái sideways khi đồng đô la Mỹ suy yếu. Về mặt kỹ thuật, xu hướng tăng vẫn được duy trì khi mô hình nến bullish engulfing hình thành trên biểu đồ H4. PPI và tỷ lệ thất nghiệp trong tháng 5 của EU sẽ được công bố hôm nay, nếu dữ liệu tốt hơn mong đợi thì tỷ giá EUR/USD sẽ mức kháng cự 1.1287/1.1306. Tuy nhiên, tất cả các nhà đầu tư sẽ tập trung vào dữ liệu NFP của Mỹ vào tối nay, tiềm năng tăng giá của EUR/USD sẽ bị hạn chế nếu dữ liệu NFP vượt trội hơn.

GBP/USD

Ngưỡng kháng cự: 1.2500/1.2542
Ngưỡng hỗ trợ: 1.2422/1.2367

Tỷ giá GBP/USD phục hồi từ đáy khi đồng đô la Mỹ suy yếu. Về mặt kỹ thuật, GBP/USD vẫn đang duy trì xu hướng tăng và chỉ báo RSI trên 50%, điều này cho đà tăng có thể đẩy tỷ giá GBPUSD kiểm tra mức kháng cự 1.2500/1.2542. Tuy nhiên, NFP của Mỹ là tâm điểm của thị trường ngày hôm nay và đà tăng của GBP/USD sẽ dừng lại nếu dữ liệu NFP tốt hơn mong đợi.

AUD/USD

Ngưỡng kháng cự: 0,6930/0,6953
Ngưỡng hỗ trợ: 0,6887/0,6853

Tỷ giá AUD/USD mở ở mức cao hơn sau khi phục hồi từ vùng hỗ trợ 0.6880. Kỳ vọng về xu hướng tăng có thể giúp AUD/USD kiểm tra mức kháng cự 0.6930/0.6953. Tuy nhiên, các nhà đầu tư cần phải chú ý dữ liệu NFP tối nay.

USD/JPY

Ngưỡng kháng cự: 107,80/108,00
Ngưỡng hỗ trợ: 107,03/106,85

USD/JPY mở cửa ở mức thấp hơn sau khi không thể duy trì trên mức 108. Về mặt kỹ thuật, mô hình nến bearish engulfing đã hình thành trên biểu đồ D1, áp lực bán trên USD/JPY vẫn còn và nó đang hướng đến mức hỗ trợ 107.03/106.82. Tuy nhiên, nếu bảng lương phi nông nghiệp của Mỹ đánh bại kỳ vọng của thị trường thì sức mạnh đồng USD sẽ tăng lên, các nhà đầu tư nên theo dõi dữ liệu này.

USD/CAD

Ngưỡng kháng cự: 1.3628/1.3660
Ngưỡng hỗ trợ: 1.3546/1.3486

USD/CAD tiếp tục chịu áp lực khi giá dầu tăng. Thị trường sẽ tập trung vào Bảng lương phi nông nghiệp của Mỹ và nếu kết quả tốt hơn kỳ vọng thì giá dầu sẽ tăng. Do đó, USD/CAD có thể tiếp tục chịu áp lực và hướng đến mức hỗ trợ 1.3546/1.3486.

Dầu thô giao tháng 8 của Mỹ

Ngưỡng kháng cự: 40,40/40,94
Ngưỡng hỗ trợ: 38,15/37,60

Giá dầu tăng vọt và kiểm tra mức giá 40 USD/thùng khi các kho dự trữ dầu thô EIA của Mỹ giảm hơn dự kiến, nhưng sau đó dầu thô đã giảm giá khi các nhà đầu tư lo ngại về sự lây lan của COVID-19 trên toàn miền Nam nước Mỹ. Hơn nữa, áp lực bán dầu thô sẽ tăng lên khi Ả Rập Xê Út đe dọa khơi màu cuộc chiến giá dầu mới với OPEC. Về mặt kỹ thuật, nếu giá dầu thô có thể ổn định trên MA 10 của khung thời gian H4 thì mức kháng cự tiếp theo của sẽ là 40.40/40.94. Tuy nhiên, nếu giá giảm xuống dưới mức này, thì nó có thể giảm về hỗ trợ 38.15/37.60.

Vàng (XAU/USD)

Ngưỡng kháng cự: 1787/1791
Ngưỡng hỗ trợ: 1755/1751

Vàng lao dốc khi dữ liệu kinh tế toàn cầu tốt hơn kỳ vọng. Thị trường sẽ tập trung vào bảng lương phi nông nghiệp của Mỹ, nếu kết quả tốt hơn dự kiến thì giá vàng tiếp tục chịu áp lực và nó sẽ tìm về mức hỗ trợ 1755/1751. Tuy nhiên, nếu kết quả NFP không được tốt thì nó thúc đẩy giá vàng tăng lên mức kháng cự 1787/1791.

Chỉ số Dow Jones (US30) của Mỹ

Ngưỡng kháng cự: 26015/26195
Ngưỡng hỗ trợ: 25240/25555

Chỉ số Dow tương lai tăng sau khi có thông tin khả quan về việc phát triển vắc-xin COVID-19 và dữ liệu sản xuất nổi bật của Mỹ, nhưng chỉ số đã đóng cửa ở mức thấp hơn một chút khi các nhà đầu cơ chốt lời. Thị trường đang tập trung vào dữ liệu NFP của Mỹ và nếu kết quả gây thất vọng. Thì chỉ số Dow tương lai có thể kiểm tra mức hỗ trợ 25240/25055.

Theo ông Martin Lam - ATFX Chief Analyst of Asia Pacific
 
ATFX - Phân tích thị trường ngày 03/07/2020

Chứng khoán Mỹ tăng khi các nhà đầu tư có triển vọng lạc quan về sự phục hồi kinh tế. Bảng lương phi nông nghiệp của Mỹ đã tăng 4.8 triệu việc làm trong tháng 6 và tỷ lệ thất nghiệp giảm từ 13.3% xuống còn 11.1%. Giá vàng lao dốc xuống mức thấp, nhưng sau đó giá vàng lại hồi phục khi xuất hiện tâm lý lo sợ rủi ro trên thị trường.

Bên cạnh đó, giá dầu tăng vượt mức 40 USD/thùng. Tuy nhiên, nhóm các nước sản xuất dầu của OPEC+ dự kiến sẽ bắt đầu nới lỏng việc cắt giảm sản lượng dầu từ tháng 8. Vì vậy, giá dầu sẽ hạn chế tăng.

Điểm nổi bật của thị trường hôm nay sẽ là PMI dịch vụ trong tháng 6 của EU và Đức, các nhà đầu tư cũng nên chú ý đến bài phát biểu của Chủ tịch ECB Lagarde vào ngày mai. Giọng điệu lạc quan có thể thúc đẩy EUR/USD tăng vọt. Do thị trường đóng cửa vào ngày mai, các nhà đầu tư nên chú đến các giao dịch trong ngày hôm nay. Mặt khác, PMI dịch vụ trong tháng 6 của Anh cũng được công bốo hôm nay và nếu dữ liệu đánh bại kỳ vọng thị trường thì sẽ giúp GBP/USD tăng lên.

** Các ngân hàng Mỹ sẽ đóng cửa vào thứ Sáu cho ngày lễ quốc khánh. Các nhà đầu tư hãy chú ý đến việc điều chỉnh giờ giao dịch của các kim loại quý và năng lượng. **

Các sự kiện đáng chú ý trong ngày hôm nay:
Lưu ý: * hiển thị mức độ quan trọng

Hôm nay thị trường Mỹ sẽ nghỉ lễ.
08:30 Dữ liệu bán lẻ trong tháng 5 của Úc ***
08:45 PMI dịch vụ trong tháng 6 của Trung Quốc **
14:55 PMI dịch vụ tháng 6 của Đức **
15:00 PMI dịch vụ tháng 6 của EU **
15:30 PMI dịch vụ của Anh **

EUR/USD

Ngưỡng kháng cự: 1.1269/1.1287
Ngưỡng hỗ trợ: 1.1208/1.1190

EUR/USD đạt mức cao 1.1300 trong phiên Mỹ tối qua, nhưng đã đảo ngược và giảm thấp hơn vì dữ liệu NFP của Mỹ tốt hơn mong đợi. Thị trường sẽ tập trung vào PMI dịch vụ của EU và Đức, nếu dữ liệu đánh bại ước tính thị trường thì EUR/USD có cơ hội kiểm tra mức kháng cự 1.1269/1.1287. Các nhà đầu tư cũng nên chú ý đến bài phát biểu của Chủ tịch ECB Lagarde vào ngày mai.

GBP/USD

Ngưỡng kháng cự: 1.2500/1.2530
Ngưỡng hỗ trợ: 1.2415/1.2390

GBP/USD đóng cửa ở mức thấp hơn trong ngày hôm qua do dữ liệu NFP của Mỹ tốt hơn dự kiến. Về mặt kỹ thuật, GBP/USD vẫn đang trong xu hướng tăng khi chỉ số RSI trên mức 50%. Thị trường sẽ tập trung vào PMI dịch vụ của Anh, nếu kết quả vượt qua dự báo, tỷ giá có thể kiểm tra mức kháng cự 1.2500/1.2530.

AUD/USD

Ngưỡng kháng cự: 0.6930/0.6953
Ngưỡng hỗ trợ: 0.6877/0.6853

Doanh số bán lẻ của AUD đã tăng 16.9% so với tháng 5 và dữ liệu PMI sản xuất Caixin của Trung Quốc nổi bật có thể nâng tỷ giá AUD/USD tăng lên mức kháng cự 0.6930/0.6953.

USD/JPY

Ngưỡng kháng cự: 107.80/107.98
Ngưỡng hỗ trợ: 107.21/107.03

USD/JPY tăng lên khi dữ liệu NFP của Mỹ đánh bại kỳ vọng của thị trường, nhưng mối bận tâm về COVID-19 đã hạn chế mức tăng của tỷ giá. Về mặt kỹ thuật, USD/JPY đang nằm trên đường MA 10 MA ở khung thời gian H4. Nếu phá vỡ dưới mức hỗ trợ 107.21, tỷ giá sẽ giảm về 107.03.

USD/CAD

Ngưỡng kháng cự: 1.3628/1.3647
Ngưỡng hỗ trợ: 1.3546/1.3520

USD/CAD đang tiếp tục chịu áp lực khi giá dầu tăng trên 40 USD/thùng. Về mặt kỹ thuật, USD/CAD vẫn đang trong xu hướng giảm khi RSI dưới mức 50%. Nếu giá phá vỡ dưới 1.3546, tỷ giá sẽ giảm xuống 1.3520.

Dầu thô giao tháng 8 của Mỹ

Ngưỡng kháng cự: 40,65/40,94
Ngưỡng hỗ trợ: 39,34/38,81

Giá dầu tăng ổn định trên 40 USD/thùng do số lượng giàn khoan dầu khí ở Mỹ giảm và dữ liệu việc làm của Mỹ vượt trội. Tuy nhiên, nhóm các nước sản xuất dầu OPEC+ dự kiến sẽ nới lỏng việc cắt giảm sản lượng từ tháng 8. Do đó, giá dầu sẽ hạn chế tăng và hướng đến mức hỗ trợ 39.34/38.81.

Vàng (XAU/USD)

Ngưỡng kháng cự: 1783/1787
Ngưỡng hỗ trợ: 1763/179

Vàng giảm xuống mức thấp nhất khi dữ liệu NFP đánh bại ước tính của thị trường, nhưng sau đó giá vàng đã phục hồi trở lại. Về mặt kỹ thuật, giá vàng đang trong xu hướng tăng khi mô hình nến Cây búa (hammer) tăng hình thành ở khung thời gian H4, giá vàng có khả năng hướng đến mức kháng cự 1783/1787.

Chỉ số Dow Jones (US30) của Mỹ

Ngưỡng kháng cự: 26015/26195
Ngưỡng hỗ trợ: 25467/25241

Dữ liệu NFP khả quan đã thúc đẩy chỉ số Dow tương lai vượt 26,000 điểm. Tuy nhiên, các nhà đầu tư lo ngại về số ca nhiễm COVID-19 tại Mỹ có thể tăng mạnh. Điều này có thể khiến chỉ số Dow giảm trở lại từ mức tăng, chúng ta cần chú ý đến mức hỗ trợ 25467/25241.

Theo ông Martin Lam - ATFX Chief Analyst of Asia Pacific
 
ATFX - Phân tích thị trường ngày 06/07/2020

Trong tuần này, các nhà đầu tư cần chú ý đến dữ liệu lây lan của COVID-19 tại Mỹ. Khi số lượng các ca nhiễm COVID-19 ngày càng tăng ở một số bang của Mỹ dẫn đến kế hoạch mở cửa trở lại đang bị tạm dừng, do đó, vào thứ Năm, số lượng đơn xin trợ cấp thất nghiệp của Mỹ sẽ là tâm điểm của thị trường. Bên cạnh đó, RBA sẽ có cuộc họp mới nhất vào thứ Ba, nhưng khả năng sẽ không có gì đột phá.

Điểm nổi bật của thị trường hôm nay sẽ là dữ liệu của Đức và Eurozone. Các số liệu thống kê quan trọng bao gồm đơn đặt hàng nhà máy của tháng 5, niềm tin đầu tư Sentix trong tháng 6 và doanh số bán lẻ trong tháng 5. Nếu kết quả tốt hơn mong đợi có thể thúc đẩy tỷ giá EURUSD tăng lên. Trong phiên Mỹ, các nhà đầu tư cần chú ý đến PMI sản xuất trong tháng 6 của Mỹ.

Các sự kiện đáng chú ý trong ngày hôm nay:
Lưu ý: * hiển thị mức độ quan trọng

13:00 Đơn đặt hàng nhà máy trong tháng 5 của Đức **
14:30 PMI Xây dựng tháng 6 của Đức *
15:00 PMI Xây dựng của Vương quốc Anh *
15:30 Niềm tin đầu tư Sentix tháng 6 của Eurozone **
16:00 Doanh số bán lẻ tháng 5 của Eurozone **
20:45 PMI dịch vụ của Mỹ **
21:00 PMI phi sản xuất ISM tháng 6 của Mỹ **
21:30 Khảo sát triển vọng kinh doanh tháng 7 của BOC **

EUR/USD

Ngưỡng kháng cự: 1.1287/1.1306
Ngưỡng hỗ trợ: 1.1241/1.1227

Tâm điểm của thị trường sẽ là dữ liệu của Đức và Eurozone. Nếu đánh bại ước tính của thị trường thì tỷ giá EURUSD sẽ hướng đến mức kháng cự 1.1287/1.1306. Tỏng khi đó, PMI phi sản xuất và PMI dịch vụ của Mỹ sẽ được công bố vào hôm nay, nếu kết quả tốt hơn dự báo thì nó có thể hạn chế tiềm năng tăng giá của EURUSD.

GBP/USD

Ngưỡng kháng cự: 1.2500/1.2542
Ngưỡng hỗ trợ: 1.2432/1.2398

Các nhà đầu tư đang tập trung vào PMI xây dựng trong tháng 6 của Anh, tâm lý lạc quan về dữ liệu có thể giúp tỷ giá GBPUSD tăng lên mức kháng cự 1.2500/1.2542. Tuy nhiên, các cuộc đàm phán thương mại giữa EU và Anh sẽ tiếp tục trong tuần này, và dường như không có bất kỳ tiến triển nào trong các cuộc họp gần đây. Sự bế tắc này càng kéo dài thì rủi ro đối với đồng GBP càng cao.

AUD/USD

Ngưỡng kháng cự: 0,6977/0,6988
Ngưỡng hỗ trợ: 0,6920/0,6900

RBA sẽ quyết định lãi suất vào ngày mai, dự kiến sẽ không có sự thay đổi. Tuy nhiên, số lượng các ca nhiễm COVID-19 gần đây có thể làm cho RBA đánh giá lại triển vọng kinh tế của Úc, do một số khu vực tiếp tục đóng cửa. Vì vậy, giọng điệu ôn hòa từ RBA có thể kéo AUDUSD giảm về mức hỗ trợ 0.6920/0.6900.

USD/JPY

Ngưỡng kháng cự: 107,80/107,98
Ngưỡng hỗ trợ: 107,39/107,21

Tâm lý lo sợ rủi ro xuất hiện trở lại khi số lượng người nhiễm vi rút corona trên toàn cầu tăng lên. Về mặt kỹ thuật, USDJPY vẫn dao động trong một phạm vi. Thị trường đang chờ thông tin PMI phi sản xuất và PMI dịch vụ của Mỹ, nếu kết quả tốt hơn dự báo thì tỷ giá USDJPY sẽ hướng tới mức kháng cự 107.80/107.98. Tuy nhiên, nếu kết quả thấp hơn kỳ vọng của thị trường, tỷ giá USDJPY có thể giảm về hỗ trợ 107.39/107.21.

USD/CAD

Ngưỡng kháng cự: 1.3600/1.3628
Ngưỡng hỗ trợ: 1.3540/1.3520

Dữ liệu PMI phi sản xuất và PMI dịch vụ của Mỹ đang được thị trường chú ý, nếu kết quả vượt kỳ vọng thì tỷ giá USD/CAD có cơ hội phục hồi từ đáy, chúng ta hãy chú ý đến mức kháng cự 1.3600/1.3628. Tuy nhiên, nếu giá dầu tăng trở lại, nó có thể kéo tỷ giá USDCAD giảm về mức hỗ trợ 1.3520 hoặc xuống mức thấp hơn 1.3485.

Dầu thô giao tháng 8 của Mỹ

Ngưỡng kháng cự: 40,65/40,94
Ngưỡng hỗ trợ: 39,88/39,35

Dầu thô tăng nhẹ trong phiên giao dịch châu Á khi các nhà đầu tư vẫn tự tin rằng việc nới lỏng các hạn chế đi lại có thể thúc đẩy nhu cầu dầu thô. Tuy nhiên, số người bị nhiễm vi rút corona đang tăng nhanh có thể hạn chế tiềm năng tăng giá của dầu thô. Nếu dầu thô vượt dưới mức hỗ trợ 39.35, nó sẽ giảm xuống 38.80.

Vàng (XAU/USD)

Ngưỡng kháng cự: 1783/1787
Ngưỡng hỗ trợ: 1763/179

Giá vàng dao động quanh mức 1775 sau kỳ nghỉ lễ quốc khánh của Mỹ. Số ca nhiễm COVID-19 đang tăng nhanh trên khắp nước Mỹ có thể thúc đẩy nhu cầu về Vàng. Do đó, nếu các ca nhiễm tiếp tục tăng thì giá vàng có thể kiểm tra mức kháng cự 1783/1787.

Chỉ số Dow Jones (US30) của Mỹ

Ngưỡng kháng cự: 26194/2423
Ngưỡng hỗ trợ: 25467/25241

Thị trường đang tập trung vào PMI phi sản xuất ISM trong tháng 6 của Mỹ, nếu dữ liệu đánh bại kỳ vọng của thị trường thì nó có thể hỗ trợ chỉ số Dow tương lai tăng lên mức kháng cự 26194/26423. Tuy nhiên, các nhà đầu tư đang bận tậm về những trường hợp nhiễm COVID-19 mới tại Mỹ. Do đó, mức tăng của chỉ số Dow có thể bị hạn chế.

Theo ông Martin Lam - ATFX Chief Analyst of Asia Pacific
 
ATFX - Phân tích thị trường ngày 07/07/2020

Chỉ số Dow Jones vượt trên 26000 điểm khi PMI phi sản xuất ISM trong tháng 6 của Mỹ tăng lên 57.1 điểm từ 45.4 điểm trong tháng trước, đánh bại dự báo thị trường là 50.1 điểm. Hôm qua, euro là đồng tiền có hiệu suất tốt nhất với doanh số bán lẻ của Eurozone đã tăng 17.8% trong tháng 5, nhiều hơn dự kiến.

Hôm nay, RBA sẽ quyết định lãi suất, dự kiến sẽ không thay đổi hoặc không có bất ngờ gì. Tuy nhiên, nếu có bất kỳ ý kiến về triển vọng kinh tế thì tỷ giá AUDUSD sẽ bị ảnh hưởng. Tại khu vực đồng tiền chung euro, các thị trường tập trung vào sản xuất công nghiệp của Đức và tài khoản vãng lai của Pháp. Nếu dữ liệu đánh bại ước tính của thị trường thì có thể hỗ trợ tỷ giá EURUSD tăng lên.

Các sự kiện đáng chú ý trong ngày hôm nay:
Lưu ý: * hiển thị mức độ quan trọng

11:30 RBA quyết định lãi suất ***
13:00 Sản xuất công nghiệp trong tháng 5 của Đức **
13:00 Năng suất lao động trong Q1 của Anh **
14:30 Chỉ số giá nhà trong tháng 6 của Vương quốc Anh *
21:00 Cơ hội việc làm JOLTs trong tháng 5 của Mỹ **
21:00 PMI Ivey tháng 6 của Canada *
23:00 Báo cáo triển vọng về năng lượng hàng tháng của EIA ***
Ngày hôm sau 03:30 thay đổi dự trữ dầu thô API ***

EUR/USD

Ngưỡng kháng cự: 1.1348/1.1366
Ngưỡng hỗ trợ: 1.1292/1.1270

Tỷ giá EUR/USD đã tăng trên 1.13 khi doanh số bán lẻ và dữ liệu PMI đánh bại ước tính thị trường. Thị trường đang tập trung vào dữ liệu Sản xuất Công nghiệp của Đức và Tài khoản vãng lai trong tháng 5 của Pháp. Nếu dữ liệu tốt hơn dự đoán thì tỷ giá EUR/USD sẽ tăng lên mức kháng cự 1.1348/1.1366. Tuy nhiên, các nhà đầu tư nên chú ý đến Cơ hội việc làm JOLT của Mỹ và nếu kết quả không tệ hơn dự báo, tiềm năng tăng giá của EUR/USD sẽ bị hạn chế.

GBP/USD

Ngưỡng kháng cự: 1,2542/1,2576
Ngưỡng hỗ trợ: 1.2483/1.2440

Tỷ giá GBP/USD mở rộng đà phục hồi từ đáy khi đồng đô la Mỹ suy yếu trong ngày hôm qua. Về mặt kỹ thuật, GBP/USD vẫn có khả năng tăng giá khi chỉ RSI báo hiệu xu hướng tăng vẫn còn. Nếu GBP có thể duy trì trên 1.2500 so với USD, thì mục tiêu tiếp theo sẽ là 1.2542/1.2576.

AUD/USD

Ngưỡng kháng cự: 0,7008/0,7028
Ngưỡng hỗ trợ: 0,6953/0,6945

Tỷ giá AUD/USD đã thử mức cao trong phạm vi 0.6968-88 sau sáu ngày tăng liên tiếp. RBA được dự đoán là sẽ giữ nguyên chính sách tiền tệ như hiện tại. Thái độ "diều hâu" từ RBA có thể kích hoạt AUD/USD tăng lên về vùng kháng cự 0.7008/0.7028. Tuy nhiên, RBA có thể xem xét lại triển vọng kinh tế của Úc khi các trường hợp nhiễm COVID-19 gia tăng trong thời gian gần đây. Do đó, tỷ giá AUD/USD có nguy cơ giảm về hỗ trợ 0.6953/0.6945

USD/JPY

Ngưỡng kháng cự: 107,62/107,80
Ngưỡng hỗ trợ: 107,03/106,85

USD/JPY phục hồi từ đáy khi chi tiêu hộ cá nhân của Nhật Bản giảm 16.2%. Đây là lần giảm thứ tám liên tiếp và là lần giảm mạnh nhất trong lịch sử, khi sức mua cua người tiêu dùng tiếp tục giảm mạnh để đối phó với đại dịch. Sự suy yếu của JPY có thể giúp tỷ giá USD/JPY tăng vọt lên mức kháng cự 107.62/107.80.

USD/CAD

Ngưỡng kháng cự: 1.3573/1.3600
Ngưỡng hỗ trợ: 1.3520/1.3486

USD/CAD tiếp tục chịu áp lực bán vì giá dầu vẫn ổn định trên mức 40 USD/thùng. Nếu tỷ giá phá vỡ và đóng cửa trên đương MA 10 của khung thời gian H4, thì ngưỡng kháng cự tiếp theo có thể là 1.3573/1.3600. Tuy nhiên, nếu giá không đóng cửa trên MA 10, thì nó tiếp tục chịu áp lực giảm và hướng đến mức hỗ trợ 1.3520/1.3486.

Dầu thô giao tháng 8 của Mỹ

Ngưỡng kháng cự: 40,75/40,94
Ngưỡng hỗ trợ: 39,88/39,35

Dầu thô đạt gần 41 USD/thùng khi dữ liệu PMI phi sản xuất ISM của Mỹ tốt hơn dự kiến. Tuy nhiên, các nhà đầu tư cần chú ý đến báo cáo triển vọng về năng lượng hàng tháng của EIA và số liệu dự trữ dầu thô API. Triển vọng lạc quan có thể nâng giá dầu tăng lên mức kháng cự 40.75/40.95.

Vàng (XAU/USD)

Ngưỡng kháng cự: 1791/1795
Ngưỡng hỗ trợ: 1779/1775

Vàng đã tăng và phá vỡ trên 1780 USD mỗi ounce, bất chấp sự phục hồi của chứng khoán toàn cầu. Nhu cầu về Vàng có thể trở lại khi các vấn đề chính trị phát sinh và số lượng các ca nhiễm virus COVID-19 đang gia tăng trên toàn cầu. Do đó, chúng tôi dự đoán vàng có thể tăng lên mức kháng cự 1791/1795.

Chỉ số Dow Jones (US30) của Mỹ

Ngưỡng kháng cự: 26423/26603
Ngưỡng hỗ trợ: 26015/28133

Chỉ số Đơ tương lai đã vượt trên 26000 điểm khi PMI phi sản xuất ISM đánh bại ước tính thị trường. Tuy nhiên, các trường hợp nhiễm vi rút COVID-19 toàn cầu tiếp tục gia tăng, nó có thể hạn chế tiềm năng tăng giá của chỉ số Dow tương lai. Nếu chỉ số giảm dưới mức 26000 điểm, các nhà đầu tư hãy chú ý đến hỗ trợ 25833.

Theo ông Martin Lam - ATFX Chief Analyst of Asia Pacific
 
ATFX - Phân tích thị trường ngày 08/07/2020

Chỉ số Dow tương lai đã giao dịch ở mức thấp hơn vào ngày hôm qua, kết thúc một đợt tăng mạnh trong phiên trước đó, chỉ số Dow tương lai đã giảm gần 400 điểm. Tăng trưởng về sản lượng công nghiệp của Đức đã bỏ lỡ kỳ vọng thị trường với mức tăng 7.8% so với dự báo là 11%, điều này làm cho tỷ giá EUR/USD mất mốc 1.13. Hơn nữa, vàng đã tăng trên 1790 USD/ounce khi chứng khoán toàn cầu chìm trong sắc đỏ.

Điểm nổi bật của thị trường trong ngày hôm nay là dự báo kinh tế của EU. Bất kỳ sự lạc quan từ các nhà hoạch định chính sách sẽ giúp EUR/USD tăng vọt. Bên cạnh đó, giá dầu giảm xuống mức thấp hơn khi trữ lượng dầu thô EIA tại Mỹ bất ngờ tăng thêm 2 triệu thùng.

Hôm nay, Anh không công bố bất kỳ dữ liệu kinh tế nào, nhưng các nhà đầu tư đang đẩy đồng bảng lên mức cao hơn nhờ triển vọng của các biện pháp kích thích tài khóa mới. Trong khi đó, các nhà đầu tư sẽ tập trung vào số lượng đơn xin trợ cấp thất nghiệp của Mỹ vào ngày mai, khi số số ca nhiễm COVID-19 đang gia tăng ở Mỹ.

Các sự kiện đáng chú ý trong ngày hôm nay:
Lưu ý: * hiển thị mức độ quan trọng

06:50 Cán cân thương mại trong tháng 5 của Nhật Bản **
12:00 Chỉ số theo dõi kinh tế trong tháng 6 của Nhật Bản **
12:45 Tỷ lệ thất nghiệp tháng 6 của Thụy Sĩ **
19:15 Nhà ở bắt đầu trong tháng 6 của Canada **
21:30 Thay đổi trữ lượng dầu thô EIA **

EUR/USD

Ngưỡng kháng cự: 1.1306/1.1325
Ngưỡng hỗ trợ: 1.1250/1.1227

Tỷ giá EUR/USD mất mốc 1.13 khi dữ liệu của Đức gây thất vọng, sự lạc quan của thị trường đang mất dần. Bên cạnh đó, Thủ tướng Ý tuyên bố sẽ không chấp nhận thỏa thuận về quỹ phục hồi của EU. Do đó, chúng tôi thấy rằng tỷ giá EUR/USD sẽ suy yếu và hướng đến mức hỗ trợ 1.1250/1.1227. Hơn nữa, điểm nổi bật của thị trường là dự báo kinh tế của EU, giọng điệu lạc quan từ các nhà hoạch định chính sách sẽ đưa EUR/USD tăng lên mức kháng cự 1.1306/1.1325.

GBP/USD

Ngưỡng kháng cự: 1.2576/1.2610
Ngưỡng hỗ trợ: 1.2500/1.2466

Đồng bảng Anh đã tăng lên mức cao nhất trong ba tuần khi có sự lạc quan về Brexit. Các nhà đầu tư phải chú ý đến tin tức Brexit, nếu bất kỳ giọng điệu ôn hòa nào từ các nhà hoạch định chính sách có thể kéo GBPUSD trở lại khu vực hỗ trợ 1.2500/1.2466.

AUD/USD

Ngưỡng kháng cự: 0.6978/0.6997
Ngưỡng hỗ trợ: 0.6915/0.6896

Tỷ giá AUD/USD đã không nhận được bất kỳ sự hỗ trợ nào từ cuộc họp chính sách tiền tệ của RBA và AUD/USD đã giảm từ mức đỉnh trong 4 tuần, tỷ giá giảm xuống khu vực 0.6920 khu vực. Nếu sức mạnh đồng đô la Mỹ tiếp tục tăng thì AUDUSD sẽ giảm về mức hỗ trợ 0.6915/0.6896.

USD/JPY

Ngưỡng kháng cự: 107.98/108.21
Ngưỡng hỗ trợ: 107.39/107.03

USD/JPY hồi phục từ đáy khi đồng đô la Mỹ mạnh lên. Về mặt kỹ thuật, USD/JPY vẫn đang trong xu hướng tăng giá khi mô hình Three Line Strikes được hình thành trong khung thời gian H4. Nếu đà tăng được củng cố thì USDJPY sẽ tăng lên kháng cự 107.98/108.21.

USD/CAD

Ngưỡng kháng cự: 1.3640/1.3664
Ngưỡng hỗ trợ: 1.3595/1.3566

USD/CAD tăng vượt 1.3600 khi sức mạnh đồng đô la Mỹ tăng lên. Về mặt kỹ thuật, USD/CAD vẫn trong xu hướng tăng, nếu tỷ giá duy trì trên mức 1.3600, thì mức kháng cự tiếp theo có thể là 1.3640/1.3664. Tuy nhiên, nếu USDCAD giảm dưới mức 1.3600, thì nó sẽ về hỗ trợ 1.3595/1.3566.

Dầu thô giao tháng 8 của Mỹ

Ngưỡng kháng cự: 40,94/41,20
Ngưỡng hỗ trợ: 39,88/39,35

Giá dầu thô xuống mức thấp hơn khi trữ lượng dầu thô API ở Mỹ tăng bất ngờ. Thị trường đang tập trung vào dự trữ dầu thô EIA của Mỹ ngày hôm nay. Nếu kết quả vẫn tăng bất ngờ, dầu thô sẽ trượt xuống mức hỗ trợ tiếp theo là 39.88/39.35

Vàng (XAU/USD)

Ngưỡng kháng cự: 1799/1813
Ngưỡng hỗ trợ: 1783/1779

Giá vàng đã tăng trên 1790 USD/ounce khi chứng khoán toàn cầu chìm trong sắc đỏ. Về mặt kỹ thuật, đà tăng của vàng vẫn mạnh khi chỉ báo RSI báo hiệu xu hướng tăng mới. Tuy nhiên, hiện tại giá vàng đang trên mức kháng cự nên khả năng nó sẽ điều chỉnh với mục tiêu hỗ trợ là 1783/1779, chúng ta có thể canh mua từ khu vực hỗ trợ này.

Chỉ số Dow Jones (US30) của Mỹ

Ngưỡng kháng cự: 26194/2423
Ngưỡng hỗ trợ: 25638/25458

Chỉ số Dow tương lai giảm gần 400 điểm khi số ca nhiễm COVID-19 ở Mỹ tăng đáng kể. Bên cạnh đó, các nhà đầu tư tập sẽ trung vào số lượng đơn xin trợ cấp thất nghiệp của Mỹ vào ngày mai. Dự đoán kết quả có thể xấu đi và chỉ số Dow sẽ hướng đến mức hỗ trợ tiếp theo là 25638/25458.

Theo ông Martin Lam - ATFX Chief Analyst of Asia Pacific
 
ATFX - Phân tích thị trường ngày 09/07/2020

Lần đầu tiên trong gần tám năm, giá vàng đã tăng trên 1800 USD/ounce vì các vấn chính trị và dịch bệnh. Chỉ số Dow tương lai cũng tăng trên 26000 điểm, mặc dù số ca nhiễm COVID-19 ở Mỹ tăng đột biến.

Điểm nổi bật của thị trường ngày hôm nay là tài khoản vãng lai và cán cân thương mại trong tháng 5 của Đức. Nếu dữ liệu đánh bại ước tính thị trường thì tỷ giá EUR/USD sẽ tăng vọt. Tuy nhiên, các nhà đầu tư nên chú ý đến cuộc họp của Eurogroup hôm nay. Nếu họ vẫn chưa có quyết định về các quỹ phục hồi kinh tế, thì EUR/USD sẽ chịu áp lực bán. Ngoài ra, số lượng đơn xin trợ cấp thất nghiệp của Mỹ sẽ được công bố hôm nay. Nếu kết quả tệ hơn dự báo, chỉ số Dow có thể giảm và giá vàng sẽ tăng vọt.

Các sự kiện đáng chú ý trong ngày hôm nay:
Lưu ý: * hiển thị mức độ quan trọng

08:30 CPI tháng 6 của Trung Quốc ***
13:00 Tài khoản vãng lai và cán cân thương mại tháng 5 của Đức ***
15:00 Cuộc họp của Eurogroup ***
19:15 Nhà ở bắt đầu trong tháng 6 của Canada *
19:30 Giấy phép xây dựng trong tháng 5 của Canada **
19:30 Số lượng đơn xin trợ cấp thất nghiệp của Mỹ ***
21:00 Doanh số bán buôn trong tháng 5 của Mỹ **

EUR/USD

Ngưỡng kháng cự: 1.1366/1.1385
Ngưỡng hỗ trợ: 1.1306/1.1287

EUR/USD đã tăng trở lại mức 1.13 khi Ủy ban châu Âu phê duyệt kế hoạch của Đức để thành lập một quỹ hỗ trợ các công ty bị ảnh hưởng bởi COVID-19. Điểm nổi bật của thị trường hôm nay sẽ là về tài khoản vãng lai và cán cân thương mại trong tháng 5 của Đức. Nếu dữ liệu đánh bại kỳ vọng của thị trường sẽ giúp tỷ giá EUR/USD tăng lên mức kháng cự 1.1366/1.1385. Tuy nhiên, các nhà đầu tư nên chú ý đến cuộc họp của Eurogroup ngày hôm nay. Nếu các quỹ phục hồi kinh tế vẫn chưa được thông qua, thì tỷ giá EUR/USD sẽ giảm về các mức hỗ trợ.

GBP/USD

Ngưỡng kháng cự: 1.2653/1.2687
Ngưỡng hỗ trợ: 1.2576/1.2542

GBP/USD đã tăng lên mức cao nhất trong ba tuần là 1.26 sau phát biểu của bộ trưởng tài chính Anh - Rishi Sunak. Về mặt kỹ thuật, GBP/USD vẫn đang tăng và duy trì trên mức 1.26. Nếu nó đóng cửa dưới 1.26, thì áp lực bán sẽ tăng lên. Tuy nhiên, các nhà đầu tư nên chú ý đến số lượng đơn xin trợ cấp thất nghiệp của Mỹ. Nếu dữ liệu gây thất vọng thì GBP/USD có thể hướng tới ngưỡng kháng cự 1.2653/1.2687.

AUD/USD

Ngưỡng kháng cự: 0.6990/0.7021
Ngưỡng hỗ trợ: 0.6954/0.6920

Sự suy yếu của đồng đô la Mỹ, sự lạc quan về cổ phiếu và hàng hóa đã giúp đồng đô la Úc đứng vững trước đại dịch COVID-19. Về mặt kỹ thuật, đà tăng mạnh vẫn xuất hiện trên khung thời gian D1 và sẽ hỗ trợ AUD/USD hướng tới vùng kháng cự 0.6990/0.7021. Tuy nhiên, các nhà đầu tư nên chú ý đến dữ liệu thất nghiệp của Mỹ ngày hôm nay.

USD/JPY

Ngưỡng kháng cự: 107.80/107.98
Ngưỡng hỗ trợ: 107.03/106.85

Thống đốc BOJ - Haruhiko Kuroda tuyên bố nền kinh tế Nhật vẫn đang trong tình trạng nghiêm trọng vì tác động từ đại dịch COVID-19 nhưng sẽ cải thiện trong tương lai. Về mặt kỹ thuật, USD/JPY vẫn giảm trong ngắn hạn và kỳ vọng tỷ giá sẽ giảm về mức hỗ trợ 107.03/106.85.

USD/CAD

Ngưỡng kháng cự: 1.3566/1.3588
Ngưỡng hỗ trợ: 1.3486/1.3459

USD/CAD thoái lui từ mức 1.3600 khi đồng đô la Mỹ suy yếu. Hôm nay, thị trường sẽ tập trung vào dữ liệu thất nghiệp của Mỹ. Nếu kết quả tệ hơn dự báo, USD/CAD tiếp tục chịu áp lực và hướng đến mức hỗ trợ 1.3486/1.3459. Các nhà đầu tư cũng nên theo dõi dữ liệu thay đổi việc làm trong tháng 6 của Canada, nếu nó đánh bại ước tính của thị trường thì sức mạnh của đồng CAD sẽ được tăng cường.

Dầu thô giao tháng 8 của Mỹ

Ngưỡng kháng cự: 40.94/41.06
Ngưỡng hỗ trợ: 40.35/40.08

Mặc dù trữ lượng dự trữ dầu thô của EIA tăng, nhưng giá dầu thô vẫn duy trì ở mức trên 40 USD/thùng. Về mặt kỹ thuật, giá dầu thô vẫn được củng cố, nếu vượt dưới đường MA 10 trong khung thời gian H4, thì nó sẽ giảm về hỗ trợ 40.35/40.08. Tuy nhiên, nếu tiếp tục duy trì trên đường MA 10 thì nó sẽ hướng về kháng cự 40.94/41.06.

Vàng (XAU/USD)

Ngưỡng kháng cự: 1819/1823
Ngưỡng hỗ trợ: 1801/1787

Vàng tiếp tục tỏa sáng và tăng trên 1800 USD/ounce khi số ca nhiễm virus corona trên toàn cầu tăng vọt. Về mặt kỹ thuật, RSI hiện trên mức 70%, điều này cho thấy chỉ báo đang báo hiệu giá vàng đang ở vùng quá mua. Do đó, giá vàng có khả năng điều chỉnh về mức hỗ trợ 1801/1787.

Chỉ số Dow Jones (US30) của Mỹ

Ngưỡng kháng cự: 26194/2423
Ngưỡng hỗ trợ: 25650/25467

Chỉ số Dow tương lai vượt trên 26000 điểm khi các cổ phiếu công nghệ của Mỹ phục hồi. Bên cạnh đó, dữ liệu thất nghiệp của Mỹ sẽ được công bố ngày hôm nay. Nếu kết quả tệ hơn dự báo, chỉ số Dow sẽ bị ảnh hưởng và nó có thể kiểm tra mức hỗ trợ 25650/25467.

Theo ông Martin Lam - ATFX Chief Analyst of Asia Pacific
 
ATFX - Phân tích thị trường ngày 10/07/2020

Mặc dù số lượng đơn xin trợ cấp thất nghiệp và doanh số bán lẻ trong tháng 5 của Mỹ có kết quả tốt hơn mong đợi, nhưng các nhà phân tích thấy rằng thị trường lao động vẫn còn nhiều rủi ro. Do đó, chỉ số Dow tương lai và giá dầu thô sụt giảm khi mối lo ngại của các nhà đầu tư về việc đóng cửa kinh tế. Điều này cũng hỗ trợ đồng đô la Mỹ hồi phục từ đáy.

Điểm nổi bật của thị trường hôm nay là dữ liệu PPI tháng 6 của Mỹ vào thay đổi việc làm trong tháng 6 của Canada. Bên cạnh đó, trong phiên giao dịch châu Âu, sản xuất công nghiệp của Pháp sẽ được công bố và các nhà đầu tư sẽ tập trung vào các cuộc họp ECOFIN của EU. Giọng điệu "diều hâu" có thể giúp tỷ giá EUR/USD tăng vọt.

Những tin tức quan trọng sẽ xuất hiện vào tuần tới như cuộc họp ECB, GDP quý 2 của Trung Quốc, doanh số bán lẻ của Mỹ, các cuộc khảo sát của Empire và Philadelphia Fed.

Các sự kiện đáng chú ý trong ngày hôm nay:
Lưu ý: * hiển thị mức độ quan trọng

13:45 Sản xuất công nghiệp trong tháng 5 của Pháp **
15:00 Báo cáo hàng tháng của IEA **
19:30 PPI tháng 6 của Mỹ **
19:30 Thay đổi việc làm trong tháng 6 của Canada ***

EUR/USD

Ngưỡng kháng cự: 1.1306/1.1324
Ngưỡng hỗ trợ: 1.1227/1.1208

Đồng euro giảm từ mức cao nhất trong một tháng so với USD khi dữ liệu thất nghiệp của Mỹ đạt kết quả tốt hơn mong đợi. Bên cạnh đó, sự thiếu quyết đoán về các quỹ phục hồi kinh tế của EU buộc cuộc họp phải hoãn lại vào tuần tới. Do đó, EUR/USD chịu áp lực bán khi các nhà đầu tư lo ngại về rủi ro của đồng Euro, tỷ giá có khả năng giảm về mức hỗ trợ 1.1227/1.1208.

GBP/USD

Ngưỡng kháng cự: 1.2622/1.2669
Ngưỡng hỗ trợ: 1.2512/1.2464

GBP/USD bắt đầu thoái lui khi chưa có bất kỳ thỏa thuận nào về Brexit và cuộc họp được chuyển sang tuần tới. Về mặt kỹ thuật, tỷ giá đã xuất hiện mô hình đảo ngược trên khung thời gian D1, việc phá vỡ mức dưới 1.2600 có thể khiên GBP/USD giảm về mức hỗ trợ tiếp theo là 1.2512/1.2464.

AUD/USD

Ngưỡng kháng cự: 0.6975/0.7000
Ngưỡng hỗ trợ: 0.6915/0.6888

Tỷ giá AUDUSD đã thoái lui sau khi chạm vào mức tăng 0.70. Về mặt kỹ thuật, mô hình hai đỉnh đã hình thành trên khung thời gian H4. Nếu tỷ giá phá vỡ dưới mức hỗ trợ thì nó tiếp tục chịu áp lực bán và sẽ giảm xuống mức hỗ trợ tiếp theo 0.6915/0.6888.

USD/JPY

Ngưỡng kháng cự: 107.36/107.67
Ngưỡng hỗ trợ: 106.87/106.62

Mặc dù dữ liệu thất nghiệp của Mỹ có kết quả tốt hơn mong đợi, nhưng USD/JPY vẫn tiếp tục giảm do áp lực bán mạnh. Mất mốc 107 có thể khiến USD/JPY giảm về mức hỗ trợ tiếp theo 106.87/106.62.

USD/CAD

Ngưỡng kháng cự: 1.3656/1.3682
Ngưỡng hỗ trợ: 1.3544/1.3517

Tỷ giá USDCAD tăng khi nhu cầu trú ẩn an toàn giúp đồng đô la Mỹ mạnh lên và giá dầu thô lao dốc. Thị trường tập trung vào thay đổi việc làm trong tháng 6 của Canada. Nếu kết quả suy giảm sẽ giúp USDCAD tiếp tục tăng vọt và hướng vào vùng kháng cự tiếp theo 1.3656/1.3682.

Dầu thô giao tháng 8 của Mỹ

Ngưỡng kháng cự: 40,07/40,34
Ngưỡng hỗ trợ: 39,04/38,73

Dầu thô sụt giảm khi các nhà đầu tư lo ngại về việc tạm dừng các hoạt động kinh tế. Về mặt kỹ thuật, giá dầu vẫn giảm khi chỉ số RSI dưới mức 50% trong khung thời gian D1. Áp lực bán có thể tăng lên và giá dầu thô có thể giảm về hỗ trợ 39.04/38.73.

Vàng (XAU/USD)

Ngưỡng kháng cự: 1813/1815
Ngưỡng hỗ trợ: 1787/1885

Giá vàng đã thoái lui khi tăng đến mức kháng cự ngày hôm qua. Về mặt kỹ thuật, vàng vẫn đang trong xu hướng tăng khi số lượng ca nhiễm COVID-19 trên toàn cầu đang tăng lên cùng với tỷ lệ tử vong cũng tăng theo. Nếu giá vàng duy trì trên mức 1800 USD/ounce thì xu hướng tăng sẽ được kích hoạt trở lại và mục tiêu sẽ là vùng kháng cự 1813/1815.

Chỉ số Dow Jones (US30) của Mỹ

Ngưỡng kháng cự: 26015/26194
Ngưỡng hỗ trợ: 25241/25555

Chỉ số Dow tương lai giảm khi tâm lý thị trường lo ngại các hoạt động kinh tế sẽ bị tạm ngừng do diễn biến của dịch bệnh ngàng càng phức tạp. Về mặt kỹ thuật, chỉ số Dow tương lai vẫn giảm khi đợt giảm giá mạnh được hình thành và RSI cũng báo hiệu xu hướng giảm trên khung thời gian H4. Chỉ số Dow có khả năng giảm về vùng hỗ trợ 25241/25055.

Theo ông Martin Lam - ATFX Chief Analyst of Asia Pacific
 
ATFX - Phân tích thị trường ngày 13/07/2020

Chỉ số Dow tương lai phục hồi từ đáy. Trong khi đó, giá vàng giảm vào thứ Sáu tuần trước nhưng vẫn đạt mức tăng hàng tuần lần thứ năm liên tiếp. Mặc dù giá vàng trượt dốc nhưng thị trường vẫn lo ngại về các vấn đề chính trị. Do đó, nhu cầu về vàng có thể quay trở lại và hỗ trợ giá vàng.

Đây là một tuần đầy bận rộn với nhiều sự kiện diến ra như Hội nghị cấp cao ECB-EU, chính sách tiền tệ của BoC, chính sách tiền tệ của BoJ, doanh số bán lẻ của Mỹ, Fed dự kiến phát hành Beige Book.

Điểm nổi bật của thị trường ngày hôm nay sẽ là bài phát biểu của thống đốc BoE Bailey. Các nhà đầu tư đang chú ý đến chính sách kích thích tài khóa của Anh. Trong phiên Mỹ, các nhà đầu tư sẽ tập trung vào lạm phát tiêu dùng trong tháng 6 của Mỹ, bài phát biểu của William Speech và cân đối ngân sách của Fed.

Các sự kiện đáng chú ý trong ngày hôm nay:
Lưu ý: * hiển thị mức độ quan trọng

11:30 Chỉ số công nghiệp trong tháng 5 của Nhật Bản **
14:00 Đầu tư trực tiếp nước ngoài trong tháng 6 của Trung Quốc ***
20:00 Bài phát biểu của thống đốc BoE Bailey ***
22:00 Kỳ vọng lạm phát tiêu dùng trong tháng 6 của Mỹ **
Ngày hôm sau 01:00 cân đối ngân sách của Fed ***

EUR/USD

Ngưỡng kháng cự: 1.1348/1.1366
Ngưỡng hỗ trợ: 1.1288/1.1269

Đồng đô la Mỹ trượt dốc đã hỗ trợ tỷ giá EUR/USD phục hồi và bù đắp được các khoảng giảm vào thứ Sáu tuần trước. Thị trường đang tập trung vào các dữ liệu quan trọng của ngày mai, chẳng hạn như niềm tin kinh tế của EU và Đức. Tâm lý lạc quan về dữ liệu có thể hỗ trợ EUR/USD tăng lên mức kháng cự 1.1348/1.1366. Tuy nhiên, nếu EUR/USD không thể duy trì trên 1.130 thì nó có thể giảm xuống mức hỗ trợ 1.1288/1.1269.

GBP/USD

Ngưỡng kháng cự: 1.2670/1.2687
Ngưỡng hỗ trợ: 1.2600/1.2573

GBP/USD đã bật lên từ đáy khi dữ liệu PPI của Mỹ suy yếu. Các nhà đầu tư đang tập trung vào bài phát biểu của thống đốc BoE Bailey. Nếu ông Bailey có giọng điệu "diều hâu" thì tỷ giá GBP/USD sẽ tăng lên mức kháng cự 1.2670/1.2687. Tuy nhiên, nếu không có bất ngờ nào từ BoE thì mức tăng sẽ bị hạn chế.

AUD/USD

Ngưỡng kháng cự: 0.6980/0.6992
Ngưỡng hỗ trợ: 0.6934/0.6922

AUD/USD tăng trên 0.6960 sau khi giảm xuống 0.6940. Sự lạc quan về triển vọng kinh tế toàn cầu đã hỗ trợ tỷ giá AUD/USD khi nhu cầu về vật liệu công nghiệp đang tăng lên. Về mặt kỹ thuật, AUD/USD vẫn đang trong xu hướng tăng khi chỉ số RSI trên mức 50%. Nếu tỷ giá duy trì trên mức 0.6980, thì nó sẽ tăng lên kháng cự 0.6992.

USD/JPY

Ngưỡng kháng cự: 107.12/107.36
Ngưỡng hỗ trợ: 106.62/106.38

USD/JPY tiếp tục giảm khi PPI của Mỹ suy yếu. Về mặt kỹ thuật, USD/JPY vẫn trong xu hướng giảm do chỉ báo RSI dưới 50%. Ngoài ra, các thị trường đang tập trung vào chỉ số công nghiệp của Nhật Bản, nếu kết quả tốt hơn so với ước tính, thì USDJPY có thể giảm xuống mức hỗ trợ 106.62/106.38.

USD/CAD

Ngưỡng kháng cự: 1.3630/1.3656
Ngưỡng hỗ trợ: 1.3544/1.3517

USD/CAD thoái lui khỏi khi dầu thô tăng trở lại, vượt mức 40 USD một thùng. Chúng ta cần chú ý đến chuyển động của giá dầu để nắm bắt xu hướng của USD/CAD. Nếu giá dầu chịu áp lực, USD/CAD có thể hướng tới mức kháng cự 1.3630/1.3656.

Dầu thô giao tháng 8 của Mỹ

Ngưỡng kháng cự: 40,50/40,76
Ngưỡng hỗ trợ: 39,91/39,76

Dầu thô đã tăng trở lại và đạt trên 40 USD/thùng khi dữ liệu kinh tế mang lại triển vọng tốt hơn về nhu cầu. Tuy nhiên, OPEC và Nga có thể giảm bớt việc cắt giảm sản lượng dầu khi nhu cầu bắt đầu tăng trở lại. Do đó, tiềm năng tăng giá của dầu thô có thể bị hạn chế và nó có khả năng giảm về hỗ trợ 39.91/39.76.

Vàng (XAU/USD)

Ngưỡng kháng cự: 1813/1815
Ngưỡng hỗ trợ: 1787/1885

Tâm lý lo sợ rủi ro đã giảm vì vậy giá vàng đã giảm và thứ Sáu tuần trước, nhưng vẫn giữ được mức tăng hàng tuần trong 5 tuần liên tiếp. Các nhà đầu tư vẫn lo ngại các vấn đề chính trị và sự lây nhiễm của virus corona. Do đó, nhu cầu về vàng có thể tăng trở lại và thúc đẩy giá vàng tăng lên mức kháng cự 1813/1815. Tuy nhiên, nếu giá vàng không thể duy trì 1800 USD/ounce, thì nó sẽ giảm về hỗ trợ 1787/1785.

Chỉ số Dow Jones (US30) của Mỹ

Ngưỡng kháng cự: 26424/26603
Ngưỡng hỗ trợ: 25650/25467

Chỉ số Dow tương lai phục hồi từ đáy. Tuy nhiên, số lượng các ca nhiễm COVID-19 đang tăng nhanh và các vấn đề chính trị có thể hạn chế tiềm năng tăng giá của chỉ số Dow tương lai. Các nhà đầu tư cần chú ý đến mức hỗ trợ 25650/25467.

Theo ông Martin Lam - ATFX Chief Analyst of Asia Pacific
 
ATFX - Phân tích thị trường ngày 14/07/2020

Chỉ số Dow tương lai giảm khi thâm hụt ngân sách của Mỹ tăng lên 864 tỷ USD trong tháng 6. Giá dầu cũng giảm vì OPEC+ có thể công bố kế hoạch bắt đầu cắt giảm sản lượng. Các nhà đầu tư nên theo dõi báo cáo hàng tháng của OPEC và dự trữ dầu thô API của Mỹ sẽ được công bố vào ngày hôm sau.

Điểm nổi bật của thị trường hôm nay là sản xuất công nghiệp, chỉ số sản xuất, GDP và cán cân thương mại trong tháng 5 của Anh. Ngoài ra, niềm tin kinh tế ZEW của Đức và niềm tin kinh tế trong tháng 7 của EU sẽ được công bố vào hôm nay. Sự lạc quan về dự báo dữ liệu có thể hỗ trợ EUR/USD vượt mức 1.14. Bên cạnh đó, Mỹ sẽ báo cáo tỷ lệ lạm phát của tháng 6 trong hôm nay. Tỷ lệ lạm phát dự kiến sẽ tăng từ -0.1% lên 0.5%. Nếu dữ liệu tốt hơn so với ước tính thị trường thì sức mạnh của đồng USD sẽ tăng lên.

Các sự kiện đáng chú ý ngày hôm nay:
Lưu ý: * hiển thị mức độ quan trọng

09:00 Cán cân thương mại tháng 6 của Trung Quốc ***
11:30 Sản xuất công nghiệp tháng 5 của Nhật Bản **
13:00 Chỉ số sản xuất trong tháng 5 của Anh ***
13:00 Cán cân thương mại tháng 5 của Anh ***
13:30 PPI tháng 6 của Thụy Sĩ **
16:00 Niềm tin kinh tế ZEW của Đức và EU ***
18:00 Báo cáo hàng tháng của OPEC ***
19:30 CPI tháng 6 của Mỹ ***
Ngày hôm sau 03:30 thay đổi dự trữ dầu thô API ***

EUR/USD

Ngưỡng kháng cự: 1.1366/1.1385
Ngưỡng hỗ trợ: 1.1306/1.1287

EUR/USD kéo dài mạch tăng từ mức thấp của tháng 7 khi đồng đô la Mỹ suy yếu. Các nhà đầu tư đang chú ý đến niềm tin kinh tế ZEW tháng 7 của Đức và EU. Nếu dữ liệu tốt hơn kỳ vọng thì EUR/USD sẽ tăng lên mức kháng cự 1.1366/1.1385.

GBP/USD

Ngưỡng kháng cự: 1.2602/1.2622
Ngưỡng hỗ trợ: 1.2485/1.2464

GBP/USD thoái lui khỏi từ xu hướng tăng vì nguy cơ về một Brexit không có thỏa thuận càng cao. Các nhà đầu tư đang tập trung vào chỉ số sản xuất, sản xuất công nghiệp, GDP và cán cân thương mại trong tháng Năm của Anh. Nếu dữ liệu đánh bại kỳ vọng thị trường thì GBP/USD sẽ tăng lên mức kháng cự 1.2602/1.2622.

AUD/USD

Ngưỡng kháng cự: 0.6958/0.6975
Ngưỡng hỗ trợ: 0.6900/0.6889

AUD/USD dao động trong khoảng 0.70 và 0.69. Về mặt kỹ thuật, mô hình đầu và vai đã hình thành ở khung thời gian H4. Nếu tỷ giá giảm dưới 0.69 thì nó có khả năng giảm về hỗ trợ 0.6887.

USD/JPY

Ngưỡng kháng cự: 107.67/107.92
Ngưỡng hỗ trợ: 106.87/106.62

USD/JPY vẫn chịu áp lực khi đồng đô la Mỹ suy yếu. Các nhà đầu tư sẽ tập trung vào chính sách tiền tệ của BOJ vào ngày mai. Tuy nhiên, tỷ lệ lạm phát trong tháng 6 của Mỹ sẽ được công bố ngày hôm nay, đây là dữ liệu rất đáng được chú ý. Tỷ lệ lạm phát dự kiến sẽ tăng từ -0.1% lên 0.5%. Nếu kết quả thực tế tốt hơn so với ước tính thị trường thì đồng đô la Mỹ sẽ tăng vọt và USD/JPY sẽ hướng đến mức kháng cự 107.67/107.92.

USD/CAD

Ngưỡng kháng cự: 1.3656/1.3682
Ngưỡng hỗ trợ: 1.3577/1.3544

USD/CAD phục hồi từ đáy khi giá dầu giảm ngày hôm qua. Thị trường đang tập trung vào tỷ lệ lạm phát của Mỹ trong ngày hôm nay. Dữ liệu lạm phát của Mỹ tốt hơn dự báo có thể hỗ trợ USD/CAD tăng lên mức kháng cự 1.3656/1.3682. Hơn nữa, các nhà đầu tư cũng cần chú ý đến chính sách tiền tệ của BoC vào ngày mai và cả các vấn đề thỏa thuận thương mại Mỹ-Canada.

Dầu thô giao tháng 8 của Mỹ

Ngưỡng kháng cự: 39.90/40.23
Ngưỡng hỗ trợ: 38.86/38.53

Giá dầu giảm xuống vì OPEC+ có thể công bố kế hoạch bắt đầu cắt giảm sản lượng. Trong khi đó, báo cáo hàng tháng của OPEC và dự trữ dầu thô API của Mỹ sẽ được công bố vào ngày mai. Nếu dự trữ tăng đột ngột thì giá dầu thô sẽ giảm xuống mức hỗ trợ 38.86/38.53.

Vàng (XAU/USD)

Ngưỡng kháng cự: 1810/1812
Ngưỡng hỗ trợ: 1789/1787

Vàng vẫn ổn định trên mức 1800 USD/ounce vì các nhà đầu tư vẫn quan tâm đến số lượng các trường hợp nhiễm COVID-19 trên toàn cầu và cả các vấn đề chính trị. Mỹ sẽ báo cáo tỷ lệ lạm phát của tháng 6 trong tối nay. Dữ liệu thực tế tốt hơn dự báo có thể kéo vàng trở lại mức hỗ trợ 1789/1787.

Chỉ số Dow Jones (US30) của Mỹ

Ngưỡng kháng cự: 26424/26603
Ngưỡng hỗ trợ: 25650/25467

Chỉ số Dow tương lai giảm xuống khi thâm hụt ngân sách của Mỹ tăng lên 864 tỷ USD trong tháng 6. Mỹ sẽ báo cáo tỷ lệ lạm phát của tháng 6 ngày hôm nay. Tỷ lệ lạm phát dự kiến sẽ tăng từ -0.1% lên 0.5%. Nếu dữ liệu vượt kỳ vọng của thị trường thì chỉ số Dow sẽ được hỗ trợ. Tuy nhiên, một vài công ty sẽ báo cáo thu nhập trong ngày hôm nay và thị trường dự đoán những báo cáo này sẽ không được tốt. Do đó, hiệu suất của thị trường chứng khoán sẽ bị ảnh hưởng. Về mặt kỹ thuật, nếu chỉ số phá vỡ dưới 26000 điểm thì áp lực bán sẽ tăng lên và nó sẽ giảm về hỗ trợ. 25650/25467.

Theo ông Martin Lam - ATFX Chief Analyst of Asia Pacific
 
ATFX - Phân tích thị trường ngày 15/07/2020

Chỉ số Dow tương lai đã tăng hơn 500 điểm với triển vọng lạc quan về báo cáo thu nhập của các công ty. Trong khi đó, giá dầu thô cũng tăng trở lại từ đáy khi dự trữ dầu thô API cho thấy mức giảm lớn nhất kể từ tháng 8 năm 2019. Giá vàng giữ vững trên mức 1800 USD/ounce do được hỗ trợ bởi những lo ngại về số lượng các ca nhiếm COVID-19 tăng lên và đồng đô la Mỹ giảm.

Tâm điểm của thị trường ngày hôm nay là hai cuộc họp lớn của các Ngân hàng như BoJ và BoC. Chúng tôi kỳ vọng lãi suất vẫn không thay đổi. Các nhà đầu tư cũng chú ý đến CPI và PPI tháng 6 của Anh. Dự báo lạc quan có thể hỗ trợ tỷ giá GBP/USD tăng lên.

Mỹ sẽ được công bố dữ liệu về kinh tế. Dự báo lạc quan có thể tiếp thêm sức mạnh cho đồng USD và hạn chế tiềm năng tăng giá của vàng. Vào ngày hôm sau, các nhà đầu tư sẽ nhận được Beige Book của Fed, các nhà đầu tư cần chú ý thông tin này vì nó sẽ ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán và đồng đô la Mỹ.

Các sự kiện đáng chú ý ngày hôm nay
Lưu ý: * hiển thị mức độ quan trọng

10:00 Quyết định lãi suất của BoJ ***
13:00 CPI tháng sáu của Anh ***
13:30 Họp báo BoJ ***
19:30 Chỉ số sản xuất tháng 5 của tiểu bang New York **
19:30 Giá xuất nhập khẩu trong tháng 6 của Mỹ **
20:15 Sản xuất công nghiệp tháng 6 của Mỹ **
21:00 Quyết định lãi suất của BoC ***
21:30 Thay đổi dự trữ dầu thô của EIA **
22:15 Họp báo của BoC ***
23:00 Fed Hark phát biểu về triển vọng kinh tế **
Ngày hôm sau 01:00 Beige Book của Fed ***

EUR/USD

Ngưỡng kháng cự: 1.1427/1.1446
Ngưỡng hỗ trợ: 1.1374/1.1348

EUR/USD đã tăng lên mức 1.14 trước Hội nghị thượng đỉnh EU. Về mặt kỹ thuật, chỉ báo RSI, đường MA 10 và MA 20 cho thấy EUR/USD vẫn có tiềm năng tăng giá. Tuy nhiên, thị trường đang tập trung vào dữ liệu kinh tế của Mỹ tối nay. Dự báo lạc quan có thể hỗ trợ cho đồng USD. Do đó, tiềm năng tăng giá của EUR/USD sẽ bị hạn chế, khả năng nó sẽ giảm về mức hỗ trợ 1.1374/1.1348.

GBP/USD

Ngưỡng kháng cự: 1.2622/1.2669
Ngưỡng hỗ trợ: 1.2512/1.2485

GBP/USD phục hồi từ đáy khi đồng đô la Mỹ suy yếu. Các nhà đầu tư sẽ tập trung vào CPI và PPI tháng 6 của Anh. Dữ liệu tốt hơn kỳ vọng có thể giúp tỷ giá GBP/USD tăng lên mức kháng cự 1.2622/1.2669. Tuy nhiên, Mỹ sẽ công bố dữ liệu kinh tế vào tối nay. Đồng USD có khả năng mạnh lên. Do đó, GBP/USD sẽ chịu áp lực và có thể giảm xuống mức hỗ trợ 1.2622/1.2669.

AUD/USD

Ngưỡng kháng cự: 0.7010/0.7020
Ngưỡng hỗ trợ: 0.6962/0.6952

Cán cân thương mại tháng 6 của Trung Quốc tương đối tốt, điều này thúc đẩy hy vọng về sự phục hồi kinh tế trên toàn cầu, AUD/USD tăng vượt đường MA 20 và đạt mức 0.70. Tuy nhiên, dữ liệu kinh tế tối nay của Mỹ có khả năng hỗ trợ cho đồng USD. Cho nên tỷ giá AUD/USD có khả năng giảm về hỗ trợ 0.6962/0.6952.

USD/JPY

Ngưỡng kháng cự: 107.67/107.92
Ngưỡng hỗ trợ: 106.87/106.62

Cuộc họp chính sách tiền tệ trong ngày hôm nay của BoJ đang được các nhà đầu tư chú ý. Họ kỳ vọng BoJ có thể mở rộng các quỹ cứu trợ để hỗ trợ nền kinh tế. Do đó, USD/JPY có thể tăng lên khi JPY suy yếu. Về mặt kỹ thuật, nếu USD/JPY đóng cửa trên 107.36, nó sẽ tăng lên kháng cự 107.67/107.92.

USD/CAD

Ngưỡng kháng cự: 1.3682/1.3715
Ngưỡng hỗ trợ: 1.3550/1.3532

USD/CAD thoái lui khi giá dầu thô hồi phục. Thị trường sẽ tập trung vào cuộc họp chính sách tiền tệ của BoC. Cuộc chiến thương mại Mỹ-Canada có thể ảnh hưởng đến triển vọng kinh tế của Canada. Do đó, giọng điệu ôn hòa từ BoC có giúp tỷ giá USD/CAD tăng lên khi đồng CAD yếu đi. Về mặt kỹ thuật, nếu USD/CAD đóng cửa trên 1.36, thì nó sẽ tăng lên kháng cự 1.3682/1.3715.

Dầu thô giao tháng 8 của Mỹ

Ngưỡng kháng cự: 40,72/41,07
Ngưỡng hỗ trợ: 39,80/39,15

Dầu thô tăng trở lại khi dự trữ dầu thô API cho thấy sự sụt giảm lớn nhất kể từ tháng 8 năm 2019. Bên cạnh đó, các nhà đầu tư đang chờ dữ liệu dự trữ dầu thô EIA và kết quả cuộc họp của OPEC+ vào thứ Tư. Nếu dự trữ dầu thô giảm có thể hỗ trợ giá dầu tăng lên mức kháng cự 40.72/41.07.

Vàng (XAU/USD)

Ngưỡng kháng cự: 1815/1818
Ngưỡng hỗ trợ: 1790/1787

Giá vàng giữ trên mức 1800 USD/ounce, do lo ngại về số lượng các ca nhiễm COVID-19 tăng lên và các vấn đề chính trị. Tối nay, chúng ta sẽ có được dữ liệu kinh tế của Mỹ và Beige Book của Fed. Nếu có bất kỳ thông tin bi quan nào từ Beige Book thì giá vàng tăng lên mức kháng cự 1815/1818. Tuy nhiên, nếu giá vàng đảo ngược và đóng cửa dưới mức 1800. Nó sẽ giảm về hỗ trợ 1790/1787.

Chỉ số Dow Jones (US30) của Mỹ

Ngưỡng kháng cự: 27015/27198
Ngưỡng hỗ trợ: 26603/2424

Chỉ số Dow tương lai đã tăng hơn 500 điểm với dữ liệu lạm phát lạc quan và kỳ vọng về vắc-xin COVID-19. Thị trường đang tập trung vào dữ liệu kinh tế của Mỹ tối nay. Dữ liệu kinh tế lạc quan có thể giúp chỉ số Dow tăng lên kháng cự 27015/27198. Tuy nhiên, các nhà đầu tư nên chú ý đến Beigi Book, sự bi quan trong Beige Book có thể làm chỉ số Dow đảo ngược xu hướng.

Theo ông Martin Lam - ATFX Chief Analyst of Asia Pacific
 
ATFX - Phân tích thị trường ngày 16/07/2020

Chỉ số Dow tương lai đóng cửa ở mức cao hơn và có mức tăng 4 ngày liên tiếp khi có tin tức về vắc-xin COVID-19. Hơn nữa, Beige book của Fed cho thấy các hoạt động kinh tế có sự tăng trưởng nhưng vẫn ở dưới mức trước đại dịch COVID-19.

Mặc dù OPEC+ sẽ hạn chế cắt giảm sản lượng trong tháng 8 và cho đến tháng 12. Nhưng dữ liệu dự trữ dầu thô EIA cho thấy sự suy giảm vì vậy giá dầu đã tăng mạnh. Giá vàng cũng tăng cao hơn và giao dịch trên mức quan trọng là 1800 USD/ounce khi số lượng người nhiễm COVID-19 tiếp tục tăng và các vấn đề chính trị.

Điểm nổi bật của thị trường ngày hôm nay là cuộc họp báo và quyết định lãi suất của ECB. Quỹ phục hồi kinh tế sẽ là điểm nhấn chính của cuộc họp này. Nếu ECB có giọng điệu lạc quan thì EUR/USD sẽ được hỗ trợ và tăng lên mức 1.15. Trong khi đó, Mỹ sẽ công bố một sơ dữ liệu quan trọng như số lượng thất nghiệp và chỉ số sản xuất của Fed. Nếu kết quả xấu hơn dự đoán thì chỉ số Dow tương lai sẽ giảm và giá vàng có cơ hội tăng vọt.

Các sự kiện đáng chú ý ngày hôm nay:
Lưu ý: * hiển thị mức độ quan trọng

08:30 Báo cáo việc làm tháng 6 của Úc ***
09:00 GDP quý 2 của Trung Quốc ***
13:00 Báo cáo thất nghiệp tháng 5 của Anh ***
16:00 Cán cân thương mại tháng 5 của EU **
18:45 Quyết định lãi suất của ECB ***
19:30 Họp báo ECB ***
19:30 Số lượng thất nghiệp của Mỹ ***
19:30 Bán lẻ trong tháng 6 của Mỹ **
19:30 Chỉ số sản xuất trong tháng 7 của Fed Philadelphia **
22:10 Chủ tịch Fed Jerome Powell phát biểu *

EUR/USD

Ngưỡng kháng cự: 1.1446/1.1464
Ngưỡng hỗ trợ: 1.1375/1.1348

EUR/USD tăng lên mức cao nhất trong 4 tháng tại 1.1452 trước khi giảm trở lại. Điểm nổi bật của thị trường ngày hôm nay là cuộc họp báo và quyết định lãi suất của ECB. Quỹ phục hồi kinh tế sẽ là tiêu điểm của cuộc họp này. Giọng điệu lạc quan từ ECB có thể giúp EUR/USD tăng lên mức kháng cự 1.1446/1.1464. Tuy nhiên, nếu không có quyết định về về quỹ phục hồi kinh tế thì EURUSD sẽ giảm về hỗ trợ 1.1375/1.1348.

GBP/USD

Ngưỡng kháng cự: 1.2643/1.2669
Ngưỡng hỗ trợ: 1.2512/1.2480

GBP/USD tiếp tục tăng sau khi EUR tăng và đồng USD suy yếu. Tuy nhiên, giọng điệu ôn hòa từ Silvana Tenreyro sẽ hạn chế mức tăng của GBP/USD giống như triển vọng kinh tế ảm đạm của Anh. Do đó, nó có thể kéo GBPUSD trở lại mức hỗ trợ 1.2512/1.2480.

AUD/USD

Ngưỡng kháng cự: 07020/0.7035
Ngưỡng hỗ trợ: 0.6962/0.6940

AUD/USD tăng lên 0.70 khi đồng đô la Mỹ suy yếu. Tuy nhiên, tỷ lệ thất nghiệp trong tháng 6 gây thất vọng của Úc đã kéo AUD/USD trở lại dưới 0.70, hướng đến mức hỗ trợ 0.6962/0.6940. Bên cạnh đó, các thị trường đang tập trung vào số lượng đơn xin trợ cấp thất nghiệp của Mỹ và Chỉ số sản xuất của tháng 7 của Fed. Nếu kết quả không đạt kỳ vọng có thể giúp AUD/USD tăng trở lại.

USD/JPY

Ngưỡng kháng cự: 107.36/107.67
Ngưỡng hỗ trợ: 106.76/106.65

USD/JPY giảm về 106.50-107.50, Vì BoJ không thay đổi chính sách tiền tệ. Về mặt kỹ thuật, USD/JPY vẫn sẽ giảm khi đồng USD suy yếu. Nếu tỷ giá vẫn dưới 107, thì nó sẽ giảm xuống mức hỗ trợ 106.76/106.65

USD/CAD

Ngưỡng kháng cự: 1.3562/1.3603
Ngưỡng hỗ trợ: 1.3493/1.3455

BoC đánh giá nền kinh tế Canada có một số điểm tích cực. Về mặt kỹ thuật, tín hiệu đảo chiều giảm mạnh được hình thành trên khung thời gian H4. Do đó, chúng tôi nhận định nếu USD/CAD phá vỡ mức hỗ trợ 1.3493, thì nó sẽ giảm về 1.3455.

Dầu thô giao tháng 8 của Mỹ

Ngưỡng kháng cự: 41.36/41.67
Ngưỡng hỗ trợ: 40.83/40.40

Mặc dù OPEC+ sẽ hạn chế cắt giảm sản lượng trong tháng 8 và cho đến tháng 12, nhưng giá dầu vẫn tăng mạnh khi dự trữ dầu thô EIA giảm. Nếu giá dầu giữ trên mức 41 USD/thùng, thì nó sẽ tăng lên mức kháng cự 41.36/41.67. Ngược lại, nếu nó giảm dưới mức 41 thì nó sẽ giảm về hỗ trợ 40.83/40.40.

Vàng (XAU/USD)

Ngưỡng kháng cự: 1815/1818
Ngưỡng hỗ trợ: 1795/1792

Giá vàng đã tăng cao hơn và được giao dịch trên mức quan trọng 1800 USD/ounce khi số ca nhiễm COVID-19 trên toàn cầu tăng lên và các vấn đề địa chính trị. Các nhà đầu tư đang tập trung vào số lượng đơn xin trợ cấp thất nghiệp của Mỹ và chỉ số sản xuất tháng 7 của Fed. Nếu kết quả tệ hơn kỳ vọng có thể khiến giá vàng tăng vọt. Về mặt kỹ thuật, chỉ số RSI báo hiệu giá vàng vẫn trong xu hướng tăng. Nếu giá vàng vượt mức kháng cự 1815 USD/ounce, thì nó sẽ tăng lên kháng cự 1818.

Chỉ số Dow Jones (US30) của Mỹ

Ngưỡng kháng cự: 27015/27197
Ngưỡng hỗ trợ: 26603/26424

Chỉ số Dow tương lai đóng cửa ở mức cao hơn và đánh dầu mức tăng 4 ngày liên tiếp khi có tin tức về vắc-xin COVID-19. Mỹ sẽ công bố một số dữ liệu quan trọng trong ngày hôm nay. Nếu kết quả không đạt kỳ vọng thì chỉ số Dow sẽ giảm về hỗ trợ 26603/2424.

Theo ông Martin Lam - ATFX Chief Analyst of Asia Pacific
 
ATFX - Phân tích thị trường ngày 17/07/2020

Giá vàng đã giảm xuống dưới mức 1800 USD/ounce sau khi ECB giữ nguyên chính sách tiền tệ và đồng đô la Mỹ mạnh lên ngày hôm qua. Tuy nhiên, nhu cầu về vàng vẫn còn, do những lo ngại về sự gia tăng các ca nhiễm COVID-19 và căng thẳng chính trị. Mặc dù doanh số bán lẻ của Mỹ đánh bại ước tính thị trường nhưng chỉ số Dow tương lai đã đóng cửa ở mức thấp hơn vào ngày hôm qua, khi các nhà đầu tư phân tích dữ liệu kinh tế hỗn hợp, và căng thẳng Mỹ-Trung tăng lên.

Hôm nay, thị trường tập trung vào niềm tin tiêu dùng tháng 7 của Anh và bài phát biểu của thống đốc BoE Bailey. Trong khi đó, cuộc họp của EU về kế hoạch khôi phục kinh tế đã được chuẩn bị trong hai ngày. Nếu các nhà hoạch định chính sách lạc quan về kinh tế trong tương lai thì đồng Euro sẽ được củng cố. Tuy nhiên, nếu các cuộc đàm phán không có hồi kết thì tỷ giá EUR/USD sẽ giảm. Trong phiên New York, Mỹ sẽ công bố chỉ số niềm tin tiêu dùng Michigan cho tháng 7, đây là dữ liệu chính trong phiên giao dịch này.

Các sự kiện đáng chú ý trong ngày hôm nay:
Lưu ý: * hiển thị mức độ quan trọng

16:00 CPI tháng sáu của EU ***
17:00 Thống đốc BoE Bailey phát biểu ***
19:30 Dữ liệu bán buôn tháng 5 của Canada **
19:30 Nhà ở bắt đầu và giấy phép xây dựng tháng 6 của Mỹ *
21:00 Chỉ số niềm tin tiêu dùng của đại học Michigan cho tháng 7 của Mỹ ***
21:00 Hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo EU về kế hoạch phục hồi kinh tế ***

EUR/USD

Ngưỡng kháng cự: 1.1427/1.1445
Ngưỡng hỗ trợ: 1.1348/1.1325

EUR/USD thoái lui từ xu hướng tăng do ECB giữ nguyên chính sách tiền tệ. Cuộc họp của EU về kế hoạch phục hồi kinh tế đã được chuẩn bị. Đồng Euro sẽ được củng cố nếu các nhà hoạch định chính sách của EU lạc quan về triển vọng phục hồi kinh tế. Tuy nhiên, nếu các cuộc đàm phán không đi đến hồi kết thì sẽ tác động tiêu cực đến đồng euro. Về mặt kỹ thuật, EUR/USD được dự kiến sẽ sideway vì những biến động của tỷ giá ở hiện tại đã được phản ánh vài ngày trước.

GBP/USD

Ngưỡng kháng cự: 1.2622/1.2649
Ngưỡng hỗ trợ: 1.2512/1.2480

Thị trường sẽ tập trung vào chỉ số niềm tin tiêu dùng tháng 7 của Anh và bài phát biểu của thống đốc BoE, ông Bailey. Nếu thống đốc có giọng điệu "diều hâu", thì GBP/USD sẽ tăng lên mức kháng cự 1.2622/1.2649. Bên cạnh đó, các nhà đầu tư cần chú ý đến cuộc họp của ECB về kế hoạch phục hồi kinh tế. Bất kỳ tin tức nào từ ECB đều có thể ảnh hưởng đến xu hướng của GBP/USD.

AUD/USD

Ngưỡng kháng cự: 0.6990/0.7010
Ngưỡng hỗ trợ: 0.6952/0.6935

AUD/USD hồi phục từ đáy khi nhu cầu quặng sắt từ Trung Quốc tăng lên và GDP quý 2 của Trung Quốc tốt hơn kỳ vọng của thị trường trong ngày hôm qua. Hôm nay, nếu AUD/USD phá vỡ trên mức 0.70 thì nó sẽ tăng lên mức kháng cự 0.7010. Tuy nhiên, Mỹ sẽ công bố chỉ số niềm tin tiêu dùng Michigan cho tháng 7. Thị trường dự đoán dữ liệu này có thể tốt hơn trước đây, nên nó có thể kéo AUD/USD trở lại mức hỗ trợ 0.6952/0.6935.

USD/JPY

Ngưỡng kháng cự: 107.36/107.57
Ngưỡng hỗ trợ: 106.87/106.67

USD/JPY tăng trở lại từ đáy khi doanh số bán lẻ của Mỹ tốt hơn kỳ vọng của thị trường. Về mặt kỹ thuật, USD/JPY đã có được đà tăng khi chỉ số RSI nằm trên khu mức 50%. Bên cạnh đó, mô hình nến Bullish Engulfing được hình thành trên khung thời gian D1 và nó có thể xác nhận việc USD/JPY sẽ tăng lên mức kháng cự 107.36. Nếu phá vỡ mức kháng cự quan trọng này, thì mục tiêu tiếp theo sẽ là 107.57. Tuy nhiên, nếu xu hướng bị đảo ngược, USD/JPY sẽ giảm về hỗ trợ 106.87/106.67.

USD/CAD

Ngưỡng kháng cự: 1.3603/1.3633
Ngưỡng hỗ trợ: 1.3536/1.3503

USD/CAD tăng trở lại từ đáy khi doanh số bán lẻ của Mỹ tốt hơn kỳ trước và đồng đô la Mỹ mạnh lên. Về mặt kỹ thuật, chỉ số RSI cho thấy đà tăng của USD/CAD vẫn còn. Do đó, nó có khả năng tăng lên mức kháng cự 1.3603/1.3633. Tuy nhiên, các nhà đầu tư nên theo dõi giá dầu, vì nó có thể kéo USD/CAD trở lại mức hỗ trợ 1.3536/1.3503.

Dầu thô giao tháng 8 của Mỹ

Ngưỡng kháng cự: 41.10/41,23
Ngưỡng hỗ trợ: 40.38/40.25

Dầu thô thoái lui việc hạn chế cắt giảm sản lượng trong tháng 8. Về mặt kỹ thuật, dầu thô vẫn trong xu hướng tăng và giữ vững trên mức 40 USD một thùng. Nếu giá dầu phá vỡ dưới 40.50, nó có thể giảm về hỗ trợ 40.38/40.25. Tuy nhiên, lực mua có thể tăng trở lại khi tâm lý lạc quan về triển vọng kinh tế và nhu cầu dầu tăng lên.

Vàng (XAU/USD)

Ngưỡng kháng cự: 1811/1814
Ngưỡng hỗ trợ: 1795/1792

Giá vàng đã giảm xuống dưới 1800 USD/oz sau khi ECB giữ nguyên chính sách tiền tệ và đồng đô la mạnh lên trong ngày hôm qua. Hôm nay, Mỹ sẽ công bố chỉ số niềm tin tiêu dùng Michigan cho tháng 7. Nếu dữ liệu đánh bại kỳ vọng của thị trường thì giá vàng sẽ giảm. Tuy nhiên, nhu cầu về vàng vẫn còn cao do những lo ngại về số ca nhiễm COVID-19 tăng lên và căng thẳng chính trị.

Chỉ số Dow Jones (US30) của Mỹ

Ngưỡng kháng cự: 27015/27197
Ngưỡng hỗ trợ: 26603/2424

Mặc dù doanh số bán lẻ của Mỹ đánh bại ước tính của thị trường, những chỉ số Dow tương lai đóng cửa ở mức thấp hơn vào ngày hôm qua, nguyên nhân là khi các nhà đầu tư phân tích dữ liệu kinh tế hỗn hợp, và căng thẳng Mỹ-Trung tăng lên. Hôm nay, Mỹ sẽ công bố chỉ số niềm tin tiêu dùng Michigan cho tháng 7. Nếu dữ liệu vượt dự đoán của thị trường thì chỉ số Dow sẽ tăng lên mức kháng cự 27015/27197. Tuy nhiên, các nhà đầu tư nên theo dõi số lượng các ca nhiễm COVID-19 trên toàn cầu và căng thẳng chính trị, vì nó có thể tác động tiêu cực đến chỉ số Dow tương lai kéo chỉ số giảm về hỗ trợ 26603/26424.

Theo ông Martin Lam - ATFX Chief Analyst of Asia Pacific
 
ATFX - Phân tích thị trường ngày 20/07/2020

Giá vàng đóng cửa với mức tăng hàng tuần thứ sáu liên tiếp khi mối lo ngại về số ca nhiễm COVID-19 tiếp tục tăng và căng thẳng chính trị. Sau khi OPEC công bố việc cắt giảm sản lượng vào tháng Tám, giá dầu thô đã kết thúc tuần với rất ít sự thay đổi. Bên cạnh đó, các cuộc đàm phán về gói phục hồi kinh tế nghìn tỷ euro của các nhà lãnh đạo EU tiếp tục bế tắc sau 3 ngày đàm phán.

Tuần này, thị trường tập trung vào biên bản họp chính sách tiền tệ của RBA sẽ được công bố vào thứ ba. Dự kiến nó không có quá nhiều bất ngờ. Tuy nhiên, số lượng các ca nhiễm COVID-19 ở Úc có thể ảnh hưởng đến tình trạng kinh tế sắp tới. Do đó, nếu các nhà hoạch định chính sách có bất kỳ giọng điệu ôn hòa nào thì AUD/USD có cơ hội tăng giá. Ngoài ra, một điểm nhấn khác đó cuộc tranh luận tại Quốc hội Mỹ về dự luật viện trợ COVID-19 mới. Nó sẽ tác động đến tâm lý thị trường.

Hôm nay, thị trường tập trung vào PPI tháng 6 của Đức và tài khoản vãng lai của tháng 5. Trong khi đó, các nhà đầu tư cũng sẽ chú ý đến bài phát biểu của giám đốc kinh tế của ECB trong tối nay, giọng điệu lạc quan có thể hỗ trợ cho đồng euro.

Các sự kiện đáng chú ý trong ngày hôm nay:
Lưu ý: * hiển thị mức độ quan trọng

06:50 Biên bản họp chính sách tiền tệ của BoJ ***
13:00 PPI THÁNG 6 của Đức **
15:00 Tài khoản vãng lai tháng 5 của EU **
21:00 Giám đốc kinh tế của ECB phát biểu **

EUR/USD

Ngưỡng kháng cự: 1.1435/1.1450
Ngưỡng hỗ trợ: 1.1380/1.1365

EUR/USD thoái lui khỏi xu hướng tăng khi các nhà lãnh đạo EU không thể phá vỡ bế tắc sau ba ngày đàm phán về gói phục hồi kinh tế trị giá nghìn tỷ euro. Trong khi đó, các nhà đầu tư đang tập trung vào bài phát biểu của giám đốc kinh tế của ECB trong tối nay. Nếu bài phát biểu có giọng điệu lạc quan thì tỷ giá EUR/USD sẽ tăng lên mức kháng cự 1.1435/1.1450. Tuy nhiên, nếu quỹ phục hồi vẫn không có kết quả, thì nó sẽ khiến EUR/USD giảm xuống mức hỗ trợ 1.1380/1.1365.

GBP/USD

Ngưỡng kháng cự: 1.2570/1.2595
Ngưỡng hỗ trợ: 1.2480/1.2465

GBP/USD thoái lui khi các nhà hoạch định chính sách có giọng điệu ôn hòa. Thị trường sẽ tập trung vào các cuộc đàm phán Brexit, bán lẻ, PMI sản xuất trong tuần này. Dữ liệu tốt hơn dự đoán có thể kích hoạt xu hướng tăng của GBP/USD lên mức kháng cự 1.2570/1.2595. Tuy nhiên, nếu đồng đô la Mỹ mạnh lên thì sẽ gây áp lực đối với tỷ giá GBP/USD, nó sẽ giảm về hỗ trợ 1.2480/1.2465.

AUD/USD

Ngưỡng kháng cự: 0.6995/0.7010
Ngưỡng hỗ trợ: 0.6965/0.6950

AUD/USD dao động khoảng 0.7000 khi kinh tế Trung Quốc phục hồi. Bên cạnh đó, biên bản họp chính sách tiền tệ của RBA sẽ công bố vào ngày mai. Dự kiến nó không có quá nhiều bất ngờ. Tuy nhiên, số lượng người nhiễm COVID-19 ở Úc có thể ảnh hưởng đến tình trạng kinh tế trong thời gian sắp tới. Do đó, nếu các nhà hoạch định chính sách có giọng điệu ôn hòa thì sẽ hỗ trợ cho AUD/USD tăng giá.

USD/JPY

Ngưỡng kháng cự: 107.67/107.90
Ngưỡng hỗ trợ: 107.10/106.90

Tỷ giá USD/JPY tăng lên 107.57 do BoJ nhận thấy triển vọng kinh tế hiện tại vẫn còn ảm đạm. Bên cạnh đó, các nhà đầu tư nên chú ý đến CPI tháng 6 của Nhật Bản sẽ được công bố vào ngày mai. Về mặt kỹ thuật, USD/JPY vẫn đang đi ngang và nếu tỷ giá phá vỡ trên 107.36, thì nó sẽ tăng lên 107.67/107.90.

USD/CAD

Ngưỡng kháng cự: 1.3605/1.3630
Ngưỡng hỗ trợ: 1.3560/1.3544

Mặc dù giá dầu thô giữ vững trên mức 40 USD một thùng, USD/CAD vẫn tăng giá khi chỉ số RSI báo hiệu xu hướng tiếp tục tăng. Thị trường tập trung vào doanh số bán lẻ tháng 6 của Canada vào ngày mai. Nếu dữ liệu đánh bại ước tính của thị trường thì nó có thể kéo USD/CAD trở lại mức hỗ trợ 1.3560/1.3544.

Dầu thô giao tháng 9 của Mỹ

Ngưỡng kháng cự: 41.12/41.25
Ngưỡng hỗ trợ: 40.10/39.78

Kể từ khi OPEC công bố kế hoạch cắt giảm vào tháng Tám. Dầu thô đã kết thúc tuần với rất ít sự thay đổi về giá. Ngoài ra, dầu thô có thể chịu áp lực bán vì hợp đồng tháng 8 sẽ hết hạn trong tuần này. Về mặt kỹ thuật, dầu thô đang duy trì trên mức 40 USD một thùng, nếu nó phá vỡ dưới mức 40, thì nó sẽ giảm về 39.78.

Vàng (XAU/USD)

Ngưỡng kháng cự: 1812/1814
Ngưỡng hỗ trợ: 1795/1793

Vàng đã có sáu tuần tăng liên tiếp khi mối lo ngại về dịch bệnh COVID-19 ngày càng tăng và căng thẳng chính trị. Về mặt kỹ thuật, vàng đang dao động ở mức 1812 và 1795, nếu nó phá vỡ trên 1812 thì sẽ tăng lên 1814. Mặt khác, nếu áp lực bán tăng lên thì nó sẽ kiểm tra đường MA 10 trên khung thời gian H4.

Chỉ số Dow Jones (US30)

Ngưỡng kháng cự: 26817/27175
Ngưỡng hỗ trợ: 26089/25725

Thị trường tập trung vào cuộc tranh luận tại Quốc hội Mỹ về dự luật viện trợ COVID-19 mới trong tuần này và nó có thể là động lực chính cho tâm lý thị trường. Mặc dù dữ liệu sắp tới của Mỹ dự kiến sẽ tốt hơn so với ước tính của thị trường, nhà đầu tư nên để mắt đến căng thẳng địa chính trị và sự gia tăng của các trường hợp nhiễm virus. Về mặt kỹ thuật, chỉ số tương lai Dow vẫn giảm khi chỉ số RSI dưới mức trung bình 50%, hướng đến mức hỗ trợ 26089/25725.

Theo ông Martin Lam - ATFX Chief Analyst of Asia Pacific
 
ATFX - Phân tích thị trường ngày 21/07/2020

Hôm qua, giá vàng tăng lên mức cao nhất trong gần chín năm là 1818 USD/ounce do những lo ngại về số lượng các trường hợp nhiễm COVID-19 tăng lên và một loạt các gói kích thích kinh tế. Trong khi đó, các cuộc đàm phán giữa các nhà lãnh đạo châu Âu về quỹ phục hồi kinh tế hiện đang bước vào giai đoạn quan trọng khi các nhà lãnh đạo EU không thể phá vỡ những bế tắc sau bốn ngày đàm phán liên tiếp. Hơn nữa, các nhà đầu tư cũng đang chú ý đến gói cứu trợ kinh tế của Mỹ.

Hôm nay thị trường tập trung vào doanh số bán lẻ trong tháng 5 của Canada. Nếu không đạt kỳ vọng của thị trường thì USD/CAD sẽ tăng vọt. Trong khi đó, dự trữ dầu thô API cũng sẽ được công bố ngày hôm nay, nếu số lượng dự trữ tăng vọt có thể khiến giá dầu thô trượt dốc, và cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến xu hướng của USD/CAD.

Các sự kiện đáng chú ý trong ngày hôm nay:
Lưu ý: * hiển thị mức độ quan trọng

06:30 CPI tháng 6 của Nhật Bản ***
08:30 Biên bản cuộc họp của RBA ***
09:30 Chủ tịch RBA phát biểu **
13:00 Cán cân thương mại tháng 6 của Thụy Sĩ **
19:30 Doanh số bán lẻ tháng 5 của Canada ***
Ngày hôm sau 01:30 hợp đồng thô tháng 8 trên sàn NYMEX hết hạn **
Ngày hôm sau 03:30 dự trữ dầu thô API ***


EUR/USD

Ngưỡng kháng cự: 1.1482/1.1494
Ngưỡng hỗ trợ: 1.1422/1.1405

EUR/USD tiếp tục tăng và chờ đợi các gói kích thích kinh tế. Tuy nhiên, số tiền hỗ trợ hiện giảm xuống còn 390 tỷ euro so với đề xuất ban đầu là 750 tỷ euro. Nếu các nhà lãnh đạo EU không thể phá vỡ bế tắc thì EUR/USD sẽ chịu áp lực và giảm xuống mức hỗ trợ 1.1422/1.1405.

GBP/USD

Ngưỡng kháng cự: 1.2691/1.2714
Ngưỡng hỗ trợ: 1.2642/1.2620

Dữ liệu kinh tế của Vương quốc Anh sẽ là tâm điểm trong tuần này, những cải thiện về doanh số bán lẻ và báo cáo PMI trong tuần này đã được phản ánh vào ngày hôm qua. Trong khi đó, sự phát triển vắc-xin COVID-19 của Anh cho thấy những dấu hiệu tích cực trong các cuộc thử nghiệm. Về mặt kỹ thuật, 1.2700 là mức kháng cự quan trọng. Nếu tỷ giá đóng cửa trên mức đó, nó có thể tăng lên mức 1.2714.

AUD/USD

Ngưỡng kháng cự: 0.7041/0.7060
Ngưỡng hỗ trợ: 0.7001/0.6980

Sau biên bản cuộc họp RBA sẽ là bài phát biểu của thống đốc RBA Lowe. Biên bản cuộc họp có khả năng nhấn mạnh về triển vọng kinh tế không khả quan và cập nhật về triển vọng của RBA sau khi số ca nhiễm COVID-19 ở Victoria tăng vọt. Các nhà đầu tư sẽ chú ý đến bất kỳ nhận định nào, vì nó sẽ tác động đến sức mạnh của đồng AUD. Nếu tỷ giá giữ vững mức 0.7041 thì nó có thể tăng lên mức kháng cự tiếp theo là 0.7060. Đóng cửa dưới 0.70 thì nó giảm xuống mức hỗ trợ 0.6980.

USD/JPY

Ngưỡng kháng cự: 107.58/107.76
Ngưỡng hỗ trợ: 106.82./106.65

USD/JPY thoái lui khi sức mạnh đồng đô la Mỹ sụt giảm. Bên cạnh đó, một loạt các gói kích thích có thể tác động tiêu cực đến đồng đô la Mỹ. Do đó, áp lực bán USD/JPY sẽ tăng lên. Về mặt kỹ thuật, nếu tỷ giá đóng cửa dưới đường MA 10 và MA 20 trên khung thời gian H4 thì nó có thể giảm xuống 106.82/106.65.

USD/CAD

Ngưỡng kháng cự: 1.3577/1.3603
Ngưỡng hỗ trợ: 1.3492/1.3473

USD/CAD thoái lui và ít biến động hơn khi nhà đầu tư chuyển sang giao dịch các loại tiền tệ có rủi ro cao hơn trong bối cảnh có những dấu hiệu tích cực về vắc-xin COVID-19. Các nhà đầu tư cần theo dõi doanh số bán lẻ tháng 5 của Canada và dự trữ dầu thô API của Mỹ vào tối nay. Về mặt kỹ thuật, nếu tỷ giá đóng cửa dưới 1.35, thì nó sẽ giảm về 1.3473.

Dầu thô giao tháng 9 của Mỹ

Ngưỡng kháng cự: 41.42/41.71
Ngưỡng hỗ trợ: 40.24/39.96

Dữ liệu dự trữ dầu API của Mỹ sẽ được công bố ngày hôm nay. Nếu dữ liệu tăng bất ngờ thì sẽ khiến giá dầu thô trượt dốc. Hơn nữa, giá dầu giao tháng 8 của Mỹ sẽ hết hạn trong ngày hôm nay. Do đó, dầu thô sẽ chịu áp lực bán. Nếu giá dầu đóng cửa dưới 40.24 USD một thùng, thì nó sẽ giảm về mức 39.96. Mặt khác, nếu đóng cửa trên 41 thì nó sẽ tăng lên 41.71.

Vàng (XAU/USD)

Ngưỡng kháng cự: 1823/1825
Ngưỡng hỗ trợ: 1812/1810

Giá vàng tăng lên mức cao nhất trong gần chín năm là 1818 USD/ounce vào ngày hôm qua do lo ngại về những diễn biến phức tạp của COVID-19 trên toàn cầu và một loạt các gói kích thích kinh tế. Tuy nhiên, tin tức lan truyền về những dấu hiệu tích cực của vắc-xin đã hạn chế tiềm năng tăng giá. Do đó, giá vàng có thể giảm về mức hỗ trợ 1812/1810.

Chỉ số Dow Jones (US30) của Mỹ

Ngưỡng kháng cự: 27004/27433
Ngưỡng hỗ trợ: 26280/25555

Dấu hiệu tích cực về vắc-xin trong các cuộc thử nghiệm đã thúc đẩy thị trường chứng khoán tăng vọt. Hơn nữa, các nhà đầu tư đang chú ý đến chính phủ Mỹ về việc thực hiện kế hoạch cứu trợ kinh tế tiếp theo. Dự kiến gói cứu trợ này sẽ thông qua luật trước cuối tháng. Do đó, chỉ số Dow tương lai có cơ hội tăng vọt.

Theo ông Martin Lam - ATFX Chief Analyst of Asia Pacific
 
ATFX - Phân tích thị trường ngày 22/07/2020

Đồng Euro tăng lên mức cao nhất trong sáu tháng trên 1.15 sau khi các nhà lãnh đạo EU đồng ý về quỹ phục hồi kinh tế trị giá 750 tỷ Euro. Dịch bệnh CONVID-19 tiếp tục lây lan, Brexitn, Eurogroup và kế hoạch kích thích kinh tế của Mỹ đã khiến Vàng tăng lên tới mức 1850 USD/ounce. Trong khi đó, giá dầu thô biến động nhẹ trong phiên châu Á sau khi báo cáo về dầu thô của Mỹ cho thấy số lượng dự trữ đã tăng.

Hôm nay, thị trường tập trung vào CPI trong tháng 6 của Canada. Nếu dữ liệu đánh bại kỳ vọng thị trường thì tỷ giá USD/CAD sẽ sụt giảm. Trong khi đó, dữ liệu dầu thô EIA sẽ được công bố vào tối nay, nó có thể khiến giá dầu trượt dốc, xu hướng của USD/CAD cũng sẽ bị ảnh hưởng. Doanh số bán nhà hiện tại trong tháng 6 của Mỹ cũng là thông tin đáng chú ý trong phiên New York.

Các sự kiện đáng chú ý trong ngày hôm nay:
Lưu ý: * hiển thị mức độ quan trọng

10:30 CPI tháng 6 của Canada ***
21:00 Doanh số bán nhà hiện tại trong tháng 6 của Mỹ **
21:30 Thay đổi dự trữ dầu thô EIA **

EUR/USD

Ngưỡng kháng cự: 1.1582/1.1594
Ngưỡng hỗ trợ: 1.1506/1.1494

EUR/USD phá vỡ trên mức 1.15 sau khi các nhà lãnh đạo EU đồng ý về gói phục hồi kinh tế 750 tỷ Euro. Tuy nhiên, Chủ tịch ECB Lagarde sẽ có bài phát biểu hôm nay. Bài phát biểu của bà có thể hạn chế tiềm năng tăng giá của đồng Euro, do đó, nếu tỷ giá phá vỡ dưới mức hỗ trợ 1.1506, thì nó sẽ giảm về 1.1494. Tuy nhiên, giọng điệu "diều hâu" từ Chủ tịch ECB có thể giúp tỷ giá tăng lên mức kháng cự 1.1582/1.1594.

GBP/USD

Ngưỡng kháng cự: 1.2760/1.2782
Ngưỡng hỗ trợ: 1.2697/1.2675

GBP/USD tăng giá nhờ đề xuất về quỹ phục hồi kinh tế của EU và thông tin vắc-xin COVID-19. Về mặt kỹ thuật, chỉ số RSI cho thấy đà tăng vẫn được duy trì. Thị trường sẽ tập trung vào các cuộc đàm phán Brexit, nếu các cuộc đàm phán có tiến triển tốt thì sẽ giúp tỷ giá GBP/USD tăng vọt.

AUD/USD

Ngưỡng kháng cự: 0,7146/0,7160
Ngưỡng hỗ trợ: 0,7106/0,7085

AUD/USD có xu hướng tăng cao hơn khi thống đốc RBA Lowe nhận định rằng RBA không cần phải can thiệp để đẩy đồng AUD xuống mức thấp hơn. Về mặt kỹ thuật, AUD/USD vẫn có xu hướng tăng, nhưng chỉ số RSI cho thấy tỷ giá đang nằm trên vùng quá mua. Do đó, các nhà đầu tư nên chú ý đến tình huống thoái lui từ xu hướng tăng của tỷ giá, nếu thoái lui thì tỷ giá sẽ giảm về mức hỗ trợ 0.7106/0.7085.

USD/JPY

Ngưỡng kháng cự: 107,12/107,36
Ngưỡng hỗ trợ: 106,62/106,38

Về mặt kỹ thuật, USD/JPY đã phá vỡ mức 107 và hình thành mô hình Bearish Engulfing trên khung thời gian D1. Nếu tỷ giá phá vỡ và đóng cửa dưới 106.62, thì nó sẽ giảm về mức 106.38.

USD/CAD

Ngưỡng kháng cự: 1.3485/1.3502
Ngưỡng hỗ trợ: 1.3418/1.3403

USD/CAD sụt giảm và phá vỡ khu vực hỗ trợ mà chúng tôi đã đề cập ngày hôm qua. Hôm nay, các nhà đầu tư tập trung vào CPI trong tháng 6 của Canada. Nếu dữ liệu đánh bại ước tính của thị trường thì tỷ giá USD/CAD sẽ giảm. Do đó, nó có khả năng giảm xuống các mức hỗ trợ.

Dầu thô giao tháng 9 của Mỹ

Ngưỡng kháng cự: 42,00/42,35
Ngưỡng hỗ trợ: 41,24/40,90

Dầu thô đã dao động nhẹ trong phiên Á sáng nay sau khi Mỹ công bố dữ liệu dự trữ dầu thô vào tối qua. Tối nay, dự trữ dầu thô của EIA sẽ được công bố và nếu số lượng dự trữ tăng bất ngờ có thể khiến giá dầu thô giảm xuống mức hỗ trợ 41.24/40.90.

Vàng (XAU/USD)

Ngưỡng kháng cự: 1883/1889
Ngưỡng hỗ trợ: 1836/1830

Các kế hoạch kích thích kinh tế đã khiến Vàng tăng lên tới mức 1850 USD mỗi ounce. Hơn nữa, vẫn không có sự chắc chắn về triển vọng kinh tế của Mỹ trong quý thứ hai và thứ ba. Thị trường sẽ tập trung vào gói hỗ trợ kinh tế của Mỹ, nếu nó được thông qua thì giá vàng sẽ tăng lên 1883/1889.

Chỉ số Dow Jones (US30) của Mỹ

Ngưỡng kháng cự: 27175/27268
Ngưỡng hỗ trợ: 26643/26521

Chỉ số Dow tương lai tăng hai ngày liên tiếp khi các công ty công nghệ lớn dự kiến sẽ báo cáo kết quả hàng quý vào thứ Tư. Tuy nhiên, số ca nhiễm COVID-19 và gói cứu trợ kinh tế của Mỹ có thể hạn chế tiềm năng tăng giá của chỉ số Dow tương lai. Nếu chỉ số không đóng cửa trên mức 27000 thì nó sẽ giảm xuống 26643/26521.

Theo ông Martin Lam - ATFX Chief Analyst of Asia Pacific
 

Announcements

Forum statistics

Threads
426,749
Messages
7,184,512
Members
179,110
Latest member
hersheyasd4

Most viewed of week

Most discussed of week

Most viewed of week

Most discussed of week

Back
Top Bottom