Journey ATFX - Nhận định thị trường hàng ngày cùng Martin Lam

tinforex

Junior
Joined
Mar 12, 2011
Messages
1,196
Reactions
34
MR
0.000
Chào các bác!

Bắt đầu tư ngày hôm nay, em sẽ cập nhật những nhận định hàng ngày của ông Martin Lam trong topic này!

------
Giới thiệu về ông Martin Lam:

Martin Lam là giám đốc phân tích khu vực Châu Á – Thái Bình Thương của tập đoàn ATFX.

Martin Lam đã có hơn 17 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn và đầu tư toàn cầu. Ông điều hành Martin Currency Trading Company và hợp tác với một số tập đoàn và tổ chức tài chính quốc tế nổi tiếng. Trước khi gia nhập ATFX, ông là Giám đốc Kinh doanh và Phát triển Greater China của TeleTrade.

Martin Lâm xuất hiện trên truyền hình Hong Kong New TV và China CCTV Financial Channel hàng tuần. Ông cũng thường xuyên được phỏng vấn bởi các phương tiện truyền thông như DBC Digital Financial Channel, Hong Kong Economic Times, Headline Finance, The Standard, và Ming Pao để chia sẽ các dự đoán thị trường và các thông tin đầu tư liên quan đến thị trường ngoại hối.

Xem thêm đánh giá ATFX

Website: https://www.atfx.com/gm/vi

-------

PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG NGÀY 08/08/2018

Chiến tranh thương mại giữa Trung-Mỹ xảy ra kể từ đầu tháng 7. Các dữ liệu hiện tại cho thấy dự trữ ngoại hối của Trung Quốc không bị ảnh hưởng. Thị trường đang chờ đợi xem những thay đổi trong tài khoản thương mại tháng 7 của Trung Quốc hôm nay, nếu tài khoản thương mại tháng 7 của Trung Quốc giảm hơn dự đoán của thị trường thì nó chứng tỏ rằng chiến tranh thương mại Trung-Mỹ có tác động rất nghiêm trọng đến thương mại của Trung Quốc và ảnh hưởng trực tiếp đến kỳ vọng giá tiêu dụng của Trung Quốc vào thứ Năm. Chúng ta hãy chờ xem tác động của các dữ liệu đến đồng Nhân dân tệ. Nếu các dữ liệu về thương mại đều tốt thì đồng nhân dân tệ có thể ngăn chặn sụ suy giảm trong ngắn hạn. Nó cũng có thể ảnh hưởng đến các đồng tiền khác ở châu Á - Thái Bình Dương như: yên Nhật, đô la Úc và đô la New Zealand.

Ngân hàng Dự trữ Úc quyết định lãi suất sẽ không thay đổi trong tháng 8, ở mức 1.5% trong 24 tháng liên tiếp. Ngân hàng Dự trữ Úc cho biết môi trường kinh doanh đang tích cực, nhưng kỳ vọng kinh tế chính của Úc vẫn không thay đổi. Dự kiến lạm phát sẽ cải thiện trong năm tới và năm 2020. Mức giá tiêu dùng chính trong năm 2018 vẫn thấp hơn 1.75%. Thị trường còn dự đoán rằng mức giá tiêu dùng quý III của Úc vẫn sẽ yếu. Có thể thấy rằng Úc vẫn cần chờ đợi cho đến khi giá tiêu dùng cao hơn 1.75% trước khi xem xét tăng lãi suất. Hiện nay, hầu hết các nhà đầu tư ước tính rằng Ngân hàng Dự trữ Úc sẽ xem xét việc chỉ tăng lãi suất khi mức giá tiêu dùng tăng trên 1.75% vào đầu năm tới.

Chính sách tiền tệ của Ngân hàng Dự trữ New Zealand vẫn tương tự với chính sách của Ngân hàng Dự trữ Úc và chỉ xem xét tăng lãi suất khi lạm phát tăng. Việc tăng lãi suất dự kiến sẽ nóng lên trong tháng 9 và đô la Mỹ có thể sẽ tăng trở lại. Đô la Úc và đô la New Zealand sẽ có cơ hội tiếp tục giảm. Theo phân tích kỹ thuật, các cản quan trọng của AUD/USD vẫn là 0.7440 và 0.7460. Cản quan trọng của NZD/USD là 0.6780. Sau kết quả của chỉ số giá tiêu dùng Mỹ vào thứ Sáu, chúng tôi sẽ dự báo xu hướng của đô la Mỹ so với các đồng tiền khác.

EUR/USD

Ngưỡng kháng cự:1.1620/1.1638
Ngưỡng hỗ trợ: 1.1585/1.1570

Hôm qua, tài khoản thương mại của Đức và dữ liệu tài khoản vãng lai cho thấy sự tăng trưởng mạnh mẽ, và như dự đoán, nó giúp EUR tăng giá. Theo phân tích kỹ thuât, vùng 1.1580 và 1.1600 đã bị phá vỡ thì xu hướng EUR/USD có thể thay đổi. Tuy nhiên, dữ liệu của Mỹ trong 2 ngày tới có thể hạn chế sự tăng giá của đồng euro và chúng ta phải cẩn thận về việc euro điều chỉnh. Các ngưỡng kháng cự quan trọng là 1.1620 và 1.1638.

GBP/USD

Ngưỡng kháng cự:1.2965/1.2985
Ngưỡng hỗ trợ:1.2915/1.2890

Xu hướng của đồng euro và bảng Anh thường giống nhau. Thật không may, vấn đề về Brexit gần đây giữa Anh và EU đã ảnh hưởng trực tiếp đến bảng Anh và GBP đã suy yếu. Theo phân tích kỹ thuật, nếu GBP/USD không vượt qua ngưỡng 1.2965 và 1.2985 thì bảng Anh sẽ duy trì xu hướng giảm.

USD/CHF

Ngưỡng kháng cự:0.9960/0.9980
Ngưỡng hỗ trợ:0.9930/0.9910

Nếu đồng euro giảm, nó gián tiếp giúp cho đồng USD mạnh lên và thay đổi kỳ vọng của thị trường đối với đồng franc Thụy Sĩ. Kinh tế Đức cho thấy tăng trưởng với các dữ liệu ngày hôm qua, đồng euro tăng và USD/CHF giảm.

USD/JPY

Ngưỡng kháng cự:111.45/111.60
Ngưỡng hỗ trợ:111.15/110.90

Thâm hụt thương mại của Nhật Bản đã cải thiện trong tháng 6 với thặng dư thương mại đạt 820.5 tỷ USD, nhưng lãi suất cho vay và tài khoản vãng lai giảm. GDP quý II của Nhật Bạn được công bố vào thứ Sáu và dự đoán là tăng trưởng tích cự. Theo phân tích kỹ thuật, đô la Mỹ vẫn dưới mức 111.45 so với đồng yên trong ngắn hạn.

AUD/USD

Ngưỡng kháng cự:0.7440/0.7455
Ngưỡng hỗ trợ:0.7415/0.7395

Ngân hàng Dự trữ Úc vẫn không thay đổi lãi suất và bài phát biểu của ngân hàng trung ương đã ảnh hưởng đến AUD. Trong ngắn hạn, chúng ta phải theo dõi các dữ liệu kinh tế của Trung Quốc và Mỹ.

NZD/USD

Ngưỡng kháng cự:0.6745/0.6760
Ngưỡng hỗ trợ:0.6725/0.6710

Ngân hàng Dự trữ New Zealand có thể không thay đổi lãi suất vào thứ Năm. Vì vậy, chúng ta phải theo dõi các dữ liệu kinh tế của Trung Quốc và Mỹ vì chúng có thể thay đổi xu hướng của đô la New Zealand.

USD/CAD

Ngưỡng kháng cự:1.3075/1.3090
Ngưỡng hỗ trợ:1.3025/1.3000

Chỉ số mua hàng của Canada thấp hơn nhiều so với kỳ vọng của thị trường và đô la Canada đã giảm, ngoài ra, điều này sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến kỳ vọng dữ liệu việc làm của Canada. Chúng ta cũng phải chú ý đến giá dầu, vì đô la Canada luôn bị ảnh hưởng bởi giá dầu. Trong ngắn hạn, USD/CAD vẫn còn cơ hội phá vỡ mức 1.3075 và 1.3090.

EUR/GBP

Ngưỡng kháng cự:0.8975/0.8990
Ngưỡng hỗ trợ:0.8965/0.8950

Đồng euro tiếp tục phục hồi so với bảng Anh, và Anh có thể "hầu như không rời khỏi châu Âu". Kể từ khi sụt giảm từ mức 0.8920 trong vài ngày trước, đồng euro đã duy trì phục hồi so với bảng Anh. EUR/GBP có thể đạt mức cao 0.9080.

XAU/USD

Ngưỡng kháng cự:1216/1218
Ngưỡng hỗ trợ:1208/1206

Trong vài ngày qua, thị trường chứng khoán Mỹ và châu Âu đã hoạt động tốt hơn, các quỹ thị trường vàng đã chuyển sang thị trường chứng khoán và giá vàng đã chịu áp lực giảm. Thị trường hy vọng dữ liệu CPI của Mỹ sẽ tăng lên, dòng tiền đổ vào thị trường chứng khoán và tài sản bằng đô la Mỹ có cơ hội tăng lên. Trước khi dữ liệu CPI của mỹ được công bố thì xu hướng của giá vàng vẫn là giảm. Chúng ta phải chú ý đến những thay đổi của thị trường chứng khoán Mỹ và chứng khoán quốc tế trong ngắn hạn, và dòng vốn vì chúng có tác động lớn đến xu hướng của vàng.

Dầu thô kỳ hạn Mỹ

Ngưỡng kháng cự: 69.65/69.95
Ngưỡng hỗ trợ:68.85/68.25

Căng thẳng nguồn cung dầu đã tăng lên khi Mỹ đưa ra các lệnh trừng phạt chống lại Iran, điều này giúp giá dầu tăng trở lại. Dự trữ dầu thô của Mỹ tiếp tục giảm, nhưng xăng và dầu tinh chế tăng đáng kể, thể hiện tiêu thụ giảm và kiềm chế sự tăng giá của dầu. Tối nay, sẽ có báo cáo khác từ EIA. Cản quan trọng của giá dầu vẫn là 69.65 và 69.95, nếu không thể phá vỡ ngưỡng kháng cự này thì giá dầu sẽ điều chỉnh về vùng 68 hoặc 67.

Cảnh báo rủi ro: Đầu tư luôn có 1 mức độ rủi ro nhất định. Các nhà đầu tư cần cân nhắc kỹ mức độ rủi ro trước khi ra quyết định đầu tư.
 
Last edited:
ATFX - PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG NGÀY 09/08/2018

Ngân hàng Dự trữ New Zealand quyết định không thay đổi lãi suất và nội dung chính sách tiền tệ tương tự như của Ngân hàng Dự trữ Úc. Triển vọng về lạm phát và việc làm có thể giữ lãi suất không thay đổi trong thời gian dài. Ngày mai, Nhật Bản và Anh sẽ công bố tổng sản phẩm quốc nội, Canada công bố dữ liệu việc làm và quan trọng nhất là Mỹ sẽ công bố dữ liệu lạm phát cũng như chỉ số giá tiêu dùng và thu nhập thực tế.

Mỹ đã áp mức thuế 25% đối với các hàng hóa của Trung Quốc vào ngày 23/08/2018. Lo ngại về thị trường gây áp lực giảm lên đồng nhân dân tệ. Nếu chỉ số giá tiêu dùng tháng 7 của Trung Quốc giảm mạnh thì nhân dân tệ sẽ giảm mạnh.

Nếu chiến tranh thương mại giữa Trung-Mỹ được cải thiện thì Fed sẽ tăng lãi suất vào tháng 9.

EUR/USD

Ngưỡng kháng cự: 1.1620/1.1638
Ngưỡng hỗ trợ: 1.1585/1.1570

Vài ngày trước, tài khoản thương mại của Đức cho thấy tăng trưởng mạnh mẽ và đồng euro đã tăng. Theo phân tích kỹ thuật thì chúng ta vẫn tập trung vào các kháng cự quan trọng là 1.1620 và 1.1638. Dữ liệu lạm phát của Mỹ sẽ sớm được công bố, và thị trường đang chờ đợi để xem hiệu suất của nó như thế nào, ảnh hưởng trực tiếp đến đồng euro.

GBP/USD

Ngưỡng kháng cự: 1.2915/1.2935
Ngưỡng hỗ trợ: 1.2835/1.2805

Vấn đề Brexit giữa Anh và Liên minh châu Âu ảnh hưởng trực tiếp đến đồng bảng Anh, và điểm yếu của đồng bảng Anh lại một lần nữa xuất hiện. Thị trường kỳ vọng GDP của Anh sẽ tăng trưởng trong công bố ngày mai, giúp bảng Anh tăng trong ngắn hạn.

USD/CHF

Ngưỡng kháng cự: 0.9960/0.9980
Ngưỡng hỗ trợ: 0.9930/0.9910

Chúng ta nên chú ý đến các dữ liệu của châu Âu và Hoa Kỳ để phân tích xu hướng của đồng USD và CHF.

USD/JPY

Ngưỡng kháng cự: 111.05/111.25
Ngưỡng hỗ trợ: 110.75/110.50

Các đơn hàng về máy móc vượt xa kỳ vọng của thị trường giúp đồng yên tăng giá. Người ta dự đoán GDP quý II của Nhật Bản được công bố trong ngày mai sẽ không còn tăng trưởng âm mà tăng trưởng tích cực. USD/JPY sẽ tiếp tục về ngưỡng 110.75.

AUD/USD

Ngưỡng kháng cự: 0.7440/0.7455
Ngưỡng hỗ trợ: 0.7415/0.7395

Trong xu hướng ngắn hạn thì chúng ta phải chú ý đến các dữ liệu của Trung Quốc và Hoa Kỳ, vì chúng ảnh hưởng gián tiếp đến đô la Úc.

NZD/USD

Ngưỡng kháng cự: 0.6745/0.6760
Ngưỡng hỗ trợ: 0.6725/0.6710

Cũng giống như đô la Úc, đô la New Zealand bị ảnh hưởng bởi các thông tin của Trung Quốc và Mỹ trong ngắn hạn.

USD/CAD

Ngưỡng kháng cự: 1.3075/1.3090
Ngưỡng hỗ trợ: 1.3025/1.3000

Giá dầu giảm và đô la Canada đã giảm mạnh. Chúng ta nên tập trung giao dịch ở các vùng 1.3025, 1.3000 và kháng cự 1.30701 1.3090.

XAU/USD

Ngưỡng kháng cự: 1216/1218
Ngưỡng hỗ trợ: 1208/1206

Thị trường chứng khoán Mỹ, chứng khoán quốc tế và dòng vốn có tác động mạnh mẽ lên xu hướng của vàng. Chứng khoán châu Âu và Mỹ giảm giúp giá vàng tăng trở lại. Dòng tiền đổ vào thị trường chứng khoán và các tài sản đô la Mỹ có thể tiếp tục tăng, ngoài ra thị trường kỳ vọng dữ liệu CPI của Mỹ sẽ tăng trong ngày mai, điều này làm cho giá vàng có cơ hội đi xuống.
 
ATFX - PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG NGÀY 10/08/2018

Ngân hàng Dự trữ New Zealand quyết định không lãi suất hôm thứ Năm. Bài phát biểu sau cuộc họp khiến đồng đô la New Zealand giảm gần 1%. NZD đã giảm xuống ngưỡng hỗ trợ 0.6680 so với USD và sau đó phá vỡ mức quan trọng 0.6610. Ngày hôm nay, chúng ta sẽ tập trung vào chỉ số giá tiêu dùng của Mỹ và dữ liệu thu nhập thực tế của tháng 7. Nếu dữ liệu lạm phát của Mỹ yếu, việc tăng lãi suất của Fed sẽ giảm xuống, điều này giúp đô la New Zealand có thể tăng.

Bảng Anh giảm so với đô la Mỹ trong 6 ngày liên tiếp và giảm xuống mức thấp nhất trong một năm là 1.2842. Lý do là các cuộc đàm phán giữa Anh và EU vẫn chưa đạt được các thỏa thuận. Chiều nay, Anh sẽ công bố các dữ liệu kinh tế quan trọng là: tài khoản thương mại, tài khoản hiện tại và GDP quý II.

Vào buổi tối, chỉ số giá tiêu dùng của Mỹ là trọng tâm trong tuần này. Nếu dữ liệu chỉ phù họp, đô la Mỹ có thể điều chỉnh hoặc giảm giá.

EUR/USD

Ngưỡng kháng cự: 1.1565/1.1585
Ngưỡng hỗ trợ: 1.1505/1.1485

Mặc dù các dữ liệu thương mại của Đức khá tốt và điều này giúp cho EUR/USD tăng. Nhưng bây giờ, nó phải đối mặt với dữ liệu lạm phát của Mỹ tối nay, thị trường đang chờ đợi xem hiệu suất của dữ liệu này như thế nào vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến đồng euro.

GBP/USD

Ngưỡng kháng cự: 1.2915/1.2935
Ngưỡng hỗ trợ: 1.2835/1.2805

Dữ liệu kinh tế quan trọng của Anh được phát hành trong chiều nay, bao gồm tài khoản thương mại tháng 6, tài khoản vãng lai và GDP quý II. Nếu bảng Anh vượt qua ngưỡng 1.2940, thì bảng Anh có thể hồi phục trong ngắn hạn so với USD. Chỉ số giá tiêu dùng của Mỹ là trọng tâm trong tuần này, hiệu suất của dữ liệu này ảnh hưởng trực tiếp đến xu hướng của đô la Mỹ, điều này gián tiếp ảnh hưởng đến xu hướng của bảng Anh.

USD/CHF

Ngưỡng kháng cự: 0.9960/0.9980
Ngưỡng hỗ trợ: 0.9930/0.9910

Nếu dữ liệu lạm phát của Mỹ chỉ phù họp, đô la Mỹ có cơ hội điều chỉnh hoặc tăng giá, gián tiếp giúp franc Thụy Sĩ tăng giá.

USD/JPY

Ngưỡng kháng cự: 111.25/111.45
Ngưỡng hỗ trợ: 110.75/110.55

Sau công bố GDP quý II của Nhật Bản, đô la Mỹ đã ở dưới mức 111.45 so với đồng yên trong thời gian ngắn và tiếp tục về ngưỡng hỗ tợ 110.75. Nhưng muốn phá vỡ và giảm dưới 110.75 thì rất là khó khăn. Mặt khác, USD/JPY có cơ hội hồi phục và lấy lại ngưỡng kháng cự 111.45.

AUD/USD

Ngưỡng kháng cự: 0.7380/0.7400
Ngưỡng hỗ trợ: 0.7345/0.7325

Đô la Mỹ mạnh thì đô la Úc sẽ giảm. Hiện tại, AUD/USD đang giảm về 0.7325, hãy xem xét hiệu suất của chỉ số giá tiêu dùng của Mỹ tối nay.

NZD/USD

Ngưỡng kháng cự: 0.6625/0.6635
Ngưỡng hỗ trợ: 0.6585/0.6570

Sau quyết định về lãi suất của Ngân hàng Dự trữ New Zealand, đô la New Zealand đã giảm đáng kể. Chỉ số giá tiêu dùng của Mỹ sẽ ảnh hưởng gián tiếp đến sức mạnh của đô la New Zealand.

USD/CAD

Ngưỡng kháng cự: 1.3075/1.3090
Ngưỡng hỗ trợ: 1.3025/1.3000

Sự tăng giá của đô la Canada bị hạn chế do giá dầu giảm. Dữ liệu CPI của Mỹ tối nay sẽ ảnh hưởng đến dầu và đô la Mỹ.

EUR/GBP

Ngưỡng kháng cự: 0.9025/0.9040
Ngưỡng hỗ trợ: 0.8980/0.8970

Đồng euro vẫn đang phục hồi so với bảng Anh. Theo phân tích kỹ thuật, euro vẫn tiếp tục duy trì phục hồi so với bảng Anh. Chúng ta phải chú ý đến biến động của đồng euro so với bảng Anh trước và sau khi phát hành dữ liệu của Anh.

EUR/CHF

Ngưỡng kháng cự: 1.1475/1.1485
Ngưỡng hỗ trợ: 1.1450/1.1435

Trong ngắn hạn, euro được kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng so với franc Thụy Sĩ, nó vẫn đang chờ sự phá vỡ mức kháng cự 1.1485 và 1.1520.

XAU/USD

Ngưỡng kháng cự: 1216/1218
Ngưỡng hỗ trợ: 1208/1206

Xu hướng của giá vàng vẫn đi xuống do dòng tiền đổ vào thị trường chứng khoán và tài sản bằng đô la Mỹ vẫn tiếp tục tăng. Lưu ý rằng dữ liệu CPI của Mỹ tối nay có thể ảnh hưởng đến giá vàng.

Dầu thô kỳ hạn Mỹ

Ngưỡng kháng cự: 67.65/67.95
Ngưỡng hỗ trợ: 66.05/65.75

Sau báo cáo EIA, giá dầu được điều chỉnh xuống dưới 67. Giá dầu sẽ được hỗ trợ ở mức 65 và 63. Kết quả CPI của Mỹ tối nay có thể ảnh hưởng đến giá dầu.
 
ATFX - PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG NGÀY 13/08/2018

Chỉ số CPI của Mỹ tăng nhẹ trong tháng 7, mặc dù CPI chính vẫn không thay đổi trong tháng 7, nhưng điều đó có nghĩa là kinh tế Mỹ sẽ tiếp tục tăng trưởng trong quý II, điều này giúp tăng dự báo tăng trưởng kinh tế trong quý III và củng cố kỳ vọng tăng lãi suất của Fed trong tháng 9.

Đồng tiền của Thổ Nhĩ Kỳ đã giảm giá mạnh và đạt mức thấp kỷ lục mới. Tổng thống Mỹ tuyên bố sẽ tăng gấp đôi thuế quan đối với nhôm của Thổ Nhĩ Kỳ. Nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ gây thất vọng và lan rộng đến các thị trường mới nổi, đồng tiền không ổn định và mất giá khiến các quỹ quay sang đồng đô la Mỹ. Tuy nhiên, việc chuyển sang đồng đô la Mỹ không có nghĩa là có lợi cho thị trường chứng khoán Mỹ hoặc toàn cầu. Xét cho cùng, vấn đề là nằm trong chiến tranh thương mại. Chiến tranh thương mại đã phá hủy kinh tế và thương mại toàn cầu, gây khủng hoảng cho thị trường chứng khoán. Theo lý do này, thị trường chứng khoán toàn cầu đã không hoạt động tốt, và nhiều quỹ hơn đã quay lại với đồng yên, giúp đồng yên tăng giá.

Không có dữ liệu quan trọng nào được công bố trong ngày hôm nay, và thị trường tập trung vào các dữ liệu quan trọng từ Trung Quốc, Anh và Eurozone. Những dữ liệu này được dự kiến là tốt hơn so với tháng trước và đô la Mỹ có cơ hội điều chỉnh.

EUR/USD

1.1435/1.1455
1.1335/1.1315

Thổ Nhĩ Kỳ chịu thuế quan bởi Mỹ và đồng tiền của Thổ Nhĩ Kỳ đã mất giá, euro cũng bị giảm giá theo. Mức giá quan trọng của đồng euro so với đô la Mỹ là 1.1315.

GBP/USD

1.2795/1.2825
1.2735/1.2705

Cũng bị ảnh hưởng bởi sự mất giá của đồng tiền Thổ Nhĩ Kỳ và tiền tệ thị trường mới nổi, bảng Anh cũng bị giảm theo. Hiện nay, chúng ta chỉ hy vọng và các dữ liệu của Anh trong 2 ngày tới.

USD/CHF

0.9960/0.9980
0.9930/0.9910

Đồng franc Thụy Sĩ thường bị chi phối bởi đồng euro. Nếu đồng euro ổn định và tăng trong tương lai thì sẽ thúc đẩy đồng franc Thụy Sĩ.

USD/JPY

110.55/110.75
109.95/109.70

Chỉ số Mỹ và Nikkei giảm, tiếp tục đẩy đô la Mỹ giảm so với đồng yên. Chú ý đến xu hướng của Dow Jones và Nikkei sẽ giúp bạn nắm bắt xu hướng của đô la Mỹ so với đồng yên.

AUD/USD

0.7270/0.7300
0.7255/0.7225

Ngày mai, Úc sẽ công bố chỉ số niềm tin tiêu dùng. Nếu dữ liệu tăng lên, nó sẽ giúp đô la Úc tăng lên. Ngoài ra, dữ liệu từ châu Âu cũng rất quan trọng, đồng euro hồi phục sẽ gián tiếp giúp đô la Úc mạnh lên.

NZD/USD

0.6595/0.6615
0.6570/0.6550

Đô la Mỹ mạnh lên và đô la Úc yếu đi. Chỉ số giá lương thực New Zealand tăng trong tháng 7 giúp đô la New Zealand tăng theo. Nếu đô la Mỹ được điều chỉnh thì NZD sẽ tiếp tục tăng.

USD/CAD

1.3075/1.3090
1.3025/1.3000

Đô la Mỹ tiếp tục mạnh và đô la Canada đang giảm. Nếu đô la Mỹ điều chỉnh thì đây là điều kiện thuận lợi hơn cho đô la Canada.

EUR/GBP

0.8935/0.8945
0.8905/0.8890

Đồng euro giảm xuống mức 0.9025 sau khi chỉ chạm mức 0.9025. Lưu ý rằng trước và sau khi dữ liệu của Anh được công bố, đồng euro sẽ biến động mạnh so với đồng bảng Anh. Báo cáo việc làm của Anh trong ngày mai và chỉ số CPI thứ Tư có thể tiếp tục là tiêu cực đối với đồng euro so với bảng Anh.

EUR/CHF

1.1365/1.1385
1.1260/1.1175

Sự mất giá của đồng tiền Thổ Nhĩ Kỳ đã kéo đồng euro xuống theo và euro đã giảm nhiều hơn so với franc Thụy Sĩ.

XAU/USD

1213/1215
1206/1204

Dòng vống chảy vào đô la Mỹ và lạm phát tăng lên, nên thị trường tin rằng Fed sẽ tăng lãi suất trong tháng 9 và vàng đang chịu áp lực nặng nề. Nếu vàng phá vỡ 1204 thì sẽ tiếp tục giảm về 1195 hoặc thấp hơn.

Dầu thô kỳ hạn Mỹ

67.95/68.35
67.05/66.75

Thổ Nhĩ Kỳ bị áp thuế bởi Mỹ, kéo theo khủng hoảng kinh tế và tiền tệ. Một cuộc chiến tranh thương mại sẽ lan rộng hơn kéo theo sự phát triển của giá dầu, và liệu giá dầu có tiếp tục tăng hay không?
 
ATFX - PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG NGÀY 14/08/2018

Đồng tiền của Thổ Nhĩ Kỳ giảm giá mạnh và đạt mức thấp kỷ lục mới. Nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ gây thất vọng, lan rộng đến các thị trường mới nổi, và các quỹ quay sang đồng đô la Mỹ. Đổng Liro của Thổ Nhĩ Kỳ đã mất giá so với đô la Mỹ, gây ra khủng hoảng tiền tệ và trở thành tâm điểm của thị trường giao dịch quốc tế và thị trường hàng hóa tương lai. Hầu hết các đồng tiền trên thị trường mới nổi đều bị kéo xuống và đồng tiền châu Âu cũng bị ảnh hưởng. Đồng euro chạm mức thấp nhất trong 11 tháng. Chiến tranh thương mại đã phá hủy kinh tế và thương mại toàn cầu, gây ra khủng hoảng thị trường chứng khoán.

Hôm nay thị trường tập trung vào một loạt các dữ liệu quan trọng từ Trung Quốc, Anh và Eurozone. Thị trường vẫn lo lắng về sự mất giá của đồng Lira Thổ Nhĩ Kỳ và sự mất giá của các đồng tiền thị trường mới nổi khác. Sự gia tăng đồng đô la cũng khiến đồng tiền và vàng khác giảm.

EUR/USD

1.1425/1.1440
1.1335/1.1315

Sự mất giá của đồng lira đã tác động đến thị trường ngoại hối và đồng euro bị kéo theo. Dự kiến triển vọng dữ liệu kinh tế khu vực châu Âu sẽ giúp tăng giá euro.

GBP/USD

1.2795/1.2825
1.2735/1.2705

Bảng Anh cũng bị ảnh hưởng bởi đồng lira Thổ Nhĩ Kỳ và tiền tệ của các thị trường mới nổi. Hiện tại, thị trường vẫn kỳ vọng dữ liệu của Anh.

USD/CHF

0.9970/0.9990
0.9930/0.9910

Triển vọng thị trường vẫn không lạc quan về đồng franc Thụy Sĩ và nó có thể tiếp tục giảm.

USD/JPY

110.80/111.00
110.15/109.90

Nếu chỉ số Dow Jones và Nikkei giảm, nó sẽ khiến đồng USD giảm so với đồng yên, chúng ta nên quan tâm đến xu hướng của 2 chỉ số này.

AUD/USD

0.7285/0.7300
0.7255/0.7225

Đô la Úc tiếp tục giảm đô đô la Mỹ mạnh lên. Kết quả của dữ liệu châu Âu vào chiều nay rất quan trọng, nếu đồng euro tăng, nó sẽ gián tiếp giúp tăng giá đô la Úc.

NZD/USD

0.6595/0.6615
0.6570/0.6550

Cũng giống như đô la Úc, nếu dữ liệu châu Âu chiều nay đều tốt, đồng euro tăng giá thì đô la New Zealand cũng có cơ hội tăng giá theo.

USD/CAD

1.3175/1.3190
1.3105/1.3090

Sức mạnh của đô la Mỹ đã khiến cho đô la Canada giảm. Triển vọng thị trường vẫn chưa lạc quan và chúng ta nên chú ý đến rủi ro giảm giá của đô la Canada.

EUR/GBP

0.8940/0.8955
0.8900/0.8890

Dữ liệu việc làm và CPI của Anh rất quan trọng trong hôm nay và ngày mai, nó có thể giúp cho bảng Anh tăng giá so với euro.

XAU/USD

1200/1202
1190/1188

Một lượng lớn dòng vốn đã chảy vào đô la Mỹ và trái phiếu chính phủ Mỹ, cùng với lạm phát tăng của Mỹ, thị trường tin rằng cơ hội để Fed tăng lãi suất là rất cao, vàng không đủ hấp dẫ và không nhận được sự quan tâm từ thị trường, cho nên giá vàng đã giảm. Vàng đã test về vùng 1195 và thấp hơn. Tuy nhiên, trong 2 ngày tới, các dữ liệu châu Âu có thể thúc đẩy đồng euro và kéo đô la Mỹ giảm xuống, qua đó giúp giá vàng phục hồi. Hiện tại mức 1202 trở thành một kháng cự quan trọng.

Dầu thô kỳ hạn Mỹ

Khủng hoảng kinh tế và tiền tệ đã lan ra do Mỹ áp đặt thuế quan đối với Thổ Nhĩ Kỳ. Cuộc chiến tranh thương mại bắt đầu rộng hơn và báo cáo tồn kho dầu thô của Mỹ có thể gây biến động mạnh giá dầu.
 
ATFX - PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG NGÀY 15/08/2018

Nền kinh tế và tiền tệ mới nổi, kinh tế châu Âu và tiền tệ châu Âu ảnh hưởng đến hệ thống tài chính của các thành viên EU. Ý là quốc gia dễ bị ảnh hưởng nhiều nhất, nếu Ý bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoàng tiền tệ thị trường mới nối, nó sẽ kích hoạt sự trở lại của cuộc khủng hoảng nợ châu Âu, điều này ảnh hưởng lớn đến đồng euro. Do đó, chính phủ EU đã bày tỏ lo ngại để tránh khủng hoảng. Thị trường dự kiến EU sẽ giải quyết cuộc khủng hoảng và ổn định niềm tin của thị trường đối với đồng tiền chung châu Âu, và đây là điều xấu cho đô la Mỹ.

Châu Âu bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng Thổ Nhĩ Kỳ và khiến đồng tiền châu Âu giảm, nhưng chiều nay, dữ liệu CPI của Anh ở châu Âu rất đáng chú ý. Ngoài ra, doanh số bán lẻ và chi phí lao động của Mỹ giảm trong quý II, các dữ liệu khác của Mỹ được dự kiến cũng sẽ giảm và đây là cơ hội để hạ nhiệt đồng đô la Mỹ. Các kho dự trữ API của Mỹ đã tăng 366 thùng, dự kiến dữ trữ của EIA cũng tăng lên vào tối nay, dữ liệu này sẽ ảnh hưởng đến giá dầu.

EUR/USD

Ngưỡng kháng cự: 1.1365/1.1380
Ngưỡng hỗ trợ: 1.1335/1.1315

Sự mất giá của đồng lira Thổ Nhĩ Kỳ đã kéo đồng euro xuống. Hôm nay, dữ liệu của Anh được dự đoán sẽ thúc đẩy đồng euro tăng giá. Tuy nhiên, triển vọng thị trường cần phải được quan sát trong bất kỳ trường hợp nào nếu thông tin thay đổi. Mức hỗ trợ quan trọng nhất của euro là 1.1315. Nếu nó giữ vững trên mức này thì đồng euro sẽ phục hồi.

GBP/USD

Ngưỡng kháng cự: 1.2765/1.2785
Ngưỡng hỗ trợ: 1.2705/1.2685

Cũng bị ảnh hưởng bởi đồng tiền của Thổ Nhĩ Kỳ và tiền tệ của các thị trường mới nổi, bảng Anh cũng bị giảm theo. Hy vọng dữ liệu của Anh trong chiều nay sẽ giúp bảng Anh phục hồi. Tuy nhiên, chúng ta cần lưu ý về cuộc khủng hoảng tiền tệ ở các thị trường mới nổi vì chúng vẫn chưa được loại bỏ, và đồng tiền chung châu Âu vẫn giảm, dẫn đến giảm giá bảng Anh.

USD/CHF

Ngưỡng kháng cự: 0.9970/0.9990
Ngưỡng hỗ trợ: 0.9930/0.9910

USD/JPY

Ngưỡng kháng cự: 111.40/111.60
Ngưỡng hỗ trợ: 110.90/110.70

Chúng ta nên quan tâm đến xu hướng của chỉ số Dow Jones và Nikkei vì chúng giúp ta nắm bắt xu hướng của đô la Mỹ so với đồng yên.

AUD/USD

Ngưỡng kháng cự: 0.7255/0.7275
Ngưỡng hỗ trợ: 0.7225/0.7205

Sáng nay, Úc công bố chỉ số niềm tin tiêu dùng và chỉ số tiền lương, nó không tác động nhiều đến đô la Úc. Tuy nhiên, nếu cuộc khủng hoảng của Thổ Nhĩ Kỳ giảm bớt và dữ liệu của Mỹ không tố, đô la Úc sẽ có cơ hội tăng lên.

NZD/USD

Ngưỡng kháng cự: 0.6595/0.6615
Ngưỡng hỗ trợ: 0.6550/0.6530

Nếu euro tăng, nó sẽ gián tiếp giúp đô la New Zealand tăng. Ngoài ra, dữ liệu của Mỹ không tốt cũng sẽ giúp NZD tăng giá.

USD/CAD

Ngưỡng kháng cự: 1.3105/1.3130
Ngưỡng hỗ trợ: 1.3035/1.3015

Đô la Mỹ mạnh lến đã khiến đô la Canada giảm. USD/CAD có thể tìm thấy mức hỗ trợ tại 1.30. Nếu giá dầu tiếp tục giảm thì điều này ảnh hưởng đến đô la Canada.

EUR/GBP

Ngưỡng kháng cự: 0.8940/0.8955
Ngưỡng hỗ trợ: 0.8900/0.8890

Chiều nay, chỉ số CPI của Anh rất quan trọng. Theo phân tích kỹ thuật, đồng euro vẫn có thể giảm so với bảng Anh.

EUR/CHF

Ngưỡng kháng cự: 1.1335/1.1350
Ngưỡng hỗ trợ: 1.1280/1.1260

Sự mất giá của đồng lira Thổ Nhĩ Kỳ đã kéo theo đồng euro và euro đã giảm nhiều so với franc Thụy Sĩ.

XAU/USD

Ngưỡng kháng cự: 1196/1198
Ngưỡng hỗ trợ: 1190/1188

Dữ liệu kinh tế của Mỹ được dự kiến sẽ chậm lại và làm giảm đồng USD. Vàng có cơ hội điều chỉnh và tăng lên. Hai mức kháng cự hiện tại là 1196 và 1198. Mức 1188 là hỗ trợ quan trọng.

Dầu thô kỳ hạn Mỹ

Ngưỡng kháng cự: 67.25/67.55
Ngưỡng hỗ trợ: 65.75/65.55

Mỹ áp thuế Thổ Nhĩ Kỳ, kéo theo khủng hoảng kinh tế và tiền tệ. Cuộc chiến thương mại lan rộng sẽ ảnh hưởng đến giá dầu. Báo cáo dự trữ dầu thô của Mỹ cho thấy tăng mạnh và giá dầu giảm. Tối nay, báo cáo dự trữ dầu thô EIA của Mỹ sẽ được công bố.
 
ATFX - PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG NGÀY 16/08/2018

Dữ liệu doanh số bán lẻ trong tháng 7 của Mỹ đã đánh bại kỳ vọng của thị trường, doanh thu bán lẻ cốt lõi tăng lên 0.6%, giá trị trước đó là 0.4%. Thị trường hy vọng Fed sẽ tăng lãi suất trong tháng Chín, dự kiến cơ hội tăng lãi suất lên đến 92%. Cùng với cuộc khủng hoảng tiền tệ ở Thổ Nhĩ Kỳ và các thị trường mới nổi, các quỹ vẫn đổ về tài sản đồng đô la Mỹ, đô la Mỹ vẫn không thay đổi và giá vàng giảm.

Mặt khác, cuộc khủng hoảng tiền tệ ở Thổ Nhĩ Kỳ và các thị trường mới nổi đã khiến thị trường tài chính bất ổn và thị trường chứng khoán toàn cầu đã giảm. Chỉ số Dow giảm 137 điểm. Cuộc chiến thương mại trở nên u ám và giá dầu thô đã giảm xuống dưới 65 USD. Nhưng Qatar đã bơm 15 tỷ USD vào Thổ Nhĩ Kỳ để hỗ trợ đồng lira Thổ Nhĩ Kỳ. Đồng thời, đồng euro đã hồi phục trở lại.

Chiều nay, Anh sẽ công bố chỉ số bán lẻ của tháng 7, khu vực đồng euro sẽ công bố tài khoản thương mại của tháng 6. Nếu dữ liệu tốt hơn dự kiến thì bảng Anh có cơ hội tăng lên. Chúng ta vẫn phải chú ý đến việc liệu khủng hoảng ở các thị trường mới nổi có được cải thiện hay không. Dữ liệu của Mỹ tối nay vẫn khá quan trọng đối với sự thay đổi của đồng đô la Mỹ.

EUR/USD

Ngưỡng kháng cự: 1.1355/1.1370
Ngưỡng hỗ trợ: 1.1315/1.1295

Sự mất giá của đồng lira đã gián tiếp kéo đồng euro. EUR/USD vẫn ổn định trên mức 1.1315 thì đồng euro có thể hồi phục. Thị trường đang theo dõi cuộc khủng hoảng Thổ Nhĩ Kyv và hiệu suất dữ liệu của Eurozone trong ngày mai.

GBP/USD

Ngưỡng kháng cự: 1.2735/1.2750
Ngưỡng hỗ trợ: 1.2685/1.2665

Chiều nay, Anh sẽ công bố chỉ số bán lẻ. Nếu nó tốt hơn dự kiến thì sẽ giúp bảng Anh tăng giá. Tuy nhiên, chúng ta cần lưu ý đén khủng hoảng tiền tệ ở các thị trường mới nổi có thể kiếm chế bảng Anh.

USD/CHF

Ngưỡng kháng cự: 0.9965/0.9980
Ngưỡng hỗ trợ: 0.9910/0.9890

Franc Thụy Sĩ tiếp tục bị ảnh hưởng bởi đồng euro. Đồng euro phục hồi tối qua, giúp đồng franc Thụy Sĩ tăng. Theo phân tích kỹ thuật, đô la Mỹ vẫn ở mức 0.9965 so với franc Thụy Sĩ, với mức quan trọng là 0.9900.

USD/JPY

Ngưỡng kháng cự: 110.80/111.00
Ngưỡng hỗ trợ: 110.35/110.15

Các chỉ số của Mỹ và chỉ số Nikkei đã giảm đêm qua, đô la Mỹ giảm so với đồng yên. Nếu chỉ số Dow Jones của Mỹ và Nikkei bật lại, đô la Mỹ được kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng.

AUD/USD

Ngưỡng kháng cự: 0.7265/0.7280
Ngưỡng hỗ trợ: 0.7230/0.7215

Tỷ lệ thất nghiệp của Úc được cải thiện trong tháng 7 và đô la Úc đã tăng trở lại. Cuộc khủng hoảng ở Thổ Nhĩ Kỳ cần phải được cải thiện hoặc dữ liệu của Mỹ không tốt thì đô la Úc mới có cơ hội tăng lên.

NZD/USD

Ngưỡng kháng cự: 0.6585/0.6600
Ngưỡng hỗ trợ: 0.6555/0.6545

Thị trường chờ đợi dữ liệu chỉ số giá sản xuất quý II của New Zealand, chú ý đến sự phát triển của đô la Mỹ trong ngắn hạn và kết quả của dữ liệu việc làm của Mỹ trong tối nay, vì chúng ảnh hưởng gián tiếp đến đô la New Zealand.

USD/CAD

Ngưỡng kháng cự: 1.3175/1.3190
Ngưỡng hỗ trợ: 1.3135/1.3115

Sức mạnh của đô la Mỹ đã ảnh hưởng gián tiếp đến đô la Canada. Ngoài ra, giá dầu giảm và đàm phán hiệp định thương mại Bắc Mỹ làm đô la Canada vẫn giảm trong ngắn hạn. Thị trường đang chờ đợi Canada công bố các dữ liệu trong tối nay.

XAU/USD

Ngưỡng kháng cự: 1174/1179
Ngưỡng hỗ trợ: 1160/1158

Các dữ liệu kinh tế của Mỹ tốt hơn dự kiến, và thị trường tin rằng Fed sẽ tăng lãi suất vào tháng tới, điều này sẽ xấu cho giá vàng, và giá vàng đã mất mức hỗ trợ quan trọng 1188. Về mặt kỹ thuât, 1160 và 1158 là các mức quan trọng hơn. Nếu cuộc khủng hoảng ở Thổ Nhĩ Kỳ và các thị trường mới nổi được cải thiện, châu Âu và Mỹ phục hồi, đô la Mỹ điều chỉnh thì vàng sẽ tăng lên 1174 hoặc 1179.

Dầu thô kỳ hạn Mỹ

Ngưỡng kháng cự: 65.05/65.65
Ngưỡng hỗ trợ: 63.75/63.05

Bị ảnh hưởng bởi dự trữ dầu của Mỹ tăng mạnh, giá dầu đã giảm. Nếu chiến tranh thương mại toàn cầu tiếp tục căng thẳng, nó sẽ kéo giá dầu xuống. Theo phân tích kỹ thuật, mức 63 là mức quan trọng đối với giá dầu.
 
ATFX - PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG NGÀY 21/08/2018

Hôm thứ Hai, Mỹ bắt đầu áp đặt mức thuế bổ sung với hàng nhập khẩu nông sản của Trung Quốc. Bước tiếp theo sẽ là mức thuế 200 Tỷ USD của hàng hóa Trung Quốc sang Mỹ. Chính phủ Mỹ đã đưa ra một cuộc khảo sát cộng đồng để hạn chế căng thẳng thị trường.

Tuần này, Trung Quốc và Mỹ tiếp tục đàm phán kinh tế và thương mại để giảm bớt căng thẳng, thị trường chứng khoán toàn cầu phục hồi, đồng đô la Mỹ điều chỉnh và giảm so với các đồng tiền chính. Thị trường thường chú ý đến chính sách tiền tệ của Fed và kỳ vọng Fed sẽ tăng lãi suất vào tháng tới.

Hiện tại, không có các dữ liệu quan trọng được công bố. Nhưng chúng ta cần lưu ý đến tác động của khủng hoảng Thổ Nhĩ Kỳ lên đồng đô la Mỹ.

EUR/USD

Ngưỡng kháng cự: 1.1530/1.1545
Ngưỡng hỗ trợ: 1.1455/1.1440

Dữ liệu của châu Âu đạt kỳ vọng của thị trường và đồng euro đã tăng giá. Nhưng khủng hoảng Thổ Nhĩ Kỳ vẫn còn tiềm ẩn rủi ro cho đồng euro.

GBP/USD

Ngưỡng kháng cự: 1.2845/1.2865
Ngưỡng hỗ trợ: 1.2775/1.2755

Sau khi Anh tăng lãi suất vào đầu tháng Tám, Ngân hàng Anh cần quan sát kết quả của dữ liệu kinh tế quý ba và sau đó xem xét định hướng chính sách tiền tệ trong tương lai. Khả năng tăng lãi suất ở thời điểm hiện tại là không cao. Đô la Mỹ đã giảm và euro tăng lên, qua đó cũng giúp bảng Anh tăng giá. Do đó, để xác định xu hướng của bảng Anh so với đô la Mỹ thì chúng ta nêm tham chiếu đồng euro, tiếp theo là dữ liệu kinh tế của Anh.

USD/CHF

Ngưỡng kháng cự: 0.9935/0.9950
Ngưỡng hỗ trợ: 0.9870/0.9855

Đồng euro và franc Thụy Sĩ đã tăng lên, và thị trường tin rằng xu hướng của 2 đồng tiền này luôn đồng bộ. Cơ hội tăng lãi suất của Fed trong tháng 9 rất cao vì vậy, chúng ta phải chú ý đển những rủi ro suy giảm của đồng euro và franc Thụy Sĩ.

USD/JPY

Ngưỡng kháng cự: 110.35/110.55
Ngưỡng hỗ trợ: 109.75/109.55

Đô la Mỹ đã giảm chỉnh và giảm so với đồng yên. Tuy nhiên, xu hướng hiện tại của chỉ số Dow Jones và Nikkei vẫn tiếp tục tăng, và đồng đô la Mỹ được dự kiến sẽ tăng so với đồng yên.

AUD/USD

Ngưỡng kháng cự: 0.7355/0.7370
Ngưỡng hỗ trợ: 0.7310/0.7290

Trước đó, tỷ lệ thất nghiệp và việc làm của Úc đã được cải thiện trong tháng 7 và đô la Úc đã tăng giá. Ngoài ra, cuộc khủng hoảng Thổ Nhĩ Kỳ đã giảm bớt và đồng euro tăng, gián tiếp thúc đẩy đồng đô la Úc tăng giá. Hiện tại, đô la Úc sẽ có cơ hội điều chỉnh so với đô la Mỹ.

NZD/USD

Ngưỡng kháng cự: 0.6665/0.6685
Ngưỡng hỗ trợ: 0.6620/0.6600

Dữ liệu kinh tế gần đây của Úc và New Zealand đều tốt và đô la New Zealand tăng giá. Ngoài ra, việc đồng euro tăng giá cũng giáp tiếp giúp đồng đô la New Zealand tăng giá theo. New Zealand đã công bố dữ liệu quan trọng trong tuần này và thị trường đang theo dõi hiệu suất của dữ liệu bán lẻ được công bố vào ngày mai.

USD/CAD

Ngưỡng kháng cự: 1.3065/1.3080
Ngưỡng hỗ trợ: 1.3025/1.3000

Bắc Mỹ và Canada đã không trở lại đàm phán hiệp định thương mại và đồng đô la Canada vẫn có những rủi ro giảm giá. Nhưng nếu giá dầu tăng mạnh thì nó thúc đẩy đô la Canada tăng giá. 1.2960 là mức hỗ trợ quan trọng và trong ngắn hạn USD/CAD sẽ biến động trong khoảng 1.30 - 1.31.

EUR/GBP

Ngưỡng kháng cự: 0.8985/0.9000
Ngưỡng hỗ trợ: 0.8940/0.8925

Theo phân tích kỹ thuật thì đồng euro đã phá vỡ mức 0.8965 so với bảng Anh và có thể tiếp tục tăng. Hiện tại, chúng tôi đang nhắm đến mục tiêu tiếp theo là 0.9020.

XAU/USD

Ngưỡng kháng cự: 1198/1200
Ngưỡng hỗ trợ: 1190/1188

Vàng đã vượt qua các mức quan trọng là 1188 và 1192. Nhưng cuộc họp của Fed trong tuần này và cuộc họp thường niên của các ngân hàng toàn cầu, nếu Fed tăng lãi suất đúng theo kỳ vọng của thị trường thì vàng sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực. Chúng ta hãy theo dõi ngưỡng kháng cự quan trọng tại 1200.

Dầu thô kỳ hạn Mỹ

Ngưỡng kháng cự: 66.25/66.55
Ngưỡng hỗ trợ: 64.75/64.35

Cuộc khủng hoảng Thổ Nhĩ Kỳ đã giảm bớt, những Mỹ đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với các quốc gia khác, ảnh hưởng đến kinh tế và sản xuất, keo theo nhu cầu về dầu.
 
ATFX - PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG NGÀY 22/08/2018

Cựu luật sư của Tổng thống Mỹ Donald Trump, Micheal Cohen đã xuất hiện ở Manhattan, New York, thừa nhận việc vi phạm luật tài chính bầu cử và 8 cáo buộc khác. Bị ảnh hưởng bởi tin tức nên Dow Jones đã giảm 120 điểm trong 2 ngày. Một số nhà phân tích tin rằng sau khi Cohen nhận tội, ông có thể cung cấp thêm thông tin cho Robert Mueller, công tố viên đặc biệt phụ trách điều tra "Russian Gate", để Trump phải đối mặt với những rủi ro pháp lý lớn hơn. Thậm chí còn gây ra nhiều vấn đề ngoại giao, ảnh hưởng đến đảng của ông Trump và điều này không tốt cho cuộc bầu cử vào tháng 11. Và việc này cũng làm ảnh ưởng đến uy tín của Mỹ, thị trường chứng khoán và tiền tệ. Nhưng chúng ta hãy nhớ rằng, đây chỉ là một yếu tố ngắn hạn và tình hình thực tế được xác định bởi dữ liệu kinh tế và chính sách tiền tệ.

Hiện không có dữ liệu kinh tế quan trọng và thị trường có thể chú ý đến các dữ liệu của Canada. Lạm phát của Canada đã tăng mạnh trong tuần trước và dữ liệu bán lẻ của Canada sẽ được theo dõi trong tối nay. Sáng mai cũng sẽ cuộc họp về chính sách tiền tệ của FOMC và cuộc họp của ngân hàng lịch sử châu Âu tối mai. Chúng ta không thể bỏ qua 2 sự kiện quan trọng này.

EUR/USD

Ngưỡng kháng cự: 1.1595/1.1620
Ngưỡng hỗ trợ: 1.1545/1.1530

Nếu chính sách tiền tệ của FOMC xác nhận việc tăng lãi suất thì điều này tốt cho đồng USD và xấu cho đồng euro. Trong ngắn hạn, đồng đô la Mỹ giảm và đồng euro tăng giá do ảnh hưởng bởi uy tín của tổng thống Mỹ. Nếu thị trường châu Âu không có bất kỳ tác động nào thì đồng euro có cơ hội điều chỉnh so với USD.

GBP/USD

Ngưỡng kháng cự: 1.2925/1.2945
Ngưỡng hỗ trợ: 1.2865/1.2850

Sau khi Anh tăng lãi suất vào đầu tháng 8, Ngân hàng Anh cần quen sát kết quả của dữ liệu kinh tế quý III và sau đó xem xét chính sách tiền tệ trong tương lai. Khả năng tăng lãi suất trong thời điểm hiện tại là rất thấp.

USD/CHF

Ngưỡng kháng cự: 0.9885/0.9910
Ngưỡng hỗ trợ: 0.9830/0.9815

Cơ hội tăng lãi suất của Fed trong tháng 9 rất lớn, nếu hồ sơ cuộc họp của Fed cho thấy việc hỗ trợ tăng lãi suất thì đồng franc Thụy Sĩ sẽ giảm.

USD/JPY

Ngưỡng kháng cự: 110.40/110.65
Ngưỡng hỗ trợ: 109.90/109.75

Dự kiến đô la Mỹ sẽ tăng trở lại so với đồng yen do chỉ số Dow Jones và Nikkei hiện tại của Mỹ tiếp tục tăng,

AUD/USD

Ngưỡng kháng cự: 0.7365/0.7380
Ngưỡng hỗ trợ: 0.7320/0.7300

Dữ liệu của Úc tiếp tục được cải thiện với đô la Úc tăng giá. Tuy nhiên, đô la Úc sẽ có cơ hội điều chỉnh so với đô la Mỹ.


NZD/USD

Ngưỡng kháng cự: 0.6720/0.6735
Ngưỡng hỗ trợ: 0.6680/0.6660

Doanh số bán lẻ quý II của New Zealand tăng mạnh, từ 0.1% trong quý trước lên 1.1%, tăng 3.1% so với cùng kỳ năm ngoái, giúp đô la New Zealand tăng giá. Vào thứ Sáu, New Zealand sẽ công bố tài khoản thương mại. Trước khi dữ liệu được công bố thì đồng đô la New Zealand có thể được điều chỉnh.

USD/CAD

Ngưỡng kháng cự: 1.3065/1.3080
Ngưỡng hỗ trợ: 1.3025/1.3000

Sự phục hồi của giá dầu giúp đô la Canada tăng giá. Trong ngắn hạn, chúng ta tiếp tục chú ý đến mức 1.30 - 1.31.

XAU/USD

Ngưỡng kháng cự: 1198/1200
Ngưỡng hỗ trợ: 1192/1190

Cuộc họp của Fed trong tuần này và cuộc họp thường niên của các ngân hàng toàn cầu là tâm điểm trong tuần này. Nếu thị trường vẫn tiếp tục kỳ vọng Fed tăng lãi suất thì vàng sẽ giảm.
 
ATFX - PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG NGÀY 23/08/2018

Biên bản cuộc họp chính sách tiền tệ của Cục dự trữ liên bang Mỹ cho thấy Fed vẫn duy trì việc tăng dần lãi suất. Thị trường tiếp tục theo dõi Hội nghị thường niên của các Ngân hàng trung ương toàn cầu trong 3 ngày để tìm hiểu về chính sách tiền tệ của họ, đặc biệt là phát biểu của chủ tịch Fed tại cuộc họp. Thị trường dự đoán rằng Powell có thể tiết lộ chính sách tiền tệ mới nhất của Fed. Ngoài ra, tổng thống Mỹ nhiều lần nói rằng ông không hài lòng với lãi suất của Fed, và thế giới đã đặt câu hỏi về trở ngại của ông Trump đối với sự hoạt động độc lập của Fed và ảnh hưởng của nó đối với đồng đô la Mỹ.

Tuần này, không có các dữ liệu kinh tế quan trọng của Mỹ. Số lượng yêu cầu thất nghiệp và dữ liệu bán nhà mới, cũng như chỉ số quản lý thu mua sản xuất và dịch vụ có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho nền kinh tế Mỹ. Nếu dữ liệu tốt hơn kỳ vọng của thị trường, nó có thể giúp đồng USD tăng giá. Việc xác nhận thêm các dữ liệu kinh tế quan trọng của Mỹ nhằm ước tính GDP của Mỹ trong tuần tới và chính sách tiền tệ của Fed.

EUR/USD

Ngưỡng kháng cự: 1.1585/1.1600
Ngưỡng hỗ trợ: 1.1545/1.1530

Hôm qua, EUR/USD đã chạm mức 1.1620. Theo biên bản cuộc họp chính sách tiền tệ của FOMC thì Fed sẽ tiêp tục tăng lãi suất dần, điều này hỗ trợ đồng đô la Mỹ. Sau khi đạt mức cao thì đồng euro đã giảm trở lại xuống 1.1530. Nếu nền kinh tế Mỹ và dữ liệu việc làm tăng mạnh trong tối nay thì EUR/USD có thể giảm về vùng 1.1480.

GBP/USD

Ngưỡng kháng cự: 1.2905/1.2925
Ngưỡng hỗ trợ: 1.2850/1.2830

Đồng đô la Mỹ được hỗ trợ bởi chính sách tăng dần lãi suất của Fed. Ngược lại, sẽ thật khó để Anh tăng lãi suất trong thời điểm hiện tại sau việc tăng lãi suất vào đầu tháng 8. Trong ngắn hạn, xu hướng GBP/USD tiếp tục giống như đồng euro.

USD/CHF

Ngưỡng kháng cự: 0.9885/0.9910
Ngưỡng hỗ trợ: 0.9830/0.9815

Đồng franc Thụy Sĩ tiếp tục bị chi phối bởi đồng euro. Và đồng euro đảo chiều xu hướng giảm của nó, làm đồng franc Thụy Sĩ giảm theo.

USD/JPY

Ngưỡng kháng cự: 111.20/111.45
Ngưỡng hỗ trợ: 110.60/110.45

Fed tiếp tục tăng lãi suất dần và điều này hỗ trợ đồng đô la Mỹ. Khi chỉ số Nikkei tiếp tục tăng, đồng đô la Mỹ cũng theo sau và tăng so với đồng yên. Hiện tại USD/JPY đang test mức 111.20 và 111.45.

AUD/USD

Ngưỡng kháng cự: 0.7305/0.7320
Ngưỡng hỗ trợ: 0.7270/0.7250

Thị trường đã quên đi kết quả dữ liệu của Úc. Đông la Mỹ tiếp tục mạnh lên và gây áp lực giảm lên đồng đô la Úc. Ngoài ra, biên bản cuộc họp của Fed cho thấy lập trường tăng lãi suất. AUD/USD hiện tại đang chuẩn bị test vùng hỗ trợ 0.7250, nhưng chúng ta cần chú ý đến dữ liệu kinh tế của Mỹ vì nó phải phù họp với đà tăng trưởng.

NZD/USD

Ngưỡng kháng cự: 0.6690/0.6705
Ngưỡng hỗ trợ: 0.6640/0.6620

Đô la New Zealand chịu áp lực nặng nề do đô la Mỹ tăng mạnh trở lại. Hiện tại NZD/USD chuẩn bị test về các vùng hỗ trợ.

USD/CAD

Ngưỡng kháng cự: 1.3065/1.3080
Ngưỡng hỗ trợ: 1.3025/1.3000

Các cuộc đàm phán về các hiện định thương mại Bắc Mỹ đã tiến triển, dự trữ dầu thô đã giảm và giá dầu tăng trở lại. Cả 2 điều này hỗ trợ đô la Canada tăng giá.

XAU/USD

Ngưỡng kháng cự: 1194/1196
Ngưỡng hỗ trợ: 1187/1185

Fed tiếp tục tăng lãi suất và đàm phán thương mại Bắc Mỹ đã tiến triển, tâm lý lo sợ rủi ro của thị trường đã giảm, đây là những tin tiêu cực đối với vàng, vàng có khả năng test về vùng 1192 và 1180 là hỗ trợ quan trọng.

Dầu thô kỳ hạn Mỹ

Ngưỡng kháng cự: 68.35/68.75
Ngưỡng hỗ trợ: 66.75/66.35

Dự trữ dầu thô Mỹ đã giảm, thúc đẩy giá dầu tăng. Sau khi giá dầu duy trì trên mức hỗ trợ 64 thì nó đang tập trung vào mức quan trọng hơn đó là 69.
 
ATFX - PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG NGÀY 24/08/2018

Biên bản cuộc họp của Fed cho thấy họ sẽ giữ mức tăng lãi suất dần và các quỹ lại tiếp tục đổ về đồng đô la Mỹ. Thị trường chú ý vào tối nay khi chủ tịch Fed - Powell phát biểu tại Hội nghị Thường niên của các Ngân hàng Trung ương toàn cầu Jackson Holes để tìm hiểu thêm về chính sách tiền tệ của Fed. Thị trường đoán rằng Powell có thể tiết lộ những chính sách tiền tệ mới nhất của Fed. Ngoài ra, cuộc họp thường niên của ngân hàng trung ương sẽ nói về tác động của Mỹ đối với cuộc chiến thương mại toàn cầu.

Chiều nay, GDP quý II của Đức sẽ được công bố và các đơn hàng bền của Mỹ phát hành vào tối nay. Dự kiến rằng các đơn hàng bên của Mỹ sẽ giảm.

EUR/USD

Ngưỡng kháng cự: 1.1585/1.1600
Ngưỡng hỗ trợ: 1.1530/1.1510

Nếu GDP quý II của Đức tốt hơn dự kiến thì nó hỗ trợ cho đồng euro. Nếu các đơn hàng bền của Mỹ trong tháng 7 giảm thì nó sẽ ảnh hưởng đến dự báo GDP quý II vào thứ Tư tuần tới của Mỹ, ảnh hưởng đến những thay đổi trong xu hướng của đô la Mỹ và ảnh hưởng đến đồng euro. Theo tính toán hiệu suất của dữ liệu, thì đồng euro có thể tăng giá.

GBP/USD

Ngưỡng kháng cự: 1.2855/1.2875
Ngưỡng hỗ trợ: 1.2795/1.2775

Chính sách tiền tệ của Fed cho thấy rằng họ sẽ tiếp tục tăng lãi suất và đồng bảng Anh đã giảm. Không có dữ liệu quan trọng nào được công bố của Anh, dự kiến xu hướng của bảng Anh sẽ giống như euro.

USD/CHF

Ngưỡng kháng cự: 0.9875/0.9890
Ngưỡng hỗ trợ: 0.9820/0.9805

Nếu các đơn hàng bền của Mỹ không tốt trong tối nay và đô la Mỹ giảm thì điều này hỗ trợ đồng franc tăng giá.

USD/JPY

Ngưỡng kháng cự: 111.45/111.65
Ngưỡng hỗ trợ: 110.90/110.75

Thị trường ước tính kinh tế Mỹ sẽ suy yếu và thị trường chứng khoán Mỹ cũng sẽ giảm. Vì vậy, USD/JPY cũng sẽ giảm theo.

AUD/USD

Ngưỡng kháng cự: 0.7265/0.7280
Ngưỡng hỗ trợ: 0.7235/0.7220

Tối nay, dữ liệu của Mỹ có thể không được tốt, đây là cơ hội tăng giá cho đồng đô la Úc.

XAU/USD

Ngưỡng kháng cự: 1191/1193
Ngưỡng hỗ trợ: 1183/1180

Mức hỗ trợ 1180 quan trọng không bị phá vỡ, nếu dữ liệu của Mỹ không được tốt trong tối nay, giá vàng sẽ tăng.
 
tuần trước làm ngược với ông này là hốt usd/jpy rồi
 
ATFX - PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG NGÀY 27/08/2018

Chủ tịch Fed - Powell tiết lộ rằng các điều kiện tăng lãi suất của Fed là tỷ lệ lạm phát phải lên hơn 2%. Ông nhắc lại rằng mức lạm phát của kinh tế Mỹ hiện tại không vượt quá phạm vi này, cho thấy Fed có thể không tăng lãi suất trong tháng tới, và đồng đô la đã giảm. Ngay cả giá vàng cũng đã phá vỡ ngưỡng kháng cự 1200 USD.

Tâm điểm ngày hôm nay là chỉ số kinh doanh IFO của Đức vào tháng 8. Thị trường hi vọng dữ liệu của Đức sẽ tăng từ tháng trước, giúp đồng euro tăng giá. Bảng Anh và đồng franc Thụy Sĩ cũng sẽ có nhiều lợi ích từ đồng tiền chung châu Âu. Một dữ liệu cũng rất quan trọng của tuần này đó là điều chỉnh GDP trong quý II của Mỹ vào thứ Tư. Nếu nó đạt mức tăng trưởng 4%, nó sẽ có lợi cho đô la Mỹ.

EUR/USD

Ngưỡng kháng cự: 1.1660/1.1675
Ngưỡng hỗ trợ: 1.1625/1.1610

Thứ Sáu tuần trước, GDP quý II của Đức đã bằng so với tháng trước và hỗ trợ đồng euro. Ngoài ra, các đơn hàng bền của Mỹ trong tháng 7 đã giảm nhiều hơn kỳ vọng của thị trường. Phát biểu của Fed tiếp tục kéo đô la Mỹ đi xuống và đẩy đồng euro lên. Nhưng hôm nay, EUR/USD có thể điều chỉnh sau dữ liệu của Đức.

GBP/USD

Ngưỡng kháng cự: 1.2885/1.2905
Ngưỡng hỗ trợ: 1.2835/1.2815

Số liệu GDP quý II của Đức đã hỗ trợ cho đồng euro và bảng Anh. Cũng giống như đồng euro, bảng Anh có cơ hội điều chỉnh so với USD.

USD/CHF

Ngưỡng kháng cự: 0.9845/0.9860
Ngưỡng hỗ trợ: 0.9820/0.9810

Nếu đồng euro giảm, nó sẽ gián tiếp hạn chế sự tăng trưởng của franc Thụy Sĩ. Hiện tại, USD/CHF vẫn duy trì ở mức 0.9875 và 0.9890.

USD/JPY

Ngưỡng kháng cự: 111.45/111.65
Ngưỡng hỗ trợ: 110.90/110.75

USD/JPY một lần nữa test mức kháng cự 111.45, về phân tích kỹ thuật thì đây là một mức cao trong những tháng gần đây. Tuy nhiên, nếu mức 111.45 và 111.65 không bị phá vỡ thì đồng đô la Mỹ sẽ điều chỉnh so với đồng yên.

AUD/USD

Ngưỡng kháng cự: 0.7345/0.7360
Ngưỡng hỗ trợ: 0.7305/0.7290

Đơn hàng bền của Mỹ không đạt như kỳ vọng của thị trường trong tháng 7. Ngoài ra, phát biểu của chủ tịch Fed đã đẩy đồng đô la Mỹ giảm và giúp đô la Úc tăng. Theo nhận định của chúng tôi, AUD/USD có cơ hội điều chỉnh trong hôm nay.

NZD/USD

Ngưỡng kháng cự: 0.6705/0.6715
Ngưỡng hỗ trợ: 0.6670/0.6655

Thâm hụt thương mại của New Zealand đã tăng trong tuần trước, nhưng xuất khẩu đã tăng mạnh, bù đắp các yếu tố tiêu cực. Nhận định hôm nay thì NZD có thể điều chính so với USD trong phiên Mỹ hôm nay.

USD/CAD

Ngưỡng kháng cự: 1.3055/1.3075
Ngưỡng hỗ trợ: 1.3005/1.2985

USD/CAD test và phá vỡ mức 1.3035. USD/CAD có cơ hội phục hồi lên 1.3055 hoặc 1.3075.

EUR/GBP

Ngưỡng kháng cự: 0.9060/0.9075
Ngưỡng hỗ trợ: 0.9025/0.9005

Đồng euro tiếp tục tăng so với bảng Anh. Mục tiêu đã đạt được là 0.9020, tuy nhiên chúng ta cần lưu ý đến trường hợp đảo ngược xu hướng.

XAU/USD

Ngưỡng kháng cự: 1208/1211
Ngưỡng hỗ trợ: 1201/1198

Các dữ liệu kinh tế yếu của Mỹ và phát biểu của chủ tịch Fed đã kéo đô la Mỹ giảm và giá vàng tăng. Thị trường đang chờ đợi để xem kết quả GDP của Mỹ vào thứ Tư, và vàng có thể điều chỉnh trong ngắn hạn.

Dầu thô kỳ hạn Mỹ

Ngưỡng kháng cự: 68.85/69.05
Ngưỡng hỗ trợ: 67.95/67.60

Tuần trước, các kho dự trữ dầu thô đã giảm, những phát biểu của chủ tịch Fed đã giúp phục hồi giá dầu. Sau khi đạt mục tiêu 69 USD thì giá dầu đã điều chỉnh. Mục tiêu điều chỉnh có thể dưới 67 USD.
 
ATFX - PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG NGÀY 29/08/2018

Hiệp định thương mại Bắc Mỹ đạt được thỏa thuận để giảm bớt căng thẳng thương mại ở Bắc Mỹ, rủi ro cũng đã giảm bớt. Thị trường chứng khoán toàn cầu tăng. Chỉ số niềm tin tiêu dùng của Mỹ tăng đêm qua, FED đã xác định thống đốc Fed mới. Thị trường vẫn tin rằng Fed sẽ tăng lãi suất vào tháng tới và đồng đô la Mỹ sẽ tăng ở mức thấp. Đồng euro đã điều chỉnh từ 1.1735 xuống dưới 1.17 trong khi giá vàng được điều chỉnh từ 1212 USD xuống 1200 USD.

Hôm nay, thị trường quan tâm đến chỉ số niềm tin tiêu dùng tháng 9 của Đức vào chiều nay, nếu kết quả tốt hơn dự kiến thì nó sẽ giúp đồng euro tăng giá trong ngắn hạn. Sau đó, kết quả GDP quý II của Pháp cũng sẽ được công bố. Tối nay, tài khoản vãng lai của Canada và số liệu GDP được điều chỉnh quý II của Mỹ sẽ được phát hành, thị trường đang theo dõi những số liệu này. Đặc biệt, số liệu sửa đổi GDP thực tế quý II của Mỹ là được thị trường quan tâm nhất. Nếu GDP ít hơn 4%, nó có thể làm đồng đô la Mỹ giảm. Ngược lại, nếu tốc độ tăng trưởng còn cao hơn giá trị trước đó thì nó được kỳ vọng làm tăng đồng đô la MỸ.

EUR/USD

Ngưỡng kháng cự: 1.1715/1.1730
Ngưỡng hỗ trợ: 1.1655/1.1640

Tin xấu trước đó về đồng đô la Mỹ đã giúp đồng euro tăng giá. Nhưng thị trường đang chờ đợi xem liệu sửa đổi GDP quý II của Mỹ có thể đạt được dự báo tăng trưởng 4% hay không. Do đó, theo dự tính ngày hôm qua, nếu EUR/USD tăng lên mức 1.17 thì sẽ điều chỉnh giảm. Nếu sửa đổi GDP quý II vượt quá kỳ vọng của thị trường thì cặp EUR/USD sẽ giảm về 1.1640.

GBP/USD

Ngưỡng kháng cự: 1.2905/1.2925
Ngưỡng hỗ trợ: 1.2835/1.2815

Sự tăng giá của đồng euro và tin xấu về đô la Mỹ đã giúp bảng Anh tăng giá. Tuy nhiên, thị trường vẫn chờ xem số liệu GDP sửa đổi trong quý II của Mỹ. Và Bộ trưởng Tài chính Anh - Carney không có phát biểu về thỏa thuận Brexit. Nếu tin xấu tiếp tục cản trợ bảng Anh, mục tiêu GBP/USD sẽ dưới mức 1.2815.

USD/CHF

Ngưỡng kháng cự: 0.9845/0.9860
Ngưỡng hỗ trợ: 0.9760/0.9745

Chúng ta cần chú ý đến chỉ số niềm tin đầu tư của Thụy Sĩ và chỉ số kinh tế. Kết quả có cơ hội ảnh hưởng đến xu hướng của đô la Mỹ so với franc Thụy Sĩ. Tuy nhiên, xu hướng của franc Thụy Sĩ vẫn bị chi phối bởi đồng euro.

USD/JPY

Ngưỡng kháng cự: 111.45/111.65
Ngưỡng hỗ trợ: 110.95/110.80

Tâm lý thị trường có nguy cơ bị xáo trộn, quỹ chảy vào thị trường chứng khoán, chỉ số Nikkei tăng và đô la Mỹ tăng giá so với đồng yên. USD/JPY dự kiến sẽ test kháng cự 111.45 một lần nữa. Nếu GDP của Mỹ tốt hơn dự kiến thì USD/JPY có cơ hội phá vỡ 111.45 và 111.65.

AUD/USD

Ngưỡng kháng cự: 0.7350/0.7360
Ngưỡng hỗ trợ: 0.7320/0.7300

Đô la Mỹ giảm ngày hôm qua và đô la Úc đạt mức cao 0.7360. Với các dữ liệu kinh tế của Mỹ và những thay đổi trong ban lãnh đạo của Fed, đồng đô la Mỹ đã phục hồi trở lại. Nếu GDP quý II của Mỹ được công bố tối nay vượt hơn kỳ vọng thị trường thì AUD/USD có cơ hội trở về 0.7320 hoặc 0.7300.

NZD/USD

Ngưỡng kháng cự: 0.6715/0.6725
Ngưỡng hỗ trợ: 0.6690/0.6675

Thị trường đang theo dõi chặt chẽ số liệu GDP của Mỹ trong tối nay, và đô la New Zealand có cơ hội điều chỉnh trong ngắn hạn.

USD/CAD

Ngưỡng kháng cự: 1.2965/1.2985
Ngưỡng hỗ trợ: 1.2915/1.2895

Mỹ và Canada đã nối lại các cuộc đàm phán thương mại. Kết quả tài khoản vãng lãi quý II của Canada sẽ ảnh hưởng đến đô la Canada. Ngoài ra, nếu giá dầu không tăng hoặc điều chỉnh thì đô la Canada cũng có cơ hội giảm.

EUR/GBP

Ngưỡng kháng cự: 0.9095/0.9120
Ngưỡng hỗ trợ: 0.9075/0.9055

Thỏa thuận Brexit không rõ ràng và thống đốc Ngân hàng Anh cho biết không có ý định ngừng lại. Đồng euro vẫn mạnh hơn bảng Anh và euro đã tăng so với bảng Anh, tiếp tục chạm đến mức kháng cự khác. Trong 2 năm qua, đồng euro đã bật tăng trở lại sau khi chạm mức 0.91 so với bảng Anh.

XAU/USD

Ngưỡng kháng cự: 1206/1208
Ngưỡng hỗ trợ: 1202/1200

Tối qua, chỉ số niềm tin tiêu dùng tăng, đô la phục hồi và giá vàng giảm. Thị trường đang chờ kết quả GDP sửa đổi quý II của Mỹ tối nay. Nếu dữ liệu kinh tế của Mỹ đạt được kỳ vọng của thị trường thì đây là tin tiêu cực đối với vàng.

Dầu thô kỳ hạn Mỹ

Ngưỡng kháng cự: 68.85/69.05
Ngưỡng hỗ trợ: 67.95/67.60

Chiến tranh thương mại đã hạ nhiệt và giá dầu có cơ hội tăng. Phát biểu của chủ tịch Fed đã kích thích sự phục hồi của giá dầu, nhưng gia dầu đã điều chỉnh.
 
ATFX - PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG NGÀY 30/08/2018

Tỷ lệ sửa đổi GDP quý II của Mỹ là 4.2%, tốt hơn so với các số liệu trước đó. Kỳ vọng của thị trường là 4.1% và đồng đô la Mỹ đang được hỗ trợ trước thông tin này. Thật không may, doanh số bán nhà của Mỹ trong tháng 7 giảm, chỉ âm 0.7%. Doanh số bán nhà hiện tại cũng giảm, những thông tin này là tiêu cực cho đồng đô la Mỹ và đồng tiền châu Âu đã tăng. Ngoài ra, lý do chính để đồng euro và bảng Anh tăng giá đó là Anh và EU đã có những tiến bộ mới trong Brexit. Chúng tôi dự đoán rằng trước thời hạn của tháng 3 năm sau, thỏa thuận sẽ được xóa bỏ thành công. Tin tức này cũng giúp bảng Anh lên mức cao nhất trong 3 tuần 1.30.

Hôm nay, thị trường lo ngại về báo cáo việc làm của Đức trong tháng 8 và tín dụng tiêu dùng của Anh. Phân tích từ những dữ liệu liên quan gần đây, người ta dự đoán rắng các dữ liệu trên là tăng. Nếu kết quả tốt hơn dự kiến, nó sẽ giúp đồng euro và bảng Anh tăng trong ngắn hạn. Chúng ta cũng chú ý đến các dữ liệu quan trọng của Eurozone và Đức vào buổi chiều. Đặc biệt là chú ý đến chỉ số giá tiêu dùng của Đức và chỉ số giá tháng 7 của Mỹ. Trước đó, Fed nói rằng nếu lạm phát vượt 2% thì sẽ xem xét việc tăng lãi suất.

EUR/USD

Ngưỡng kháng cự: 1.1715/1.1730
Ngưỡng hỗ trợ: 1.1655/1.1640

Vào buổi chiều, chỉ số giá tiêu dùng tháng 8 của Đức sẽ phản ánh tình hình khu vực đồng euro. Nếu giá khu vực đồng euro tăng lên, nó sẽ giúp đồng euro. Một tin tức quan trọng khác vào buổi tối đó là chỉ số giá tháng 7 của Mỹ. Nếu chỉ số này của Mỹ tăng thì nó sẽ hỗ trợ đồng USD, đồng thời củng cố việc tăng lãi suất của Fed.

GBP/USD

Ngưỡng kháng cự: 1.3075/1.3090
Ngưỡng hỗ trợ: 1.2975/1.2960

Trong 2 ngày tới, Anh công bố một số dữ liệu kinh tế quan trọng. Trong ngắn hạn, kết quả của chỉ số giá tiêu dùng của Đức sẽ phản ảnh tình trạng giá tiêu dùng của khu vực đồng euro. Nêu các số liệu này tăng lên, đó là điều tích cự cho bảng Anh.

USD/CHF

Ngưỡng kháng cự: 0.9745/0.9760
Ngưỡng hỗ trợ: 0.9700/0.9685

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 7, thu nhập cá nhân và tiêu tiêu của Mỹ là những chỉ số quan trọng trong tối nay. Chúng ta cần xem xét các dữ liệu này vì nếu các số liệu này đều tăng thì đây là tiêu cực cho franc Thụy Sĩ.

USD/JPY

Ngưỡng kháng cự: 111.80/112.00
Ngưỡng hỗ trợ: 111.35/111.20

Doanh số bán lẻ của Nhật Bản tăng, cùng với GDP của Mỹ tốt hơn dự kiến, dòng vốn chảy vào thị trường chứng khoán, chỉ số Nikkei tăng, giúp đô la Mỹ tăng so với đồng yên. Sau khi phá vỡ mục tiêu dự kiến là 111.45 thì mục tiêu tiếp theo sẽ là 112.

AUD/USD

Ngưỡng kháng cự: 0.7305/0.7315
Ngưỡng hỗ trợ: 0.7270/0.7255

Thông tin sửa đổi GDP quý II vượt hơn kỳ vọng của thị trường. Đồng USD tăng và AUD giảm. Dữ liệu kinh tế của New Zealand sáng nay không được tốt, điều này gây tiêu cực cho đô la Úc.

NZD/USD

Ngưỡng kháng cự: 0.6675/0.6690
Ngưỡng hỗ trợ: 0.6640/0.6625

Cũng giống như đô la Úc, đồng đô la New Zealand cũng đã giảm do số liệu kinh tế của New Zealand sáng nay không được tốt. Chúng ta cần chú ý đế số liệu của Mỹ trong tối nay, nếu các dữ liệu này đều tốt thì là tin tiêu cực đối với đông la New Zealand.

USD/CAD

Ngưỡng kháng cự: 1.2965/1.2985
Ngưỡng hỗ trợ: 1.2915/1.2895


EUR/GBP

Ngưỡng kháng cự: 0.9005/0.9030
Ngưỡng hỗ trợ: 0.8960/0.8940

Kế hoạch Brexit đã tiến triển trong tối qua và bảng Anh đã tăng giá. Theo phân tích kỹ thuật thì EUR/GBP có thể test về mức 0.8900.

XAU/USD

Ngưỡng kháng cự: 1207/1210
Ngưỡng hỗ trợ: 1202/1200

Dữ liệu GDP quý II của Mỹ tăng, nhưng doanh số bán nhà hiện tại đã làm thị trường thất vọng, đồng đô la Mỹ giảm và giá vàng phục hồi. Chỉ số giá của tháng 7, thu nhập cá nhân và chi tiêu là những chỉ số quan trọng trong tối nay. Nếu các số liệu này tốt thì nó sẽ hỗ trợ đo la Mỹ, củng cố việc tăng lãi suất của Fed và giá vàng có thể giảm.

Dầu thô kỳ hạn Mỹ

Ngưỡng kháng cự: 69.65/69.95
Ngưỡng hỗ trợ: 67.95/67.60

Các kho dự trưc dầu thô EIA của Mỹ giảm mạnh, kích thích sự phục hồi của giá dầu lên trên 69 USD. Nếu giá dầu được điều chỉnh thì sẽ về 67 USD hoặc thấp hơn.
 
ATFX - PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG NGÀY 31/08/2018

Argentina bắt đầu rơi vào một cuộc khủng hoảng kinh tế. Đồng peso Argentina giảm hơn 11% so với đô la Mỹ. Ngân hàng trung ương Argentina tăng lãi suất ngay lập tức và đổn định đồng peso Argentina. Nhưng tin tức này đã gây ra dấu hiệu suy giảm trong cuộc khủng hoảng tiền tệ thị trường mới nổi nhằm hạn chế sự tăng giá của đồng euro. Ngoài ra, chiến tranh thương mại Trung-Mỹ tiếp tục căng thẳng. Chính phủ Mỹ đã hoàn thành việc tham vấn cộng đồng và đã công bố kết quả sau đó. Tuy nhiên, Tổng thống Mỹ - Donald Trump cho biết rằng chính phủ Mỹ có thể xem xét bắt đầu thực hiện áp thuế từ 10% đến 25% hàng hóa của Trung Quốc trị giá 200 tỷ USD từ tuần tới. Tin tức ảnh hưởng đến Trung Quốc và kéo thị trường chứng khoán toàn cầu đi xuống.

Chiều nay, thị trường chú ý đến doanh số bán lẻ thực tế của Đức trong tháng 8 và chỉ số giá nhà ở Anh vào tháng 8. Quan trọng hơn, nó liên quan đến tỷ lệ thất nghiệp tháng 7 và CPI của Eurozone. Dữ liệu lạm phát, việc làm và giá cả nói chung có nhiều khả năng gây ra biến động thị trường. Nếu kết quả đạt được kỳ vọng của thị trường, nó sẽ giúp đồng euro tăng giá trong ngắn hạn và gián tiếp đẩy mạnh bảng Anh. Chỉ số quản lý mua hàng Chicago vào tháng 8 và chỉ số niềm tin tiêu dùng của Đại học Michigan cũng đáng chú ý. Chủ tịch Fed cho biết, nếu lạm phát vượt 2% thì việc tăng lãi suất sẽ được xem xét. Nếu chỉ số niềm tin tiêu dùng của Đại học Michigan vượt xa kỳ vọng của thị trường vào tối nay, nó sẽ ảnh hưởng đến xu hướng đồng đô la trong ngắn hạn.

EUR/USD

Ngướng kháng cự: 1.1690/1.1705
Ngưỡng hỗ trợ: 1.1645/1.1630

Để xác định xu hướng của đồng euro thì chúng ta phải chú ý đến sự so sánh giữa khu vực châu Âu và dữ liệu kinh tế Mỹ. Chiều nay, khu vực đồng euro sẽ công bố tỷ lệ thất nghiệp và dữ liệu CPI. Nếu dữ liệu tốt hơn dự kiến, nó sẽ giúp đồng euro tăng giá. Nhưng chúng ta cũng đừng quên dữ liệu kinh tế của Mỹ trong tối nay. Ngoài ra, cuộc khủng hoảng tiền tệ ở thị trường mới nổi có thể ảnh hưởng đến sức mạnh của đồng euro. Tình hình giống như cuộc khủng hoảng Liro của Thổ Nhĩ Kỳ vào đầu tháng.

GBP/USD

Ngướng kháng cự: 1.3035/1.3050
Ngưỡng hỗ trợ: 1.2975/1.2960

Anh dự kiến sẽ có thỏa thuận mới với EU để tránh "hard Brexit" mà không có thỏa thuận. Tin tức giúp các nhà đầu tư tin tưởng vào bảng Anh và giúp bảng Anh tăng giá. Thật không may, cuộc khủng hoảng thị trường mới nổi đã gia tăng rủi ro tiền tệ châu Âu và bảng Anh giảm theo sau đồng euro.

USD/CHF

Ngướng kháng cự: 0.9705/0.9720
Ngưỡng hỗ trợ: 0.9670/0.9655

Đồng euro thường cùng xu hướng với đồng franc Thụy Sĩ. Bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng thị trường mới nổi đã ảnh hưởng đến đồng euro và gián tiếp ảnh hưởng đến franc Thụy Sĩ.

USD/JPY

Ngướng kháng cự: 111.30/111.45
Ngưỡng hỗ trợ: 110.85/110.70

Cuộc khủng hoảng tiền tệ thị trường mới nổi, thị trường chứng khoán toàn cầu giảm và các quỹ trú ẩn an toàn quay trở lại với đồng yên. Nếu thị trường chứng khoán toàn cầu và chỉ số Nikkei tiếp tục giảm, đồng USD có thể tiếp tục giảm.

AUD/USD

Ngướng kháng cự: 0.7275/0.7290
Ngưỡng hỗ trợ: 0.7230/0.7215

Đồng đô la Mỹ tăng và đô la Úc giảm. Cuộc chiến thương mại Trung-Mỹ một lần nữa lại nóng lên và ảnh hưởng đến thương mại Trung-Úc, một tiêu cực so với đô la Úc. Nếu Mỹ thực hiện chính sách mới chống lại Trung Quốc vào tuần tới, nó sẽ gián tiếp chống lại kinh tế Úc và đô la Úc.

NZD/USD

Ngướng kháng cự: 0.6665/0.6680
Ngưỡng hỗ trợ: 0.6625/0.6605

Dữ liệu kinh tế gần đây của New Zealand không được tốt, ảnh hưởng đến giá trị của đồng đô la New Zealand. Thương mại Trung Quốc và các cuộc khủng hoảng thị trường mới nổi có khả năng xấu đi, trong khi Fed có thể tăng lãi suất, tất cả các thông tin này đều là tiêu cực cho đô la New Zealand.

USD/CAD

Ngướng kháng cự: 1.3025/1.3045
Ngưỡng hỗ trợ: 1.2975/1.2955

Mỹ và Canada sẽ mở lại các cuộc đàm phán thương mại Bắc Mỹ, và đồng đô la Canada tăng giá. Nhưng GDP tháng 6 của Canada đã làm thị trường thất vọng và đô la Canada giảm giá. Ngay cả khi giá dầu tăng giá thì nó cũng không giúp cho đô la Canada. Nếu đô la Mỹ tiếp tục mạnh thì là tiêu cực đối với đô la Canada.

XAU/USD

Ngướng kháng cự: 1204/1206
Ngưỡng hỗ trợ: 1198/1196

Dữ liệu GDP sửa đổi quý II của Mỹ tăng lên, dự kiến lạm phát của Mỹ cũng sẽ tăng lên và Fed có thể sẽ tăng lãi suất, các thông tin này đều không tốt cho vàng. Nếu dữ liệu kinh tế của Mỹ tối nay đều mạnh, đô la Mỹ tăng, và niềm tin vào Fed sẽ tăng lãi suất càng mạnh mẽ hơn thì giá vàng sẽ giảm hơn nữa.

Dầu thô kỳ hạn Mỹ

Ngướng kháng cự: 70.25/70.55
Ngưỡng hỗ trợ: 68.95/68.60

Chiến tranh thương mại Trung-Mỹ lại tiếp tục, nó thậm chí ảnh hưởng đến nhu cầu dầu thô. Tuy nhiên, với sự kết thúc của quý thứ II - quý kinh tế thì nhu cầu dầu thô sẽ bắt đầu vào quý IV mỗi năm, dự kiến giá dầu thô sẽ tăng trong quý IV. Giá dầu có thể test lên mức 75 US hoặc 80 USD.
 
ATFX - PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG NGÀY 04/09/2018

Hôm nay thị trường Mỹ đã trở lại bình thường sau kỳ nghỉ hôm qua. Tại châu Âu, cơ quan xếp hạng quốc tế cho biết họ sẽ hạ xếp hạng tín nhiệm của Ý. Thị trường lo ngại rằng các thị trường mới nổi cũng sẽ bị hạ tín nhiệm.

Thị trường cũng đang lo ngại việc Fed có thể tăng lãi suất thêm 0.25% trong tháng 9. Trong tuần trước, giá trị sửa đổi GDP quý II của Mỹ tốt hơn giá trị ban đầu, đạt mức tăng trưởng 4.2%. Thị trường dự đoán rằng, việc làm phi nông nghiệp ADP của Mỹ sẽ tăng trong tháng 8. Nếu kết quả tốt hơn dự kiến hoặc cao hơn giá trị trước đó, thì thị trường có căn cứ để tính toán Nonfarm vào tối thứ Sáu, tỷ lệ thất nghiệp và tiền lương trung bình được cải thiện sẽ giúp dự đoán lạm phát sẽ nóng lên và chờ Fed tăng thêm 0.25% lãi suất trong tháng 9, điều này giúp đô la Mỹ tăng giá.

Trưa nay, Ngân hàng Dự trữ Úc sẽ họp về lãi suất và thị trường kỳ vọng rằng lãi suất sẽ không đổi. Nhưng những phát biểu trong cuộc họp là rất quan trọng.

EUR/USD

Ngưỡng kháng cự: 1.1615/1.1625
Ngưỡng hỗ trợ: 1.1560/1.1550

Thị trường tin rằng kinh tế Mỹ tăng trưởng trong quý II và "đánh bại" khu vực đồng euro. Việc cắt giảm thuế của Ý và chi tiêu nhà nước tăng đã dẫn đến việc hạ xếp hạng tín nhiệm của Ý. Bất kể kế hoạch tương lai của Ý có thể kích thích nền kinh tế thành công hay không, điều quan trọng nhất là dữ liệu việc làm tại Mỹ trong tuần này sẽ chiếm ưu thế hơn. Nếu thị trường vẫn kỳ vọng dữ liệu việc làm của Mỹ sẽ tốt, thì sẽ là tiêu cực đối với đồng euro.

GBP/USD

Ngưỡng kháng cự: 1.2875/1.2900
Ngưỡng hỗ trợ: 1.2825/1.2800

Anh và EU đã đạt được một số thỏa thuận, nhưng thị trường vẫn lo ngại về cuộc đàm phán giữ EU và Anh vẫn dậm chân tại chỗ hoặc thậm chí thất bại. Điều này là tiêu cực cho bảng Anh. Nếu không có bất kỳ tin tức nào tốt cho bảng Anh thì GBP/USD sẽ giảm về hỗ trợ 1.2800 và có cơ hội để phá vỡ mức hỗ trợ này.

USD/CHF

Ngưỡng kháng cự: 0.9735/0.9750
Ngưỡng hỗ trợ: 0.9690/0.9680

Thị trường và các quỹ quay sang đồng đô la Mỹ. Nếu dữ liệu việc làm của Mỹ mạnh thì đồng USD sẽ tăng so với CHF.

USD/JPY

Ngưỡng kháng cự: 111.30/111.45
Ngưỡng hỗ trợ: 110.90/110.75

Tuần này, thị trường ước tính rằng dữ liệu của Mỹ sẽ được cải thiện, góp phần tăng sức mạnh cho đồng đô la Mỹ, nếu điều này là hiện thực thì đồng yên sẽ giảm so với đòng USD.

AUD/USD

Ngưỡng kháng cự: 0.7225/0.7240
Ngưỡng hỗ trợ: 0.7170/0.7155

Đô la Mỹ mạnh lên và kiềm chế đô la Úc. Vào trưa nay, Ngân hàng Dự trữ Úc sẽ có quyết định về lãi suất. Nhưng điều quan trọng nhất trong cuộc họp này đó chính là việc cập nhật chính sách tiền tệ.

NZD/USD

Ngưỡng kháng cự: 0.6605/0.6620
Ngưỡng hỗ trợ: 0.6575/0.6555

Dữ liệu kinh tế gần đây của New Zealand không được tốt, ảnh hưởng đến sức mạnh của đô la New Zealand. Thương mại Trung Quốc và các cuộc khủng hoảng ở thị trường mới nổi có khả năng xấu đi, trong khi lãi suất của Fed có khả năng tăng, tất cả các thông tin này đều là tiêu cực so với đô la New Zealand. Ngoài ra, nếu Mỹ thực hiện một chính sách mới để chống lại nền kinh tế Trung Quốc và đồng thời xuất khẩu của New Zealand giảm xuống thì sẽ là điều tồi tệ cho đô la New Zealand. Thêm vào đó, xu hướng của đô la Úc thường ảnh hưởng đến đô la New Zealand, Ngân hàng Dự trữ Úc công bố quyết định lãi suất vào trưa nay, thị trường đang chờ đợi chính sách tiền tệ của Úc.

USD/CAD

Ngưỡng kháng cự: 1.3155/1.3175
Ngưỡng hỗ trợ: 1.3075/1.3060

Trước đó, Mỹ đồng ý rằng Canada sẽ mở lại các cuộc đàm phán thương mại Bắc Mỹ, với đồng đô la Canada tăng giá. Nhưng cuối cùng, chính phủ Canada không chấp nhận kế hoạch đàm phán, điều này làm thất vọng thị trường và tổn hại cho đô la Canada. Các yếu tố cơ bản ở Canada là tiêu cực, thậm chí xu hướng giá dầu có thể không giúp đô la Canada tăng giá.

XAU/USD

Ngưỡng kháng cự: 1202/1204
Ngưỡng hỗ trợ: 1196/1194

Hôm qua là ngày lễ của Mỹ, thị trường vàng đã đóng cửa trước thời hạn và giá vàng dao động trong phạm vi hẹp. Giao dịch hôm nay đã trở lại bình thường, và biến động có cơ hội mở rộng thêm. Khi dữ liệu sửa đổi GDP quý II tăng lên, lạm phát của Mỹ được kỳ vọng sẽ tăng lên, các yếu tố này đã gây tổn hại đến vàng. Dự kiến giá vàng sẽ giảm trong tuần này.

Dầu thô kỳ hạn của Mỹ

Ngưỡng kháng cự: 70.40/70.85
Ngưỡng hỗ trợ: 69.65/69.20

Chiến tranh thương mại Trung-Mỹ có thể sẽ nóng lên, có ảnh hưởng đến nhu cầu dầu thô. Giá dầu thô có thể tăng trong quý IV do nhu cầu về dầu thô bắt đầu tăng vào quý IV mỗi năm, giá vàng có thể tăng lên 75$ hoặc đến 80$.
 
ATFX - PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG NGÀY 05/09/2018

Kinh tế Argentina đã trải qua một cuộc suy thoái, đồng tiền đã giảm, cuộc khủng hoảng ở các thị trường mới nổi một lần nữa được chú ý. Trái phiếu ở các thị trường mới nổi đã giảm, và dòng vốn chảy vào các tài sản đồng USD để phòng tránh rủi ro, điều này gián tiếp ảnh hưởng đến sự suy giảm của các đồng tiền châu Âu. Tối qua, EUR/USD đã đạt mức thấp 1.1530, GBP/USD đạt 1.2810 và USD/CHF tăng lên 0.9765. Sau đó, Quốc hội Anh thảo luận về các cuộc đàm phán Brexit và đưa ra những nhận định tốt. Euro và các đồng tiền châu Âu khác đã tăng trở lại. Tuy nhiên, thời hạn đàm phán tiếp theo giữa Anh và Liên minh châu Âu là tháng 11 năm nay. Vẫn còn các vấn đề trong thỏa thuận cuối cùng về việc liệu hai bên có thể thương lượng thành công hay không. Thị trường dự đoán rằng khu vực đồng euro và Anh sẽ xem xét thắt chặt chính sách tiền tệ - nâng lãi suất vào giữa năm tới.

Chiều nay, tại khu vực đồng tiền chung Eurozone sẽ công bố chỉ số bán lẻ trong tháng 7 và Anh sẽ công bố chỉ số quản lý mua hàng của ngành dịch vụ công nghiệp. Nếu kết quả tốt hơn dự kiến thì đồng euro sẽ ổn định hơn. Vào buổi tối, Canada và Mỹ sẽ công bố tài khoản thương mại trong tháng 7. Sau đó, Canada sẽ công bố lãi suất. Thị trường dự đoán rằng lãi suất sẽ không thay đổi nhưng họ sẽ chú ý đến những nhận sét sau hội nghị.

EUR/USD

1.1610/1.1625
1.1550/1.1540

Thị trường tin rằng nền kinh tế Mỹ tăng trưởng trong quý II. Chiều nay, khu vực euro sẽ công bố chỉ số bán lẻ. Kết quả nổi bật của chỉ số bán lẻ sẽ kích thích mạnh nền kinh tế khu vực đồng euro. Trong mọi trường hợp, tiền tệ thị trường mới nổi, khủng hoảng trái phiếu và dữ liệu công việc của Mỹ trong tuần này được kỳ vọng sẽ ủng hộ đồng đô la Mỹ, trong ngắn hạn euro vẫn sẽ giảm giá.

GBP/USD

1.2875/1.2900
1.2835/1.2810

Thị trường vẫn không lạc quan về các cuộc đàm phán của Anh và EU. Chiều nay, Anh sẽ phát hành chỉ số quản lý mua hàng. Theo phân tích kỹ thuật thì 1.2800 là hỗ trợ tạm thời.

USD/CHF

0.9775/0.9790
0.9720/0.9600

Đồng euro ảnh hưởng trực tiếp đến đồng franc Thụy Sĩ. Thị trường đang lo lắng về tình hình các thị trường mới nổi, điều này gây tiêu cực đến các đồng tiền châu Âu. Thị trường cũng dự đoán rằng việc làm của Mỹ đang được cải thiện, hỗ trợ tăng lãi suất và các quỹ đang chuyển sang đồng đô la Mỹ. Euro giảm, sẽ gián tiếp gây tiêu cực cho franc Thụy Sĩ.

USD/JPY

111.70/111.85
111.30/111.15

Tuần này, thị trường dự đoán rằng dữ liệu công việc của Mỹ sẽ được cải thiện, giúp đồng USD tăng giá. Theo phân tích kỹ thuật, nếu không phá vỡ mức 111.85 và 112.0 thì USD/JPY có thể đảo chiều.

AUD/USD

0.7215/0.7225
0.7170/0.7155

Chiến tranh thương mại Trung-Mỹ ảnh hưởng đến triển vọng kinh tế Trung Quốc và ảnh hưởng đến thương mại Trung-Úc nên đồng đô la Úc giảm giá. AUD/USD vẫn trong xu hướng giảm.

NZD/USD

0.6565/0.6580
0.6525/0.6505

Xu hướng NZD/USD vẫn tiếp tục giảm.

USD/CAD

1.3175/1.3215
1.3105/1.3080

Thị trường lo ngại về triển vọng kinh tế của Canada và đồng đô la Canada giảm. Tối nay, tài khoản thương mại và quyết định lãi suất của Canada sẽ được công bố. Nếu 2 dữ liệu đều tốt thì nó sẽ giúp thay đổi xu hướng của đồng đô la Canada. Nếu dự trữ dầu thô tiếp tục giảm, dầu tăng giá thì cũng có lợi cho đồng đô la Canada.

XAU/USD

1198/1200
1192/1190

Sau khi Mỹ tiếp tục giao dịch bình thường ngày hôm qua, giao dịch vàng đã trở lại bình thường và biến động lớn hơn. Dữ liệu kinh tế của Mỹ trong tuần này đặc biệt là dữ liệu công việc được dự kiến sẽ tăng, giúp USD tăng giá và giá vàng giảm.

Dầu thô kỳ hạn Mỹ

70.40/70.85
69.15/68.90

Dự trữ đầu thô API và EIA vào sáng và tối mai có thể được sử dụng làm chỉ số nhu cầu dầu thô quý II. Nếu dự trữ giảm đáng kể, nó sẽ giúp giá dầu tăng trở lại.
 
ATFX - PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG NGÀY 06/09/2018

Sự mất giá của các đồng tiền tại thị trường mới nối đang dần lan rộng, tiền tệ thị trường mới nổi giảm giá và trái phiếu cũng giảm theo. Trên thực tế, trong năm 2008 và 2011, khu khủng hoảng nợ công của Mỹ và châu Âu bùng phát, đồng đô la Mỹ và các đồng tiền châu Âu giảm giá, lãi suất giảm, vồn thị trường chảy vào tiền tệ thị trường mới nổi có lãi suất cao. Hiện nay, sức mạnh của đồng đô la Mỹ tăng lên, lãi suất tăng, tiền tệ thị trường mới nổi mất giá, họ bắt đầu quang sang đồng đô la Mỹ và tạo thành một sự suy thoái tiền tệ của các thị trường mới nổi.

Dữ liệu việc làm APD và Nonfarm của Mỹ là một trong những trọng tâm của thị trường trong tuần này. Số lượng việc làm ADP sẽ giúp dự đoán Nofarm thứ Sáu. Việc tăng hoặc giảm số lượng việc làm cũng sẽ giúp dự đoán lạm phát và triển vọng chi tiêu, nếu dữ liệu tăng thì đồng USD sẽ tăng. Cuộc chiến thương mại giữa Trung-Mỹ, căng thẳng ở thị trường châu Á-Thái Bình Dương có thể ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán châu Á-Thái Bình Dương khi đồng nhân dân tệ bị ảnh hưởng nhiều nhất.

EUR/USD

Ngưỡng kháng cự: 1.1665/1.1680
Ngưỡng hỗ trợ: 1.1620/1.1595

Anh và EU không đạt được đồng thuận trong Brexit. Các tin tức tốt đã giúp đồng euro tăng trong ngắn hạn. Tuy nhiên, mọi thứ vẫn chưa được thỏa thuận, vẫn có nhiều vấn đề trong Brexit và đồng euro tiếp tục chịu áp lực giảm.

GBP/USD

Ngưỡng kháng cự: 1.2935/1.2950
Ngưỡng hỗ trợ: 1.2885/1.2870

Những tin tức tốt đã giúp bảng Anh tăng giá và đạt mức cao 1.2980 trong tối qua. Chúng ta cần chú ý đến dữ liệu việc làm APD của Mỹ, nếu dữ liệu này tốt thì đồng USD sẽ tăng mạnh.

USD/CHF

Ngưỡng kháng cự: 0.9735/0.9750
Ngưỡng hỗ trợ: 0.9680/0.9660

Thị trường dự đoán rằng dữ liệu việc làm của Mỹ đang được cải thiện, hỗ trợ cho việc dự doán Fed sẽ tăng lãi suất và các quỹ đang chuyển sang đồng USD. Đồng euro giảm, gián tiếp ảnh hưởng đến franc Thụy Sĩ.

USD/JPY

Ngưỡng kháng cự: 111.55/111.70
Ngưỡng hỗ trợ: 111.20/111.05

Theo phân tích kỹ thuật nếu USD/JPY không phá vỡ 111.80 và 112.00 thì sẽ có cơ hội đảo chiều.

AUD/USD

Ngưỡng kháng cự: 0.7215/0.7230
Ngưỡng hỗ trợ: 0.7170/0.7155

Chiến tranh thương mại Trung-Mỹ không chỉ ảnh hưởng đến triển vọng kinh tế của Trung Quốc, mà còn ảnh hưởng đến triển vọng thương mại của Trung-Úc, điều này gây ảnh hưởng tiêu cực lên đồng đô la Úc. Trước đó, cuộc họp về lãi suất của Ngân hàng Dự trữ Úc và tuyên bố sau cuộc họp khiến đồng AUD yếu đo. Nếu tình hình không được cải thiện, AUD/USD sẽ tiếp tục giảm.

NZD/USD

Ngưỡng kháng cự: 0.6620/0.6640
Ngưỡng hỗ trợ: 0.6565/0.6550

Cũng giống như đô la Úc, đô la New Zealand cũng bị ảnh hưởng bởi chiến tranh thương mại Trung-Mỹ và sẽ tiếp tục giảm nếu tình hình không được cải thiện.

USD/CAD

Ngưỡng kháng cự: 1.3175/1.3215
Ngưỡng hỗ trợ: 1.3105/1.3080

Các cuộc đàm phán thương mại Bắc Mỹ được khởi động lại, các tài khoản thương mại và lạm phát của Canada đang được cải thiện, triển vọng kinh tế của Canada cũng được kỳ vọng sẽ cải thiện, ngân hàng trung ương Canada dự kiến sẽ tăng lãi suất. Nhưng thị trường vẫn đang chờ xem tin Nonfarm ADP của Mỹ tối nay.

XAU/USD

Ngưỡng kháng cự: 1201/1204
Ngưỡng hỗ trợ: 1194/1191

Thị trường đang chờ đợi dữ liệu Nonfarm ADP và Nonfarm của Mỹ vào ngày mai. Nếu thị trường việc làm của Mỹ được cải thiện thì giá vàng sẽ tiếp tục giảm về mục tiêu 1191 và 1188.

Dầu thô kỳ hạn Mỹ

Ngưỡng kháng cự: 70.00/70.35
Ngưỡng hỗ trợ: 68.15/67.70

Các kho dự trữ dầu API của Mỹ giảm nhưng thấp hơn kỳ vọng của thị trường, vì vậy giá dầu giảm. Sẽ có dữ liệu dự trữ dầu thô khác của EIA tối nay. Ngoài ra, dữ liệu việc làm của Mỹ cũng ảnh hưởng đến nhu cầu dầu thô. Dữ liệu này tăng sẽ giúp giá dầu tăng.
 
ATFX - PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG NGÀY 11/09/2018

90% thị trường kỳ vọng rằng Fed sẽ tăng lãi suất vào cuối tháng 9 và chỉ số USD Index sẽ tiếp tục duy trì trên mức 95 điểm. Tuy nhiên, tối qua có tin rằng Anh đang thỏa thuận với EU và đạt được thỏa thuận mới, và đàm phán sẽ được hoàn thành trong 6 đến 8 tuần tới. USD giảm mạnh, EUR/USD và GBP/USD tăng trở lại.

Giá vàng tăng trở lại từ 1192 lên 1198 USD. Bạc cũng tăng lên mức cao 14.2 USD. Mỹ sẽ báo cáo dự trữ dầu thô API và EIA. Thị trường dự đoán rằng chiến tranh thương mại toàn cầu sẽ làm cho nhu cầu dầu thô giảm xuống, dự trữ dầu tăng và giá dầu sẽ chịu áp lực.

Chiều nay, dữ liệu kinh tế của Trung Quốc và châu Âu được thị trường đánh giá cao. Vào buổi tối, dữ liệu nhà ở mới của Mỹ, doanh số thương mại bán lẻ và bán buôn cũng là những tin đáng chú ý. Nếu dữ liệu kinh tế của khu vực châu Âu không như dự kiến thì đồng USD sẽ tăng, thậm chí USD được hỗ trợ bởi các thông tin của Mỹ vào tối nay. Mức lương và việc làm của Mỹ tăng trong tháng 8, thị trường kỳ vọng nền kinh tế của khu vực Beige Book cũng sẽ tốt.

EUR/USD

Ngưỡng kháng cự: 1.1595/1.1610
Ngưỡng hỗ trợ: 1.1545/1.1530

Các cuộc đàm phát Brexit của EU và anh dần có tiến triển tốt. EUR/USD đã đạt mức 1.1610 hôm qua. Đáng tiếc là các cuộc đàm phám không được thực hiện vào cùng một ngày. Cùng với dữ liệu về việc làm và lương của Mỹ thì đồng đô la Mỹ vẫn tăng so với đồng euro. Ngân hàng Trung ương châu Âu dự kiến sẽ giữ nguyên lãi suất vào thứ Năm, đây là tin tiêu cực cho đồng euro.

GBP/USD

Ngưỡng kháng cự: 1.3050/1.3080
Ngưỡng hỗ trợ: 1.2975/1.2955

Dự kiến Anh và EU sẽ đạt được một kết quả tốt. Bảng Anh một lần nữa test mức 1.3030 và đạt mức cao 1.3050. Theo phân tích thì bảng Anh sẽ dao động trong khoảng 1.28 - 1.31 do các cuộc đàm phán giữa Anh và EU.

USD/CHF

Ngưỡng kháng cự: 0.9765/0.9775
Ngưỡng hỗ trợ: 0.9730/0.9720

Kể từ khi thị trường việc làm của Mỹ được cải thiện vào tuần trước thì việc tăng lãi suất của Fed càng rõ ràng hơn, đồng USD tăng trở lại so với CHF. Nếu USD/CHF vượt qua ngưỡng 0.97 thì mục tiêu tiếp theo là 0.9750 và 0.9800.

USD/JPY

Ngưỡng kháng cự: 111.74/111.90
Ngưỡng hỗ trợ: 111.10/110.95

Sau khi thị trường chứng khoán Nhật Bản mở cửa sáng nay, chỉ số Nikkei tăng và USD tăng so với JPY. Người ta dự đoán tỷ giá USD/JPY chủ yếu dao động trong khoảng 110 đến 112. USD/JPY vượt qua ngưỡng 111.40 thì mục tiêu tiếp theo sẽ là 111.74.

AUD/USD

Ngưỡng kháng cự: 0.7110/0.7125
Ngưỡng hỗ trợ: 0.7080/0.7065

Chiến tranh thương mại Trung-Mỹ ảnh hưởng đến thương mại toàn cầu nói chung và thương mại Trung-Úc nói riêng, làm giảm giá trị tài nguyên và khoáng sản của Úc. Ngoài ra, Ngân hàng Dự trữ Úc vẫn bảo thủ trong việc tăng lãi suất và đô la Úc tiếp tục suy yếu so với đồng đô la Mỹ.

NZD/USD

Ngưỡng kháng cự: 0.6535/0.6545
Ngưỡng hỗ trợ: 0.6505/0.6490

Đô la Úc giảm, gián tiếp ảnh hưởng đến đô la New Zealand. Chiến tranh thương mại Trung-Mỹ ảnh hưởng đến giao thương giữa Úc và New Zealand. Hiện tại, xu hướng của NZD/USD cũng giống như AUD/USD.


USD/CAD

Ngưỡng kháng cự: 1.3195/1.3215
Ngưỡng hỗ trợ: 1.3145/1.3120

Dữ liệu việc làm của Mỹ tốt hơn dự kiến và thị trường kỳ vọng Fed sẽ tăng lãi suất trong tháng này. Giá dầu thô giảm ảnh hưởng đến sự suy giảm của đồng đô la Canada. Thêm vào đó, Mỹ và Canada không đạt được thỏa thuận thương mại Bắc Mỹ, một tin tiêu cực cho đô la Canada. Trừ khi giá dầu thô tăng trở lại thì đô la Canada mới có cơ hội tăng giá.

XAU/USD

Ngưỡng kháng cự: 1197/1199
Ngưỡng hỗ trợ: 1192/1190

Tiền lương và thị trường việc làm của Mỹ cải thiện đáng kể, vàng sẽ giảm trước khi Fed's Beige Book được công bố vào thứ Năm.

Dầu thô kỳ hạn Mỹ

Ngưỡng kháng cự: 68.35/68.55
Ngưỡng hỗ trợ: 66.65/66.00

Tuần trước, các con số khai thác dầu thô giảm, giúp giá dầu tăng. Nhưng thị trường vẫn lo ngại chiến tranh thương mại sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu dầu thô và giá dầu sẽ điều chỉnh. Nếu dự trữ dầu không tăng mạnh thì đây là tin tốt cho giá dầu tăng.
 

Announcements

Today's birthdays

Forum statistics

Threads
418,364
Messages
7,070,622
Members
170,489
Latest member
childinyou

Most viewed of week

Most viewed of week

Back
Top Bottom