Ngân hàng Trung ương Zimbabwe hôm qua đã tuyên bố sẽ bỏ dần nội tệ và chính thức hóa hệ thống đa tiền tệ đã áp dụng từ thời lạm phát phi mã.
Các ngoại tệ như đôla Mỹ và rand Nam Phi đã được sử dụng trong hầu hết các giao dịch tại Zimbabwe từ năm 2009. Trong khi đó, đồng đôla nước này gần như không được lưu thông, trừ các tờ mệnh giá cao dùng để bán làm đồ lưu niệm.
Tuy nhiên, từ đầu tuần, người dân Zimbabwe có tài khoản ngân hàng tới 175 triệu tỷ đôla nước này có thể đổi sang 5 USD. Số dư cao hơn được đổi với tỷ giá 35 triệu tỷ lấy 1 USD.
Tờ tiền mệnh giá 100.000 tỷ đôla Zimbabwe. Ảnh: AP
Thống đốc John Mangudya cho biết. "Chúng tôi không thể có hai hệ thống tiền tệ hợp pháp được. Chúng tôi cần đảm bảo sự thống nhất của hệ thống đa tiền tệ, hay nói cách khác là quá trình đôla hóa tại Zimbabwe".
Người Zimbabwe sẽ có thời hạn đến tháng 9 để đổi nội tệ. Tuy nhiên, việc này có thể chỉ ảnh hưởng đến những người có tài khoản tiết kiệm.
Lạm phát phi mã đã khiến giá hàng hóa tại các cửa hàng nước này thay đổi đến vài lần mỗi ngày. Hàng hóa cơ bản thiếu trầm trọng và người dân mang tiền đi chợ phải chở bằng xe cút kít. Năm 2008, các quan chức nước này đã phải đầu hàng trước việc thống kê lạm phát chính thức.
Người dân Zimbabwe chở tiền đi chợ. Ảnh: Palpa India
Cho đến cuối năm 2008, lạm phát phi mã đã lên tới 231 triệu phần trăm. Lương hưu, lương nhân công và các khoản đầu tư gần như không có giá trị, phần lớn trường học và bệnh viện phải đóng cửa và ít nhất 80% người dân mất việc.
Vào thời điểm cuối tháng 6/2008, người ta phải mất 600 triệu đôla Zimbabwe để mua một chiếc bánh mì. Còn một chai dầu ăn 2 lít có giá tới 5 tỷ đôla. Tờ tiền mệnh giá cao nhất khi đó là 100.000 tỷ Zimbabwe.
Sau khi ổn định chính trị vào năm 2013 với việc Tổng thống Robert Mugabe tái đắc cử, kinh tế nước này đã bình ổn phần nào, nhưng vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức lớn. Một trong các vấn đề là thiếu tiền xu, khiến giá cao lên khi những người bán lẻ thường làm tròn giá lên và các cửa hàng hay trả lại tiền thừa bằng bút hoặc kẹo.
Trong 6 tháng qua, Ngân hàng Trung ương Zimbabwe đã đưa 10 triệu USD xu vào lưu thông. Tuy nhiên, chúng không được nhiều người dân đón nhận do lo ngại đây là bước đầu tiên của việc đổi tiền đôla Zimbabwe. Ngân hàng Trung ương sau đó đã bác bỏ khả năng này.
Kinh tế Zimbabwe bắt đầu xuống dốc từ sau chương trình Chính phủ tịch thu trang trại do người da trắng làm chủ năm 2000, khiến xuất khẩu giảm sút. Trong khi đó, ông Mugabe thì luôn cho rằng các vấn đề kinh tế của nước này là kịch bản của phương Tây nhằm lật đổ ông.
Các ngoại tệ như đôla Mỹ và rand Nam Phi đã được sử dụng trong hầu hết các giao dịch tại Zimbabwe từ năm 2009. Trong khi đó, đồng đôla nước này gần như không được lưu thông, trừ các tờ mệnh giá cao dùng để bán làm đồ lưu niệm.
Tuy nhiên, từ đầu tuần, người dân Zimbabwe có tài khoản ngân hàng tới 175 triệu tỷ đôla nước này có thể đổi sang 5 USD. Số dư cao hơn được đổi với tỷ giá 35 triệu tỷ lấy 1 USD.
Tờ tiền mệnh giá 100.000 tỷ đôla Zimbabwe. Ảnh: AP
Thống đốc John Mangudya cho biết. "Chúng tôi không thể có hai hệ thống tiền tệ hợp pháp được. Chúng tôi cần đảm bảo sự thống nhất của hệ thống đa tiền tệ, hay nói cách khác là quá trình đôla hóa tại Zimbabwe".
Người Zimbabwe sẽ có thời hạn đến tháng 9 để đổi nội tệ. Tuy nhiên, việc này có thể chỉ ảnh hưởng đến những người có tài khoản tiết kiệm.
Lạm phát phi mã đã khiến giá hàng hóa tại các cửa hàng nước này thay đổi đến vài lần mỗi ngày. Hàng hóa cơ bản thiếu trầm trọng và người dân mang tiền đi chợ phải chở bằng xe cút kít. Năm 2008, các quan chức nước này đã phải đầu hàng trước việc thống kê lạm phát chính thức.
Người dân Zimbabwe chở tiền đi chợ. Ảnh: Palpa India
Cho đến cuối năm 2008, lạm phát phi mã đã lên tới 231 triệu phần trăm. Lương hưu, lương nhân công và các khoản đầu tư gần như không có giá trị, phần lớn trường học và bệnh viện phải đóng cửa và ít nhất 80% người dân mất việc.
Vào thời điểm cuối tháng 6/2008, người ta phải mất 600 triệu đôla Zimbabwe để mua một chiếc bánh mì. Còn một chai dầu ăn 2 lít có giá tới 5 tỷ đôla. Tờ tiền mệnh giá cao nhất khi đó là 100.000 tỷ Zimbabwe.
Sau khi ổn định chính trị vào năm 2013 với việc Tổng thống Robert Mugabe tái đắc cử, kinh tế nước này đã bình ổn phần nào, nhưng vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức lớn. Một trong các vấn đề là thiếu tiền xu, khiến giá cao lên khi những người bán lẻ thường làm tròn giá lên và các cửa hàng hay trả lại tiền thừa bằng bút hoặc kẹo.
Trong 6 tháng qua, Ngân hàng Trung ương Zimbabwe đã đưa 10 triệu USD xu vào lưu thông. Tuy nhiên, chúng không được nhiều người dân đón nhận do lo ngại đây là bước đầu tiên của việc đổi tiền đôla Zimbabwe. Ngân hàng Trung ương sau đó đã bác bỏ khả năng này.
Kinh tế Zimbabwe bắt đầu xuống dốc từ sau chương trình Chính phủ tịch thu trang trại do người da trắng làm chủ năm 2000, khiến xuất khẩu giảm sút. Trong khi đó, ông Mugabe thì luôn cho rằng các vấn đề kinh tế của nước này là kịch bản của phương Tây nhằm lật đổ ông.