Nhằm tuân thủ yêu cầu cấm vận của Bộ Tài chính Mỹ, ứng dụng ví WalletConnect sẽ tạm thời cách ly thị trường Nga.
WalletConnect sẽ hạn chế quyền truy cập đối với người dùng Nga từ ngày 31/10. Công ty giải thích nguyên do:
Ít nhất từ năm 2021, Văn phòng Kiểm soát Tài sản Ngoại quốc (OFAC) thuộc Bộ Tài chính Hoa Kỳ đã bắt đầu để mắt đến dòng tiền crypto chảy vào Nga. Lúc bấy giờ, xung đột Nga - Ukraine đã khiến Nga rơi vào tình thế lưỡng nan, số lượng các quốc gia trừng phạt nước này ngày càng tăng lên.
Xứ sở bạch dương đã tìm đến crypto “lánh nạn”, để tránh tai mắt chính quyền các nước. Từ đó, OFAC đã lệnh tẩy chay và trừng phạt các tổ chức crypto tương tự các công ty khác trong giới tài chính nếu còn phục vụ khách hàng Nga.
Song, lập trường crypto tại Nga hiện tại cũng chưa rõ ràng. Một mặt, Tổng thống Vladimir Putin ký luật cấm thanh toán crypto, mặt khác lại thừa nhận giá trị Bitcoin, ủng hộ ngành đào và kêu gọi thành lập hệ thống thanh toán quốc tế blockchain.
Đến nay, WalletConnect mới chính thức có hành động chấp hành. CEO WalletConnect Pedro Gomes giải trình thêm:
"Tạm thời, chúng tôi sẽ hạn chế địa chỉ IP của Ukraine cho đến khi chúng tôi có thể hoạt động trở lại ở các khu vực không bị ảnh hưởng bởi lệnh trừng phạt. Cần làm rõ là chúng tôi không chặn thêm bất kỳ quốc gia nào khác."
WalletConnect là ứng dụng cho phép người dùng crypto dễ dàng liên kết các ví crypto phổ biến hiện nay lại với nhau thông qua mã QR, ví dụ như MetaMask, TrustWallet, Rainbow hay Argent. Nền tảng đã hai lần gọi vốn thành công trong năm ngoái, 11 triệu USD vòng Series A (tháng 3) và 12,5 triệu USD (tháng 11).
Trong diễn biến liên quan, Binance cũng rời thị trường Nga từ cuối tháng 09/2023, sau khi bị cáo buộc vi phạm luật cấm vận của Mỹ, tiếp tay cho ít nhất 5 ngân hàng Nga nằm trong danh sách bị phương Tây trừng phạt.
WalletConnect sẽ hạn chế quyền truy cập đối với người dùng Nga từ ngày 31/10. Công ty giải thích nguyên do:
"Theo hướng dẫn pháp lý mới nhất và yêu cầu của OFAC, WalletConnect đã hạn chế dịch vụ của mình tại Nga."
Ít nhất từ năm 2021, Văn phòng Kiểm soát Tài sản Ngoại quốc (OFAC) thuộc Bộ Tài chính Hoa Kỳ đã bắt đầu để mắt đến dòng tiền crypto chảy vào Nga. Lúc bấy giờ, xung đột Nga - Ukraine đã khiến Nga rơi vào tình thế lưỡng nan, số lượng các quốc gia trừng phạt nước này ngày càng tăng lên.
Xứ sở bạch dương đã tìm đến crypto “lánh nạn”, để tránh tai mắt chính quyền các nước. Từ đó, OFAC đã lệnh tẩy chay và trừng phạt các tổ chức crypto tương tự các công ty khác trong giới tài chính nếu còn phục vụ khách hàng Nga.
Song, lập trường crypto tại Nga hiện tại cũng chưa rõ ràng. Một mặt, Tổng thống Vladimir Putin ký luật cấm thanh toán crypto, mặt khác lại thừa nhận giá trị Bitcoin, ủng hộ ngành đào và kêu gọi thành lập hệ thống thanh toán quốc tế blockchain.
Đến nay, WalletConnect mới chính thức có hành động chấp hành. CEO WalletConnect Pedro Gomes giải trình thêm:
"Tạm thời, chúng tôi sẽ hạn chế địa chỉ IP của Ukraine cho đến khi chúng tôi có thể hoạt động trở lại ở các khu vực không bị ảnh hưởng bởi lệnh trừng phạt. Cần làm rõ là chúng tôi không chặn thêm bất kỳ quốc gia nào khác."
WalletConnect là ứng dụng cho phép người dùng crypto dễ dàng liên kết các ví crypto phổ biến hiện nay lại với nhau thông qua mã QR, ví dụ như MetaMask, TrustWallet, Rainbow hay Argent. Nền tảng đã hai lần gọi vốn thành công trong năm ngoái, 11 triệu USD vòng Series A (tháng 3) và 12,5 triệu USD (tháng 11).
Trong diễn biến liên quan, Binance cũng rời thị trường Nga từ cuối tháng 09/2023, sau khi bị cáo buộc vi phạm luật cấm vận của Mỹ, tiếp tay cho ít nhất 5 ngân hàng Nga nằm trong danh sách bị phương Tây trừng phạt.