Trending Việt Nam là thị trường dẫn đầu về ứng dụng công nghệ mới

Joined
Oct 10, 2022
Messages
243
Reactions
179
MR
0.082
Phone Number
Call me! Call me!
Telegram
Chat with me via Yahoo Messenger
Facebook
Follow me on Facebook
Theo một báo cáo của “SYNC Southest Asia” về người tiêu dùng số tại Đông Nam Á trong giai đoạn phát triển mới hiện nay, Việt Nam có gần 80% dân số là người tiêu dùng kỹ thuật số. Bên cạnh đó, đóng góp trung bình của thương mại điện tử vào tổng doanh số bán lẻ đã tiếp tục tăng ở mức 15% trong năm qua, cao hơn mức tăng 10% của Ấn Độ và 4% của Trung Quốc, với tỷ trọng trực tuyến trên tổng doanh số bán lẻ là 6%.

tititada-kien-thuc-phan-tich-bien-loi-nhuan-doanh-nghiep-nhu-the-nao-banner

Sau ba năm trong đại dịch, nghiên cứu cho thấy người tiêu dùng trong khu vực đang ở một giai đoạn phát triển mới, ưu tiên trải nghiệm mua sắm tích hợp kết hợp hiệu quả các dịch vụ trực tuyến và trực tiếp.

Sau đại dịch, có 10% người Việt Nam trong tổng số được khảo sát, đã chuyển ít nhất một danh mục mua sắm của họ từ kênh trực tuyến sang kênh trực tiếp, vì yếu tố “giao diện” mà kênh bán hàng trực tiếp mang lại. Tuy nhiên, vẫn có một số danh mục mua sắm mà người tiêu dùng vẫn thích lựa chọn hình thức trực tuyến, điều này cho thấy mua sắm trực tuyến tiếp tục đóng vai trò là một kênh quan trọng đối với người mua sắm kỹ thuật số trong nước. Trong giai đoạn “khám phá sản phẩm”, 84% người mua sắm Việt Nam xem trực tuyến là kênh để tìm kiếm và mua sắm các mặt hàng.

Theo báo cáo này, hiện nay là thời điểm người tiêu dùng sử dụng nhiều nền tảng trực tuyến hơn bao giờ hết, với mức độ phổ biến của thị trường thương mại điện tử chiếm 51% chi tiêu trực tuyến. Đồng thời, mạng xã hội cũng nơi mà một nửa số những sản phẩm mới được khám phá trên trực tuyến, bao gồm hình ảnh ở mức 16%, video trên mạng xã hội ở mức 22% và các công cụ liên quan như nhắn tin ở mức 9%.

Tititada-kien-thuc-mang-xa-hoi.webp

Sự cởi mở của người tiêu dùng trong việc tương tác và thử nghiệm cũng dẫn đến sự thay đổi trong hành vi; họ tìm kiếm sự tương tác nhiều hơn ở các nền tảng trực tuyến, nhờ đó mà mảng kinh doanh sáng tạo nội dung thấy được nhiều tín hiệu phát triển tích cực.

Theo ông Lê Khôi, Giám đốc thị trường Việt Nam tại Meta (Facbook) cho biết: “Doanh số bán hàng trung bình từ các kênh giải trí, streaming và những người sáng tạo nội dung đã tăng 12 lần. Thêm vào đó, trong bối cảnh số hóa, người dùng Việt Nam chuyển đổi thương hiệu khá thường xuyên, qua đó gia tăng số lượng nền tảng trực tuyến mà họ sử dụng để có thể tìm kiếm một nền tảng tốt nhất. 22% đơn đặt hàng trực tuyến của họ được thực hiện trên các nền tảng thương mại điện tử khác nhau.”

Ông cho rằng: “Giá là một trong những yếu tố chính thúc đẩy hành vi người tiêu dùng, khi ‘mức giá tốt hơn’ được coi là lý do hàng đầu để chuyển đổi qua một nền tảng khác, yếu tố khác là chất lượng sản phẩm và thời gian giao hàng. Do vậy, số lượng nền tảng trực tuyến mà người tiêu dùng Việt Nam sử dụng sẽ tăng từ 8 lên 16 vào năm 2022.”

Ngoài ra, ông Nguyễn Bá Diệp, đồng sáng lập Ví MoMo, cho biết: “Chuyển đổi số cho doanh nghiệp bán lẻ là xu hướng tất yếu”. Với hơn 31 triệu khách hàng trên MoMo, ứng dụng này đưa ra giải pháp giúp các doanh nghiệp, đặc biệt là SME (các công ty vừa và nhỏ), ngân hàng, tổ chức tín dụng, quỹ đầu tư có thể tiếp cận nhiều khách hàng hơn một cách nhanh chóng và hiệu quả. Trong 4 năm gần đây, dịch vụ Tài chính – Bảo hiểm trên MoMo đã phát triển với hơn 10 triệu người dùng, bao gồm tín dụng tiêu dùng, đầu tư tích lũy và bảo hiểm.

Nhờ tư duy tiên tiến, Việt Nam nằm trong số những thị trường hàng đầu trong việc áp dụng các công nghệ tương lai như fintech và metaverse (không gian kỹ thuật số), bên cạnh Indonesia và Philippines. Hiện nay, có 58% người tiêu dùng số tại Việt Nam đã sử dụng các giải pháp fintech như ngân hàng trực tuyến, ví điện tử, ứng dụng chuyển tiền, ngân hàng số toàn năng.

Qua đó cho thấy, việc sử dụng công nghệ kỹ thuật số ở Việt Nam đã trở nên phổ biến và chủ yếu được thúc đẩy bởi các chức năng cũng như sự tiện lợi. Tính đến năm 2022, có thêm 7/10 người tiêu dùng kỹ thuật số đã sử dụng công nghệ metaverse như tiền điện tử, thực tế ảo (AR và VR) và NFT. Đặc biệt, Việt Nam có tỷ lệ ứng dụng VR cao nhất trong các nước Đông Nam Á, chiếm 29%.

Thị trường fintech Việt Nam dự kiến đạt 18 tỷ USD vào năm 2024

Việt Nam là một trong những quốc gia dẫn đầu ASEAN về quy mô tài chính fintech, chỉ đứng sau Singapore. Theo đó, các nhà phân tích tại tổ chức tài chính Robocash Group cho rằng thị trường fintech tại Việt Nam dự kiến sẽ tăng lên 18 tỷ USD vào năm 2024.

  • Có đến 93% các khoản đầu tư trong nước đều hướng đến ví điện tử và phân khúc tiền điện tử.
  • Tổng số lượng công ty fintech đã tăng lên 97 kể từ năm 2016, tăng 84.5%. Tuy nhiên, số lượng công ty thành lập mới mỗi năm giảm từ 11 xuống còn 2.
  • Thị trường có tính cạnh tranh và yêu cầu gia nhập cao.
  • Khối lượng giao dịch đã tăng 152.8% kể từ năm 2016 với 29.5 triệu người dùng fintech mới .
Theo thống kê, cứ trung bình mỗi giây người Việt Nam sử dụng ít nhất một dịch vụ fintech. Do đó, nhu cầu của người dân Việt Nam đối với các dịch vụ kỹ thuật số (giao dịch, thanh toán và ví) là vấn đề thu hút nhiều sự chú ý. Thị trường fintech Việt Nam đươc đánh giá là non trẻ và đầy triển vọng với mức định giá trên thị trường đã tăng từ 0.7 tỷ USD lên 4.5 tỷ USD kể từ năm 2016.

Gần đây, chính phủ đã bắt đầu chú ý nhiều hơn vào fintech thông qua hệ thống luật pháp ngày càng thuận lợi cho công nghệ tài chính. Sandbox (kỹ thuật bảo mật) được áp dụng cho fintech cũng như khung pháp lý cho tài sản kỹ thuật số, tiền điện tử dự đoán sẽ phát triển hơn nữa trong tương lai.

Tóm tắt:

  • Fintech sẽ tiếp tục là một lĩnh vực tiềm năng có tốc độ phát triển mạnh mẽ trong tương lai, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng số trong thời đại mới.
  • Việt Nam là thị trường dẫn đầu về ứng dụng công nghệ mới khi có đến 58% người tiêu dùng số đã sử dụng các giải pháp fintech và dự kiến sẽ tăng trưởng trong tương lai không xa.
 

Announcements

Today's birthdays

Forum statistics

Threads
418,640
Messages
7,074,154
Members
170,743
Latest member
Bitscreener

Most viewed of week

Most viewed of week

Back
Top Bottom