TT - Bắc Kinh vừa đưa tàu tuần tra lớn nhất của nước này vào hoạt động trên các vùng biển. Lại thêm một hành động gây căng thẳng trong việc tranh giành chủ quyền ở các vùng biển vốn chưa bao giờ thuộc về Trung Quốc.
>> Trung - Ấn ‘dàn trận’ ở Himalaya
>> Khách Việt vào casino bằng cửa nào?
Tàu hải tuần 31 cùng máy bay trực thăng tuần tra trên biển - Ảnh: people.com.cn
Báo chí Trung Quốc ngày 30-7 đồng loạt đưa tin tàu hải tuần 01 vừa được hạ thủy ở thành phố Vũ Hán ngày 28-7 để hoạt động trên các vùng biển, trước mắt ở biển Hoa Đông, và đây là tàu đầu tiên có thể kết hợp hai chức năng tuần tra biển và cứu hộ. Tàu nặng 5.418 tấn, dài 128,6m với một sân bay trực thăng, chở được 200 người, có tốc độ lên đến 37km/giờ và có thể đi suốt 10.000 hải lý mà không cần tiếp nhiên liệu. Tàu còn được trang bị cả những thiết bị hiện đại để điều trị y khoa, thậm chí có thể phẫu thuật ngay trên tàu.
Giới chuyên gia cho rằng tàu hải tuần 01 là loại kết hợp của tàu chiến hải quân và tàu tuần tra của Cục Ngư chính Trung Quốc.
Ngày 30-7, lên tiếng trong một bài viết cho Viện Phân tích và nghiên cứu quốc phòng, cựu bộ trưởng ngoại giao Ấn Độ R.S. Kalha cho rằng Trung Quốc đang như con bông vụ xoay vòng, chưa biết dừng lại trong tranh giành chủ quyền ở biển Đông. Chưa thỏa mãn với việc gây sóng gió ở biển Hoa Đông, Bắc Kinh lại quay sang biển Đông với hàng loạt hành động gây hấn gần đây mà giới chuyên gia mô tả là “chính sách tàu chiến”.
Theo ông, cái mà Trung Quốc gọi là chủ quyền rộng lớn của họ chính là hơn 80% diện tích biển Đông và vùng biển xung quanh quần đảo Senkaku mà nước này đang cố tranh giành bất chấp luật pháp và sự phản đối của các nước láng giềng và dư luận quốc tế. Để bảo vệ cái chủ quyền vô lý này, Trung Quốc một mặt nói rằng họ muốn một giải pháp ngoại giao thì thực tế họ lại sử dụng biện pháp quân sự.
Với đơn vị đồn trú vừa được đưa đến “thành phố Tam Sa” tại quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, Trung Quốc đang cho thấy rõ ý đồ của họ là sử dụng sự hiện diện quân sự này để “củng cố” cho các tuyên bố chủ quyền của họ ở biển Đông và muốn khẳng định rằng các cường quốc khác, nhất là Mỹ, sẽ bị đẩy ra khỏi khu vực.
Đoàn 30 tàu cá của Trung Quốc quay về Tam Á sau khi đánh bắt trái phép ở Trường Sa - Ảnh: THX
Với kinh nghiệm của một nhà ngoại giao, ông Kalha cho rằng Trung Quốc sẽ gặp khó khăn lớn để có thể duy trì đơn vị đồn trú ở “Tam Sa” do các vấn đề liên quan đến hậu cần quân sự. Ông nhấn mạnh: “Vẫn còn kịp để Trung Quốc rút quân khỏi Hoàng Sa và tìm một giải pháp hòa bình theo Công ước Liên Hiệp Quốc về luật biển. Vẫn còn kịp cho Trung Quốc khi họ nhận thức được hành động điên rồ của mình với thành phố Tam Sa”.
Nhận định về những hành động quân sự và khiêu khích gần đây, Michael Richardson, nhà nghiên cứu thuộc Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore, cũng cho rằng với chính sách “ngoại giao tàu chiến”, Trung Quốc đang đi ngược lại với những gì mà Bắc Kinh từng cam kết trước đây. Bắc Kinh đã thò cái đuôi xâm lược thông qua việc bộ quốc phòng nước này ra lệnh cho lực lượng không quân và hải quân sẵn sàng “bảo vệ lợi ích và chủ quyền trên biển” của họ ở biển Đông. Trung Quốc đã bộc lộ rõ ý đồ độc chiếm biển Đông khi Tân Hoa xã mới đây khẳng định Trung Quốc có chủ quyền phủ khắp 1,5 triệu km2 diện tích biển Đông, kéo dài đến bãi đá James Shoal, dù bãi đá này chỉ cách đông Malaysia và Brunei chỉ 80km, trong khi cách thềm lục địa của Trung Quốc đến 1.800km. Không ai có thể tin luận điệu ngớ ngẩn này lại ăn sâu vào từng tế bào xã hội của Trung Quốc đến thế. Với cách lập luận như trên, Bắc Kinh đang muốn biến cả biển Đông thành của mình.
Theo ông, như báo Japan Times dẫn lời, “điều mà biển Đông đang cần là giảm nhiệt, các nước liên quan nên tránh đối đầu và tìm cách giải quyết tranh chấp theo hướng hòa bình, theo luật pháp quốc tế”.
[TABLE="width: 96%, align: center"]
[TR]
[TD="bgcolor: #cfe6f9, align: center"]Nhật cung cấp 12 tàu tuần tra cho Philippines
Báo Daily Inquirer ngày 30-7 dẫn lời đại sứ Nhật tại Manila Shinsuke Shimizu cho biết Nhật đang đẩy nhanh việc chuyển giao 12 tàu tuần tra thế hệ mới cho lực lượng tuần duyên Philippines, được dự kiến sẽ hoàn tất vào năm 2014. Nhật Bản từng cung cấp cho Philippines một tàu tìm kiếm và cứu hộ BRP Corregidor, một trong hai tàu từng đối đầu với tàu hải quân Trung Quốc tại bãi cạn Scarborough ở biển Đông từ tháng 4 đến nay.
[/TD]
[/TR]
[/TABLE]
MỸ LOAN
Leech nguồn VnYahoo
>> Trung - Ấn ‘dàn trận’ ở Himalaya
>> Khách Việt vào casino bằng cửa nào?
Tàu hải tuần 31 cùng máy bay trực thăng tuần tra trên biển - Ảnh: people.com.cn
Giới chuyên gia cho rằng tàu hải tuần 01 là loại kết hợp của tàu chiến hải quân và tàu tuần tra của Cục Ngư chính Trung Quốc.
Ngày 30-7, lên tiếng trong một bài viết cho Viện Phân tích và nghiên cứu quốc phòng, cựu bộ trưởng ngoại giao Ấn Độ R.S. Kalha cho rằng Trung Quốc đang như con bông vụ xoay vòng, chưa biết dừng lại trong tranh giành chủ quyền ở biển Đông. Chưa thỏa mãn với việc gây sóng gió ở biển Hoa Đông, Bắc Kinh lại quay sang biển Đông với hàng loạt hành động gây hấn gần đây mà giới chuyên gia mô tả là “chính sách tàu chiến”.
Theo ông, cái mà Trung Quốc gọi là chủ quyền rộng lớn của họ chính là hơn 80% diện tích biển Đông và vùng biển xung quanh quần đảo Senkaku mà nước này đang cố tranh giành bất chấp luật pháp và sự phản đối của các nước láng giềng và dư luận quốc tế. Để bảo vệ cái chủ quyền vô lý này, Trung Quốc một mặt nói rằng họ muốn một giải pháp ngoại giao thì thực tế họ lại sử dụng biện pháp quân sự.
Với đơn vị đồn trú vừa được đưa đến “thành phố Tam Sa” tại quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, Trung Quốc đang cho thấy rõ ý đồ của họ là sử dụng sự hiện diện quân sự này để “củng cố” cho các tuyên bố chủ quyền của họ ở biển Đông và muốn khẳng định rằng các cường quốc khác, nhất là Mỹ, sẽ bị đẩy ra khỏi khu vực.
Đoàn 30 tàu cá của Trung Quốc quay về Tam Á sau khi đánh bắt trái phép ở Trường Sa - Ảnh: THX
Nhận định về những hành động quân sự và khiêu khích gần đây, Michael Richardson, nhà nghiên cứu thuộc Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore, cũng cho rằng với chính sách “ngoại giao tàu chiến”, Trung Quốc đang đi ngược lại với những gì mà Bắc Kinh từng cam kết trước đây. Bắc Kinh đã thò cái đuôi xâm lược thông qua việc bộ quốc phòng nước này ra lệnh cho lực lượng không quân và hải quân sẵn sàng “bảo vệ lợi ích và chủ quyền trên biển” của họ ở biển Đông. Trung Quốc đã bộc lộ rõ ý đồ độc chiếm biển Đông khi Tân Hoa xã mới đây khẳng định Trung Quốc có chủ quyền phủ khắp 1,5 triệu km2 diện tích biển Đông, kéo dài đến bãi đá James Shoal, dù bãi đá này chỉ cách đông Malaysia và Brunei chỉ 80km, trong khi cách thềm lục địa của Trung Quốc đến 1.800km. Không ai có thể tin luận điệu ngớ ngẩn này lại ăn sâu vào từng tế bào xã hội của Trung Quốc đến thế. Với cách lập luận như trên, Bắc Kinh đang muốn biến cả biển Đông thành của mình.
Theo ông, như báo Japan Times dẫn lời, “điều mà biển Đông đang cần là giảm nhiệt, các nước liên quan nên tránh đối đầu và tìm cách giải quyết tranh chấp theo hướng hòa bình, theo luật pháp quốc tế”.
[TABLE="width: 96%, align: center"]
[TR]
[TD="bgcolor: #cfe6f9, align: center"]Nhật cung cấp 12 tàu tuần tra cho Philippines
Báo Daily Inquirer ngày 30-7 dẫn lời đại sứ Nhật tại Manila Shinsuke Shimizu cho biết Nhật đang đẩy nhanh việc chuyển giao 12 tàu tuần tra thế hệ mới cho lực lượng tuần duyên Philippines, được dự kiến sẽ hoàn tất vào năm 2014. Nhật Bản từng cung cấp cho Philippines một tàu tìm kiếm và cứu hộ BRP Corregidor, một trong hai tàu từng đối đầu với tàu hải quân Trung Quốc tại bãi cạn Scarborough ở biển Đông từ tháng 4 đến nay.
[/TD]
[/TR]
[/TABLE]
MỸ LOAN
Leech nguồn VnYahoo