Trong vụ việc Tornado Cash bị liệt vào danh sách trừng phạt của Mỹ, có một đơn vị bảo mật nổi lên là đối tác giúp Uniswap, Aave, Balancer chặn ví crypto từng tương tác với Tornado Cash. Và đơn vị đó chính là TRM Labs.
Cụ thể, TRM Labs cung cấp thông tin cho các bên như Uniswap, Aave và Circle, giúp họ tuân thủ các quy định khác nhau và theo dõi hoạt động tội phạm. TRM Labs giám sát các địa chỉ ví và phân loại chúng theo mức độ rủi ro. Từ đó giúp đối tác tránh giao dịch với các đối tượng rửa tiền hoặc “rơi vào tầm ngắm” của chính quyền.
Tuy nhiên, vì không rõ cách TRM Labs truy vết giao dịch và địa chỉ ví đáng ngờ như thế nào, nên đơn vị này đang gặp phải nhiều chỉ trích trong cộng đồng tiền mã hóa.
Đến ngày 15/08/2022, TRM Labs ra thông báo chính thức về cách hoạt động với các giao thức DeFi, để giúp những bên này tuân thủ theo luật định. Đồng thời, dù tuân theo các biện pháp trừng phạt của Tornado Cash, TRM Labs nhấn mạnh các đề luật mới này làm cho cộng đồng, dự án và công ty crypto càng mơ hồ hơn về khuôn khổ pháp lý.
TRM Labs lưu ý đây là lần đầu tiên Văn phòng Kiểm soát Tài sản Nước ngoài (OFAC) xử phạt đối tượng là hợp đồng thông minh, thay vì ví blockchain như thường thấy trước đây. Chúng ta thường dễ xác minh xem ai đó đã tương tác với một địa chỉ ví cụ thể. Nhưng với hợp đồng thông minh thì phức tạp hơn rất nhều.
TRM Labs cho biết:
Vì sự phức tạp như vậy, TRM Labs giải thích rằng họ cung cấp ba cấp độ dữ liệu rủi ro. Nghĩa là, khi đánh giá một địa chỉ ví, họ sẽ xét xem địa chỉ ví đó:
– Có phải là địa chỉ ví bị liệt vào danh sách trừng phạt hay không;
– Có tiếp xúc trực tiếp hay gián tiếp với các địa chỉ bị trừng phạt hay không.
Vì vậy, dù biết rõ là ví của các cá nhân chính danh, nhưng nếu đã bị “dính líu” đến một ví bị trừng phạt, thì TRM Labs không thể xem đó là một ví “sạch” được. Đó là lý do mà rất nhiều ví của người dùng cộng đồng bị chặn khỏi các nền tảng DeFi vì vụ việc Tornado Cash, làm dấy lên cuộc tranh luận về “sự kiểm duyệt” trong những ngày gần đây.
Cụ thể, TRM Labs cung cấp thông tin cho các bên như Uniswap, Aave và Circle, giúp họ tuân thủ các quy định khác nhau và theo dõi hoạt động tội phạm. TRM Labs giám sát các địa chỉ ví và phân loại chúng theo mức độ rủi ro. Từ đó giúp đối tác tránh giao dịch với các đối tượng rửa tiền hoặc “rơi vào tầm ngắm” của chính quyền.
Tuy nhiên, vì không rõ cách TRM Labs truy vết giao dịch và địa chỉ ví đáng ngờ như thế nào, nên đơn vị này đang gặp phải nhiều chỉ trích trong cộng đồng tiền mã hóa.
Đến ngày 15/08/2022, TRM Labs ra thông báo chính thức về cách hoạt động với các giao thức DeFi, để giúp những bên này tuân thủ theo luật định. Đồng thời, dù tuân theo các biện pháp trừng phạt của Tornado Cash, TRM Labs nhấn mạnh các đề luật mới này làm cho cộng đồng, dự án và công ty crypto càng mơ hồ hơn về khuôn khổ pháp lý.
TRM Labs lưu ý đây là lần đầu tiên Văn phòng Kiểm soát Tài sản Nước ngoài (OFAC) xử phạt đối tượng là hợp đồng thông minh, thay vì ví blockchain như thường thấy trước đây. Chúng ta thường dễ xác minh xem ai đó đã tương tác với một địa chỉ ví cụ thể. Nhưng với hợp đồng thông minh thì phức tạp hơn rất nhều.
TRM Labs cho biết:
Và cộng đồng rõ ràng đã chứng kiến trường hợp như vậy khi hàng loạt ví người nổi tiếng bị gửi “ETH bẩn” từ Tornado Cash, từ Vitalik Buterin đến huyền thoại bóng rổ Shaquille O’Neal.“Bất kỳ người nào gửi tiền vào Tornado Cash đều có thể kích hoạt hợp đồng thông minh của Tornado Cash để gửi tiền đến bất kỳ địa chỉ ví Ethereum nào. Vì vậy, địa chỉ ví của người dùng bình thường cũng có thể dễ dàng rơi vào diện “tình nghi”. Do đó, vụ việc của Tornado Cash vô cùng phức tạp và thách thức từ góc độ pháp lý.”
Vì sự phức tạp như vậy, TRM Labs giải thích rằng họ cung cấp ba cấp độ dữ liệu rủi ro. Nghĩa là, khi đánh giá một địa chỉ ví, họ sẽ xét xem địa chỉ ví đó:
– Có phải là địa chỉ ví bị liệt vào danh sách trừng phạt hay không;
– Có tiếp xúc trực tiếp hay gián tiếp với các địa chỉ bị trừng phạt hay không.
Vì vậy, dù biết rõ là ví của các cá nhân chính danh, nhưng nếu đã bị “dính líu” đến một ví bị trừng phạt, thì TRM Labs không thể xem đó là một ví “sạch” được. Đó là lý do mà rất nhiều ví của người dùng cộng đồng bị chặn khỏi các nền tảng DeFi vì vụ việc Tornado Cash, làm dấy lên cuộc tranh luận về “sự kiểm duyệt” trong những ngày gần đây.