Sự phục hồi của nền kinh tế toàn cầu có thể bị kéo lại do rủi ro tăng thêm từ các NHTW
Năm năm sau khi một cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu nổ ra, các nền kinh tế lớn nhất thế giới vẫn đang cần phải được hỗ trợ để tăng trưởng.
Tốc độ tuyển dụng và tạo việc làm mới đã có chút nhanh hơn, tuy nhiên điều đó có được là do đang nhận được sự trợ giúp đặc biệt từ các ngân hàng trung ương hoặc chi tiêu chính phủ. Các nhà kinh tế cho rằng, các nước lớn có thể vẫn cần sự giúp đỡ đó trong nhiều năm hơn nữa.
Từ Hoa Kỳ đến châu Âu đến Nhật Bản, các ngân hàng trung ương đều đang tiến hành bơm tiền mặt vào nền kinh tế và duy trì lãi suất cho vay gần mức thấp kỷ lục. Đặc biệt, chúng ta có thể nhận thấy rằng sự phát triển nhanh chóng ở Trung Quốc đang là một minh chứng rõ ràng nhất khi tiền từ chính phủ được đổ vào các dự án và thực hiện các khoản vay dễ dàng hơn từ ngân hàng nhà nước đã đưa nước này hồi phục từ suy thoái.
Hiện nay, một phần nhờ vào sự can thiệp đó, nền kinh tế thế giới đang dần được cải thiện. Quỹ Tiền tệ Quốc tế cũng đã gia tăng dự báo tăng trưởng toàn cầu lên 3,6% trong năm 2014 từ 2,9% trong năm nay.
Cải thiện " không có nghĩa là sự phục hồi bền vững trên cơ sở vững chắc," Angel Gurria , tổng thư ký của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế, cảnh báo hồi tháng trước. Ông cho biết, các nền kinh tế lớn sẽ vẫn cần kích thích từ " chính sách tiền tệ bất thường" để duy trì động lực vào năm 2014. Thậm chí nhiều nhà kinh tế cho rằng gói kích thích sẽ là cần thiết trong thời gian lâu hơn.
Tuy nhiên, những chính sách này cũng mang những rủi ro riêng của chúng: Những người chỉ trích nhận định rằng, tiền từ các ngân hàng trung ương, đặc biệt là FED, sẽ được bơm vào hệ thống tài chính toàn cầu như vào cổ phiếu, trái phiếu và các loại hàng hóa như dầu. Giá của chúng có thể sẽ leo thang đến mức không bền vững và nâng cao rủi ro về sự cố sụp đổ thị trường.
Các nhà phân tích khác cũng cảnh báo rằng, chính sách tiền tệ nới lỏng còn có thể gây ra lạm phát phi mã trong tương lai.
Sau đây là thực tế tại các nền kinh tế lớn trên thế giới đang xoay xở :
Mỹ
Nền kinh tế Mỹ đã tăng trưởng mạnh mẽ bất ngờ với tốc độ hàng năm là 2,8% trong quý III, mặc dù chi tiêu của người tiêu dùng và các doanh nghiệp vẫn đang chậm lại. Bên cạnh đó, các nhà sử dụng lao động Mỹ đã tạo thêm một con số việc làm mạnh mẽ đáng ngạc nhiên trong tháng Mười với 204.000 việc làm.
Sau các dữ liệu kinh tế mạnh mẽ, Fed đã quay trở lại với cuộc tranh luận là liệu nền kinh tế hiện đã đủ sức khỏe cho việc cắt giảm quy mô gói kích thích tiền tệ hàng tháng của mình hay chưa. Tuy nhiên, hầu hết các nhà kinh tế vẫn nghĩ rằng Fed sẽ không giảm kế hoạch mua trái phiếu hiện tại trước khi bước vào đầu năm tới.
Janet Yellen, người sẽ phải đối mặt với một cuộc điều trần xác nhận trong tuần này cho vị trí đề cử của mình sẽ được bổ nhiệm vào tháng Giêng năm sau, dự kiến sẽ duy trì chính sách lãi suất thấp hiện tại của FED.
Ngay cả khi gói QE được cắt giảm, việc mua trái phiếu vẫn sẽ tiếp tục kích thích nền kinh tế bằng cách bơm thêm tiền vào hệ thống tài chính và giảm lãi suất cho vay để khuyến khích vay và chi tiêu. Kế hoạch này của FED đã giúp bù đắp phần nào tác động từ việc cắt giảm chi tiêu của chính phủ Mỹ.
Nariman Behravesh , nhà kinh tế trưởng tại IHS Global Insight cho rằng, nền kinh tế Mỹ sẽ có đủ sức mạnh để phục hồi mà không cần bất kỳ sự giúp đỡ từ Fed vào cuối năm 2014. Ông nhận định rằng, Fed có thể sẽ nâng lãi suất ngắn hạn trong năm 2015.
Tuy nhiên, để nền kinh tế Mỹ "cai sữa" với sự hỗ trợ từ Fed thì có thể là tương đối "khó ... Nếu FED làm điều đó quá chậm, thì rất có thể nó sẽ kích động lạm phát. Còn nếu FED làm điều đó quá nhanh, nó có có nguy cơ sẽ giết chết sự phục hồi ."
Eurozone
Sau khi chịu đựng hai cuộc suy thoái kể từ năm 2009, 17 quốc gia sử dụng đồng euro đang được dự kiến sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ trong quý thứ hai liên tiếp trong quý III. Tuy nhiên, nhiều nhà kinh tế nói rằng sự phát triển của khu vực đồng euro có thể còn suy yếu hơn cả mức 0,3% đạt được trong quý II. Con số hàng quý mới nhất sẽ được công bố hôm thứ Năm tuần này.
Tuần trước các quan chức của Ngân hàng Trung ương châu Âu đã bất ngờ cắt giảm lãi suất tái cấp vốn cơ bản xuống mức thấp kỷ lục mới là 0,25%. Cơ quan này đã hành động sau khi các báo cáo kinh tế cho thấy sự phục hồi trong khu vực đang suy yếu. Lạm phát trong tháng qua đã chạm mức thấp kỷ lục trong 4 năm ở mức 0,7%. Điều này sẽ làm gia tăng nguy cơ giảm phát - một sự sụt giảm kéo dài trong tiền lương, giá cả và giá trị của tài sản như cổ phiếu và nhà cửa.
"Động thái cắt giảm lãi suất có thể cho thấy rằng ECB không sẵn sàng chấp nhận rủi ro khi mà khu vực đồng euro rơi vào tình trạng giảm phát ," Jacob Kirkegaard , thành viên cao cấp tại Viện Kinh tế Quốc tế Peterson cho biết.
" Một khi giá bắt đầu giảm, bạn sẽ bắt đầu thấy hành vi của người tiêu dùng và các doanh nghiệp sẽ thay đổi. Tại sao bạn nên mua một chiếc xe hơi ngày hôm nay nếu giá của chiếc xe sẽ giảm xuống vào ngày mai? Rơi vào cái bẫy này có thể rất khó khăn để thoát ra được."
Nhật Bản
Phục hồi kinh tế của Nhật Bản đã đạt được đà tăng kể từ khi Thủ tướng Shinzo Abe lên nắm quyền vào cuối năm 2012 . Dưới chính sách tiền tệ mang tên "Abenomics", chính phủ và ngân hàng trung ương đã bơm rất nhiều tiền vào nền kinh tế thông qua các gói kích cầu và cắt giảm lãi suất. Nền kinh tế nước này đã tăng trưởng với tốc độ mạnh mẽ 3,8% trong quý II vừa qua.
Nhưng các nhà kinh tế lo lắng về việc liệu sự phục hồi có thể được duy trì và liệu nền kinh tế Nhật Bản có thể phát triển đủ mạnh để bù đắp cho một chính sách thuế bán hàng ( thuế giá trị gia tăng) cao hơn khi mà nó như là yếu tố rút bớt tiền từ kích thích kinh tế .
Như Fed , Ngân hàng Trung ương Nhật Bản cũng đang đấu tranh để đảo ngược lại chính sách tiền tệ nới lỏng của mình một khi nền kinh tế cải thiện hoặc nếu lạm phát và bong bóng tài sản nổi lên như một mối đe dọa .
Tuy nhiên, Noriko Hama , một giáo sư tại Đại học Doshisha Kyoto cho rằng " BoJ đã đặt mình trong một tình huống khó khăn thực sự, và chính sách nới lỏng tiền tệ kỷ lục hiện tại đang là một con dao hai lưỡi."
Trung Quốc
Kinh tế Trung Quốc tăng trưởng thấp nhất trong hai thập kỷ ở mức 7,5% trong quý II so với một năm trước đó. Đó vẫn là một tốc độ mạnh mẽ so với các nền kinh tế phát triển của Châu Âu, Hoa Kỳ và Nhật Bản. Tuy nhiên, đối với Trung Quốc, nó đã đánh dấu một sự suy giảm, và Bắc Kinh đã phát động một chương trình kích thích kinh tế nhỏ , rót tiền đổ vào chi tiêu cho xây dựng đường sắt và các công trình công cộng khác.
Và sau đó thực sự nó đã phát huy tính hiệu quả : Tăng trưởng đã tăng nhẹ lên mức 7,8% trong quý III so với một năm trước đó.
Tuy nhiên, một số nhà kinh tế lại nghi ngờ về tính tăng trưởng bền vững ở Trung Quốc hiện nay.
Trong quý gần nhất, hơn một nửa tốc độ tăng trưởng được báo cáo là do đầu tư, chứ không phải đến từ thương mại hoặc tiêu dùng. Nhiều nhà kinh tế nói rằng sự phụ thuộc vào đầu tư chính phủ của Trung Quốc là nguy hiểm . Nó đe dọa đến việc có thể các nhà sản xuất sẽ sản xuất ra những sản phẩm không ai muốn và sự phát triển không cần thiết của thị trường bất động sản có thể khiến cho các khoản nợ không thể thanh toán.
Trung Quốc phản ứng với cuộc khủng hoảng toàn cầu năm 2008 bằng cách để các ngân hàng của mình cho vay một cách dễ dàng hơn. Và tốc độ phục hồi đã được củng cố bởi một sự gia tăng đột biến trong vay vốn, khi tín dụng đã được tăng vọt 20% trong năm nay.
Ngay sau đó, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đã cảnh báo rằng việc cho vay tích cực là không bền vững và có thể gây ra các khoản nợ xấu chồng chất lên một cách nguy hiểm .
Và nhà kinh tế Mark Williams của Capital Economics nhận định, "chúng ta sẽ thấy các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc sẽ phải cố gắng để trấn áp tín dụng trong vài tháng tới."
Năm năm sau khi một cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu nổ ra, các nền kinh tế lớn nhất thế giới vẫn đang cần phải được hỗ trợ để tăng trưởng.
Tốc độ tuyển dụng và tạo việc làm mới đã có chút nhanh hơn, tuy nhiên điều đó có được là do đang nhận được sự trợ giúp đặc biệt từ các ngân hàng trung ương hoặc chi tiêu chính phủ. Các nhà kinh tế cho rằng, các nước lớn có thể vẫn cần sự giúp đỡ đó trong nhiều năm hơn nữa.
Từ Hoa Kỳ đến châu Âu đến Nhật Bản, các ngân hàng trung ương đều đang tiến hành bơm tiền mặt vào nền kinh tế và duy trì lãi suất cho vay gần mức thấp kỷ lục. Đặc biệt, chúng ta có thể nhận thấy rằng sự phát triển nhanh chóng ở Trung Quốc đang là một minh chứng rõ ràng nhất khi tiền từ chính phủ được đổ vào các dự án và thực hiện các khoản vay dễ dàng hơn từ ngân hàng nhà nước đã đưa nước này hồi phục từ suy thoái.
Hiện nay, một phần nhờ vào sự can thiệp đó, nền kinh tế thế giới đang dần được cải thiện. Quỹ Tiền tệ Quốc tế cũng đã gia tăng dự báo tăng trưởng toàn cầu lên 3,6% trong năm 2014 từ 2,9% trong năm nay.
Cải thiện " không có nghĩa là sự phục hồi bền vững trên cơ sở vững chắc," Angel Gurria , tổng thư ký của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế, cảnh báo hồi tháng trước. Ông cho biết, các nền kinh tế lớn sẽ vẫn cần kích thích từ " chính sách tiền tệ bất thường" để duy trì động lực vào năm 2014. Thậm chí nhiều nhà kinh tế cho rằng gói kích thích sẽ là cần thiết trong thời gian lâu hơn.
Tuy nhiên, những chính sách này cũng mang những rủi ro riêng của chúng: Những người chỉ trích nhận định rằng, tiền từ các ngân hàng trung ương, đặc biệt là FED, sẽ được bơm vào hệ thống tài chính toàn cầu như vào cổ phiếu, trái phiếu và các loại hàng hóa như dầu. Giá của chúng có thể sẽ leo thang đến mức không bền vững và nâng cao rủi ro về sự cố sụp đổ thị trường.
Các nhà phân tích khác cũng cảnh báo rằng, chính sách tiền tệ nới lỏng còn có thể gây ra lạm phát phi mã trong tương lai.
Sau đây là thực tế tại các nền kinh tế lớn trên thế giới đang xoay xở :
Mỹ
Nền kinh tế Mỹ đã tăng trưởng mạnh mẽ bất ngờ với tốc độ hàng năm là 2,8% trong quý III, mặc dù chi tiêu của người tiêu dùng và các doanh nghiệp vẫn đang chậm lại. Bên cạnh đó, các nhà sử dụng lao động Mỹ đã tạo thêm một con số việc làm mạnh mẽ đáng ngạc nhiên trong tháng Mười với 204.000 việc làm.
Sau các dữ liệu kinh tế mạnh mẽ, Fed đã quay trở lại với cuộc tranh luận là liệu nền kinh tế hiện đã đủ sức khỏe cho việc cắt giảm quy mô gói kích thích tiền tệ hàng tháng của mình hay chưa. Tuy nhiên, hầu hết các nhà kinh tế vẫn nghĩ rằng Fed sẽ không giảm kế hoạch mua trái phiếu hiện tại trước khi bước vào đầu năm tới.
Janet Yellen, người sẽ phải đối mặt với một cuộc điều trần xác nhận trong tuần này cho vị trí đề cử của mình sẽ được bổ nhiệm vào tháng Giêng năm sau, dự kiến sẽ duy trì chính sách lãi suất thấp hiện tại của FED.
Ngay cả khi gói QE được cắt giảm, việc mua trái phiếu vẫn sẽ tiếp tục kích thích nền kinh tế bằng cách bơm thêm tiền vào hệ thống tài chính và giảm lãi suất cho vay để khuyến khích vay và chi tiêu. Kế hoạch này của FED đã giúp bù đắp phần nào tác động từ việc cắt giảm chi tiêu của chính phủ Mỹ.
Nariman Behravesh , nhà kinh tế trưởng tại IHS Global Insight cho rằng, nền kinh tế Mỹ sẽ có đủ sức mạnh để phục hồi mà không cần bất kỳ sự giúp đỡ từ Fed vào cuối năm 2014. Ông nhận định rằng, Fed có thể sẽ nâng lãi suất ngắn hạn trong năm 2015.
Tuy nhiên, để nền kinh tế Mỹ "cai sữa" với sự hỗ trợ từ Fed thì có thể là tương đối "khó ... Nếu FED làm điều đó quá chậm, thì rất có thể nó sẽ kích động lạm phát. Còn nếu FED làm điều đó quá nhanh, nó có có nguy cơ sẽ giết chết sự phục hồi ."
Eurozone
Sau khi chịu đựng hai cuộc suy thoái kể từ năm 2009, 17 quốc gia sử dụng đồng euro đang được dự kiến sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ trong quý thứ hai liên tiếp trong quý III. Tuy nhiên, nhiều nhà kinh tế nói rằng sự phát triển của khu vực đồng euro có thể còn suy yếu hơn cả mức 0,3% đạt được trong quý II. Con số hàng quý mới nhất sẽ được công bố hôm thứ Năm tuần này.
Tuần trước các quan chức của Ngân hàng Trung ương châu Âu đã bất ngờ cắt giảm lãi suất tái cấp vốn cơ bản xuống mức thấp kỷ lục mới là 0,25%. Cơ quan này đã hành động sau khi các báo cáo kinh tế cho thấy sự phục hồi trong khu vực đang suy yếu. Lạm phát trong tháng qua đã chạm mức thấp kỷ lục trong 4 năm ở mức 0,7%. Điều này sẽ làm gia tăng nguy cơ giảm phát - một sự sụt giảm kéo dài trong tiền lương, giá cả và giá trị của tài sản như cổ phiếu và nhà cửa.
"Động thái cắt giảm lãi suất có thể cho thấy rằng ECB không sẵn sàng chấp nhận rủi ro khi mà khu vực đồng euro rơi vào tình trạng giảm phát ," Jacob Kirkegaard , thành viên cao cấp tại Viện Kinh tế Quốc tế Peterson cho biết.
" Một khi giá bắt đầu giảm, bạn sẽ bắt đầu thấy hành vi của người tiêu dùng và các doanh nghiệp sẽ thay đổi. Tại sao bạn nên mua một chiếc xe hơi ngày hôm nay nếu giá của chiếc xe sẽ giảm xuống vào ngày mai? Rơi vào cái bẫy này có thể rất khó khăn để thoát ra được."
Nhật Bản
Phục hồi kinh tế của Nhật Bản đã đạt được đà tăng kể từ khi Thủ tướng Shinzo Abe lên nắm quyền vào cuối năm 2012 . Dưới chính sách tiền tệ mang tên "Abenomics", chính phủ và ngân hàng trung ương đã bơm rất nhiều tiền vào nền kinh tế thông qua các gói kích cầu và cắt giảm lãi suất. Nền kinh tế nước này đã tăng trưởng với tốc độ mạnh mẽ 3,8% trong quý II vừa qua.
Nhưng các nhà kinh tế lo lắng về việc liệu sự phục hồi có thể được duy trì và liệu nền kinh tế Nhật Bản có thể phát triển đủ mạnh để bù đắp cho một chính sách thuế bán hàng ( thuế giá trị gia tăng) cao hơn khi mà nó như là yếu tố rút bớt tiền từ kích thích kinh tế .
Như Fed , Ngân hàng Trung ương Nhật Bản cũng đang đấu tranh để đảo ngược lại chính sách tiền tệ nới lỏng của mình một khi nền kinh tế cải thiện hoặc nếu lạm phát và bong bóng tài sản nổi lên như một mối đe dọa .
Tuy nhiên, Noriko Hama , một giáo sư tại Đại học Doshisha Kyoto cho rằng " BoJ đã đặt mình trong một tình huống khó khăn thực sự, và chính sách nới lỏng tiền tệ kỷ lục hiện tại đang là một con dao hai lưỡi."
Trung Quốc
Kinh tế Trung Quốc tăng trưởng thấp nhất trong hai thập kỷ ở mức 7,5% trong quý II so với một năm trước đó. Đó vẫn là một tốc độ mạnh mẽ so với các nền kinh tế phát triển của Châu Âu, Hoa Kỳ và Nhật Bản. Tuy nhiên, đối với Trung Quốc, nó đã đánh dấu một sự suy giảm, và Bắc Kinh đã phát động một chương trình kích thích kinh tế nhỏ , rót tiền đổ vào chi tiêu cho xây dựng đường sắt và các công trình công cộng khác.
Và sau đó thực sự nó đã phát huy tính hiệu quả : Tăng trưởng đã tăng nhẹ lên mức 7,8% trong quý III so với một năm trước đó.
Tuy nhiên, một số nhà kinh tế lại nghi ngờ về tính tăng trưởng bền vững ở Trung Quốc hiện nay.
Trong quý gần nhất, hơn một nửa tốc độ tăng trưởng được báo cáo là do đầu tư, chứ không phải đến từ thương mại hoặc tiêu dùng. Nhiều nhà kinh tế nói rằng sự phụ thuộc vào đầu tư chính phủ của Trung Quốc là nguy hiểm . Nó đe dọa đến việc có thể các nhà sản xuất sẽ sản xuất ra những sản phẩm không ai muốn và sự phát triển không cần thiết của thị trường bất động sản có thể khiến cho các khoản nợ không thể thanh toán.
Trung Quốc phản ứng với cuộc khủng hoảng toàn cầu năm 2008 bằng cách để các ngân hàng của mình cho vay một cách dễ dàng hơn. Và tốc độ phục hồi đã được củng cố bởi một sự gia tăng đột biến trong vay vốn, khi tín dụng đã được tăng vọt 20% trong năm nay.
Ngay sau đó, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đã cảnh báo rằng việc cho vay tích cực là không bền vững và có thể gây ra các khoản nợ xấu chồng chất lên một cách nguy hiểm .
Và nhà kinh tế Mark Williams của Capital Economics nhận định, "chúng ta sẽ thấy các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc sẽ phải cố gắng để trấn áp tín dụng trong vài tháng tới."
Hoài An
Theo tin60s
Theo tin60s