Tiêu điểm thị trường

Joined
Feb 11, 2018
Messages
72
Reactions
4
MR
0.000
Trump đang phát biểu.
Một số nội dung chính:
Trump không thấy việc phong toả toàn quốc là điều cần thiết
Trump không muốn các khoản trợ cấp cho công ty được dùng vào mục đích “mua cổ phiếu”
Trump cho biết sẽ hạn chế các chuyến bay từ Mexico vào Mỹ.
Tâm lý rủi ro có phấn xấu đi khi Trump phát biểu. Dollar tăng trở lại do Risk off.

Thanh khoản thị trường sẽ không được cải thiện nếu mọi người đều làm việc ở nhà!
Một phản ứng dây chuyền rõ mồn một sẽ xảy ra khi tất cả mọi người làm việc tại nhà, đó là thanh khoản của thị trường tài chính không được cải thiện – một vấn đề về vận hành mà không biện pháp nào của Fed có thể khắc phục được, và hiện nay cũng không có câu trả lời nào thỏa đáng.
Đóng cửa thị trường tài chính, và nhất là nếu đóng vô thời hạn, sẽ khiến cộng đồng mất khả năng sử dụng các công cụ tài chính để đầu tư kiếm tiền, và các công ty không còn cơ hội tăng vốn lưu động.
Mặt khác, nếu bạn không đủ khả năng xử lý rủi ro về thanh khoản, bạn sẽ phải đóng các vị thế khi còn có thể - chứ không phải khi bạn muốn.

Thêm một bước đi mạnh mẽ của Fed để vực dậy thị trường: Lần này là Trái phiếu địa phương
Fed đã cắt giảm lãi suất, chuẩn bị một chương trình mua trái phiếu trị giá 700 tỷ đô la và thiết lập các hạn mức hoán đổi đô la với một nhóm các ngân hàng trung ương trên khắp thế giới. Fed cho biết vào thứ Sáu rằng họ sẽ mở rộng một chương trình để hỗ trợ tài chính của chính quyền địa phương thông qua cho vay đối với các quỹ tương hỗ thị trường tiền tệ.
Khi các thành phố và tiểu bang của Hoa Kỳ ở các khu vực bị ảnh hưởng đã phải gánh chịu chi phí đột xuất dành cho biện pháp y tế công cộng đối phó đại dịch coronavirus, thị trường trái phiếu địa phương trị giá 3.9 nghìn tỷ đô la đã bị chao đảo bởi biến động trong những ngày gần đây. Theo các dữ liệu từ Lipper, các nhà đầu tư đã bán tháo trái phiếu và rút 12.2 tỷ đô la từ các quỹ tương hỗ của địa phương trong tuần vừa qua.
Do đó, chi phí đi vay đã tăng đột biến, với lợi suất trái phiếu địa phương kỳ hạn 10 năm tăng gần một điểm phần trăm trong tuần qua lên 2.6%.
Theo một tuyên bố vào thứ Sáu của Hội đồng Thống đốc Fed, ngân hàng trung ương đã mở rộng chương trình hỗ trợ tín dụng cho nền kinh tế bằng cách thực hiện các bước để tăng cường thanh khoản và hoạt động của thị trường tiền tệ của trung ương và địa phương.
Fed cho biết, Ngân hàng Dự trữ Liên bang Boston sẽ tăng thanh khoản cho quỹ tương hỗ thị trường tiền tệ để ngăn chặn các quỹ thị trường tiền tệ đối mặt với các khoản rút tiền, cung cấp các khoản vay được bảo đảm bằng nợ của chính quyền địa phương với thời gian đáo hạn lên tới một năm. Fed sẽ chấp nhận các tài sản chất lượng cao được mua từ một tiểu bang riêng rẽ hoặc các quỹ tương hỗ được miễn thuế của thị trường tiền tệ địa phương.
Fed phải đối mặt với yếu cầu giải quyết sự rối loạn đã xuất hiện trên thị trường trái phiếu chính quyền địa phương. Đầu tuần này, Vikram Rai, người đứng đầu chiến lược trái phiếu chính quyền địa phương của Citigroup, đã thúc giục ngân hàng trung ương mua nợ địa phương trực tiếp như một phần của chương trình mua tài sản đang diễn ra.

Nguồn: Dubaotiente.com
 
Kế hoạch ứng phó với Covid-19 của Hoa Kỳ có thể lên tới khoảng 2 nghìn tỷ đô la!
Gói hỗ trợ kinh tế cho coronavirus đang được đàm phán dự kiến sẽ có tổng trị giá khoảng 2 nghìn tỷ đô la, cố vấn kinh tế Nhà Trắng, ông Larry Kudlow nói khi ông đến điện Capitol vào thứ Bảy. “Gói kinh tế này có thể trị giá khoảng 10% GDP. Nó rất lớn”, Kudlow nói với các phóng viên.Hiện chưa rõ liệu con số này có bao gồm một đề xuất chi tiêu bổ sung mà đảng Dân chủ muốn thêm vào kế hoạch giai đoạn 3 này hay không.
Bloomberg

Nguồn: Dubaotiente.com
 
Chủ tịch Hạ viện Pelosi vừa cho biết vẫn chưa có thỏa thuận nào về chương trình cứu trợ khẩn cấp!
Bà Pelosi cho biết vẫn còn sự không thống nhất lưỡng đảng, và đảng Dân chủ Hạ viện có kế hoạch giới thiệu phiên bản riêng của gói kích thích kinh tế.
Bà nói rằng Thượng viện đang chủ trì các cuộc đàm phán ngay bây giờ vì chủ tịch thượng viện McConnell đặt mục tiêu bỏ phiếu thông qua vào thứ Hai.
“Chúng tôi sẽ giới thiệu dự luật của riêng mình và hy vọng nó sẽ tương thích với những gì họ đã thảo luận tại Thượng viện”, bà Pelosi nói. Ông McConnell sẽ trao đổi với các phóng viên tại điện Capitol.

Hợp đồng tương lai chứng khoán Mỹ đã bị chạm giới hạn xuống chỉ trong vòng 5 phút sau khi mở cửa tuần do tâm lý “kiệt quệ” chờ đợi dự luật kích thích nền kinh tế.
Không có thỏa thuận của Quốc hội về kích thích có nghĩa là không có lực mua, vì vậy S&P 500 Future bị bán tháo 5% xuống còn 2.174 trong khi Dowjones Future rơi 954 điểm xuống 18086. Dầu WTI đã giảm xuống $21/thùng. Vàng giảm nhẹ xuống $1496/oz. Trong khi đó, NZD giảm tới 1.7% so với Dollar về mức 0.5604. Dollar tăng so với toàn bộ nhóm G-10. Khới đầu một tuần giao dịch sóng gió!

Nguồn: dubaotiente.com
 
Cùng nhìn lại diễn biến thị trường FX 24/3
Quan điểm của Kathy Liên - BKAssetManagement
Tỷ giá của nhiều đồng ngoại tệ chính tăng cao hơn hôm qua với sự phục hồi của chứng khoán khi mở phiên NewYork. Chỉ số Dow Jones hôm qua đã tăng hơn 1,000 điểm tương ứng 6.5%. Trong một thị trường bình thường, điều này sẽ được coi là một động thái rất lạc quan nhưng trong thị trường chu kỳ giá giảm thì mức tăng này không quá ngạc nhiên. Sự phục hồi được thúc đẩy bởi triển vọng của một thỏa thuận về dự luật kích thích coronavirus của Nhà Trắng. Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi cho biết trên CNBC rằng “có một sự lạc quan thực sự cho một thỏa thuận trong những giờ tới.”
Các nhà đầu tư cũng rất vui khi nghe tin G7 cam kết sẽ làm bất cứ điều gì cần thiết để phục hồi niềm tin và tăng trưởng kinh tế, cũng như bảo vệ công ăn việc làm, kinh doanh và khả năng phục hồi của hệ thống tài chính. Bao gồm các cam kết:
  • Cung cấp kinh phí cần thiết để đáp ứng với COVID-19
  • Cung cấp hỗ trợ song phương và đa phương để tăng cường các nỗ lực phòng ngừa của chính phủ nước ngoài
  • Cam kết cung cấp nỗ lực tài chính để giúp các nền kinh tế phục hồi thông qua hỗ trợ thanh khoản và mở rộng tài khóa
  • Duy trì chính sách bành trướng
  • Giải phóng vốn khả dụng và cung cấp bộ đệm thanh khoản
  • Kêu gọi các nước sản xuất dầu hỗ trợ các nỗ lực quốc tế để thúc đẩy ổn định kinh tế
  • Hỗ trợ nỗ lực của IMF và Ngân hàng Thế giới. Sẵn sàng đóng góp nguồn lực cần thiết để giúp các quốc gia dễ bị thương tổn.
Tổng thống Trump cũng hứa sẽ có máy thở cho New York, công ty 3M và các nhà sản xuất khác đang sản xuất thêm khẩu trang, trong khi các phòng thí nghiệm đang tăng cường thử nghiệm. Dữ liệu sản xuất từ Mỹ, Eurozone và Vương quốc Anh gần như không xấu như các nhà đầu tư lo ngại, mở đường cho đồng Euro, bảng Anh và các loại tiền tệ khác phục hồi. USD/JPY đã tăng trở lại từ 110.10 lên mức cao trên 111.00 trong khi các cặp như USD/CAD tăng vọt từ 1.4380 lên 1.4520 trước khi chứng khoán mở cửa giao dịch hôm qua. Đồng đô la mạnh lên vì khan hiếm nguồn cung và nhu cầu trú ẩn an toàn tiếp diễn. Trên cơ sở kỹ thuật, đồng Euro, đồng bảng Anh và đô la Úc có dấu hiệu tạo đáy, nhưng với chỉ số PMI tổng hợp của Đức giảm từ 50.7 xuống 37.2, chỉ số Eurozone giảm từ 51.6 xuống 31.4 và chỉ số composite của Anh giảm từ 53 xuống 37.1 thì con đường gặp kháng cự của những cặp tiền này không còn xa nữa. Chỉ số PMI Markit của Mỹ giảm từ 42 xuống 39.1 - một mức giảm khá khiêm tốn.
Tuy nhiên, các nhà giao dịch vẫn cần phải thận trọng sau cảnh báo của Nhà Trắng rằng coronavirus có tỷ lệ tấn công là 1 trên 1.000 ở New York. Các số liệu khác bao gồm doanh số bán nhà mới, PMI tổng hợp và dịch vụ giảm mạnh ở nước ngoài, điều này có nghĩa rằng bây giờ không phải là lúc để quá lạc quan. Dữ liệu trên toàn cầu sẽ trở nên tồi tệ hơn, làm dấy lên lo ngại về phí tổn đối với nền kinh tế toàn cầu.
Báo cáo đơn xin trợ cấp thất nghiệp vào thứ Năm này của Mỹ sẽ được đặc biệt chú ý vì tỷ lệ thất nghiệp có thể vượt quá 1.5 triệu. Nếu trợ cấp thất nghiệp đạt 2 triệu, chúng ta có thể thấy mức đáy mới của cổ phiếu và tiền tệ. Tổng thống Trump hứa hẹn sẽ mở cửa lại nền kinh tế sớm, nhưng việc đó là một hành động mạo hiểm và liều lĩnh, trừ khi các trường hợp lây nhiễm virus giảm mạnh, hoặc lý tưởng là tìm ra vắc-xin. Tất cả điều này là có thể nhưng mức độ kỳ vọng khá cao nên chính phủ cần phải tạo điều kiện và không cản trở tiến trình.
Thương mại New Zealand, lạm phát của Anh và số lượng hàng hóa lâu bền của Mỹ dự kiến công bố vào thứ Tư. Dữ liệu thương mại tháng hai từ New Zealand có thể không cho thấy nhiều tác động của COVID-19 vì chỉ số PMI sản xuất tăng. Giá tại Anh thực sự có thể tăng do thiếu hụt dẫn đến tăng giá theo các nhà cung cấp sản xuất và dịch vụ. Mặt khác, hàng hóa lâu bền của Mỹ có thể giảm mạnh.
Các nhà đầu tư mong đợi các chính phủ trên khắp thế giới sẽ có nhiều hành động hơn. Mọi con mắt đều đổ dồn vào gói kích thích tiềm năng từ Washington. Các gói cứu trợ cũng đang được xem xét cho các ngành công nghiệp khác nhau của Hoa Kỳ, ECB đang thảo luận về việc mua thêm các chứng chỉ quỹ chỉ số (ETFs) và Đức sẵn sàng thảo luận về việc phát hành trái phiếu chung. Tuy nhiên tác động của hầu hết các thông báo này có thể khá ngắn ngủi.

Nguồn: dubaotiente.com
 
Spread bid-ask giá vàng giao ngay cao mức kỷ lục - Đâu là lý do thật sự đằng sau ?
Thời gian qua nhiều nhà đầu tư đặt câu hỏi tại sao spread bid-ask giá vàng giao ngay tăng cao mức kỷ lục? Tại sao mức chênh lệch giữa vàng Comex Future và thị trường giao ngay London (LBMA) lên cao nhất từ 1970 ? Và liệu rằng có đủ vàng ở New York để giao cho các hợp đồng tương lai giao dịch trên Comex hay không ?
Spread bid-ask giá vàng giao ngay cao mức kỷ lục - Đâu là lý do thật sự đằng sau ?
Gold Chart cung cấp bởi Bloomberg. Spread hiện tại khoảng $5
Một số người cho rằng Spread vàng giao ngay giãn rộng là do thiếu nguồn cung - ảnh hưởng của việc mỏ khai thác vàng lớn nhất thế giới South Deep ở Nam Phi khoá máy trong 21 ngày kể từ 27 tháng 3, nhưng đây không phải là nguyên nhân chính, vì việc ngưng sản xuất ở South Deep trong 3 tuần chỉ làm giảm sản lượng khoảng 0.5 tấn và đây con số khá nhỏ. Vậy điều gì là nguyên nhân chính khiến spread vàng giao ngay giãn rộng kỷ lục là gì ?
Đó là vì thị trường "bị phá vỡ" bởi sự tách rời giữa thị trường vàng giao ngay LBMA tại London và thị trường tương lai của CME tại New York.
Chênh lệch Vàng Futures và Vàng giao ngay
Chênh lệch Vàng Futures và Vàng giao ngay
Khoảng gap giữa Vàng Futures trên sàn giao dịch Comex của CME tại New York đã tăng lên trên mức giá giao ngay của London tới $80 mỗi ounce (oz) - hơn 4% vào thứ ba. Thông thường mức chênh này ở cả hai chỉ duy trì trong khoảng một vài đô la. Khoảng gap kỷ lục này khiến giá vàng giảm xuống vào thứ Tư, khi giới đầu tư lo ngại về việc vận chuyển vàng thỏi từ London đến Mỹ để đáp ứng các yêu cầu hợp đồng trở nên khó khăn.
Đi vào nguyên nhân sâu xa hơn, Thị trường vàng bạc London (LBMA) là một trung tâm lưu trữ vàng quan trọng, nơi có hàng ngàn tấn kim loại quý được giao dịch, nhưng LBMA sử dụng các thỏi vàng 400 oz, và số vàng này phải được nấu chảy và đúc lại thành các thỏi 100 oz để được Comex ở New York chấp nhận. Do vậy, để vàng thỏi 400 oz được "tinh chế” thành thỏi 100 oz là nhờ vào vai trò rất quan trọng của các nhà máy tinh luyện vàng lớn nhất thế giới đặt tại Thụy Sỹ.
Tuy nhiên khoảng cuối tuần trước vào ngày 21 tháng 3, số ca lây nhiễm Coronavirus bùng phát báo động tại Thụy Sỹ (tăng 26% chỉ sau 24h), khiến các nhà máy tinh luyện vàng tại đây buộc phải đóng cửa kéo theo mọi hoạt động sản xuất bị đình trệ. Cần lưu ý thêm trong lịch sử chưa bao giờ có chuyện các nhà tinh chế vàng ngừng hoạt động, cho dù là chiến tranh xảy ra. Đây là nguyên nhân khiến Comex không đủ lượng vàng 100 oz để giao dịch, dẫn đến vỡ thanh khoản. Dưới áp lực của LBMA và một số ngân hàng lớn kinh doanh vàng, CME đã thay đổi quy tắc giao hàng hợp đồng của mình để cho phép các thỏi vàng của London được sử dụng để thanh toán hợp đồng nhằm mục đích giảm bớt sự gián đoạn thương mại. Nhưng sẽ mất vài ngày đến một tuần để CME thực hiện thay đổi này và yêu cầu phê duyệt theo quy định.
Và đương nhiên, Coronavirus khiến các tuyến đường cung cấp để vàng vật chất di chuyển trên toàn cầu bị tê liệt, đặc biệt là thông qua ngành hàng không.
Một thông tin quan trọng để quan sát rõ hơn về khả năng giao dịch vàng của Comex, đó là số lượng hợp đồng mở (Open Interest). Vào thứ Hai, số lượng hợp đồng mở ghi nhận là 19.6 triệu oz, trong khi số lượng có thể giao được tại Comex chỉ có 8.4 triệu oz dẫn đến việc vỡ thanh khoản trầm trọng. Tuy nhiên, theo ghi nhận mới đây, hợp đồng mở tính đến thứ Tư giảm còn khoảng 10.8 triệu oz, và lượng vàng có thể giao được tại Comex có khoảng 8.7 triệu oz. Đây là dấu hiệu tích cực cho thấy mức giãn giữa giá vàng giao ngay và giá vàng tương lai được thu gọn.
Như vậy, Spread bid-ask giá vàng giao ngay sẽ bình ổn cho đến khi một trong các nhà máy tinh luyện tại Thụy Sỹ mở cửa trở lại và hệ thống vận chuyển cũng được bình thường hóa, hoặc Comex hoàn tất thủ tục thay đổi quy định để cho phép các thỏi 400 oz được thanh toán hợp lệ cho các Hợp đồng tương lai.

Nguồn: dubaotiente.com
 
Phân tích số lượng đơn xin trợ cấp thất nghiệp của Mỹ: Con số 3 triệu chỉ là khởi đầu. Dưới đây là 3 lý do tại sao đồng Dollar có thể tăng giá.

Vào lúc 7h30 phút tối nay theo giờ Việt Nam, chúng ta đã có kết quả về số lượng đơn trợ cấp thất nghiệp tại Mỹ hàng tuần. Với mức tăng lên tới hơn 3 triệu đơn xin trợ cấp, lại thêm một kỷ lục buồn mới được phá vỡ. Liệu mọi thứ chỉ mới bắt đầu hay chưa có hồi kết.
Phân tích số lượng đơn xin trợ cấp thất nghiệp của Mỹ: Con số 3 triệu chỉ là khởi đầu. Dưới đây là 3 lý do tại sao đồng Dollar có thể tăng giá.
Nguồn ảnh: CNBC
Tình trạng thất nghiệp đang muốn nhấn chìm nền kinh tế số 1 của thế giới. Mới đây, số đơn xin trợ cấp thất nghiệp hàng tuần đã tăng vọt lên 3.283 triệu, tăng với tốc độ 1.053%. Mức trung bình trong bốn tuần tăng lên con số gần một triệu, thậm chí còn vượt qua cả mức cao nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008.
Tuy nhiên, tình hình có thể trở nên tồi tệ hơn. Các bang và thành phố trên khắp nước Mỹ đã phải tuyên bố phong tỏa và hạn chế giao tiếp xã hội (social distancing). Ngoài ra, một số tiểu bang còn đang gặp khó khăn trong việc xử lý tất cả đơn xin trợ cấp. Do đó, con số còn tăng lên đầu 4 hoặc 5 hoàn toàn có thể xảy ra.
Thị trường phản ứng khá yếu ớt. Nguyên nhân bởi số liệu xấu đã nằm trong dự tính của các trader. Tuy nhiên, đây có thể là yếu tố tác động tích cực đến đồng đô la Mỹ với tính chất trú ẩn an toàn bởi 3 lý do sau:
1) Fed đã làm hết những gì có thể: Trái ngược với những gì mà chủ tịch Cục dự trữ Liên bang Jerome Powell từng nói, hiện tại ngân hàng trung ương giờ chỉ còn lại rất ít ‘đạn dược’. Mới hôm thứ Hai, Fed đã công bố gói nới lỏng định lượng QE không có kết thúc. Làm thế nào Fed có thể làm nhiều hơn nữa sau khi đã tuyên bố động thái ‘không giới hạn?’
2) Kích thích của chính phủ có thể không đủ: Thượng viện đã rất khó khăn để phê duyệt một gói kích thích kinh tế trị giá 2 nghìn tỷ dollar – dự luật còn chưa được Hạ viện chấp thuận và nó có thể chưa đủ liều. Mặc cho nỗ lực của cả hai đảng, các chính trị gia đang không theo kịp tình hình thực tế. Thất bại trong việc tăng tốc các nỗ lực - đặc biệt là hỗ trợ cho người lao động - nay càng làm tình hình thêm trầm trọng. Điều tốt nhất mà chính quyền Washington có thể thực hiện là cho nghỉ phép tất cả những ai không thể làm việc, dừng việc tính họ vào tỷ lệ thất nghiệp.
3) Tổng thống đang mất kiên nhẫn: Donald Trump chắc chắn đang xem dữ liệu và cảm thấy lo lắng. Tổng thống Trump đã bày tỏ mong muốn được thấy tình trạng phong tỏa kết thúc vào Lễ Phục sinh, tức là trong vòng chưa đầy ba tuần tới. Ông không muốn trong tình trạng ‘tồi tệ hơn’. Những con số yếu kém có thể khiến Tổng thống trở nên thiếu kiên nhẫn, sau đó sẽ làm hỏng những nỗ lực chống lại căn bệnh này.
Nhìn chung, Covid-19 đang gây thiệt hại nặng nề cho thị trường việc làm tại Hoa Kỳ, mặc dù đã có một vài biện pháp bảo vệ. Mọi thứ có thể trở nên tồi tệ hơn trước khi hồi phục trở lại và đồng Dollar Mỹ với tính chất là đồng tiền trú ẩn an toàn - có dư địa để tăng.

Nguồn: dubaotiente.com
 
EUR/GBP H4: Phá vỡ Descending Triangle, xu hướng giảm xác nhận!

EUR/GBP phá vỡ mô hình tam giác cạnh bằng tiếp diễn trên H4
EUR/GBP H4: Phá vỡ Descending Triangle, xu hướng giảm xác nhận!
EUR/GBP H4 Chart - Tradingview
EUR/GBP phá vỡ mô hình Descending Triangle trên H4 ở thời điểm khá lý tưởng của mô hình. Vùng hỗ trợ bị phá vỡ nằm ở ngưỡng tâm lý 0.9, cũng là mức đường trung bình 100.
Xu hướng giảm được báo hiệu trước đó khi tỷ giá phá mây Kumo đi xuống ở vùng 0.91. Giá thậm chí không thể kiểm tra lại cạnh mây hay cản tại đường Tenkan Line (màu đỏ) và tạo nến Bearish xuyên qua ngưỡng tâm lý 0.9 hôm nay.
Thời điểm giá phá mây Kumo ở 0.91 cũng được xác nhận đồng thời với việc MACD chuyển từ "Positive" sang "Negative". Hiện nay động lượng "Bearish" của MACD đang được củng cố, báo hiệu xu hướng hiện tại tiếp tục duy trì.
Lagging Line của Ichimoku cũng đã dao động dưới đường giá, củng cố cho đà giảm.
Mức hỗ trợ gần nhất của EUR/GBP hiện nằm ở vùng 0.885 - là mốc đường trung bình 200.
Nếu giá đi đủ biên độ mô hình thì thậm chí có thể hướng tới vùng 0.85, tuy nhiên tôi kỳ vọng mức giảm tiềm năng trên H4 nằm ở vùng tích lũy cũ tại 0.87.
Chiến lược tham khảo: Chờ Sell on rally tại vùng 0.90-0.91, SL qua cạnh tam giác tại 0.92, Target hướng về vùng 0.87.

Nguồn: dubaotiente.com
 
Khi cơn sốt vàng bùng lên, nhu cầu dành cho vàng thỏi 100 Oz tăng cao đột biến! (29/3/2020)
Cùng nhìn lại diễn biến giá vàng sau khi tiếp tục trải qua thêm một tuần biến động đầy khủng khiếp.
Khi cơn sốt vàng bùng lên, nhu cầu dành cho vàng thỏi 100 Oz tăng cao đột biến!
Một nghệ nhân đang sắp xếp vàng thỏi vật chất
Hiếm có phần nào của Thị trường tài chính trở nên đảo lộn một cách ngoạn mục, hoặc có thể nói là lạ kỳ trong đại dịch Covid-19 giống như các giao dịch vàng.
Giá vàng có vẻ đang mất dần uy tín để trở thành một tài sản trú ẩn an toàn trong thời kỳ dịch bệnh này do mức biến động quá lớn, giá tăng nóng trong chốc lát rồi nhanh chóng sụp đổ sau đó. Thêm vào đó, với việc các chuỗi cung ứng dành cho vàng vật chất bị gián đoạn - điều mà cực hiếm khi xảy ra đã thổi bùng lên cơn sốt săn lùng vàng thỏi vật chất.
Tâm điểm giữa cơn bão này là các nhóm nhỏ những nhà giao dịch trong nhiều năm đã thực hiện một thứ giao dịch mà họ luôn chắc chắn: bán khống Hợp đồng tương lai vàng ở New York và mua vào vàng vật chất ở London. Thông thường, các hợp đồng sẽ được giữ cho đến khi kết thúc hợp đồng, và khi đó các nhà giao dịch đó có một vài lựa chọn để đóng trạng thái mà ít có rủi ro thua lỗ.
Nhưng virus Corona và tác động tiêu cực lên nền kinh tế toàn cầu của nó đã làm biến dạng khủng khiếp giá vàng và trực tiếp đe dọa đến quyền lợi của các nhà giao dịch kể trên. Cụ thể, họ bất ngờ phải đối mặt với nguy cơ phải giao vàng miếng vật chất cho những người mua hợp đồng khi đáo hạn.
Hiện tại, tình hình đang cực kỳ xấu đối với những người bán khống. Để có lời từ các hợp đồng đáo hạn, họ phải chuyển vàng vật chất đến từ nhiều địa điểm khác nhau. Tuy nhiên, với việc virus Corona khiến cho các hoạt động hàng không trên toàn cầu buộc phải dừng lại, việc tìm được một chuyến bay để vận chuyển vàng là điều gần như không thể.
Trong trường hợp họ vẫn tìm được một chuyến bay chở hàng hóa, thì lại phát sinh thêm vấn đề khác. Hợp đồng tương lai tại New York quy định về các thỏi vàng khuôn 100 ounce. Số vàng mà vận chuyển gấp từ nước ngoài đại đa số luôn có khuôn kích thước khác so với quy định. Hậu quả là những người bán khống phải trả thêm tiền cho bên tinh luyện kim loại để đúc lại số vàng được vận chuyển trên thành các khuôn mẫu được hợp lệ trên quy định hợp đồng. Nhưng đen đủi thay, Covid-19 lại tác động lần nữa: Một số nhà máy tinh luyện, gồm có ba công ty lớn nhất thế giới tại Thụy Sĩ, đã ngừng hoạt động.
Khuôn mẫu vàng thỏi. Nguồn ảnh: Bloomberg
Khuôn mẫu vàng thỏi. Nguồn ảnh: Bloomberg
Dấu hiệu căng thẳng về thanh khoản vàng vật chất được đẩy lên vào phiên giao dịch thứ Sáu ngày 20/3, khi chi phí để hoán đổi Hợp đồng tương lai tại New York và vàng vật chất tại London- thị trường lớn nhất thế giới - đã tăng lên khoảng 2 đô la. Thông thường, khoản chênh lệch này không đáng là bao. Sau khi kết thúc phiên tiếp theo vào thứ Hai, phí chênh lệch đó đã tăng vọt lên $6.75.
Bước vào phiên Á ngày thứ Ba sau đó, không có nhiều người bán vàng, rồi đột nhiên mọi người đổ xô đi mua vàng bằng mọi giá. Đến phiên London, phần lớn thị trường đóng băng và rơi vào tình trạng ‘trắng bên bán’.
Ông Tai Tai Wong, Giám đốc phòng giao dịch phái sinh kim loại tại BMO Capital Market ở New York, cho biết hôm thứ ba rằng “tôi đã lường trước hôm nay sẽ là một ngày cực kỳ biến động đối với giá vàng. Chúng tôi đã chứng kiến sự hoảng loạn này gia tăng theo đúng nghĩa đen trong suốt 12 giờ. Nhìn thấy thị trường mất cân bằng trầm trọng, bạn sẽ nhận ra rằng cơn cuồng loạn này sẽ không thể kéo dài mãi được, nhưng đồng thời bạn cũng không biết khi nào nó sẽ kết thúc.
Vào thời điểm cơn sốt cuối cùng đã lắng xuống vào tối thứ ba, đó là khi các nhà đầu tư tổ chức và các trader kinh nghiệm hàng chục năm đã quay cuồng. Đỉnh điểm của ‘cơn bão’, tổng thiệt hại ước tính lên tới 1 tỷ USD, theo những người tham gia thị trường lúc đó. Mặc dù số người tham gia trực tiếp vào giao dịch chiếm chưa đến 4% tổng số hợp đồng mở (Open Interest) - hay nói cách khác, số lượng hợp đồng chưa thanh toán.
Theo một vài chuyên gia trong ngành, nhu cầu dành cho vàng vật chất còn tăng cao đến mức các nhà giao dịch phải gọi điện cho từng người nắm giữ vàng vật chất để níu kéo chút hy vọng là họ có loại vàng được chấp nhận giao dịch theo hợp đồng. Một số nhà đầu tư còn trả lượng phí lớn khổng lồ để các nhà máy tinh luyện hoạt động trở lại nhằm đúc các thỏi vàng mới.
Sự chênh lệch giữa Hợp đồng tương lai tháng 4 và tháng 6 vào thứ ba (24/3) đã tăng lên $20/oz, có nghĩa là chi phí mua kim loại trong tháng 4 sẽ cao hơn từng đó so với hai tháng sau đó. Điều đó cảnh báo rằng nhu cầu mua vàng vật chất trong ngắn hạn đang nhiều hơn và cần sớm có nguồn cung vật lý trong tay.
Tuy nhiên đến cuối tuần, tình hình đã đảo lộn. Hợp đồng tháng 6 có giá cao hơn gần $30 so với hợp đồng tháng 4, cho thấy lượng cầu đối với vàng vật chất đã giảm xuống bớt ở thời điểm hiện tại.

Nguồn: dubaotiente.com
 
Diễn biến thị trường thế giới phiên thứ Sáu 29/3/2020: Dollar giảm trên diện rộng, chứng khoán Mỹ bán tháo cuối phiên. Lợi suất TPCP 10 năm của Mỹ giảm sâu.
c5dd47ee-8f8b-4382-9d85-b2067e7b0f27.jpeg


-
Giá dầu WTI sáng sớm nay đã giảm mạnh xuống mốc $19.98/thùng, thấp nhất trong 17 năm qua.
Nhu cầu về dầu trên toàn thế giới những tuần qua cũng giảm từ 100 triệu thùng/ngày xuống còn 20 triệu thùng/ngày, do ngành công nghiệp và vận tải bị đình trệ vì virus Corona.
Trong khi đó chưa có dấu hiệu cắt giảm nguồn cung từ các nước xuất khẩu dầu mỏ. Cuối tuần qua chủ tịch OPEC kêu gọi một cuộc họp để đối phó với việc giá dầu trượt dốc, nhưng không nhận được sự đồng tình của các nước thành viên. Hiện nay các cơ sở lưu kho và đường ống dẫn dầu tại nhiều khu vực đang trong tình trạng quá tải.
Tỷ giá USD/CAD sau khi giảm hơn 200 pip trong phiên thứ Sáu do tâm lý tiêu cực bao trùm lên đồng USD, hiện nay đã phục hồi 140 pip và đang giao dịch quanh vùng 1.406.

Nguồn: dubaotiente.com
 
Các đợt giảm của chỉ số chứng khoán S&P 500 trong lịch sử diễn ra như thế nào và sau đó có gì?
Chỉ một tuần trước, từ các ngân hàng trung ương, chính trị gia cho tới cả Phố Wall cùng chung một câu hỏi: cơn hoảng loạn trên thị trường khi nào mới chấm dứt? Hôm nay, câu hỏi đó trở thành: Liệu cơn hoảng loạn đó có quay trở lại không?
Các đợt giảm của chỉ số chứng khoán S&P 500 trong lịch sử diễn ra như thế nào và sau đó có gì?
Liệu mọi thứ đã quay trở lại đối với S&P 500 hay chưa?
Chỉ số S&P 500 tăng 17% so với mức đáy, kết thúc một tuần giao dịch rực rỡ nhất với chỉ số tiêu chuẩn của thị trường cổ phiếu Mỹ kể từ năm 2009. Điều này có được nhờ rất nhiều động lực. Bắt đầu từ tâm lý ‘mua bắt đáy’ và đóng các trạng thái bán khống cho tới các biện pháp hỗ trợ thị trường tiền tệ chưa từng có trong lịch sử cũng như gói kích thích tài khóa của chính phủ lớn nhất từ trước đến nay.
Tuy nhiên ở thời điểm hiện tại, vẫn chưa đủ sức thuyết phục rằng những động lực trên sẽ kéo dài mãi.
Tâm điểm của vấn đề mà chúng tôi muốn đề cập ở đây là một hiện tượng có tên gọi là ‘Một cú hồi trong thị trường gấu’ – giai đoạn mà xu hướng giảm kéo dài nhưng thị trường cổ phiếu có thể trải qua các nhịp hồi ngắn hạn.
Nếu những ai tin rằng tận thế có thật, thì đó là những gì mà thị trường cổ phiếu đang trải qua và các nhà đầu tư có thể đang mong chờ một đợt sụt giảm tiếp trong tương lai. Đây là một luận điểm rất thuyết phục, đặc biệt là trong bối cảnh của dịch bệnh Covid-19. Nhưng nếu sự bi quan kia không xảy ra và gói kích thích thực sự giải cứu nền kinh tế, có thể họ sẽ bỏ lỡ khoảnh khắc hồi sinh siêu khủng khiếp của thị trường.
Vậy rốt cuộc rằng những cú hồi ngắn trong thị trường gấu phổ biến hay không và điều gì xảy ra sau đó? Đây là một câu hỏi cực khó, bởi ngay từ việc xác định khi nào thị trường bước vào giai đoạn gấu hay bò cũng là những cuộc tranh luận không có hồi kết.
Kể từ cuối năm 1927, chỉ số chứng khoán S&P500 được hình thành như ngày nay đã phải trải qua 14 lần đợt giảm riêng biệt (theo cách tính của Bloomberg để xác định khi nào thị trường gấu: bất cứ khi nào chỉ số chứng khoán đóng cửa với mức giảm quá 20% từ vùng đỉnh). Giả định thị trường gấu còn kéo dài cho tới khi nó tăng gấp đôi từ đáy hoặc phá vỡ đỉnh ‘gấu’ cũ, thời gian trung bình rơi vào khoảng 641 ngày.
Trong những khoảng thời gian đó, chỉ số chứng khoán của Mỹ đã tăng hơn 15% trong 20 ‘đợt sóng’ khác nhau trước khi bước vào pha giảm. Mỗi đợt tăng thông thường kéo dài tới 78 ngày. Nhưng ngay cả các pha giảm bị ngắt quãng bởi những nhịp tăng ngắn, do đó sẽ cực kỳ khó khăn khi xác định các đợt sóng trong khi trạng thái tâm lý thị trường đang không ổn định.
Bảng 1: Thống kê các mức tăng điểm và thời gian kéo dài trong thời kỳ thị trường gấu.  
Bảng 1: Thống kê các mức tăng điểm và thời gian kéo dài trong thời kỳ thị trường gấu.
Bắt được các điểm hồi tốt có thể mang lại lợi nhuận thông thường lên tới 25% hoặc hơn. Nhưng để làm được điều đó, một trader phải vào lệnh khi mà thị trường gấu trung bình giảm được 41% hoặc thậm chí hơn nhiều. Trên thực tế, mức giảm của thị trường gấu khi có những cú hồi thậm chí rất lớn ở mức 47% và thời gian giảm cũng kéo dài khoảng 831 ngày.
Tất nhiên câu hỏi quan trọng hơn là tiếp theo sẽ xảy ra điều gì. Nếu đây là một sóng tăng trong thị trường gấu, vậy thì nó sẽ kéo dài bao lâu trước khi chạm đáy? Dựa trên dữ liệu từ Bảng 1, nếu một thị trường gấu bao gồm một sóng tăng, phải mất trung bình 627 ngày kể từ khi bắt đầu đợt tăng giá đó cho đến khi chỉ số chạm đáy thị trường gấu. Các dữ liệu cũng có sự khác biệt rất lớn. Trong khi thời gian dài nhất kéo dài tới 1,616 ngày thì thời gian ngắn nhất là 133 ngày.
Đương nhiên, có thể là phí thời gian khi dành thời gian đọc các tin tức về những cú hồi gần đây. Tốc độ của các đợt bán tháo gần đây là chưa từng có tiền lệ trong hoàn cảnh nhu cầu và đầu tư suy giảm lạ thường. Nói một cách đơn giản, chưa bao giờ có một đại dịch như thế này trong thời hiện đại, và phản ứng của cả hai chính sách tài khóa và tiền tệ cũng chưa từng xảy ra.
Trong khi đó, chỉ số S&P500 tiếp tục phát đi những tín hiệu khó hiểu. Mặc dù đã có cú tăng điểm trở lại tới bốn trong năm phiên liên tiếp, nhưng tín hiệu biểu đồ vào thứ Hai đang ở vùng ‘giao cắt tử thần’ (Death cross), dự báo rằng còn rủi ro giảm vẫn đang chờ đợi ở phía trước.
'Giao cắt tử thần'
'Giao cắt tử thần'
Đáng chú ý rằng những cú hồi trong thị trường gấu đang phổ biến trở lại. Hiện tượng này phổ biến trong những năm đại khủng hoảng 1933 và trong chiến tranh, nhưng trong giai đoạn giữa năm 1960 và 2000 thì lại không xảy ra lần nào. Tuy nhiên, giữa hai cuộc khủng hoảng tiếp theo đó thì xuất hiện tới 5 cú hồi trong khi xu hướng thị trường chung bước vào pha giảm.
Tóm lại, tìm hiểu lại dữ kiện quá khứ để áp dụng trong thời đại dịch Covid-19 là rất khó và có thể sẽ còn có nhiều sự mất mát đang đón chờ ở phía trước.
Quan điểm của Sam Potter và Eddie van der Walt, chuyên gia Bloomberg

Nguồn: dubaotiente.com
 
Quan sát các cú hồi trong lịch sử thị trường gấu trên thế giới để có chiến lược giao dịch hợp lý

Khi thị trường cổ phiếu bật tăng sau nhiều ngày giảm mạnh, nhưng vẫn chưa thoát khỏi thị trường gấu, câu hỏi đáng suy ngẫm rằng liệu giá có quay lại đáy trước đó hay không. Cùng phân tích lịch sử quá khứ các lần mà thị trường gấu có cú hồi phục trở lại kể từ năm 1927
Quan sát các cú hồi trong lịch sử thị trường gấu trên thế giới để có chiến lược giao dịch hợp lý
Các đợt hồi phục ngắn trên thị trường giá xuống (bear market). Ảnh minh họa.
Dow Jones
  • Chỉ số này đã ghi nhận thị trường gấu tới 17 lần kể từ tháng 1 năm 1900 và trong đó có 20 cú hồi phục nhanh với mức tăng ít nhất 15% trước khi tạo đáy mới.
  • Trong số các thị trường giá xuống của Dow Jones, có 8 lần chứng kiến cú hồi.
  • Thời gian trung bình từ khi bắt đầu cú hồi phục đầu tiên trên thị trường gấu cho đến khi xuất hiện đáy của thị trường là khoảng 875.0 ngày.
  • Khoảng thời gian dài nhất là 1616 ngày và ngắn nhất rơi vào khoảng 133 ngày.
  • Trung bình, chỉ số mất điểm tới 63.42% trước khi có sự hồi phục nhẹ đầu tiên trên thị trường gấu.
  • Mức giảm trung bình trong thị trường giá xuống là 39.53% và thời gian trung bình là 28.06 ngày
  • Nhưng nếu xuất hiện các đợt hồi phục trong thị trường gấu, mức giảm trung bình tăng lên thành 48.15% và thời gian trung bình kéo dài tới 1057.75 ngày.
  • Mức hồi phục ngắn trung bình trên thị trường gấu là 24.76% và thời gian trung bình là 140.4 ngày.
DAX
  • Chỉ số này chứng kiến 10 lần xuất hiện của thị trường gấu kể từ tháng 10 năm 1959 và trong đó có 16 cú hồi ít nhất 15% trước khi mức đáy xuất hiện.
  • Trong số các thị trường giá xuống của DAX, có 6 lần chứng kiến cú hồi.
  • Thời gian trung bình tính từ lúc bắt đầu cú hồi đầu tiên trên thị trường gấu cho đến khi xuất hiện đáy của thị trường là khoảng 669.67 ngày.
  • Thời gian dài nhất là 1624 ngày và ngắn nhất 140 ngày.
  • Trung bình, chỉ số mất điểm tới 54.97% trước khi có cú hồi đầu tiên trên thị trường gấu.
  • Mức giảm trung bình của thị trường giá xuống là 41.48% và thời gian trung bình là 609.3 ngày.
  • Nhưng nếu xuất hiện các cú hồi trong thị trường gấu, mức giảm trung bình tăng nhẹ thành 48.18% và thời gian trung bình kéo dài lên thành 875.0 ngày.
  • Mức tăng trung bình của một cú hồi trong thị trường gấu là 23.15% và thời gian trung bình là 81.19 ngày.
Nguồn: dubaotiente.com
 
Tiêu điểm 2-4-2020:
* Giám đốc điều hành của BlackRock - quỹ quản lý tài sản lớn nhất thế giới, ông Amer Bisat cho biết nền kinh tế thế giới có thể thu hẹp tới 11% trong nửa đầu năm 2020 và mất tới 6 nghìn tỷ đô la sản lượng kinh tế do đại dịch coronavirus - theo Reuters. Cắt giảm việc làm có thể đạt con số 5 triệu trong nửa đầu năm 2020, và sẽ tồi tệ hơn khi các công ty xem xét giảm giờ giảm và giảm lương, ông Bisat nói.

* Đồng Dollar sẽ tiếp tục mạnh bất chấp căng thẳng thanh khoản đã giảm bớt. Đồng tiền của Mỹ sẽ tiếp tục được mua nhiều do lãi suất Libor tăng cao, bất chấp gần đây khối lượng nhu cầu hoán đổi đồng tiền nợ sang đồng USD đã vãn bớt (chi tiết: https://dubaotiente.com/dong-dollar...cang-thang-thanh-khoan-da-giam-bot-20640.html)

*Phân tích cơ bản giá vàng - Nhà đầu tư tiếp tục chờ tín hiệu tăng giá rõ ràng hơn, khi các yếu tố cơ bản hiện nay đang nhiễu (chi tiết: https://dubaotiente.com/phan-tich-c...-yeu-to-co-ban-hien-nay-dang-nhieu-20637.html)
 

Announcements

Today's birthdays

Forum statistics

Threads
418,632
Messages
7,074,020
Members
170,738
Latest member
Stich32123

Most viewed of week

Most viewed of week

Back
Top Bottom