Khác với các hệ thống tiền tệ truyền thống, chuỗi khối tiền mã hóa không có một bên trung gian như ngân hàng lưu giữ và xác thực tất cả các giao dịch. Vậy khi xảy ra giao dịch, làm thế nào để đảm bảo các Bitcoin hay Ether trong giao dịch đó chưa từng bị sử dụng trước đây trong một giao dịch khác?
Bitcoin và Ether, hai loại tiền mã hóa lớn nhất, duy trì một sổ cái lưu giữ tất cả giao dịch theo trình tự thời gian thông qua cơ chế “bằng chứng công việc” (Proof-of-Work hay PoW).
Lời giải là "bằng chứng công việc". Thợ đào chiến thắng nhận được phần thưởng là tiền mã hóa mới phát sinh sau giao dịch. Những người thua cuộc đã hao phí năng lượng không để làm gì, và tiếp tục những cuộc đua mới.
Đây là lí do vận hành Ethereum tiêu tốn 113 terawatt giờ mỗi năm - lượng điện năng tiêu thụ tương đương với một quốc gia như Hà Lan, theo Digiconomist. Một giao dịch Ethereum có thể tiêu thụ lượng điện năng bằng một hộ gia đình Mỹ sử dụng trong một tuần. Bitcoin tiêu tốn nhiều năng lượng hơn nữa.
Cơ chế PoW không chỉ gây lãng phí điện mà còn tạo ra rác thải điện tử. Theo chu kỳ hơn một năm một lần, các máy chủ chuyên dụng của các thợ đào sẽ trở nên lỗi thời và không thể cạnh tranh với đối thủ, bị thải ra bãi rác và thay mới.
Với bản cập nhật The Merge, Ethereum từ bỏ cơ chế xác thực xa xỉ và lãng phí này để chuyển sang "bằng chứng cổ phần" (Proof-of-Stake hay PoS). Người xác thực không còn là các thợ đào, mà là các "cổ đông" nắm giữ Ether.
Những người muốn làm công việc xác thực, để nhận phần thưởng là Ether phát sinh, phải đặt một số lượng Ether nhất định vào hệ thống. Khi xuất hiện một giao dịch, hệ thống sẽ chọn ngẫu nhiên một trong những người đặt Ether để trở thành người xác thực cho giao dịch đó.
Số ETH đặt vào này chính là “bằng chứng cổ phần”, giống như một cách để nói rằng “tôi đang giữ nhiều ETH, tôi có động lực để đảm bảo hệ thống hoạt động chính xác”. Cũng vì thế, càng đặt nhiều ETH, khả năng được chọn làm người xác thực càng cao.
Để trở thành người xác thực, cần đặt vào tối thiểu 32 ETH, tương đương khoảng 45.000 USD (vào ngày 16/9). Một nhóm người dùng có thể hùn vốn với nhau để cùng đặt vào 32 ETH và trở thành người xác thực.
Nếu người đó xác thực một giao dịch hoặc khối không khớp với chuỗi, tất cả ETH họ đặt vào ETH sẽ bị "đốt" - gửi vào một địa chỉ ví không ai truy cập được, giống như bị mất vĩnh viễn.
Ethereum hứa hẹn cơ chế này sẽ tiết kiệm 99,9% năng lượng tiêu thụ so với cơ chế cũ.
Một số ý kiến cho rằng The Merge làm cho ETH trở nên gần hơn với các hệ thống tài chính truyền thống, nơi người mua/bán (đồng thời là người xác thực giao dịch trong một hệ thống tiền mã hóa phi tập trung) chỉ cần có tiền tệ của hệ thống đó trong túi.
Các doanh nghiệp truyền thống, vốn không quen thuộc với các hệ thống thiết bị đặc thù và tốn kém của tiền mã hóa trước đây, có thể sẽ nghĩ lại về Ethereum và các đồng tiền mã hóa "bằng chứng cổ phần" nói chung. Nếu như vậy, ngành công nghiệp tiền mã hóa có thể sẽ đón một nhóm người dùng mới.
Mỗi đồng ETH đặt vào làm “bằng chứng cổ phần” được tính lãi, và người xác thực cũng không cần chạy đua vũ trang tính toán với ai cả. Vì vậy có thể coi người xác thực gần giống như người mua cổ phần hoặc trái phiếu ETH trong một thị trường truyền thống, chứ không còn là các thợ đào với năng lực tính toán cực mạnh.
Mặt khác, các thợ đào và các doanh nghiệp đào tiền mã hóa sẽ bị đào thải khỏi cơ chế mới của Ethereum. Họ có thể họ sẽ phải quay sang Bitcoin và các đồng tiền mã hóa khác vẫn dựa trên "bằng chứng công việc".
Một số người ủng hộ Ethereum sử dụng "bằng chứng công việc" tỏ ra khá cực đoan. Theo MIT Technology Review, một thợ đào đã nói rằng anh ta sẽ “hard fork” Ethereum - chia một chuỗi khối thành hai phiên bản không tương thích với nhau, các nút mạng chạy trên phiên bản mới của chuỗi sẽ không nhận ra các giao dịch đang được thực hiện trên phiên bản cũ và ngược lại.
Tuy nhiên, tất cả các nút mạng trên chuỗi khối phải đồng thuận để "hard fork" có thể diễn ra.
Vẫn còn nhiều vấn đề của tiền mã hóa mà The Merge, hay bất kỳ bản cập nhật mang tính kỹ thuật nào, chưa thể chạm đến, chẳng hạn như tính hợp pháp và giá cả biến động. Nhưng nhiều người trong giới đánh giá bản The Merge mang lại một làn gió mới, ít trên trên phương diện môi trường, cho ngành công nghiệp vốn đang tai tiếng.
Công chúng có thể có ấn tượng tốt hơn với ngành tiền điện tử, khi một trong những ông lớn đầu tư thời gian và tiền bạc để xây dựng một hệ sinh thái bền vững hơn. Tính bền vững sẽ là yếu tố quan trọng trong bối cảnh Web3 vẫn là lĩnh vực đang được các quỹ đầu tư mạo hiểm đổ tiền đều đặn tính đến giữa năm nay, ngay cả sau khi Bitcoin trượt giá, theo Fortune.
Bitcoin và Ether, hai loại tiền mã hóa lớn nhất, duy trì một sổ cái lưu giữ tất cả giao dịch theo trình tự thời gian thông qua cơ chế “bằng chứng công việc” (Proof-of-Work hay PoW).
Kỳ vọng vào PoS
Người vận hành cơ chế đó là các thợ đào. Khi xuất hiện giao dịch, các thợ đào chạy đua để xác thực, đảm bảo giao dịch này ăn khớp với chuỗi lịch sử giao dịch đã có. Thợ đào phải giải một phép tính cực khó, đòi hỏi rất nhiều phần cứng tính toán (GPU) và năng lượng để chạy phần cứng đó.Lời giải là "bằng chứng công việc". Thợ đào chiến thắng nhận được phần thưởng là tiền mã hóa mới phát sinh sau giao dịch. Những người thua cuộc đã hao phí năng lượng không để làm gì, và tiếp tục những cuộc đua mới.
Đây là lí do vận hành Ethereum tiêu tốn 113 terawatt giờ mỗi năm - lượng điện năng tiêu thụ tương đương với một quốc gia như Hà Lan, theo Digiconomist. Một giao dịch Ethereum có thể tiêu thụ lượng điện năng bằng một hộ gia đình Mỹ sử dụng trong một tuần. Bitcoin tiêu tốn nhiều năng lượng hơn nữa.
Cơ chế PoW không chỉ gây lãng phí điện mà còn tạo ra rác thải điện tử. Theo chu kỳ hơn một năm một lần, các máy chủ chuyên dụng của các thợ đào sẽ trở nên lỗi thời và không thể cạnh tranh với đối thủ, bị thải ra bãi rác và thay mới.
Với bản cập nhật The Merge, Ethereum từ bỏ cơ chế xác thực xa xỉ và lãng phí này để chuyển sang "bằng chứng cổ phần" (Proof-of-Stake hay PoS). Người xác thực không còn là các thợ đào, mà là các "cổ đông" nắm giữ Ether.
Những người muốn làm công việc xác thực, để nhận phần thưởng là Ether phát sinh, phải đặt một số lượng Ether nhất định vào hệ thống. Khi xuất hiện một giao dịch, hệ thống sẽ chọn ngẫu nhiên một trong những người đặt Ether để trở thành người xác thực cho giao dịch đó.
Số ETH đặt vào này chính là “bằng chứng cổ phần”, giống như một cách để nói rằng “tôi đang giữ nhiều ETH, tôi có động lực để đảm bảo hệ thống hoạt động chính xác”. Cũng vì thế, càng đặt nhiều ETH, khả năng được chọn làm người xác thực càng cao.
Để trở thành người xác thực, cần đặt vào tối thiểu 32 ETH, tương đương khoảng 45.000 USD (vào ngày 16/9). Một nhóm người dùng có thể hùn vốn với nhau để cùng đặt vào 32 ETH và trở thành người xác thực.
Nếu người đó xác thực một giao dịch hoặc khối không khớp với chuỗi, tất cả ETH họ đặt vào ETH sẽ bị "đốt" - gửi vào một địa chỉ ví không ai truy cập được, giống như bị mất vĩnh viễn.
Tiết kiệm và thân thiện hơn
Lợi ích rõ ràng của cơ chế này so với “bằng chứng công việc” là tiết kiệm năng lượng. Chỉ người xác thực được chọn mới phải làm công việc tính toán xác thực giao dịch; mọi người khác không cần tiêu tốn năng lượng để chạy đua xem ai giải xong trước.Ethereum hứa hẹn cơ chế này sẽ tiết kiệm 99,9% năng lượng tiêu thụ so với cơ chế cũ.
Một số ý kiến cho rằng The Merge làm cho ETH trở nên gần hơn với các hệ thống tài chính truyền thống, nơi người mua/bán (đồng thời là người xác thực giao dịch trong một hệ thống tiền mã hóa phi tập trung) chỉ cần có tiền tệ của hệ thống đó trong túi.
Các doanh nghiệp truyền thống, vốn không quen thuộc với các hệ thống thiết bị đặc thù và tốn kém của tiền mã hóa trước đây, có thể sẽ nghĩ lại về Ethereum và các đồng tiền mã hóa "bằng chứng cổ phần" nói chung. Nếu như vậy, ngành công nghiệp tiền mã hóa có thể sẽ đón một nhóm người dùng mới.
Mỗi đồng ETH đặt vào làm “bằng chứng cổ phần” được tính lãi, và người xác thực cũng không cần chạy đua vũ trang tính toán với ai cả. Vì vậy có thể coi người xác thực gần giống như người mua cổ phần hoặc trái phiếu ETH trong một thị trường truyền thống, chứ không còn là các thợ đào với năng lực tính toán cực mạnh.
Mặt khác, các thợ đào và các doanh nghiệp đào tiền mã hóa sẽ bị đào thải khỏi cơ chế mới của Ethereum. Họ có thể họ sẽ phải quay sang Bitcoin và các đồng tiền mã hóa khác vẫn dựa trên "bằng chứng công việc".
Một số người ủng hộ Ethereum sử dụng "bằng chứng công việc" tỏ ra khá cực đoan. Theo MIT Technology Review, một thợ đào đã nói rằng anh ta sẽ “hard fork” Ethereum - chia một chuỗi khối thành hai phiên bản không tương thích với nhau, các nút mạng chạy trên phiên bản mới của chuỗi sẽ không nhận ra các giao dịch đang được thực hiện trên phiên bản cũ và ngược lại.
Tuy nhiên, tất cả các nút mạng trên chuỗi khối phải đồng thuận để "hard fork" có thể diễn ra.
Vẫn còn nhiều vấn đề của tiền mã hóa mà The Merge, hay bất kỳ bản cập nhật mang tính kỹ thuật nào, chưa thể chạm đến, chẳng hạn như tính hợp pháp và giá cả biến động. Nhưng nhiều người trong giới đánh giá bản The Merge mang lại một làn gió mới, ít trên trên phương diện môi trường, cho ngành công nghiệp vốn đang tai tiếng.
Công chúng có thể có ấn tượng tốt hơn với ngành tiền điện tử, khi một trong những ông lớn đầu tư thời gian và tiền bạc để xây dựng một hệ sinh thái bền vững hơn. Tính bền vững sẽ là yếu tố quan trọng trong bối cảnh Web3 vẫn là lĩnh vực đang được các quỹ đầu tư mạo hiểm đổ tiền đều đặn tính đến giữa năm nay, ngay cả sau khi Bitcoin trượt giá, theo Fortune.