Tay tôi cầm phấn, tay anh chai sần!
Nhà tôi nghèo nhất nhì trong làng. Ngày nhỏ, anh trai hay dắt tôi qua sông chăn bò, móc khoai lang lùi cho ăn, bẻ mía, hái đào… Người ta mắng vốn, m ẹ đánh, mắng tay ăn cắp vặt.
Anh khéo lắm, tự tay làm cho tôi rất nhiều đồ chơi từ những con bò làm bằng đất sét phơi khô, chiếc cộ, cái diều đến ống bụp, nẻ… Những hôm tôi bị m ẹ đánh vì nghịch, anh ôm, đỡ roi m ẹ. m ẹ càng bực, đánh dữ lắm. Tay anh bầm vì “giành” roi cho em.
Mới lớp 9, anh bỏ học giữa chừng. Tôi nghe m ẹ kể anh học khá nhưng tự dưng bỏ học, kêu thích đi làm, kiếm tiền vui hơn đi học. Vì anh là con trai duy nhất trong nhà nên m ẹ ép, năn nỉ đi học lại nhưng anh nhất quyết không. Tôi học giỏi, m ẹ không khen mà chỉ nói: “Nếu học hai năm một lớp thì nghỉ ở nhà chăn bò”. Tôi ráng học, m ẹ ráng nuôi nhưng vài hột lúa của nhà nông cũng không thấm vào đâu khi tôi bước vào ngưỡng cửa đại học. Anh đi làm nông, hết mùa, anh theo xe vào thành phố làm phu hồ, gửi tiền nuôi tôi học. Em út thi tuyển lên lớp 10 rớt, m ẹ cho nghỉ học luôn vì không đủ sức nuôi hai đứa cùng học, anh bảo m ẹ cho út đi học, tiền bạc anh sẽ lo.
Anh tôi xuống phố, nơi tôi học, để làm. Nếu anh đến thăm tôi, bạn bè hỏi: “Anh mày làm gì mà ở phố?”, tôi xấu hổ, đánh trống lảng, tụi bạn hỏi tới, tôi bảo: “Ông anh cùng quê”. Anh tôi làm phu hồ, đôi bàn tay lúc nào cũng có mùi hăng hắc của xi măng. Mỗi lần anh cầm tiền lên nội trú dúi vào tay tôi, tôi mắc cỡ với lũ bạn vì dáng vẻ lôi thôi, lếch thếch của anh. Nhận lấy tiền xong, tôi chỉ mong anh về gấp.
Bây giờ, tôi đã là cô giáo, em út là văn thư, anh vẫn là thợ hồ. Ngày tôi tổ chức đám hỏi anh xa nhà đi làm phu hồ. Người trong xóm trách, kêu gần tới ngày cưới mà không ở nhà lo cho em gái, anh im lặng, cười méo xệch. Ngày cưới, anh tặng tôi chiếc còng rất đẹp. Tôi nhận quà cố không khóc nhưng đôi lông mi giả tróc ra khi chạm phải bàn tay bị lở loét vì xi măng “cắn” của anh. Tôi không thể nào quên đôi bàn tay anh, đôi bàn tay thô kệch, chai sần, bong da, lộ lên những mảng thịt đỏ.
Cảm ơn đôi bàn tay thiên thần, đôi bàn tay biết sống vì yêu thương, vì huynh đệ. Nếu như không có đôi bàn tay ấy, chắc tôi đã không có ngày hôm nay. Mỗi lần nhớ về anh, tôi lại thấy nụ cười ấm áp, giọng nói trầm ấm khi anh đọc đi đọc lại nhiều lần cho tôi nghe mấy câu thơ: “Làm anh thật khó, nhưng mà thật vui”.
Anh ơi! Xin cho em hôn lên đôi bàn tay anh, đôi bàn tay đã tiếp cho em sức mạnh trước những bất thường của thời tiết cuộc đời. Đôi bàn tay đã “biến” em thành cô giáo. Em rất vui, hãnh diện, hạnh phúc và bình an khi bên đời em luôn có đôi bàn tay anh. Em luôn có một cảm giác an toàn vì nghĩ rằng: “Trời có sập thì đã có đôi bàn tay anh chống đỡ. Ai có xô em thì đã có đôi bàn tay anh kéo lại”. Em muốn nói với anh nghìn lần xin lỗi vì đã có lần em xấu hổ vì đôi bàn tay anh. Hãy tha lỗi cho em anh trai nhé!
Bích Nhàn
======================================================
Đọc xong muốn khóc quá, ai thấy hay nhớ tks nhé..
Link trực tiếp: http://vnexpress.net/gl/ban-doc-viet/2011/08/tay-toi-cam-phan-tay-anh-chai-san/
Nhà tôi nghèo nhất nhì trong làng. Ngày nhỏ, anh trai hay dắt tôi qua sông chăn bò, móc khoai lang lùi cho ăn, bẻ mía, hái đào… Người ta mắng vốn, m ẹ đánh, mắng tay ăn cắp vặt.
Anh khéo lắm, tự tay làm cho tôi rất nhiều đồ chơi từ những con bò làm bằng đất sét phơi khô, chiếc cộ, cái diều đến ống bụp, nẻ… Những hôm tôi bị m ẹ đánh vì nghịch, anh ôm, đỡ roi m ẹ. m ẹ càng bực, đánh dữ lắm. Tay anh bầm vì “giành” roi cho em.
Mới lớp 9, anh bỏ học giữa chừng. Tôi nghe m ẹ kể anh học khá nhưng tự dưng bỏ học, kêu thích đi làm, kiếm tiền vui hơn đi học. Vì anh là con trai duy nhất trong nhà nên m ẹ ép, năn nỉ đi học lại nhưng anh nhất quyết không. Tôi học giỏi, m ẹ không khen mà chỉ nói: “Nếu học hai năm một lớp thì nghỉ ở nhà chăn bò”. Tôi ráng học, m ẹ ráng nuôi nhưng vài hột lúa của nhà nông cũng không thấm vào đâu khi tôi bước vào ngưỡng cửa đại học. Anh đi làm nông, hết mùa, anh theo xe vào thành phố làm phu hồ, gửi tiền nuôi tôi học. Em út thi tuyển lên lớp 10 rớt, m ẹ cho nghỉ học luôn vì không đủ sức nuôi hai đứa cùng học, anh bảo m ẹ cho út đi học, tiền bạc anh sẽ lo.
Anh tôi xuống phố, nơi tôi học, để làm. Nếu anh đến thăm tôi, bạn bè hỏi: “Anh mày làm gì mà ở phố?”, tôi xấu hổ, đánh trống lảng, tụi bạn hỏi tới, tôi bảo: “Ông anh cùng quê”. Anh tôi làm phu hồ, đôi bàn tay lúc nào cũng có mùi hăng hắc của xi măng. Mỗi lần anh cầm tiền lên nội trú dúi vào tay tôi, tôi mắc cỡ với lũ bạn vì dáng vẻ lôi thôi, lếch thếch của anh. Nhận lấy tiền xong, tôi chỉ mong anh về gấp.
Bây giờ, tôi đã là cô giáo, em út là văn thư, anh vẫn là thợ hồ. Ngày tôi tổ chức đám hỏi anh xa nhà đi làm phu hồ. Người trong xóm trách, kêu gần tới ngày cưới mà không ở nhà lo cho em gái, anh im lặng, cười méo xệch. Ngày cưới, anh tặng tôi chiếc còng rất đẹp. Tôi nhận quà cố không khóc nhưng đôi lông mi giả tróc ra khi chạm phải bàn tay bị lở loét vì xi măng “cắn” của anh. Tôi không thể nào quên đôi bàn tay anh, đôi bàn tay thô kệch, chai sần, bong da, lộ lên những mảng thịt đỏ.
Cảm ơn đôi bàn tay thiên thần, đôi bàn tay biết sống vì yêu thương, vì huynh đệ. Nếu như không có đôi bàn tay ấy, chắc tôi đã không có ngày hôm nay. Mỗi lần nhớ về anh, tôi lại thấy nụ cười ấm áp, giọng nói trầm ấm khi anh đọc đi đọc lại nhiều lần cho tôi nghe mấy câu thơ: “Làm anh thật khó, nhưng mà thật vui”.
Anh ơi! Xin cho em hôn lên đôi bàn tay anh, đôi bàn tay đã tiếp cho em sức mạnh trước những bất thường của thời tiết cuộc đời. Đôi bàn tay đã “biến” em thành cô giáo. Em rất vui, hãnh diện, hạnh phúc và bình an khi bên đời em luôn có đôi bàn tay anh. Em luôn có một cảm giác an toàn vì nghĩ rằng: “Trời có sập thì đã có đôi bàn tay anh chống đỡ. Ai có xô em thì đã có đôi bàn tay anh kéo lại”. Em muốn nói với anh nghìn lần xin lỗi vì đã có lần em xấu hổ vì đôi bàn tay anh. Hãy tha lỗi cho em anh trai nhé!
Bích Nhàn
======================================================
Đọc xong muốn khóc quá, ai thấy hay nhớ tks nhé..
Link trực tiếp: http://vnexpress.net/gl/ban-doc-viet/2011/08/tay-toi-cam-phan-tay-anh-chai-san/
Last edited by a moderator: