Thời gian qua, nhiều các ngân hàng trung ương trên thế giới có động thái phát triển CBDC của riêng mình. Vậy nguyên nhân đằng sau sự việc này là gì?
Mỹ, Nga, Nhật Bản… đều là những quốc gia có sự quan tâm mạnh mẽ đến CBDC và đang trên đường tìm hiểu, thử nghiệm loại tài sản này. Hãy cùng Coin98 Insights tìm hiểu thực trạng phát triển của CBDC qua bài viết dưới đây.
Các dịch vụ mua sắm ngày càng trở nên trực tuyến, hỗ trợ cho quá trình chuyển đổi này. Tính đến 2020, hơn 80% người tiêu dùng trên thế giới đã mua sắm trực tuyến. Vương quốc Anh cũng ghi nhận mức giảm 35% trong các khoản thanh toán được thực hiện bằng tiền mặt và tiền xu.
Sự phát triển của blockchain và stablecoin đã khiến chính quyền các nước quan tâm phát triển nhằm theo kịp thời đại. Trong trường hợp này là tiền kỹ thuật số ngân hàng trung ương (Central bank digital currency - CBDC).
Trước đó, e-CNY đã được triển khai trên WeChat vào 2022. Hiện số e-CNY được lưu hành trên thị trường có giá trị khoảng 2 tỷ USD, bằng 0.13% tổng cung nhân dân tệ toàn cầu. Vào ngày 17/01, e-CNY lần đầu tiên được sử dụng để mua chứng khoán thông qua ứng dụng Soochow Securities.
Trung Quốc đang dẫn đầu trong việc áp dụng CBDC vì nó tạo ra nhu cầu cao hơn đối với việc thanh toán kỹ thuật số. Đây có thể là một trong những hành động giúp đẩy mạnh tính phổ biến của nhân dân tệ trên toàn cầu của Trung Quốc.
Trước đó, FED New York cũng thử nghiệm CBDC thông qua chương trình “Digital Dollar Pilot” kéo dài 12 tuần. Điều này được thực hiện sau khi Tổng thống Joe Biden yêu cầu các cơ quan liên bang kiểm tra rủi ro, lợi ích của crypto và đưa ra báo cáo chính thức về những phát hiện của mình. Chương trình này có sự tham gia của hầu hết các ông trùm tài chính tại Mỹ như Citi, HSBC, MasterCard, U.S. Bank…
Dự án cho phép chuyển tiền ngang hàng giữa các cá nhân và mua bán lẻ với số lượng hạn chế. Có 13 ngân hàng đã báo hiệu rằng họ đã sẵn sàng. Sau thí điểm, ngân hàng trung ương Nga sẽ quyết định cách thức mở rộng dự án.
BoJ sẽ xem xét tính khả thi về mặt kỹ thuật và cách các doanh nghiệp tư nhân sử dụng tiền kỹ thuật số. Từ đó, xác định các mô hình kiến trúc dữ liệu phù hợp để hỗ trợ thanh toán ngoại tuyến.
Trước đó, vào tháng 10/2020, BoJ cũng đã tung ra bản thử nghiệm CBDC với bằng chứng khái niệm (Proof of Concept - PoC). Theo đó, giai đoạn 1 của PoC sẽ thử nghiệm các giao dịch cơ bản của CBDC, bao gồm phát hành, thanh toán, chuyển nhượng. Một năm sau, giai đoạn 2 của PoC được thực hiện, dự kiến sẽ kết thúc vào tháng 3/2023, tiến hành các chức năng bổ sung của CBCD liên quan đến hiệu suất cốt lõi của nó.
Bên cạnh đó, có rất nhiều quốc gia khác đã và đang phát triển, thử nghiệm CBDC như Pháp, Thụy Sĩ, Singapore… Trong đó, nhiều quốc gia thậm chí đã áp dụng chính thức việc sử dụng CBDC như Bahamas.
Mỹ, Nga, Nhật Bản… đều là những quốc gia có sự quan tâm mạnh mẽ đến CBDC và đang trên đường tìm hiểu, thử nghiệm loại tài sản này. Hãy cùng Coin98 Insights tìm hiểu thực trạng phát triển của CBDC qua bài viết dưới đây.
Thế giới đang trải qua cuộc cách mạng tài chính
Xu hướng phát triển chung của thế giới là một xã hội không dùng tiền mặt. Thanh toán kỹ thuật số thông qua thẻ ghi nợ hay thẻ tín dụng đang dần được ưu tiên hơn. Nguyên nhân được cho là đại dịch Covid-19 đã khiến người dân ngại dùng tiền mặt để tránh sự lây nhiễm. Sự tiện lợi của thanh toán kỹ thuật số khiến ít người muốn quay lại sử dụng tiền mặt.Các dịch vụ mua sắm ngày càng trở nên trực tuyến, hỗ trợ cho quá trình chuyển đổi này. Tính đến 2020, hơn 80% người tiêu dùng trên thế giới đã mua sắm trực tuyến. Vương quốc Anh cũng ghi nhận mức giảm 35% trong các khoản thanh toán được thực hiện bằng tiền mặt và tiền xu.
Sự phát triển của blockchain và stablecoin đã khiến chính quyền các nước quan tâm phát triển nhằm theo kịp thời đại. Trong trường hợp này là tiền kỹ thuật số ngân hàng trung ương (Central bank digital currency - CBDC).
CBDC mang lại lợi ích gì cho chính quyền?
CBDC sở hữu nhiều ưu điểm trong vấn đề quản lý, theo dõi dòng tiền. Cụ thể:- Theo dõi giao dịch: Chính phủ có thể theo dõi và xem lại tất cả giao dịch đã xử lý. Từ đó, có cái nhìn đầy đủ về tình hình kinh tế vĩ mô của người dân và có sự điều chỉnh phù hợp.
- Thuế: Việc áp dụng thanh toán bằng CBDC sẽ giúp chính phủ kiểm soát dòng tiền và đánh thuế dễ dàng. Người dân có thể sẽ không được dùng tiền mặt để giao dịch Crypto.
- Thúc đẩy đầu tư: Sử dụng CBDC sẽ giúp người dân có cơ hội tiếp cận với nhiều cơ hội đầu tư hơn, chẳng hạn như đầu tư crypto.
- Chi phí rẻ hơn: Việc áp dụng thanh toán bằng CBDC sẽ giúp giảm chi phí đáng kể so với tiền mặt. Nhà nước sẽ không cần tốn chi phí in tiền và xây dựng kho bãi để dự trữ.
- Dễ dàng quản lý: Ngân hàng vẫn có thể tăng nguồn cung CBDC để điều chỉnh tỷ lệ lạm phát hoặc bơm thêm tiền vào nền kinh tế trong một thảm kịch như COVID-19.
Cách thức phát triển CBDC của các quốc gia
Về cơ bản, các ngân hàng trung ương tập trung hóa tính phi tập trung của blockchain trong khi vẫn khai thác các lợi ích khác nhau của nó.Trung Quốc ra mắt smart contract trên e-CNY
Vào tháng 1/2023, Trung Quốc đã kích hoạt chức năng smart contract (hợp đồng thông minh) cho đồng CBDC có tên gọi e-CNY của mình thông qua một trong những ứng dụng thương mại điện tử lớn nhất của Trung Quốc - Meituan.Trước đó, e-CNY đã được triển khai trên WeChat vào 2022. Hiện số e-CNY được lưu hành trên thị trường có giá trị khoảng 2 tỷ USD, bằng 0.13% tổng cung nhân dân tệ toàn cầu. Vào ngày 17/01, e-CNY lần đầu tiên được sử dụng để mua chứng khoán thông qua ứng dụng Soochow Securities.
Trung Quốc đang dẫn đầu trong việc áp dụng CBDC vì nó tạo ra nhu cầu cao hơn đối với việc thanh toán kỹ thuật số. Đây có thể là một trong những hành động giúp đẩy mạnh tính phổ biến của nhân dân tệ trên toàn cầu của Trung Quốc.
FED tăng cường phát triển và thử nghiệm CBDC
FED San Francisco hiện đang tuyển dụng kỹ sư phần mềm nghiên cứu, thiết kế và giám sát sự phát triển của CBDC.Trước đó, FED New York cũng thử nghiệm CBDC thông qua chương trình “Digital Dollar Pilot” kéo dài 12 tuần. Điều này được thực hiện sau khi Tổng thống Joe Biden yêu cầu các cơ quan liên bang kiểm tra rủi ro, lợi ích của crypto và đưa ra báo cáo chính thức về những phát hiện của mình. Chương trình này có sự tham gia của hầu hết các ông trùm tài chính tại Mỹ như Citi, HSBC, MasterCard, U.S. Bank…
Nga thí điểm đồng Rúp kỹ thuật số
Ngày 17/02, Phó thống đốc ngân hàng, Olga Skorobogatova chia sẻ với các nhà báo trong một hội nghị fintech ở Nga rằng CBDC của Nga - đồng Rúp kỹ thuật số - đã sẵn sàng cho giai đoạn thử nghiệm, theo Coindesk.Dự án cho phép chuyển tiền ngang hàng giữa các cá nhân và mua bán lẻ với số lượng hạn chế. Có 13 ngân hàng đã báo hiệu rằng họ đã sẵn sàng. Sau thí điểm, ngân hàng trung ương Nga sẽ quyết định cách thức mở rộng dự án.
Nhật Bản thí điểm đồng Yên kỹ thuật số
Vào ngày 17/02, Ngân hàng Nhật Bản (BoJ) công bố kế hoạch thí điểm đồng Yên kỹ thuật số vào tháng 4/2023 với các giao dịch mô phỏng, theo CNBC.BoJ sẽ xem xét tính khả thi về mặt kỹ thuật và cách các doanh nghiệp tư nhân sử dụng tiền kỹ thuật số. Từ đó, xác định các mô hình kiến trúc dữ liệu phù hợp để hỗ trợ thanh toán ngoại tuyến.
Trước đó, vào tháng 10/2020, BoJ cũng đã tung ra bản thử nghiệm CBDC với bằng chứng khái niệm (Proof of Concept - PoC). Theo đó, giai đoạn 1 của PoC sẽ thử nghiệm các giao dịch cơ bản của CBDC, bao gồm phát hành, thanh toán, chuyển nhượng. Một năm sau, giai đoạn 2 của PoC được thực hiện, dự kiến sẽ kết thúc vào tháng 3/2023, tiến hành các chức năng bổ sung của CBCD liên quan đến hiệu suất cốt lõi của nó.
Bên cạnh đó, có rất nhiều quốc gia khác đã và đang phát triển, thử nghiệm CBDC như Pháp, Thụy Sĩ, Singapore… Trong đó, nhiều quốc gia thậm chí đã áp dụng chính thức việc sử dụng CBDC như Bahamas.