Những giọt nước mắt lăn dài của em khiến người mẹ già cảm thấy như có những nhát dao cứa sâu vào lòng. Tôi hiểu nỗi đau đớn của bà khi bác sĩ bảo nếu con gái không tiến hành phẫu thuật gấp, thì tính mạng khó giữ được.
Sự sống của cô gái tuổi hai mươi giờ đây cũng chỉ còn đếm được từng giờ, thậm chí từng phút, nếu như em không được phẫu thuật tim gấp, đó là tình cảnh của Bùi Thị Huế - cô sinh viên Trường cao đẳng phát thanh truyền hình Hà Tây. Có ai ngờ ngày tốt nghiệp cách đây hơn 2 tháng cũng là ngày định mệnh, khi bỗng dưng em mắc phải bệnh Osler (bệnh viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn cấp tính - PV).
Những giọt nước mắt lăn dài của em Bùi Thị Huế khi bỗng dưng rơi vào cảnh "thập tử nhất sinh"
Ngày 20/7, đích thân PGS-TS Nguyễn Hữu Ước, Trưởng khoa Tim mạch Bệnh viện hữu nghị Việt Đức Hà Nội liên lạc với chúng tôi để tìm một sự hỗ trợ, giúp cho em Bùi Thị Huế một cơ hội phẫu thuật tim cứu sống tính mạng, vốn đang trong tình trạng “ngàn cân treo đầu sợi tóc”. Quả như lời bác sĩ Ước, hình ảnh tiều tụy, đáng thương của Huế trên giường bệnh, với đủ thứ dây nhợ chằng chịt cùng âm thanh tích tắc đáng sợ của chiếc máy hỗ trợ tim khiến chúng tôi không khỏi xót xa. Bà Ngô Thị Nhiên (sinh năm 1960), quê ở xã Thái Học, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình, mẹ của em Bùi Thị Huế nắm chặt lấy tay đứa con gái đáng thương, rồi bắt đầu kể với tôi trong nỗi lo lắng cùng cực.
“Hai tháng trước, bỗng dưng con gái tôi kêu đau chân, đau tay rồi sốt cao. Cháu nhập viện ở tỉnh thì được chẩn đoán bị bệnh Osler. Nằm điều trị 3 tuần không khỏi, tim bị suy ngày càng nặng nên được chuyển đến Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) cấp cứu nhưng cũng không khả quan rồi nay được chuyển sang đây”, bà Nhiên kể. Trao đổi tiếp về hiện trạng sức khỏe của bệnh nhân Bùi Thị Huế, bác sĩ Ước cho biết: “Lúc Bệnh viện Bạch Mai chuyển sang đây thì diễn tiến suy tim của bệnh nhân đã quá nặng khiến van 2 lá ở tim bị phá hỏng hoàn toàn, dẫn đến phù phổi cấp. Chúng tôi đã phải tiến hành điều trị tích cực, và tình trạng có được cải thiện hơn nhưng vẫn đang giai đoạn hết sức nguy hiểm. Có thể nói bệnh nhân đến giờ vẫn còn sống đã là điều kỳ diệu lắm rồi”.
Tuy nhiên, điều kỳ diệu như bác sĩ Ước nói thực tế cũng chỉ kéo dài thêm được ít giờ đồng hồ nữa thôi, bởi một khi bệnh nhân Bùi Thị Huế không được can thiệp phẫu thuật tim càng sớm càng tốt thì sự sống sẽ nhanh chóng vụt tắt. “Cái khó khăn nhất ở đây lại chính là vấn đề tiền bạc. Bệnh nhân nhập viện nhưng không có bảo hiểm y tế do bảo hiểm vừa hết hạn sau khi em tốt nghiệp. Trong khi, chi phí phẫu thuật của bệnh nhân lại đắt gấp hai, gấp ba so với những bệnh nhân mắc các dị tật về tim bình thường khác. Chúng tôi đã cố gắng tìm mọi cách để giúp bệnh nhân, nhưng cũng chỉ trong điều kiện có thể của mình mà thôi”, bác sĩ Ước cho biết thêm.
Theo bác sĩ Ước, chi phí phẫu thuật tim cho em Huế cần ít nhất 60 triệu đồng, còn thoải mái hơn là khoảng 100 triệu đồng, bởi ngoài chi phí phẫu thuật thì chi phí cho quá trình điều trị sau mổ cũng rất phức tạp, cần sử dụng nhiều loại thuốc đắt tiền. Tôi hiểu lời của bác sĩ Ước, bởi nếu như bệnh viện chấp nhận điều trị miễn phí cho bệnh nhân thì đồng nghĩa phúc lợi xã hội của các nhân viên, cán bộ y bác sĩ trong khoa tim mạch cũng sẽ bị trừ đi, mà mỗi năm thì có hàng trăm ca bệnh nhân nhập viện điều trị trong tình trạng “không xu dính túi”.
Sự sống của cô gái tuổi hai mươi giờ đây cũng chỉ còn đếm được từng giờ, thậm chí từng phút, nếu như em không được phẫu thuật tim gấp, đó là tình cảnh của Bùi Thị Huế - cô sinh viên Trường cao đẳng phát thanh truyền hình Hà Tây. Có ai ngờ ngày tốt nghiệp cách đây hơn 2 tháng cũng là ngày định mệnh, khi bỗng dưng em mắc phải bệnh Osler (bệnh viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn cấp tính - PV).
Những giọt nước mắt lăn dài của em Bùi Thị Huế khi bỗng dưng rơi vào cảnh "thập tử nhất sinh"
Ngày 20/7, đích thân PGS-TS Nguyễn Hữu Ước, Trưởng khoa Tim mạch Bệnh viện hữu nghị Việt Đức Hà Nội liên lạc với chúng tôi để tìm một sự hỗ trợ, giúp cho em Bùi Thị Huế một cơ hội phẫu thuật tim cứu sống tính mạng, vốn đang trong tình trạng “ngàn cân treo đầu sợi tóc”. Quả như lời bác sĩ Ước, hình ảnh tiều tụy, đáng thương của Huế trên giường bệnh, với đủ thứ dây nhợ chằng chịt cùng âm thanh tích tắc đáng sợ của chiếc máy hỗ trợ tim khiến chúng tôi không khỏi xót xa. Bà Ngô Thị Nhiên (sinh năm 1960), quê ở xã Thái Học, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình, mẹ của em Bùi Thị Huế nắm chặt lấy tay đứa con gái đáng thương, rồi bắt đầu kể với tôi trong nỗi lo lắng cùng cực.
“Hai tháng trước, bỗng dưng con gái tôi kêu đau chân, đau tay rồi sốt cao. Cháu nhập viện ở tỉnh thì được chẩn đoán bị bệnh Osler. Nằm điều trị 3 tuần không khỏi, tim bị suy ngày càng nặng nên được chuyển đến Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) cấp cứu nhưng cũng không khả quan rồi nay được chuyển sang đây”, bà Nhiên kể. Trao đổi tiếp về hiện trạng sức khỏe của bệnh nhân Bùi Thị Huế, bác sĩ Ước cho biết: “Lúc Bệnh viện Bạch Mai chuyển sang đây thì diễn tiến suy tim của bệnh nhân đã quá nặng khiến van 2 lá ở tim bị phá hỏng hoàn toàn, dẫn đến phù phổi cấp. Chúng tôi đã phải tiến hành điều trị tích cực, và tình trạng có được cải thiện hơn nhưng vẫn đang giai đoạn hết sức nguy hiểm. Có thể nói bệnh nhân đến giờ vẫn còn sống đã là điều kỳ diệu lắm rồi”.
Tuy nhiên, điều kỳ diệu như bác sĩ Ước nói thực tế cũng chỉ kéo dài thêm được ít giờ đồng hồ nữa thôi, bởi một khi bệnh nhân Bùi Thị Huế không được can thiệp phẫu thuật tim càng sớm càng tốt thì sự sống sẽ nhanh chóng vụt tắt. “Cái khó khăn nhất ở đây lại chính là vấn đề tiền bạc. Bệnh nhân nhập viện nhưng không có bảo hiểm y tế do bảo hiểm vừa hết hạn sau khi em tốt nghiệp. Trong khi, chi phí phẫu thuật của bệnh nhân lại đắt gấp hai, gấp ba so với những bệnh nhân mắc các dị tật về tim bình thường khác. Chúng tôi đã cố gắng tìm mọi cách để giúp bệnh nhân, nhưng cũng chỉ trong điều kiện có thể của mình mà thôi”, bác sĩ Ước cho biết thêm.
Theo bác sĩ Ước, chi phí phẫu thuật tim cho em Huế cần ít nhất 60 triệu đồng, còn thoải mái hơn là khoảng 100 triệu đồng, bởi ngoài chi phí phẫu thuật thì chi phí cho quá trình điều trị sau mổ cũng rất phức tạp, cần sử dụng nhiều loại thuốc đắt tiền. Tôi hiểu lời của bác sĩ Ước, bởi nếu như bệnh viện chấp nhận điều trị miễn phí cho bệnh nhân thì đồng nghĩa phúc lợi xã hội của các nhân viên, cán bộ y bác sĩ trong khoa tim mạch cũng sẽ bị trừ đi, mà mỗi năm thì có hàng trăm ca bệnh nhân nhập viện điều trị trong tình trạng “không xu dính túi”.
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
Bà Ngô Thị Nhiên (mẹ của em Bùi Thị Huế), quê ở xã Thái Học, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình (Mã số 669)
ĐT: 01664.424.885.
Bạn đọc có thể tìm hiểu thêm thông tin về bệnh nhân Bùi Thị Huế qua PGS-TS Nguyễn Hữu Ước, Trưởng khoa tim mạch BV hữu nghị Việt Đức (Hà Nội): 0903.239.788