Liquid, sàn giao dịch về tay FTX hồi tháng 2, đã đóng băng hoạt động chỉ vài ngày sau khi tạm dừng cổng nạp rút tiền.
Sàn giao dịch cho biết trên Twitter vào hôm qua 20/11:
Vào ngày 15/11, công ty đã đóng cổng rút tiền fiat và tiền mã hóa. FTX Trading đã mua lại Liquid Group và tất cả các công ty con từ tháng 2. Tuy nhiên, họ vẫn giữ kín giá trị trị thương vụ cho đến nay. Liquid là công ty mẹ của Quoine Corp., một trong những nền tảng giao dịch tiền mã hóa đầu tiên được cấp phép tại Nhật Bản vào năm 2017.
Trước khi thâu tóm, FTX từng cho Liquid vay 120 triệu USD để khắc phục hậu quả vụ hack gây thiệt hại 85 triệu USD tháng 08/2021. Trong khi đó, FTX hiện đang trong quá trình thanh lý tài sản để phục vụ cho thủ tục phá sản theo Chương 11. Theo công bố mới nhất, FTX đang gánh nghĩa vụ lên đến 3,1 tỷ USD đối với 50 chủ nợ lớn nhất.
“Trong những tuần tới, ưu tiên của chúng tôi là thúc đẩy doanh số bán hàng, tái cấp vốn hoặc các giao dịch chiến lược khác liên quan đến các công ty con này và những giao dịch khác mà chúng tôi xác định vẫn tiếp tục,” tân CEO FTX John J. Ray III, người phụ trách công ty sau khi Sam Bankman-Fried rời đi, nhận xét đây là một thảm họa chưa từng có tiền lệ.
Vào ngày 10/11, cơ quan Dịch vụ Tài chính Nhật Bản đã ra lệnh cho FTX Japan ngừng hoạt động và nắm giữ tài sản tại nước này tương đương với các khoản nợ phải trả cho đến 09/12. FTX Japan là kết quả từ thương vụ mua lại Liquid Group.
Sàn giao dịch cho biết trên Twitter vào hôm qua 20/11:
“Theo hướng dẫn từ S&C (công ty luật Sullivan & Cromwell), đơn vị đại diện cho FTX Trading, chúng tôi đã tạm dừng tất cả các hình thức giao dịch trên sàn, nhằm tuân theo thủ tục phá sản theo Chương 11 tại Tòa án Delaware.”
Vào ngày 15/11, công ty đã đóng cổng rút tiền fiat và tiền mã hóa. FTX Trading đã mua lại Liquid Group và tất cả các công ty con từ tháng 2. Tuy nhiên, họ vẫn giữ kín giá trị trị thương vụ cho đến nay. Liquid là công ty mẹ của Quoine Corp., một trong những nền tảng giao dịch tiền mã hóa đầu tiên được cấp phép tại Nhật Bản vào năm 2017.
Trước khi thâu tóm, FTX từng cho Liquid vay 120 triệu USD để khắc phục hậu quả vụ hack gây thiệt hại 85 triệu USD tháng 08/2021. Trong khi đó, FTX hiện đang trong quá trình thanh lý tài sản để phục vụ cho thủ tục phá sản theo Chương 11. Theo công bố mới nhất, FTX đang gánh nghĩa vụ lên đến 3,1 tỷ USD đối với 50 chủ nợ lớn nhất.
“Trong những tuần tới, ưu tiên của chúng tôi là thúc đẩy doanh số bán hàng, tái cấp vốn hoặc các giao dịch chiến lược khác liên quan đến các công ty con này và những giao dịch khác mà chúng tôi xác định vẫn tiếp tục,” tân CEO FTX John J. Ray III, người phụ trách công ty sau khi Sam Bankman-Fried rời đi, nhận xét đây là một thảm họa chưa từng có tiền lệ.
Vào ngày 10/11, cơ quan Dịch vụ Tài chính Nhật Bản đã ra lệnh cho FTX Japan ngừng hoạt động và nắm giữ tài sản tại nước này tương đương với các khoản nợ phải trả cho đến 09/12. FTX Japan là kết quả từ thương vụ mua lại Liquid Group.