Môi trường pháp lý và kinh tế khắc nghiệt ở Mỹ chính là nguyên nhân dẫn đến quyết định này.
Theo thông tin được công bố trên trang web chính thức của công ty, sàn giao dịch tiền mã hóa Bittrex sẽ đóng cửa nền tảng Hoa Kỳ vào ngày 30/04 sau 9 năm vận hành, do môi trường pháp lý và kinh tế đầy thách thức tại đây.
Co-founder kiêm CEO Bittrex - Ritchie Lai cho biết trong tuyên bố:
"Việc tiếp tục hoạt động trong môi trường vĩ mô hiện tại của Hoa Kỳ không khả thi về mặt kinh tế. Các yêu cầu pháp lý thường không rõ ràng và được thực thi mà không thảo luận, dẫn đến bối cảnh cạnh tranh không đồng đều."
Tuy nhiên, ông Lai khẳng định tất cả các khoản tiền của khách hàng đều an toàn và có sẵn để rút. Song việc đóng cửa nền tảng Hoa Kỳ không ảnh hưởng đến hoạt động của Bittrex Global ở Châu Âu, Canada và Nam Mỹ, cũng như nhiều địa phương khác vẫn mở cửa giao dịch.
Bittrex là một trong những sàn giao dịch lớn nhất ở Mỹ, từng chiếm đến 23% thị phần USD vào đầu năm 2018, theo The Block. Thế nhưng, từ năm 2021 sàn đã đánh mất vị trí của mình đến nay. Tháng 10 năm ngoái, Bittrex đã bị chính quyền Mỹ phạt hành chính 29 triệu USD vì vi phạm lệnh cấm vận và chống rửa tiền (AML).
Trong những tháng gần đây, giới chức Hoa Kỳ đã liên tục tăng cường giám sát các công ty và sàn giao dịch tiền mã hóa. Trong đó, phải kể đến Coinbase - nhận Wells Notice từ Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ (SEC) và Kraken - bị buộc đóng cửa dịch vụ staking cùng án phạt 30 triệu USD. Gần nhất là sàn giao dịch crypto lớn nhất hành tinh - Binance cũng bị SEC “sờ gáy” vào 4 ngày trước.
Chủ tịch SEC Gary Gensler hồi đầu tuần này còn cho rằng không cần quy định riêng cho crypto vì có thể dựa trên luật chứng khoán sẵn có. Trong khi đó, Thượng nghị sĩ Elizabeth Warren lại đang phát động chiến dịch “anti-crypto” và biến đây thành mục tiêu quan trọng cho lần tranh cử sắp tới.
Song, việc Bittrex ngừng hoạt động tại Hoa Kỳ là một tín hiệu cho thấy sự thận trọng của các công ty trong ngành tiền mã hóa khi phải đối mặt với một môi trường pháp lý và kinh tế khắc nghiệt. Tuy nhiên, điều này cũng đặt ra dấu hỏi lớn về sự phù hợp và khả thi của khung pháp lý dành cho ngành crypto tại Mỹ.
Theo thông tin được công bố trên trang web chính thức của công ty, sàn giao dịch tiền mã hóa Bittrex sẽ đóng cửa nền tảng Hoa Kỳ vào ngày 30/04 sau 9 năm vận hành, do môi trường pháp lý và kinh tế đầy thách thức tại đây.
Co-founder kiêm CEO Bittrex - Ritchie Lai cho biết trong tuyên bố:
"Việc tiếp tục hoạt động trong môi trường vĩ mô hiện tại của Hoa Kỳ không khả thi về mặt kinh tế. Các yêu cầu pháp lý thường không rõ ràng và được thực thi mà không thảo luận, dẫn đến bối cảnh cạnh tranh không đồng đều."
Tuy nhiên, ông Lai khẳng định tất cả các khoản tiền của khách hàng đều an toàn và có sẵn để rút. Song việc đóng cửa nền tảng Hoa Kỳ không ảnh hưởng đến hoạt động của Bittrex Global ở Châu Âu, Canada và Nam Mỹ, cũng như nhiều địa phương khác vẫn mở cửa giao dịch.
Bittrex là một trong những sàn giao dịch lớn nhất ở Mỹ, từng chiếm đến 23% thị phần USD vào đầu năm 2018, theo The Block. Thế nhưng, từ năm 2021 sàn đã đánh mất vị trí của mình đến nay. Tháng 10 năm ngoái, Bittrex đã bị chính quyền Mỹ phạt hành chính 29 triệu USD vì vi phạm lệnh cấm vận và chống rửa tiền (AML).
Trong những tháng gần đây, giới chức Hoa Kỳ đã liên tục tăng cường giám sát các công ty và sàn giao dịch tiền mã hóa. Trong đó, phải kể đến Coinbase - nhận Wells Notice từ Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ (SEC) và Kraken - bị buộc đóng cửa dịch vụ staking cùng án phạt 30 triệu USD. Gần nhất là sàn giao dịch crypto lớn nhất hành tinh - Binance cũng bị SEC “sờ gáy” vào 4 ngày trước.
Chủ tịch SEC Gary Gensler hồi đầu tuần này còn cho rằng không cần quy định riêng cho crypto vì có thể dựa trên luật chứng khoán sẵn có. Trong khi đó, Thượng nghị sĩ Elizabeth Warren lại đang phát động chiến dịch “anti-crypto” và biến đây thành mục tiêu quan trọng cho lần tranh cử sắp tới.
Song, việc Bittrex ngừng hoạt động tại Hoa Kỳ là một tín hiệu cho thấy sự thận trọng của các công ty trong ngành tiền mã hóa khi phải đối mặt với một môi trường pháp lý và kinh tế khắc nghiệt. Tuy nhiên, điều này cũng đặt ra dấu hỏi lớn về sự phù hợp và khả thi của khung pháp lý dành cho ngành crypto tại Mỹ.