Bộ Tư pháp Mỹ cáo buộc cựu CEO FTX Sam Bankman-Fried thêm 4 tội danh mới, nâng tổng tội danh lên con số 12.
Tối ngày 23/02 (giờ Việt Nam), Bộ Tư pháp Hoa Kỳ đã công bố cáo trạng hình sự bổ sung, buộc cựu CEO FTX Sam Bankman-Fried thêm 4 tội danh mới, gồm:
Cựu CEO FTX cùng các quản lý của sàn còn tiến hành nhiều khoản quyên góp chính trị cho các ứng viên và ủy ban tại chính quyền bang New York, nhưng lại sử dụng tên của người khác. Động cơ đằng sau hành động ấy là để vượt qua rào cản hạn mức ủng hộ cá nhân đối với một ứng viên hay tổ chức chính trị.
Sổ sách của FTX-Alameda cho thấy các khoản chi về quyên góp chính trị là lên đến 100 triệu USD, song thống kê của chính quyền liên bang thì lại không ghi nhận bất kỳ tổ chức nào liên quan đến FTX chi tiền. Một thống kê độc lập của CoinDesk khẳng định FTX đã gửi tiền đến 1/3 trong tổng 536 nghị sĩ Mỹ tham gia Quốc hội khóa mới nhất.
Phía Bộ Tư pháp còn cáo buộc Sam Bankman-Fried biển thủ hàng trăm triệu USD tiền của người dùng FTX. Một phần trong đó được sử dụng để mua cổ phiếu Robinhood, nhưng đã bị Mỹ tịch thu trong lượng 700 triệu USD tài sản của cựu CEO FTX. Cáo trạng còn xin tòa án cấp quyền để cơ quan chức năng phong tỏa nốt 140 triệu USD tiền mặt đang được giữ trong các ngân hàng Mỹ đứng tên FTX Digital Markets – công ty con của FTX tại Bahamas.
Trước đó, vào giữa tháng 12/2022, Bộ Tư pháp Mỹ ra quyết định bắt giữ Sam Bankman-Fried vì sự sụp đổ chớp nhoáng của sàn giao dịch tiền mã hóa FTX trước đó 1 tháng, với 8 cáo buộc:
Ngoài cáo trạng của Bộ Tư pháp Mỹ, Sam Bankman-Fried còn đối mặt với các vụ kiện dân sự đến từ Ủy ban Chứng khoán (SEC) và Ủy ban Giao dịch Tài sản Kỳ hạn (CFTC), tuy nhiên hai đơn vị này đã đồng ý hoãn yêu cầu truy tố của mình lại để ưu tiên cho cơ quan thẩm quyền cao hơn là Bộ Tư pháp.
Tối ngày 23/02 (giờ Việt Nam), Bộ Tư pháp Hoa Kỳ đã công bố cáo trạng hình sự bổ sung, buộc cựu CEO FTX Sam Bankman-Fried thêm 4 tội danh mới, gồm:
- Gian lận ngân hàng;
- Điều hành tổ chức chuyển tiền chưa được cấp phép;
- Vi phạm quy định vận động quyên góp chính trị;
- Âm mưu quyên góp chính trị bất hợp pháp.
Cựu CEO FTX cùng các quản lý của sàn còn tiến hành nhiều khoản quyên góp chính trị cho các ứng viên và ủy ban tại chính quyền bang New York, nhưng lại sử dụng tên của người khác. Động cơ đằng sau hành động ấy là để vượt qua rào cản hạn mức ủng hộ cá nhân đối với một ứng viên hay tổ chức chính trị.
Sổ sách của FTX-Alameda cho thấy các khoản chi về quyên góp chính trị là lên đến 100 triệu USD, song thống kê của chính quyền liên bang thì lại không ghi nhận bất kỳ tổ chức nào liên quan đến FTX chi tiền. Một thống kê độc lập của CoinDesk khẳng định FTX đã gửi tiền đến 1/3 trong tổng 536 nghị sĩ Mỹ tham gia Quốc hội khóa mới nhất.
Phía Bộ Tư pháp còn cáo buộc Sam Bankman-Fried biển thủ hàng trăm triệu USD tiền của người dùng FTX. Một phần trong đó được sử dụng để mua cổ phiếu Robinhood, nhưng đã bị Mỹ tịch thu trong lượng 700 triệu USD tài sản của cựu CEO FTX. Cáo trạng còn xin tòa án cấp quyền để cơ quan chức năng phong tỏa nốt 140 triệu USD tiền mặt đang được giữ trong các ngân hàng Mỹ đứng tên FTX Digital Markets – công ty con của FTX tại Bahamas.
Trước đó, vào giữa tháng 12/2022, Bộ Tư pháp Mỹ ra quyết định bắt giữ Sam Bankman-Fried vì sự sụp đổ chớp nhoáng của sàn giao dịch tiền mã hóa FTX trước đó 1 tháng, với 8 cáo buộc:
- Âm mưu gian lận tiền gửi của khách hàng;
- Gian lận tiền gửi của khách hàng;
- Âm mưu gian lận tiền của chủ nợ;
- Gian lận tiền của chủ nợ;
- Âm mưu gian lận tài sản;
- Âm mưu gian lận chứng khoán;
- Âm mưu rửa tiền;
- Âm mưu lừa gạt nước Mỹ và vi phạm quy định quyên góp tài chính.
Ngoài cáo trạng của Bộ Tư pháp Mỹ, Sam Bankman-Fried còn đối mặt với các vụ kiện dân sự đến từ Ủy ban Chứng khoán (SEC) và Ủy ban Giao dịch Tài sản Kỳ hạn (CFTC), tuy nhiên hai đơn vị này đã đồng ý hoãn yêu cầu truy tố của mình lại để ưu tiên cho cơ quan thẩm quyền cao hơn là Bộ Tư pháp.