Những Câu Danh Ngôn,Câu Truyện Hay Và Có Ích Trong Cuộc Sống

Status
Not open for further replies.

chemgio

Moderator
Joined
Nov 7, 2010
Messages
3,421
Reactions
4,532
MR
20.815
$300.00
Đừng quên cho đi khi nhận lấy
*********************
Người ta bảo ở bên Palestine có hai biển hồ… Biển hồ thứ nhất gọi là biển Chết. Đúng như tên gọi, không có sự sống nào bên trong cũng như xung quanh biển hồ này. Nước trong hồ không có một loại cá nào có thể sống nổi mà người uống cũng bị bệnh. Không một ai muốn sống ở gần đó.

Biển hồ thứ hai là Galilê. Đây là biển hồ thu hút khách du lịch nhiều nhất. Nước ở biển hồ lúc nào cũng trong xanh mát rượi, con người có thể uống được mà cá cũng có thể sống được. Nhà cửa được xây cất rất nhiều ở nơi đây. Vườn cây ở đây tốt tươi nhờ nguồn nước này…

Nhưng điều kỳ lạ là cả hai biển hồ này đều được đón nhận nguồn nước từ sông Jordan. Nước sông Jordan chảy vào biển Chết. Biển Chết đón nhận và giữ lại riêng cho mình mà không chia sẻ. Biển hồ Galilê cũng đón nhận nguồn nước từ sông Jordan rồi từ đó tràn qua các các hồ nhỏ và sông lạch, nhờ vậy nước trong biển hồ này luôn sạch và mang lại sự sống cho cây cối, muông thú và con người.

Một định lý trong cuộc sống mà ai cũng đồng tình: Một ánh lửa chia sẻ là một ánh lửa lan tỏa. Một đồng tiền kinh doanh là một đồng tiền sinh lợi. Đôi môi có hé mở mới thu nhận được nụ cười. Bàn tay có mở rộng trao ban, tâm hồn mới tràn ngập vui sướng.

Thật bất hạnh cho ai cả cuộc đời chỉ biết giữ cho riêng mình. “Sự sống” trong họ rồi cũng chết dần chết mòn như nước trong lòng biển Chết!

(sưu tầm) từ facebook địa tạng vương bồ tát

Nếu bạn có thể sống qua những ngày bình an, thì đó chính là một phúc phần rồi. Biết bao nhiêu người hôm nay đã không thấy được vầng thái dương của ngày mai, biết bao nhiêu người hôm nay đã trở thành tàn phế, biết bao nhiêu người hôm nay đã đánh mất tự do, biết bao nhiêu người hôm nay đã trở thành nước mất nhà tan.
(Trích: 66 câu Phật giáo)
 
Last edited:
trích trong 1 đoạn dài :
Nhân quả.
- Nhân quả là sự thật, là lý đương nhiên mà người đời ít ai nghĩ đến. Bởi con người cố mong cầu cái quả mà không cân xứng cái nhân. Hoặc họ ước mơ nhặt được những cái quả ngoài tầm tay của họ. Hoặc họ không có tâm tự tín nên làm việc gì cũng ngờ vực lo âu. Ðó là những lý do khiến họ đâm ra mê tín. Nếu con người tự biết rõ rằng mọi hậu quả nên hư tốt xấu, thành công thất bại đều do nguyên nhân hay dở đủ thiếu của con người tạo nên. Không có cái quả nào từ trên trời rơi xuống, hoặc dưới đất bỗng dưng hiện lên, mà đều do trí sáng suốt và sức lao động cần cù của con người tạo ra. Chúng ta cứ tạo nhân tốt thật đầy đủ thì quả tốt nhất định đến.
- Ví như chúng ta muốn có quả một cây cam mật, trước chúng ta phải chọn giống từ quả cam mật, hoặc chiết cành từ cây cam mật. Kế đó, chúng ta phải lựa chỗ đất mầu mỡ ương giống xuống, rồi tưới nước bón phân đúng thời đúng lúc, chăm sóc sâu bọ đừng cho phá hại. Sau này chúng ta sẽ thu hoạch được quả cam mật không sai. Chúng ta khỏi phải mong cầu, khỏi phải trông đợi, mà quả sẽ thành tựu viên mãn theo sở nguyện của mình. Cũng thế, mọi sự nên hư thành bại trong đời mình không phải ngẫu nhiên mà đến, không phải từ ai ban cho, mà do những cái nhân chúng ta tạo từ trước, khi nhân duyên đầy đủ thì quả thành. Không phải chúng ta cầu xin mà nó đến, không phải chúng ta xua đuổi mà nó đi, một khi nhân đã thành thì quả phải chịu. Chúng ta cứ sợ tai ương đổ lên đầu chúng ta, mà lại không sợ những nhân xấu do mình đã gieo từ trước. Chúng ta cầu thần khấn Phật ban bố phúc lành cho chúng ta, mà chúng ta không chịu ban ơn bố đức cho những người chung quanh mình. Những nhân xấu kết hợp thành quả xấu, những nhân tốt tụ hội thành quả tốt. Cầu mong quả tốt mà không chịu gieo nhân tốt, sợ hãi quả xấu mà không dừng tay tạo nhân xấu, sự cầu mong sợ hãi ấy chỉ là việc không đâu. Chi bằng chúng ta hằng ngày cứ tạo nhân lành, tránh nhân dữ, chẳng cần cầu mong sợ hãi chi vô ích.
Song nhân quả không phải đơn thuần mà đa dạng, chẳng phải chỉ do trực tiếp ở hiện tại mà lại gián tiếp của nhiều đời. Biết rõ nhân quả tự mình gây tạo, chúng ta can đảm nhận những quả khổ mà không chút sợ hãi buồn phiền. Mình làm chủ tạo nhân, chính mình làm chủ thọ quả, còn cầu xin cái gì, cần hỏi han ai nữa. Chỉ mình sáng suốt khi tạo nhân, cần cù nuôi dưỡng bảo vệ cho nhân tăng trưởng, thì quả chín mọng sẽ đến tay mình một cách dễ dàng. Chúng ta tin chắc lý nhân quả như thế, mọi mê tín sẽ tan theo mây khói. Ðấy là quyền con người sẽ nằm gọn trong bàn tay của chúng ta.

sưu tầm từ fb giải đáp tâm linh
 
10 CÂU CHUYỆN CỰC NGẮN ĐÁNG SUY NGẪM

** Câu chuyện thứ nhất:

Một cậu học trò lớp ba viết rằng cậu muốn trở thành một diễn viên hài trong bài tập làm văn của mình. Người bố phê: "Không có chí lớn", còn thầy giáo nói: "Thầy chúc em mang tiếng cười cho toàn thế giới". Là người lớn, chúng ta nên khuyến khích, cổ vũ hơn là đặt ra những yêu cầu quá cao đối với trẻ con. Hơn thế, chúng ta hãy mở rộng khái niệm thành công để trẻ con thoải mái tung đôi cánh ước mơ của mình.

** Câu chuyện thứ hai:

Ăn cơm xong, mẹ và con gái rửa chén bát trong bếp, bố và con trai ngồi xem ti vi. Bỗng nhiên có tiếng đổ vỡ dưới bếp, sau đó im bặt. Con trai nói: "Con biết chắc mẹ vừa làm bể chén bát", bố hỏi: "Tại sao con chắc như thế?", con trai trả lời: "Vì không nghe tiếng mẹ la".

Chúng ta luôn đánh giá người khác và đánh giá bản thân qua những tiêu chuẩn nào đó, thường khó khăn với người khác nhưng lại rất dễ dãi đối với mình.

** Câu chuyện thứ ba:

Người ăn mày nói: "Bà có thể cho tôi xin một ngàn không?", người qua đường trả lời: "Nhưng tôi chỉ có năm trăm", người ăn mày bảo: "Vậy bà thiếu tôi năm trăm nhé".

Nhiều người trong chúng ta luôn cho rằng ông trời mắc nợ mình, cho mình không đủ, không tốt nên lòng tham đã che mất thái độ biết ơn.

** Câu chuyện thứ tư:

Người vợ đang nấu ăn trong nhà bếp, người chồng đứng bên cạnh nhắc nhở: "Cẩn thận, coi chừng khét!", "Sao em bỏ ít muối thế?, "Ơi kìa, nước đã sôi rồi, em cho thịt vào đi". Người vợ bưc bội: "Anh làm ơn đi ra ngoài giùm em! Em biết nấu ăn mà!". Người chồng mỉm cười: "Ừ, có ai bảo em không biết nấu ăn đâu. Anh chỉ muốn em hiểu được cảm giác của anh như thế nào khi đang lái xe mà em ngồi bên cạnh cứ lải nhải".

Học cách thông cảm người khác không khó, chỉ cần chúng ta đặt mình vào hoàn cảnh của người khác.

** Câu chuyện thứ năm:

A nói với B: "Khu nhà tôi vừa dọn về một ông hàng xóm bất lịch sự. Tối hôm qua, đã gần một giờ sáng rồi mà ông ta còn qua đập cửa nhà tôi rầm rầm". B hỏi: "Thế anh có báo cảnh sát không?". A trả lời: "Không, tôi mặc kệ ông ta, xem ông ta như thằng điên vì lúc ấy tôi đang tập thổi kèn saxophone".

Chuyện gì cũng có nguyên nhân, nếu biết trước lỗi của mình thì hậu quả sẽ khác đi. Tuy nhiên, chúng ta lại thường ít khi thấy mình sai, nhưng lại dễ dàng thấy người khác sai.

** Câu chuyện thứ sáu:

Hai cha con đi ngang qua một khách sạn 5 sao. Trông thấy một chiếc xe hơi xịn rẽ vào, cậu con trai nhận xét:
- Những người ngồi trên chiếc xe ấy đều có trình độ học vấn rất thấp!
Người cha ôn tồn đáp lại:
- Người vừa phát biểu câu ấy là người hiện trong túi không có lấy một đồng xu!

Con người thường có thái độ "ghen ăn tức ở", khi nói ra điều gì, nhận xét việc gì đều thể hiện trình độ và "đẳng cấp" của mình. Bởi vậy hãy thận trọng!

** Câu chuyện thứ bảy:

Có hai đoàn khách nước ngoài đến tham quan một địa điểm du lịch sinh thái. Do trời mưa nên đường dẫn vào khu "Kỳ hoa dị thảo" lầy lội. Người hướng dẫn của đoàn thứ nhất bảo: "Xin lỗi quý khách, chúng ta không thể đi tiếp". Còn người hướng dẫn đoàn thứ hai suy nghĩ một thoáng rồi nói: "Để quý khách thấy rằng việc tìm kiếm kỳ hoa dị thảo khó khăn như thế nào, Ban giám đốc công ty đã cố tình tạo con đường lầy lội cho quý khách có thêm cảm xúc thực tế".

Hoàn cảnh khác nhau, quan điểm khác nhau sẽ nhìn một sự vật không giống nhau. Tư tưởng kỳ lạ như thế đấy bạn ạ! Nếu bạn chịu suy nghĩ thì quyền quyết định hoàn cảnh nằm trong tay bạn.

** Câu chuyện thứ tám:

Một phụ nữ vào tiệm kim hoàn, trông thấy hai chiếc vòng đeo tay giống nhau như đúc, một chiếc giá 2 triệu, một chiếc giá 20 triệu. Không chần chừ, bà ta liền lấy chiếc 20 triệu vì nghĩ rằng đắt tiền chắc chắn sẽ là đồ tốt. Khi vừa quay lưng bước đi, bà nghe nhân viên nói với nhau: "Không ngờ chỉ vì đính sai bảng giá mà chúng ta lời đến 18 triệu đồng!".

Hãy xem, lắng nghe và kiểm định. Đó là lời khuyên trong câu chuyện này. Có nhiều thứ tưởng vậy, thấy vậy, nghe vậy mà không phải vậy, đừng vì chủ quan, tin vào suy nghĩ của mình mà lầm to.

** Câu chuyện thứ chín:

Hai vợ chồng vào xem triển lãm tranh của các họa sĩ trẻ, trong đó có một bức tranh của con trai họ. Người vợ đi rất nhanh, mắt chỉ kịp lướt vào tên của tác giả ở mỗi bức tranh. Một lúc sau không thấy chồng, người vợ quay lại tìm. Người chồng đang đứng trước một bức tranh say sưa ngắm nhìn. Bức trang ấy lúc nãy người vợ đã xem qua. Bà bực bội nói: "Ông đứng đó làm gì vậy? Sao không đi tìm bức tranh của con mình?". Người chồng quay sang nhìn vợ: "Đây là tranh của con mình nè, nó quên ký tên trên bức tranh".

Trong cuộc sống, có người chỉ lo chạy băng băng nên đã không thể tìm thấy thứ mình cần tìm, đánh mất cơ hội được thưởng thức hoa nở hai bên đường.

** Câu chuyện thứ mười:

Tại buổi lễ tốt nghiệp ở một trường cấp hai, thầy hiệu trưởng đọc tên học sinh xuất nhất trong năm học. Đọc đến lần thứ ba mà vẫn không thấy ai đi lên sân khấu. Thầy hiệu trưởng nhìn xuống, hỏi cậu học sinh xuất sắc đang bình thản ngồi bên dưới:
- Em không nghe thầy gọi tên à?
Cậu học sinh đứng lên, lễ phép:
- Dạ, thưa thầy em đã nghe. Nhưng em sợ các bạn chưa nghe thấy ạ!

Danh và lợi đã vô tình trở thành chiếc lồng nhốt chúng ta vào trong ấy. Chúng ta luôn giáo dục con em mình phải cố gắng học thật giỏi, phải trở thành nhân vật xuất sắc nhất nhưng lại ít khi dạy các em tính khiêm tốn.

sưu tầm từ facebook truyện ngắn cảm xúc
 
Vì sao kiếp này chúng ta gặp nhau?
**************************
Phật dạy chúng ta, từ quan hệ cha con, quan hệ anh em cho đến quan hệ với tất cả mọi người đều không ngoài bốn loại duyên là báo ân, báo oán, đòi nợ, trả nợ. Nếu như không phải bốn loại duyên phận này, dù tương ngộ cũng không hề quen biết, chúng ta gọi là người lạ, mặt lạ, không quen. Ngay trong đời này chỉ cần phát sinh quan hệ với mình, thì nhất định trong đời quá khứ có liên quan đến bốn loại duyên nghiệp trên.

Trong duyên nghiệp có thiện, có ác. Chúng ta hiểu được thông suốt thì nhất định phải biết đoạn ác, tu thiện. Ta thiếu nợ người nhất định phải trả. Người khác lừa gạt ta, xâm phạm ta, cướp đoạt của ta, ta đều phải nghĩ là đang trả nợ, trong lòng ta sẽ dễ chịu và cảm thấy tự tại. Họ gạt ta, trộm cắp, cướp đoạt của ta, vì sao họ không đi lừa gạt, cướp đoạt của người khác? Vì trong đời quá khứ người khác không có cái duyên này với họ. Nói cách khác, chúng ta trong đời quá khứ đã từng lấy, đã từng ăn cắp, đã từng cướp đoạt của họ, hôm nay gặp được nhân duyên tương ngộ, vẫn là dùng phương pháp này họ lấy đem đi, được dịp chúng ta đã trả nợ. Cho nên, chúng ta phải hoan hoan hỉ hỉ cùng với tất cả chúng sanh kết thiện duyên, không kết ác duyên, cho dù gặp phải ác duyên, quyết cũng không để trong lòng.



Xưa kia do lỡ phụ người,
Ngày nay mới phải gặp người phụ ta.
Xin đừng thảm thiết kêu ca,
Nhân kia quả đó thật thà chẳng sai

1456615_550445541704329_1998715536_n.jpg
 
Last edited:
Lòng tốt của bạn thực sự đáng giá bao nhiêu giữa cuộc sống này? Ngày ngày, cứ bước ra khỏi nhà là được căn dặn cẩn thận bùa ngãi, lừa lọc, cẩn thận cướp giật, cách bảo toàn tính mạng hơn là cứ khư khư giữ của. Rồi những điều dặn dò từ gia đình như được cũng cố thêm bằng cách báo chí cứ liên tục tung tinh về những vụ lừa lọc, thật khiến người ta hoảng hốt!

Nhưng có những lúc đắng lòng phát hiện ra rằng xã hội chẳng kinh khủng như bạn tưởng. Chúng ta sống cũng không cần e dè quá. Cuộc sống luôn có người này, người khác. Sẽ có những người dưng vì bạn mà giúp đỡ hết lòng, mà dắt xe giúp bạn từ con đường này qua ngã tư khác. Ôi cuộc sống mà, làm sao bạn biết được. Thôi cứ sống với một suy nghĩ tích cực, bạn sẽ thấy mọi thứ dễ chịu hơn, rất nhiều


heada3.jpg


Lòng tốt 3 xu



Lòng tốt của bạn đáng giá bao xu, và bạn phải mua niềm tin bằng bao nhiêu tiền?
Ngày nảy ngày nay, các bà mẹ vẫn thường hay kể

Rằng bây giờ ra đường chẳng biết ai là ai đâu! Hỏi đường à, chỉ cần trả lời một tiếng thôi là sẽ đi theo người ta ngay, vòng vàng hột xoàn gì cũng tự động đưa cho người ta hết. Xin giúp đỡ à, chỉ cần động tay vào chiếc điện thoại hay thẻ ATM của người ta thôi lập tức toàn thân sẽ tê liệt, kết quả cũng như trên vậy đó. Lơ ngơ láo ngáo à, chúng nó kéo tới diễn trò, đập hội đồng cho một trận rồi “tự nhiên khiên đồ cổ”, cướp cái xe cao chạy xa bay luôn. Không cẩn thận á, dễ đến chiếc điện thoại cùi hay cái xe đạp cà tàng cũng còn mất.
preview_duong_dua_co_gang_roi_cung_den_ngay_duoc_den_dap_75.jpg

Rằng bây giờ thời buổi nhiễu nhương, chẳng tin được vào ai cả và đừng mơ tưởng đến hai chữ lòng tốt nữa. Tất cả chỉ còn là lừa gạt, là bày trò, là đủ mọi hình thức cướp giật hay tấn công người khác. Thuở nhỏ người ta dạy con về lòng tốt, về sự nhân đạo, về niềm tin bất diệt vào đời và vào người. Nhưng giờ lớn rồi, hãy tạm quên nó đi.Gạt đi sách vở, định nghĩa, lăng kính hồng đi. Hãy nhào ra đời mà sống, xem thử nó có hồng, lòng người có trong chút nào hay không. Dễ tin người thì suốt đời chỉ làm nạn thân thôi, con à! Ở hiền thì chỉ từ chết đến bị thương thôi, con à!
dung-xin-tien-2.jpg

Thật vậy, chẳng cần đến lời mẹ kể lể và dặn dò, ngày nay, tin tức về sự tha hóa của con người và sự suy đồi của xã hội cứ gọi là tràn lan như lũ vỡ đê trên khắp các mặt báo. Từ giấy trắng mực đen cho đến những con chữ nhảy múa trên màn hình. Càng lớn, bạn chỉ càng không muốn tin và không dám tin vào những sự thật trần trụi của cuộc sống. Càng lớn, bạn chỉ càng cố gắng tìm những sự tốt đẹp nhỏ nhoi để bám víu. Càng lớn, sự lo sợ và e ngại cũng lớn dần lên.
Rồi một hôm…

Bỗng một ngày không mấy đẹp trời, vừa dắt xe ra khỏi Parkson Paragon bên Phú Mỹ Hưng yêu kiều thì cái xe của bạn xì lốp. Đến tận phút giây đó, bạn mới ý thức sâu sắc rằng cái nơi yêu kiều này chẳng có lấy một chỗ vá xe dạo nào cả. Hỏi người qua đường, họ bảo chịu khó dẫn bộ đi, ở “tuốt bên kia kìa”, chẳng biết là nơi nao. Khi còn đang lừng khừng ngay ngã tư đường thì một chú tiến lại, hỏi thăm tình hình rồi đề nghị giúp đỡ. “Đứng đó đi, để chú gọi mấy thằng cháu ra vá xe cho.” Và thay vì “mừng húm” vì sự trợ giúp này, bạn đã kéo người bạn của mình lại, thả lên đầu nó một loạt câu nghi vấn cực kì nghiêm trọng: ông này là ai, từ đâu tới, tại sao lại đề nghị như vậy, coi chừng lừa gạt, coi chừng có ý đồ xấu, hỏi giá cho đàng hoàng coi chừng cứa cổ, vân vân và vân vân. Khi bạn còn đang “lo bò trắng răng” thì chú ấy thông báo tin buồn, trời mưa nên gọi chẳng ai buồn ra cả, thôi thì chịu khó đẩy bộ qua bên kia đường, đi thẳng sẽ thấy cái chợ, nơi đó hẳn là có chỗ vá xe. Rồi, chú ấy còn cẩn thận xem xét cái ruột xe còn đi được bao xa, chỉ cho cách “thả hơi”một xíu để có thể chạy được một tẹo nữa. “Ừ chú hay đứng ở đây lắm. Khu này làm gì có chỗ vá xe, nên coi ai bị thủng lốp thì kêu người ra vá cho họ.” Lúc đó, bạn chỉ biết đứng như trời trồng, cổ họng đắng nghét.Vội vàng cám ơn “người lạ”, trời lạnh mà người thì nóng bừng.
4292476442_4f793fefcd_z.jpg

Lần khác, tại một ngã tư nọ, đèn đỏ sáng lên, những chiếc xe dừng lại ngay vạch chờ. Từ bên vỉa hè, một ông lão băng ra đường, tiến lại gần những chiếc xe đang chờ đèn đỏ. Ông lão không quá lớn tuổi, nhưng ăn mặc rách bươm. Ông gợi nhắc cho bạn những người “xin đểu” ở các ngã tư thường gặp. Họ thường đến bên một chiếc xe nào đó, hất mặt, “cho điếu thuốc coi” hay “cho bao – nhiêu – đó tiền coi”, lấy sự “bất cần đời” của mình ra uy hiếp. Vậy nên, khi người đàn ông ấy vừa bước chân xuống đường, tiến đến chỗ bạn, bạn đã lập tức như một phản xạ tự nhiên lùi ngay chiếc xe mình lại. Nhưng rồi, ông lão chỉ đơn giản là ngửa đôi bàn tay lên với đôi mắt buồn, xin chút tiền như bao người hành khất khác. Đèn xanh, bạn vụt chạy đi, lợn cợn trong lòng. Mình có phải một đứa đài các nào đó đâu, mà lại ghê gởm những sự xấu xa nghèo khổ ấy đến thế.
mg0311a.jpg

Tôi thường nói rằng, ngày nay, lòng tốt chỉ đáng 3 xu…

Là vậy đấy: trong quá trình lớn lên và sống trong sợ hãi của mình, sẽ có lúc nào đó bạn hành xử như hai câu chuyện trên – một cách đầy hoang mang và lo lắng. Vì đâu mà chúng ta đã trở nên quá e dè với người lạ? Vì đâu mà chúng ta đã trở nên quá sợ hãi trước những con người rất đỗi bình thường? Vì đâu mà chúng ta luôn nghi ngờ trong mọi tình huống?
6158530509_a5f6c8bd54_z.jpg

Rõ ràng, phần đông chúng ta vẫn muốn tin vào những điều tốt đẹp hiện hữu trong cuộc sống này. Bởi những câu chuyện cổ tích, những hoàng tử và công chúa, những bà tiên tốt bụng, những cái kết có hậu với lời khẳng định chắc nịch “ở hiền thì gặp lành” vốn dĩ đã in sâu trong tâm trí ta từ tấm bé. Khi đã lớn lên rồi, chúng ta biết rằng những câu chuyện ấy chỉ đơn giản là những điều được kể lại hay viết nên. Thế nhưng khi ấy, niềm tin vẫn còn rất đầy để sống. Rồi ta nghe, ta đọc và chứng kiến bao điều tồi tệ và man rợ mỗi ngày – những “sự thật cuộc sống”. Nó khiến ta phải trăn trở, suy nghĩ hay thậm chí hoang mang cùng cực vì chẳng biết nên vin vào điều gì để sống. Hành xử của ta cũng vì thế mà dần khác đi. Dè dặt hơn, e ngại hơn và lúc nào cũng đầy những nghi vấn. Ta chấp nhận chọn việc quay mặt đi với người và quay lưng lại với đời để sống, để tự vệ, để đảm bảo những điều tốt đẹp nhất cho riêng mình. Thà không tin lầm còn hơn một lần thơ ngây! Những cơn bão Cachucagia (Câu chuyện cảnh giác) thật sự đã thổi bay lòng tin với người và với đời trong ta mất rồi, vì đời và người “đã tôi” thế đấy!
ba-ban-rau.jpg

Đối với rất nhiều người trong chúng ta hiện nay, lòng tốt chỉ đáng giá 3 xu, còn niềm tin vào lòng tốt lại là một điều quá đỗi xa xỉ. Dù muốn hay không, ta vẫn phải chấp nhận thực tại: là lòng tốt chẳng-biết-được của hàng nghìn con người với hàng nghìn vẻ mặt khác nhau ta gặp mỗi ngày; là niềm tin không nên gieo trồng bừa bãi trong cuộc sống bởi cái giá phải trả là quá đắt. Vậy ta phải sống thế nào trong cuộc đời này đây?
Bán lòng tốt và mua niềm tin

Có lần, tôi đã gặp phải một chuyện “thử thách” mà tôi chưa bao giờ dám nghĩ đó lại là thử thách, hay có ngày tôi lại phải đắn đo để chọn lựa và quyết định trong thử thách đó. Lần đó tôi đi mua cơm hộp cho đoàn. Tổng tiền 394 nghìn, tôi đưa chẵn 504 nghìn, và bà chủ ấy đã thối lại cho tôi những 200 nghìn. Cầm tiền và lẩm nhẩm vài giây, tôi chắc mẩm họ đã tính nhầm. Và rồi, chẳng ai tham lam cho đến khi lòng tham của họ được khơi dậy. Những suy nghĩ chớp nhoáng hiện lên về viễn cảnh của số tiền còn dư: nó có thể mua được ối thứ, hay dùng để mua thêm nước cho mọi người. Nhưng rồi, cũng chẳng nhớ vì lí do gì, tôi đã gửi lại tiền dư cho bà chủ ấy. Và bạn biết không, khi tôi mang cơm về đến nơi, có những 4 hộp cơm chỉ toàn cơm trắng không có thức ăn.
1363431588-hot14.jpg

Mọi người bảo tôi bị lừa rồi, còn tôi chỉ mãi nghĩ đến việc suýt chút nữa thôi tôi đã lừa được họ. Tự hỏi, nếu như tôi cầm số tiền dư ấy rồi sau đó phát hiện 4 hộp cơm trắng kia, hẳn tôi sẽ phải vừa ăn vừa mắc nghẹn vì cái sự “của thiên trả địa” này – một vấn đề nhân quả chẳng chạy đi đâu được của cuộc sống. Mình lừa người, và người cũng lừa mình. Nhưng (may thay), tôi đã không làm thế. Hôm ấy, tôi đã ngồi xuống ăn chung hộp cơm với người khác, và nghĩ rằng chắc họ gấp quá, làm vội, quên cho thức ăn vào 4 hộp cơm ấy thôi. Và tôi đã ăn rất ngon lành, chỉ với một phần tư hộp cơm cùng một phần tư miếng cá của một anh bạn. Lòng tốt của tôi chỉ đáng giá mấy chục nghìn đồng, nhưng niềm tin thì lại quá lớn, lớn hơn rất nhiều so với mấy chục con người kia cộng lại.
9448069399_a6fa467ceb_z.jpg

Cuộc đời là vậy đó, có những dối trá, lọc lừa, và cả những điều tốt đẹp đâu đó chẳng biết chừng nữa. Chúng ta chẳng thể kè kè cái rây bên mình, xem hạt nào tốt hạt nào xấu. Mà chúng ta chỉ có thể chọn cho mình một quan điểm nhất quán để sống. Chọn việc tin người, thì hãy sẵn tư tưởng cho việc chịu thiệt. Chọn việc không tin người, cũng chẳng ai trách được bạn cả. Lòng tốt của bạn đáng giá bao xu, hoàn toàn do bạn tự định giá. Nhưng hãy nên nhớ rằng, nó sẽ tỉ lệ nghịch với giá trị của niềm tin mà bạn sẽ phải mua.
Cuộc đời là vậy đó, cũng chẳng khác mấy những cuộc buôn bán đổi chác mà bạn phải luôn xoa đầu bóp trán để tính, cho hôm nay và cả mai sau. Và bạn muốn thế nào đây, bán lòng tốt với giá 3 xu, hay mua niềm tin bằng cả gia tài?
Phonl
sưu tầm từ facebook 19day Magazine
 
Đơn giản chỉ là một câu xin lỗi


Tôi thật sự ngạc nhiên, vì người sai là anh chạy xe máy chứ không phải nhà sư, và ngạc nhiên hơn nữa là nhà sư vẫn có phong thái từ tốn, nhận lỗi về mình, không chút bực tức, trách móc. Mọi việc được giải quyết như vậy, không một lời qua tiếng lại…
don-gian-chi-la-1-cau-xin-loi.jpg

Có khó không khi phải nói một lời xin lỗi - Ảnh minh họa từ internet
Đã nhiều lần nghe nói về sự hiền từ của các nhà sư và sự đối xử từ bi của đạo Phật, nhưng vì chưa chứng kiến nên tôi vẫn còn hoài nghi. Âu cũng tại vì tôi là người nghiên cứu khoa học tâm lý, nên cứ muốn chứng minh mọi sự phải rõ ràng, phải mắt thấy, tai nghe. Tôi chưa bao giờ được chứng kiến sự ứng xử của các nhà sư ở ngoài đời mà chỉ biết về các nhà sư ở trong chùa qua các câu chuyện chân kính.
Tuy rằng tin vào sự hiền hậu, những lời nói từ tốn, luôn nhận lỗi về mình, nhưng sự hoài nghi trong tôi về đời sống thực ở các nhà sư vẫn không thể trút bỏ, nhất là khi có nhiều tin đồn trái chiều, thất thiệt về đời sống của một số nhà tu hành. Phải chăng vì thế mới là đời thường? Rồi dịp may đã đến với tôi.
Trong một chuyến đi giảng ở trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch tại thành phố Nha Trang, hôm đó, tôi rời trường vào lúc 11 giờ trưa đề gấp rút về Sài Gòn. Các em sinh viên vui vẻ tiễn tôi ra xe với tình cảm thân thiết. Trên đường đi, xe bất ngờ thắng gấp, tôi giật mình, nhìn về phía trước và thấy một chiếc xe máy lượn vòng trước xe của chúng tôi đụng phải một nhà sư đang đi bộ ngang qua đường, nhà sư ngã lăn ra đường một lúc mới tự đứng dậy được. Lúc đó, người chạy xe máy dừng lại định đỡ nhà sư dậy. Với vẻ mặt tự nhiên và hiền từ, nhà sư chắp tay nói với người đã đụng phải mình: “xin lỗi, xin lỗi…
Tôi thật sự ngạc nhiên, vì người sai là anh chạy xe máy chứ không phải nhà sư, và ngạc nhiên hơn nữa là nhà sư vẫn có phong thái từ tốn, nhận lỗi về mình, không chút bực tức, trách móc. Mọi việc được giải quyết như vậy, không một lời qua tiếng lại.
Hình ảnh nhà sư theo tôi suốt buổi chiều hôm ấy, và đến nay điều đó vẫn thôi thúc tôi không thể không viết lại câu chuyện này. Lòng tự hỏi, không biết bằng cách nào mà nhà sư lại bình thản khi bị xe gắn máy đụng ngã lăn ra đường, và điều gì đã giúp nhà sư không oán trách người đã gây ra tai nạn cho mình?
Trong cuộc sống của chúng ta, nói tốt đã khó, nhưng có được hành vi ứng xử tốt là việc khó hơn. Bản năng của con người là phản xạ, tự vệ trong các tình huống khi có tác động bởi ngoại cảnh. Nếu người bình thường, hiền lắm thì cũng mắng cho anh chàng đi ẩu một hồi, nhưng ở nhà sư, vẫn nụ cười vô sự để mọi sự yên lặng qua đi, trong khi việc đau đớn do trầy xước thân thể là không thể nào tránh khỏi.
Tôi nghĩ, nếu là tôi, thì việc đầu tiên là phải kiểm tra cơ thể xem có bị thương tích gì không, sau đó phải nhận định đúng sai, ai chịu trách nhiệm đến đâu, lỗi do tôi hay do người chạy xe… để có hướng giải quyết. Nhưng đối với nhà sư sao mà mọi chuyện trở nên đơn giản thế. Có ai bắt nhà sư phải cam chịu thiệt thòi như vậy? Người chạy xe cũng định đỡ nhà sư dậy cơ mà, nhưng nhà sư lại tự đứng dậy và xem mình là người có lỗi.
Theo thuyết nhà Phật, có duyên mới tạo ra nghiệp, trả nghiệp sẽ có duyên cao hơn, cứ theo thế mà thoát ra khỏi luân hồi. Tôi nghĩ, việc nhà sư đi trên đường và gặp người gây ra tai nạn cho mình vừa là duyên vừa là nghiệp của cả hai người. Duyên tức là gặp người, nhưng do nghiệp còn, nên duyên đến thì nợ đến, trả được “nợ” tức là còn duyên.
Nụ cười và câu xin lỗi của nhà sư với người gây tai nạn cho mình tức là nhà sư đang gieo duyên mới cho bước đường tu hành. Nhà sư hôm đó đã tạo ra nhân duyên mới để có được giá trị văn hóa ứng xử cao, làm xúc động lòng người như thế, điều đó chỉ có nhà sư tự chứng biết. Và phải chăng sự tu hành đạt đến một mức độ nào đó thì người ta thoát khỏi sự sân hận.
Hình ảnh và cách ứng xử rất đẹp ấy của nhà sư trên đường phố Nha Trang đã làm cho lòng tôi rung động. Tôi thấy mình còn nhỏ nhoi, còn nhiều tham vọng quá. Tôi tự hỏi, trong cuộc sống đời thường bề bộn này, còn phải phấn đấu bao nhiêu nữa tôi mới được như nhà sư kia?

sưu tầm facebook TS. Vũ Gia Hiền
Biên tập Kim Oanh - Vườn hoa Phật Giáo
 
Hạnh phúc: Là khi cho đi - mà không cần nhận lại.
Hạnh phúc: Là khi nhìn lại - có 1 người đợi phía sau.
Hạnh phúc: Khi thương đau - có bờ vai ai che chở.
Hạnh phúc: Khi lầm lỡ - sẽ có 1 người chịu thứ tha tất cả.
Hạnh phúc: Khi chia xa - mà lòng gần nhau mãi.
Hạnh phúc: Khi nhẫn nại - chờ ai đó chịu sửa sai.

sưu tầm từ facebook sự kiện việt nam

BỐ THÍ

I)- Thế nào là bố thí?

Bố là chia bày ra, thí là trao tặng, cho.

Bố thí là đem năng lực vật chất như của cải tiền bạc của mình hiến dâng chia tặng cho người, hoặc đem trí tuệ như giảng nói các điều hay lẽ phải trong đời sống, đem các chân lý do Phật dạy giải thích lại cho người. Bố thí được xem như phương tiện đối trị tính bỏn sẻn tham lam ích kỉ, và thể hiện lòng bác ái từ bi. Đây là: những việc làm để nuôi dưỡng công đức cho người bố thí.

Bố thí được dùng chung cho mọi người, nó bao gồm sự giúp đỡ những kẻ nghèo đói bệnh tật hoạn nạn, những người cần sự giúp đỡ về một phương diện nào đó, như hành động bố thí thức ăn, tiền bạc vật dụng phẩm vật cho các vị Khất sĩ, các tịnh thất, chùa; ngược lại Tăng Ni giải thích các lời Phật dạy và hướng dẫn tu hành cho các Phật tử tại gia cũng gọi là bố thí. Đối với người tu hành, vì được kính trọng nên bố thí được gọi là cúng dường, cúng dàng Phật, cúng Tam Bảo, cúng dường trai Tăng, cúng chùa v.v…Tất cả các hành động bố thí cúng dàng đều được xem là để nuôi dưỡng phúc đức.



II)- Có mấy loại bố thí?

Có ba loại bố thí: Tài thí, Pháp thí, và Vô úy thí; để hiểu rõ tường tận của việc bố thí, chúng ta lần lượt phân tích từng loại.

1). Tài thí: Gồm tiền bạc của cải vật dụng cho đến cái qúy nhất là thân mạng, có hai loại:

1- Nội tài: Là những vật chí thân qúy báu như thân mạng, các bộ phận của mình đem bố thí cho người khác như xông vào lửa cứu người sắp chết cháy, nhảy xuống nước cứu người sắp chết đuối, lấy thân mình che đỡ cho người sắp bị bắn hay bị đâm. Hoặc cho người một bộ phận của mình mà người đang cần đến như cho người một qủa thận chẳng hạn, nghĩa là người bố thí sẵn sàng chịu chết, chịu tật nguyền, chịu khổ để cứu người.

Bố thí nội tài là: một cử chỉ cao đẹp nhất mà chỉ người có “từ tâm” (tâm thương người) mới làm được, nếu còn xem thân mạng mình là qúy, không thể thực hiện được loại bố thí này.

2- Ngoại tài: Là vật thường dùng của mình như tiền bạc, xe cộ, nhà cửa, ruộng vườn, đồ đạc, quần áo, đồ ăn, thức uống v.v…, đem một trong những thứ ấy tặng cho người, gọi là bố thí ngoại tài.

Về ngoại tài: có một vấn đề được nêu ra, đó là cách tạo dựng nên sản nghiệp. Có người tạo sản nghiệp bằng những nghề chân chính, nhưng cũng có người tạo nên bởi những nghề không chân chính như lừa đảo cờ bạc, lợi dụng sức khổ cực của người khác, hay tranh giành cướp đoạt dối trá, v.v… để làm giàu một cách phi pháp bất chính. Nếu sự tìm cầu tạo dựng của không quang minh chính đại, mà chỉ là của bất nhân bất chính do sự làm bất hợp pháp mang lại, sự bố thí không được coi là trọng, mà là thấp hèn, vô ích. Tiền của mang ra bố thí phải là tiền của do công khó nhọc của chính mình, làm việc một cách hợp pháp, hợp lý, mới được kể là trọng.

Chúng ta hãy trích một đoạn bài Tụng của đức Phật trong Trung A Hàm quyển 3 trang 80:

. . . Nếu kiếm của hợp pháp,

Đã lo được tự thân,

Cung cấp và tự dùng,

Bố thí và tạo phước,

Cả hai đều có đức.

2). Pháp thí: Pháp là vạn vật, pháp cũng là các lời dạy của Phật, các Kinh Luật Luận của Phật cũng gọi là pháp. Đem các lời hay lẽ phải, những chân lý qúy báu ra chỉ cho người, như đem các lời dạy của Phật ra chỉ lại cho người được hiểu. Hoặc thực hành các lời dạy của Phật để làm gương cho người khác bắt chước noi theo và cải tà quy chính, đều là bố thí pháp cả.

Pháp thí có một giá trị lớn hơn tài thí, vì tài thí chỉ giúp cho người một thời gian hay một đời là cùng, còn pháp thí ảnh hưởng nhiều đời nhiều kiếp; ngoài ra, pháp thí còn giúp cho cả kẻ sang người hèn, kẻ nghèo lẫn người giàu, nên bố thí pháp lợi ích rộng lớn hơn bố thí tài.

3). Vô úy thí: Vô úy là không sợ, bố thí vô úy là cho người khác sự không sợ hãi, hết sợ hãi; tại sao phải bố thí vô úy?

Bởi vì trong đời sống của con người có đủ thứ sợ hãi. Khi còn bé nhỏ sợ theo bé nhỏ như sợ thua bạn bè, sợ không làm vừa lòng cha mẹ, v.v… Khi lớn lên sợ không thành danh, sợ không chọn được người bạn đời như ý v.v… Khi về già sợ bệnh này bệnh kia, sợ chết v.v…. Mỗi người từ nhỏ tới lớn đều có trăm nghìn lo sợ, do đó, nếu có sự bố thí vô úy, người được thí vui mừng biết mấy, như trút được gánh nặng nghìn cân vậy. Tỉ dụ như người đang bị tai nạn, có người đến cứu giúp làm người này hết lo sợ, bớt lo sợ.

Muốn bố thí vô úy, trước tiên người bố thí phải không còn sợ một điều gì; muốn được vậy, muốn không còn sợ bất cứ điều gì trong lòng, người ấy phải tìm đọc để hiểu lý sống của Phật giáo một cách tường tận và áp dụng thực hành đầy đủ rồi, đâu còn gì để sợ nữa; như khi biết rõ các vật đều là hư giả không thật, cái ngã tức cái thân ta cũng không thật không qúy, tham để làm gì? Không tham tức không còn ham muốn nữa, khi không còn ham muốn sẽ không tìm cách giữ gìn hay chiếm đoạt, như vậy có gì phải lo sợ? Tiền bạc của cải không ham nên không sợ mất, danh lợi địa vị không màng nên không sợ thiếu, sinh mạng thân mình xem như giả tạm nên không sợ chết, do đó sống rất bình tĩnh tự tại trước mọi đổi thay thăng trầm của cuộc đời. Do vậy, người vô úy sẵn sàng can thiệp vào các việc cứu người khác gặp nguy hiểm mà người thường không thể làm được.
 
Last edited:
– BẠN THÂN –

Sự kinh hoàng tràn ngập trong lòng một người lính thời Đệ Nhất Thế Chiến khi anh nhìn thấy người bạn tri kỷ của mình ngã xuống chiến trận.

Bị mắc kẹt trong một chiến hào và đạn pháo bay liên tục trên đầu nhưng người lính đó đã xin chỉ huy cho phép anh đi ra ngoài “vùng bình địa” giữa những chiến hào để đem người đồng đội bị trúng đạn trở vô.

Vị chỉ huy nói:

- Anh có thể đi nhưng tôi nghĩ công việc đó sẽ không đáng gì đâu. Có lẽ bạn anh đã chết và anh có thể đánh mất đi sự sống của bản thân mình.

Không màng đến lời của vị chỉ huy, người lính vẫn bỏ đi. Thật kỳ diệu, anh ta đã xoay sở để đến được bên người bạn của mình, nhấc anh ta lên vai và đem anh ấy trở về chiến hào của họ. Khi cả hai cùng té nhào xuống dưới hào, vị chỉ huy kiểm tra người lính bị trúng đạn rồi nhìn người bạn của anh một cách thông cảm.

-Tôi đã nói với anh rồi, công việc đó không đáng đâu. – Vị chỉ huy nói – Bạn anh đã chết, còn anh bị thương rất nặng.

Người lính trả lời:

- Mặc dầu vậy công việc đó vẫn rất đáng làm, thưa sếp.

- Anh nói đáng làm có nghĩa là sao? Bạn anh đã chết rồi cơ mà?

- Thưa sếp, công việc đó đáng làm là vì khi tôi đến bên anh ấy, anh ta vẫn còn sống và tôi rất mãn nguyện khi anh ấy nói với tôi rằng “Jim, tôi biết rằng chắc chắn anh sẽ đến với tôi!”

Trong cuộc sống, một việc có đáng làm hay không, hoàn toàn tùy thuộc vào cách chúng ta nhìn nó. Hãy can đảm và làm những gì mà trái tim ta mách bảo để rồi mai sau trong cuộc sống bạn sẽ không phải ân hận vì mình đã không làm điều đó. Hy vọng rằng mỗi một người trong chúng ta sẽ ở trong vòng tay chân thật của những người bạn như vậy.

sưu tầm
http://nguoitreviet.vn/ban-than/
 
ĐỪNG TỰ LÀM TỔN THƯƠNG CHÍNH MÌNH

Một đêm một con rắn trong khi đang tìm kiếm thức ăn, bò vào một xưởng mộc. Người thợ mộc vốn khá bừa bộn, đã để lại một số công cụ nằm trên sàn nhà trong số đó có một cái cưa. Khi con rắn bò lòng vòng trong xưởng, nó trườn qua cái cưa, và bị một vết cắt nhỏ. Ngay lập tức, nghĩ rằng cái cưa đã tấn công mình, nó quay lại và cắn thật mạnh vào cái cưa khiến cho miệng nó chảy máu. Điều này khiến con rắn rất tức giận. Nó tấn công một lần nữa, và một lần nữa cho đến khi cái cưa đầy máu và dường như đã “chết rồi”. Sắp chết vì những vết thương của mình, con rắn quyết định cắn một cái cuối cùng thật mạnh trước khi bò đi. Sáng hôm sau, người thợ mộc rất ngạc nhiên khi thấy một con rắn chết trước cửa nhà mình.

Bài học: Đôi khi trong lúc cố gắng làm tổn thương người khác, chúng ta chỉ làm tổn thương chính mình mà thôi.

---Diệu Hải---
sưu tầm từ facebook thế giới tâm linh
 
XIN LỖI
1. Xin lỗi cho những lời hứa tôi đã không thể nào thực hiện, dẫu rằng biết sẽ làm cho ai đó thấy thất vọng...
2. Xin lỗi cho những phút tôi vô tâm, thờ ơ với nỗi đau của bạn...
3. Xin lỗi vì những ích kỷ, những vụng về, những hiểu lầm của tôi đã làm phiền đến bạn.
4. Xin lỗi vì những lời nói, hành động dù vô tình hay cố ý tôi đã làm tổn thương đến bạn hay bất cứ ai.
5. Xin lỗi vì nhiều lúc tôi không giúp được bạn và về những điều tôi muốn mà không dám làm...
6. Xin lỗi vì những lần bất hòa, những cãi vã, những mâu thuẫn,...
7. Xin lỗi bản thân vì đôi lúc, chính mình khiến mình đau khổ và nghĩ xấu về người khác...
8. Xin lỗi vì tôi đã cố gắng mà vẫn chưa làm được nhiều điều tốt đẹp cho cuộc đời và cho xã hội.
9. Xin lỗi vì tôi đã làm cho nhiều người thất vọng, hụt hẫng, mệt mỏi...
10. Xin lỗi vì tôi đã quá khác, quá thay đổi, vì đã không thể làm khác được...
Xin lỗi tất cả mọi người!

---Diệu Hải---
sưu tầm từ facebook giải đáp tâm linh


Bị buộc phải nhận điều mình không thích thì khổ đã đành, nhưng có được thứ mình thích rồi thì sẽ sinh ra sự bám víu, mất chúng thì mình cũng sẽ đau khổ (mọi vật sinh rồi diệt, đến rồi đi là điều chắc chắn vì mọi sự đều vô thường, biến đổi)
 
Last edited:
Khi có người nào tìm đến mình để tìm sự an ủi, chia sẻ hay để nương tựa vào bạn, vì họ không có người nào để tìm tới, bạn đừng xua đuổi họ, dù đó là người mà bạn chưa từng quen biết, dù bạn đang bận rộn, dù bạn không thích nghe người khác than thở. Bạn chỉ cần dành một chút thời gian cho họ. Hãy sẵn sàng làm bạn với cả những người xa lạ.

Dùng tinh thần mạnh mẽ của mình để giúp những người yếu đuối. Chia sẻ kinh nghiệm an lạc của mình với người khác, dù cho người ấy không quen thân với mình, làm được như vậy là bạn đang thực hành tốt lòng từ bi trong đời sống và cũng là người đang đi trên lộ trình hành Bồ-tát đạo.

(Lillian Too - Thích Nguyên Tạng dịch)
sưu tầm từ facebook địa tạng vương bồ tát
 
Sống một kiếp người, bình an là được.
Hai bánh bốn bánh, chạy được là được.
Tiền ít tiền nhiều, đủ ăn là được...
Người xấu người đẹp, dễ coi là được.

Người già người trẻ, miễn khỏe là được.
Nhà giàu nhà nghèo, hòa thuận là được.
Ông xã về trễ, miễn về là được.
Bà xã càu nhàu, thương mình là được.

Tiến sĩ cũng được, bán rau cũng được.
Tất cả phiền não, biết xả là được.
Kiên trì cố chấp, biết quên là được.
Bạn bè xa gần, nhớ nhau là được.

Không phải có tiền, muốn gì cũng được.
Tâm tốt việc tốt, số mệnh đổi được.
Ai đúng ai sai, trời biết là được.
Tích đức tu thân, kiếp sau cũng được.

Thiên địa vạn vật, tùy duyên là được.
Có rất nhiều việc, nhìn xa sẽ được.
Nói nhiều như vậy, hiểu được là được.
Vẫn còn chưa hiểu, xem lại là được.
(Sưu tầm) từ facebook ảnh đẹp phật giáo
 
Mẹ!!!

Một 1 chàng trai mang món quà từ TPHCM ra gặp người yêu nhân dịp ngày 20/10. Nhưng chẳng may ra đến Huế bị tai nạn. Chàng nhấc máy lên gọi:
- Alô em yêu à. Anh đang ra đến Huế thì bị tai nạn. Em vào Huế với anh chứ? Anh đang mắc kẹt tại đó...
- Em xin lỗi, nhưng xa quá, em không thể vào trong đó đc :((
Cô gái òa khóc trong điện thoại...
Lặng lẽ cúp máy. Chàng trai gọi cho người bạn thân :
- Mày đang làm gì đấy? tao bị tai nạn ở Huế, tao kẹt ở Huế rồi, mày đến đây giúp tao nhé?
- Tao xin lỗi, nhưng tao không thể bỏ người yêu tao trong ngày hôm nay được, tao không muốn cô ấy buồn...
Cuối cùng chàng trai nhấc máy ngập ngừng gọi cho mẹ:
- Mẹ à, con đang bị tai nạn
- Con ở đâu? Con có bị làm sao không? Ở yên đó, Hãy nói mẹ biết con ở đâu? mẹ đến ngay...

P/s: Tình yêu, tình bạn vẫn có thể rời bỏ bạn bất cứ lúc nào, ở bất cứ nơi đâu. Còn tình yêu thương của mẹ, chẳng bao giờ vơi đi , cho dù có chuyện gì xảy ra với bạn đi chăng nữa.

1383308_242010259286569_1133399216_n.jpg
 
Nhiều người ác mà sung sướng, người tốt lại khổ cực, tại sao luật nhân quả là đúng nhưng lại như thế?
*********************
Đúng như vậy, Phật giáo tin tưởng định luật nhân quả là chính xác, cũng như mọi người đều tin, đã ăn thì được no vậy. Người ta hoài nghi tính chính xác của luật nhân quả là vì người ta nhìn theo góc độ một đời người cho nên thấy sự báo ứng thiện ác là không công bằng; có người sống lành lại bị khổ; không những không gặp điều may mắn mà lại còn chết khổ ! Có người ăn hối lộ, làm trái luật pháp, làm chuyện rất tầm bậy, nhưng vẫn sống tự do ngoài vòng pháp luật, được cả phúc, cả thọ !

Kỳ thực, luật nhân quả tác động thông suốt cả 3 đời. Con người, ngoài đời sống hiện tại, đã từng sống những đời sống quá khứ nhiều vô lượng, và sẽ sống những đời sống vị lai nhiều vô lượng. Một đời sống hiện tại, đem so với vô số đời sống quá khứ, và vô số đời sống vị lai, thì thật là bé nhỏ, ngắn ngủi không đáng kể. Định luật nhân quả quán xuyến cả ba đời. Việc thụ báo lần lượt sẽ diễn biến theo thứ tự. Nghiệp lực nhỏ lớn, nhẹ nặng khác nhau, quyết định thứ tự và mức độ thụ báo khác nhau. Đời này, làm thiện làm ác, vị tất phải chịu báo trong đời này. Đời này, chịu khổ được vui, vị tất đã do nghiệp nhân tạo ra trong đời này. Hơn phân nửa chuyện xảy ra trong đời này là quả báo của nghiệp nhân, tạo ra ở đời sống trước. Phần lớn việc làm trong đời này, phải chờ tới đời sau mới có quả báo. Nếu nhìn suốt cả ba đời thì sẽ không còn thắc mắc gì nữa đối với luật nhân quả !

Hơn nữa, luật nhân quả của đạo Phật không giống như túc mệnh luận hay định mệnh luận. Phật giáo tin rằng, chỉ có những nghiệp lực cực nặng mới không thể chuyển biến được, mới làđịnh nghiệp, còn thì người ta có thể dựa vào sự nỗ lực về sau của mình để cải biến nghiệp nhân quá khứ. Thí dụ, đời trước tạo ra nghiệp nhân của sự nghèo khổ. Đời này, đúng là gặp cảnh túng quẫn, thế nhưng sinh ra trong cảnh nghèo khổ không phải là quan trọng. Nếu biết cố gắng thì hoàn cảnh nghèo khổ sẽ được cải thiện. Như vậy là kết hợp nghiệp nhân hiện tạo, với nghiệp nhân tạo ra trong đời quá khứ, cho nên mới có hoàn cảnh ngày nay. Vì vậy, luật nhân quả của đạo Phật không phải là túc mệnh luận, cũng không phải là định mệnh luận, mà là "nỗ lực luận". Nếu Phật giáo rơi vào túc mệnh luận hay định mệnh luận, thì thuyết chúng sinh thành Phật không thể nào đứng vững được. Nếu mệnh vận đã do đời sống quá khứ sắp xếp an bài cả rồi, thì việc tu thiện ở đời này sẽ là uổng công hay sao ?

Có thể thấy, luật nhân quả của đạo Phật cũng không tách rời lý nhân duyên sinh. Từ nghiệp nhân của đời quá khứ cho đến quả báo hiện tại, ở khâu trung gian còn phải thêm bao nhiêu ngoại duyên nữa, thì nghiệp quả mới thành sự thực được. Những ngoại duyên đó là sự nỗ lực hay là lười biếng. Người đương sống làm thiện hay ác cũng như một chén nước đường vốn có vị ngọt, nhưng nếu lại bỏ thêm chanh hay cà phê vào đấy thì vị ngọt của chén nước sẽ thay đổi.

Nói chung luật nhân quả của nhà Phật quán thông và liên kết cả ba đời hiện tại, quá khứ và vị lai. Đời này, tiếp thu nghiệp nhân của đời quá khứ. Hành vi đời này, sẽ là nghiệp nhân của đời sau, và cũng có thể gia nhập vào nghiệp nhân của đời trước, tạo thành nghiệp quả của đời này.

Định luật nhân quả, nghe ra thì giản đơn, thế nhưng giảng ra thì không giản đơn. Phật giáo là một tôn giáo xem ra thì tựa hồ như giản đơn, nhưng thực tế thì không giản đơn.

(HT. Thích Thánh Nghiêm)
sưu tầm từ facebook địa tạng vương bồ tát
 
Hãy mỉm cười với bao chuyện đời
Hãy thật lòng nói xin cảm ơn
Hãy rộng lượng thứ tha lỗi lầm
Hãy cho niềm yêu thương
Sẽ có những sóng gió phía trước
Hãy cố gắng bước qua dù không dễ dàng
Trong cuộc đời còn những giấc mơ đẹp tươi
Hãy nói tôi yêu mọi người!
- Quiet Man -
sưu tầm từ facebook câu chuyện cuộc sống
 
Xin bạn đừng coi rẻ những người lao động nghèo.
Đừng xấu hổ vì phải làm việc nặng nhọc.
Đất không bẩn, mồ hôi không hôi hám.
Xin hãy tôn trọng những người có thể không giàu bằng bạn.
Nhưng họ đang nuôi cả gia đình bằng đôi tay lương thiện và cần cù của họ.
Và hãy tự hỏi ... mình đã làm được gì cho cuộc sống này chưa ?

-JunKi-
1422381_631966883536498_1782728605_n.jpg


sưu tầm từ facebook câu chuyện cuộc sống
 
sưu tầm từ facebook Câu Chuyện Cuộc Sống
Có những đứa trẻ con: "con không ăn, con không uống sữa đâu nhạt lắm..."
Có những đứa trẻ dựa đầu vào cửa chờ mẹ đi chợ về mang cho 1 củ sắn ..
Có những người sinh ra đã có tất cả và có những người sinh ra chẳng có gì kể cả bố mẹ ..
Có những bữa tiệc trên thành phố những món ăn ê hề người ta gọi ra chỉ để cuối cùng ... đổ đi, chỉ để người ta uống rượu say rồi lại cho ra hết ...
Có những bữa tiệc ở nông thôn người ta ăn cơm với rau muống luộc chấm muối ...
Xã hội là 1 sự bất công nhưng dù thế nào đã là con người bằng mọi giá phải sống vui vẻ và đạp lên tất cả bất hạnh để không uổng 1 đời làm người.

-JunKi-
1385865_631998603533326_1263031947_n.jpg


 
Hãy mỉm cười trong mọi hoàn
cảnh.
Hãy luôn tin rằng: Tất cả nỗi buồn
đều sẽ đi qua, chẳng có nỗi buồn
nào là mãi mãi...
Thất bại hay sóng gió chẳng thể
nào đánh bật được ta một khi ta
vẫn mỉm cười với cuộc đời này
-
AD: Hanbi Tú Nguyễn
sưu tầm từ facebook Sống đẹp mỗi ngày Cuộc sống thêm niềm vui
 
Đức Phật đã nêu một gương sáng cho thế nhân khi Ngài lấy ân báo oán. Ngài dạy: "Càng nhiều oan trái đến với ta, ta càng có nhiều cơ hội thực hiện từ tâm". Hơn nữa người hành động bất thiện (ác) chưa hẳn là người luôn luôn có bản tính độc ác, mà chỉ vì vô minh và vì họ tưởng lầm rằng phải hành động như thế để khỏi bị kẻ khác chê bai, hoặc để ngăn chận không cho kẻ khác phá rối họ đến cùng. Thay vì trả thù họ, ta nên tìm cách cải thiện và giải thích cho họ biết rằng làm như thế là không hợp lý. Chúng ta phải thương yêu họ như chính mình, vì một ngày kia họ sẽ nhận thức được hành động điên rồ của mình và bỏ dần những tập quán sai lầm. Như thế chúng ta cần phải để cho họ có cơ hội ly ác, hoàn thiện.
 
Tự sát có thật sự giải quyết khổ đau không?
**********************
Trong giới luật, có quy định rõ. Phật tử không được tự sát, nếu tự sát thì có tội [Xem Tứ phần luật và luận Nhiếp, quyển 2]. Ở đây, nói tự sát là vì chán cuộc sống hiện tại, mà lầm nghĩ rằng, sau khi tự sát sẽ được giải thoát.

Người Phật tử tin ở định luật nhân quả, nếu không chứng ngộ thực tướng của các pháp, nếu không lấy công phu tu trì để thoát khỏi sinh tử thì tự sát không có tác dụng gì hết. Vì nếu chưa hết nghiệp báo, thì dù có tự sát, cũng phải chịu một kỳ sinh tử tiếp theo. Cũng như một con nợ, để tránh mặt chủ nợ đòi nợ, bèn dời nhà từ nơi A đến nơi B. Nhưng sớm hay muộn, chủ nợ cũng sẽ tìm ra nơi ở mới của con nợ, để tiếp tục đòi nợ. Vì vậy, Phật tử phản đối tự sát, Phật giáo động viên mọi người hãy tận dụng thời gian trong một đời Người để nỗ lực tu thiện, tích đức nhằm cải thiện vận mệnh hiện tại và tương lai của mình.

Thế nhưng, Phật giáo không phải là một tôn giáo khuyến khích vị kỷ. Người Phật tử, vì sự nghiệp độ sinh, trong trường hợp cần thiết cũng sẵn sàng xả thân. Để bảo vệ tin ngưỡng thần thánh của mình, có những Phật tử đã tuẫn tiết. Một người hành Bồ Tát đạo chân chính, có thể xả bỏ cả tay chân, thịt, mắt cho đến cái đầu của mình.

Cũng như đức Thích Ca Thế Tôn, trong các kiếp sống trước của Ngài, trong thời kỳ hành đạo Bồ Tát, Ngài đã nhiều lần xả thân không tiếc sinh mạng. Như trong kinh Pháp Hoa nói : "Không có một bụi trần nào nhỏ như hạt cải, không phải là nơi Bồ Tát xả bỏ thân mạng". Kinh Tạp A Hàm quyển 39 và 47 kể truyện có ba vị A La Hán tự sát mà đức Phật cũng tán thành.

(HT. Thích Thánh Nghiêm)
 
Status
Not open for further replies.

Announcements

Today's birthdays

Forum statistics

Threads
427,561
Messages
7,212,574
Members
179,813
Latest member
daitranholding

Most discussed of week

Most discussed of week

Back
Top Bottom