Các công ty tiền mã hóa đổ xô vào Hong Kong sau chính sách mở cửa hồi tháng 2 đang tìm thấy một nguồn hỗ trợ tiềm năng từ nhiều ngân hàng quốc doanh của Trung Quốc.
Theo Bloomberg, nhiều ngân hàng Trung Quốc đã chủ động liên lạc với các doanh nghiệp crypto trong thời gian gần đây, tiếp tục phát đi tín hiệu tích cực cho ngành này, mặc dù tiền mã hóa không nằm trong từ điển của đại lục gần 1 thập kỷ qua.
Chi nhánh Hong Kong của Bank of Communications - Ngân hàng Truyền thông Trung Quốc, Bank of China - Ngân hàng Trung Quốc và Shanghai Pudong Development Bank - Ngân hàng Phát triển Phố Đông Thượng Hải đã bắt đầu cung cấp dịch vụ cho các công ty crypto địa phương hoặc đang trong giai đoạn đàm phán thực hiện, một số nguồn thạo tin tiết lộ.
Ít nhất một lần, đại diện của một ngân hàng Trung Quốc đã đích thân đến văn phòng của một công ty crypto để giới thiệu hay chào mời dịch vụ của mình.
Ông Sung Min Cho, nhà sáng lập kiêm Giám đốc điều hành của beoble chuyên cung cấp hệ thống giao tiếp cho các ứng dụng phi tập trung nhận định:
“Kế hoạch của các đơn vị cho vay Trung Quốc có ý nghĩa rất lớn đối với chúng tôi bởi vì đó là điều mà chúng ta không bao giờ mong đợi vào thời điểm này, thậm chí trên toàn cầu."
Phía trên là một động thái bất ngờ, vì ngành tiền mã hóa từ lâu đã bị “xa lánh” và thường gặp khó trong việc kết nối với các dịch vụ ngân hàng thông thường, chẳng hạn như mở tài khoản để trả lương nhân viên.
Tuy nhiên, đây cũng được xem là thời điểm thích hợp sau loạt bê bối của các ngân hàng cung cấp dịch vụ crypto cho các công ty Mỹ, gồm Silicon Valley Bank, Silvergate Bank và Signature Bank.
Từ cuối tháng 2 đã xuất hiện tin đồn Trung Quốc sắp mở cửa trở lại với crypto, sau khi Hong Kong mon men chính sách cho phép giao dịch crypto từ ngày 01/06 tới. Mặc dù vậy, thay vì áp dụng cho tất cả công dân, luật mới chỉ có hiệu lực đối với các nhà đầu tư chuyên nghiệp, có danh mục từ 8 triệu đô Hong Kong (tương đương 1,02 triệu USD) trở lên.
Theo Bloomberg, nhiều ngân hàng Trung Quốc đã chủ động liên lạc với các doanh nghiệp crypto trong thời gian gần đây, tiếp tục phát đi tín hiệu tích cực cho ngành này, mặc dù tiền mã hóa không nằm trong từ điển của đại lục gần 1 thập kỷ qua.
Chi nhánh Hong Kong của Bank of Communications - Ngân hàng Truyền thông Trung Quốc, Bank of China - Ngân hàng Trung Quốc và Shanghai Pudong Development Bank - Ngân hàng Phát triển Phố Đông Thượng Hải đã bắt đầu cung cấp dịch vụ cho các công ty crypto địa phương hoặc đang trong giai đoạn đàm phán thực hiện, một số nguồn thạo tin tiết lộ.
Ít nhất một lần, đại diện của một ngân hàng Trung Quốc đã đích thân đến văn phòng của một công ty crypto để giới thiệu hay chào mời dịch vụ của mình.
Ông Sung Min Cho, nhà sáng lập kiêm Giám đốc điều hành của beoble chuyên cung cấp hệ thống giao tiếp cho các ứng dụng phi tập trung nhận định:
“Kế hoạch của các đơn vị cho vay Trung Quốc có ý nghĩa rất lớn đối với chúng tôi bởi vì đó là điều mà chúng ta không bao giờ mong đợi vào thời điểm này, thậm chí trên toàn cầu."
Phía trên là một động thái bất ngờ, vì ngành tiền mã hóa từ lâu đã bị “xa lánh” và thường gặp khó trong việc kết nối với các dịch vụ ngân hàng thông thường, chẳng hạn như mở tài khoản để trả lương nhân viên.
Tuy nhiên, đây cũng được xem là thời điểm thích hợp sau loạt bê bối của các ngân hàng cung cấp dịch vụ crypto cho các công ty Mỹ, gồm Silicon Valley Bank, Silvergate Bank và Signature Bank.
Từ cuối tháng 2 đã xuất hiện tin đồn Trung Quốc sắp mở cửa trở lại với crypto, sau khi Hong Kong mon men chính sách cho phép giao dịch crypto từ ngày 01/06 tới. Mặc dù vậy, thay vì áp dụng cho tất cả công dân, luật mới chỉ có hiệu lực đối với các nhà đầu tư chuyên nghiệp, có danh mục từ 8 triệu đô Hong Kong (tương đương 1,02 triệu USD) trở lên.