Đồng sáng lập Solana là Anatoly Yakovenko khẳng định blockchain này vẫn đang dẫn đầu về mặt công nghệ, dù bối cảnh thị trường xuất hiện nhiều dự án mới.
Nhà đồng sáng lập Solana và Solana Labs là Anatoly Yakovenko trong cuộc phỏng vấn với CoinDesk TV cho biết ông vẫn không hề bối rối về triển vọng của blockchain Solana, dù phân khúc Layer-1 đang ngày càng "chật chội". Thị trường hiện đã có hơn 50 blockchain L1 đang hoạt động. Gần đây nhất có Sui vừa triển khai mainnet.
Nhưng không chỉ các Layer-1 đang phải cạnh tranh với nhau, mà còn phải lo lắng trước sự bùng nổ của các mạng lưới Layer-2.
Các dự án sắp tới như Scroll, Base của Coinbase hay Linea của ConsenSys đang thu hút sự chú ý của các nhà phát triển. Tất cả đều có nguồn vốn dồi dào để tài trợ cho những hoạt động phát triển và marketing.
Tất cả những yếu tố trên đều là nguy cơ đe dọa đến miếng bánh thị phần của các blockchain tồn tại đã lâu, nếu họ không chịu thay đổi.
Tuy nhiên, Yakovenko vẫn tin tưởng vào thế mạnh kỹ thuật của Solana.
Yakovenko cũng dẫn chứng đến Helium với quyết định "chuyển nhà" sang Solana vì ưu thế tốc độ nhanh, khả năng mở rộng và khả năng tương thích.
Yakovenko khẳng định sự sụp đổ của sàn FTX, mặc dù chưa từng có tiền lệ, nhưng tạo ra rất ít tác động lên hệ sinh thái Solana. Dù FTX khi đó đang xây dựng rất nhiều ứng dụng trên Solana, nhưng hệ sinh thái vẫn còn đó những nhà phát triển độc lập với tầm nhìn dài hạn.
Dữ liệu on-chain cũng ủng hộ cho luận điểm của nhà sáng lập Solana Labs. Theo Nansen, trong tháng 4, số lượng ví hoạt động của Solana đứng thứ 2 chỉ sau mạng BNB Chain, xếp trên cả Ethereum, Polygon và Arbitrum.
Góp phần không nhỏ vào lưu lượng hoạt động mạng lưới chính là mảng Solana NFT với cơn sốt Mad Lads và cuộc "so găng" giữa Tensor và Magic Eden chính là điểm nhấn.
Nhà đồng sáng lập Solana và Solana Labs là Anatoly Yakovenko trong cuộc phỏng vấn với CoinDesk TV cho biết ông vẫn không hề bối rối về triển vọng của blockchain Solana, dù phân khúc Layer-1 đang ngày càng "chật chội". Thị trường hiện đã có hơn 50 blockchain L1 đang hoạt động. Gần đây nhất có Sui vừa triển khai mainnet.
Nhưng không chỉ các Layer-1 đang phải cạnh tranh với nhau, mà còn phải lo lắng trước sự bùng nổ của các mạng lưới Layer-2.
Các dự án sắp tới như Scroll, Base của Coinbase hay Linea của ConsenSys đang thu hút sự chú ý của các nhà phát triển. Tất cả đều có nguồn vốn dồi dào để tài trợ cho những hoạt động phát triển và marketing.
Tất cả những yếu tố trên đều là nguy cơ đe dọa đến miếng bánh thị phần của các blockchain tồn tại đã lâu, nếu họ không chịu thay đổi.
Tuy nhiên, Yakovenko vẫn tin tưởng vào thế mạnh kỹ thuật của Solana.
“Không ai trong số những blockchain đó có tốc độ nhanh như Solana, thực hiện nhiều giao dịch như Solana hoặc khởi chạy nhiều node như Solana. Tôi nghĩ rằng chúng tôi vẫn đang dẫn đầu về mặt công nghệ."
Yakovenko cũng dẫn chứng đến Helium với quyết định "chuyển nhà" sang Solana vì ưu thế tốc độ nhanh, khả năng mở rộng và khả năng tương thích.
Yakovenko khẳng định sự sụp đổ của sàn FTX, mặc dù chưa từng có tiền lệ, nhưng tạo ra rất ít tác động lên hệ sinh thái Solana. Dù FTX khi đó đang xây dựng rất nhiều ứng dụng trên Solana, nhưng hệ sinh thái vẫn còn đó những nhà phát triển độc lập với tầm nhìn dài hạn.
“Các nhà phát triển đang xây dựng trên Solana thực sự không liên quan gì đến FTX. Mọi người có thể thấy điều đó trong cuộc thi hackathon lớn nhất của chúng tôi. Đã có hơn 800 dự án tham gia hackathon, dù chỉ mới 2 tháng sau khi FTX vừa sụp đổ."
Dữ liệu on-chain cũng ủng hộ cho luận điểm của nhà sáng lập Solana Labs. Theo Nansen, trong tháng 4, số lượng ví hoạt động của Solana đứng thứ 2 chỉ sau mạng BNB Chain, xếp trên cả Ethereum, Polygon và Arbitrum.
Góp phần không nhỏ vào lưu lượng hoạt động mạng lưới chính là mảng Solana NFT với cơn sốt Mad Lads và cuộc "so găng" giữa Tensor và Magic Eden chính là điểm nhấn.