Cảnh sát tại Bahamas triệu tập cựu CEO FTX Sam Bankman-Fried và các đồng sự để thẩm vấn sau khi sàn tiền số tuyên bố phá sản.
Theo Bloomberg, vào ngày 13/11, cựu CEO FTX Sam Bankman-Fried bị cảnh sát và cơ quan chức năng tại Bahamas triệu tập để thẩm vấn về cú sập của sàn tiền số.
Theo luật pháp của Bahamas, người bị cơ quan thực thi pháp luật triệu tập không đồng nghĩa với việc sẽ bị bắt hoặc buộc tội.
Nguồn tin của Cointelegraph tiết lộ ngoài Sam Bankman-Fried, hai phụ tá là đồng sáng lập Gary Wang và Giám đốc Kỹ thuật Nishad Singh cũng đang ở Bahamas và chịu sự giám sát đặc biệt từ chính quyền địa phương.
Đặc biệt, nguồn tin còn cho biết thêm trước khi bị bắt, cả 3 người này cùng CEO Alameda Research Caroline Ellison lên kế hoạch tìm cách chạy trốn đến Dubai - nơi không có hiệp ước dẫn độ về Mỹ.
“Hiện giờ 3 người trong số họ là Sam, Gary và Nishad đang bị giám sát ở Bahamas. Điều đó có nghĩa là họ sẽ rất khó để rời đi. Tôi vừa nhận được tin rằng họ đang cố gắng tìm cách đến Dubai, nơi không có hiệp ước dẫn độ", nguồn tin giấu tên của Cointelegraph nói.
Người này cũng nói thêm Ellison đã đến được Hong Kong và nhiều khả năng sẽ lập tức bay đến Dubai.
Ngoài Bahamas, cựu CEO FTX còn đang chịu áp lực từ chính quyền Mỹ sau khi đế chế này sụp đổ. Ủy ban Giao dịch và Chứng khoán Mỹ (SEC) cũng đang theo dõi sát sao Sam Bankman-Fried về những cáo buộc sai phạm trên thị trường.
Sự sụp đổ nhanh chóng của FTX chỉ trong một tuần gây sốc cho toàn thị trường tiền mã hóa.
Câu chuyện được khơi mào từ một báo cáo tài chính của Alameda Research được Coindesk tiết lộ hôm 2/11. Đây là quỹ được Sam Bankman-Fried sáng lập từ 2017. Tên Sam hiện không còn trong ban quản trị quỹ, tuy nhiên mối quan hệ giữa ông chủ FTX và dự án này rất rõ nét.
Ngày 10/11, FTX tuyên bố phá sản theo Chương 11, luật của Mỹ. Sam Bankman-Fried cũng từ chức, nhường vị trí điều hành cho John J. Ray III. Hơn 130 công ty có liên kết với FTX và Alameda Research đã được liệt kê trong hồ sơ phá sản.
Theo Bloomberg, vào ngày 13/11, cựu CEO FTX Sam Bankman-Fried bị cảnh sát và cơ quan chức năng tại Bahamas triệu tập để thẩm vấn về cú sập của sàn tiền số.
Theo luật pháp của Bahamas, người bị cơ quan thực thi pháp luật triệu tập không đồng nghĩa với việc sẽ bị bắt hoặc buộc tội.
Nguồn tin của Cointelegraph tiết lộ ngoài Sam Bankman-Fried, hai phụ tá là đồng sáng lập Gary Wang và Giám đốc Kỹ thuật Nishad Singh cũng đang ở Bahamas và chịu sự giám sát đặc biệt từ chính quyền địa phương.
Đặc biệt, nguồn tin còn cho biết thêm trước khi bị bắt, cả 3 người này cùng CEO Alameda Research Caroline Ellison lên kế hoạch tìm cách chạy trốn đến Dubai - nơi không có hiệp ước dẫn độ về Mỹ.
“Hiện giờ 3 người trong số họ là Sam, Gary và Nishad đang bị giám sát ở Bahamas. Điều đó có nghĩa là họ sẽ rất khó để rời đi. Tôi vừa nhận được tin rằng họ đang cố gắng tìm cách đến Dubai, nơi không có hiệp ước dẫn độ", nguồn tin giấu tên của Cointelegraph nói.
Người này cũng nói thêm Ellison đã đến được Hong Kong và nhiều khả năng sẽ lập tức bay đến Dubai.
Ngoài Bahamas, cựu CEO FTX còn đang chịu áp lực từ chính quyền Mỹ sau khi đế chế này sụp đổ. Ủy ban Giao dịch và Chứng khoán Mỹ (SEC) cũng đang theo dõi sát sao Sam Bankman-Fried về những cáo buộc sai phạm trên thị trường.
Sự sụp đổ nhanh chóng của FTX chỉ trong một tuần gây sốc cho toàn thị trường tiền mã hóa.
Câu chuyện được khơi mào từ một báo cáo tài chính của Alameda Research được Coindesk tiết lộ hôm 2/11. Đây là quỹ được Sam Bankman-Fried sáng lập từ 2017. Tên Sam hiện không còn trong ban quản trị quỹ, tuy nhiên mối quan hệ giữa ông chủ FTX và dự án này rất rõ nét.
Ngày 10/11, FTX tuyên bố phá sản theo Chương 11, luật của Mỹ. Sam Bankman-Fried cũng từ chức, nhường vị trí điều hành cho John J. Ray III. Hơn 130 công ty có liên kết với FTX và Alameda Research đã được liệt kê trong hồ sơ phá sản.