Các nhà đầu tư đang rút lượng Bitcoin kỷ lục ra khỏi các sàn giao dịch tiền số kể từ tháng 11 đến nay, sau vụ sập FTX.
FTX, doanh nghiệp từng là con cưng của ngành công nghiệp tiền điện tử, đã nộp đơn xin bảo hộ phá sản vào giữa tháng 11 sau khi thiếu khoảng 8 tỷ USD để trả nợ khách hàng. Sam Bankman-Fried, nhà sáng lập FTX đã bị bắt ngày 13/12 vì các cáo buộc gian lận và rửa tiền, thừa nhận kiểm soát nội bộ kém.
Ước tính sàn giao dịch đã sụp đổ có hơn 1 triệu "chủ nợ", những người đã bị mất tài sản gửi trên sàn giao dịch. Vì vậy, vụ sập FTX cũng gây lo ngại cho các nhà đầu tư đang có tài sản trên các sàn giao dịch tiền số tập trung khác, dẫn đến rút tài sản hàng loạt.
Tháng 11, các nhà đầu tư đã rút hơn 91.000 Bitcoin từ các sàn giao dịch tập trung bao gồm Binance, Kraken và Coinbase. Tổng giá trị số Bitcoin này vào khoảng 1,5 tỷ USD, tính theo mức giá Bitcoin trung bình trong tháng 11 vào khoảng 16.400 USD.
Đây là dòng chảy Bitcoin lớn nhất được ghi nhận, theo dữ liệu từ CryptoSwap. Không rõ liệu các đồng tiền này đang được bán hay được lưu trữ trong ví cá nhân. Giá Bitcoin đã giảm 64% trong năm nay và hiện giao dịch quanh mức 17.000 USD.
Lượng rút Bitcoin cũng đã cao từ tháng 10, ở mức hơn 75.000 Bitcoin, khi các nhà giao dịch rút tài sản sau vụ sập Celsius và Voyager Digital.
Các sàn giao dịch tập trung như Binance, Coinbase vẫn đang tìm cách phân biệt mình với FTX, chẳng hạn bằng cách hứa hẹn về bằng chứng thanh khoản, nhằm xoa dịu sự lo lắng của khách hàng và hạn chế "hiệu ứng domino" trong thị trường tiền điện tử.
Tuy vậy, lượng rút Bitcoin kỷ lục gần đây cho thấy các nhà đầu tư đang mất niềm tin với các sàn giao dịch và tỏ ra thận trọng. Chỉ trong 7 ngày đầu tiên của tháng 12, tiếp tục có hơn 4.500 Bitcoin đã bị rút khỏi các sàn giao dịch tập trung. Cùng kỳ năm ngoái, mức này chỉ hơn 3.800, theo CryptoSwap.
Sam Bankman-Fried và FTX còn ảnh hưởng đến thị trường tiền số theo những cách khác. Tổ chức xếp hạng tín dụng Moody's cho biết đã cân nhắc vụ việc này khi hạ xếp hạng trái phiếu của Coinbase được niêm yết tại Mỹ.
“Những thay đổi đáng kể về khối lượng giao dịch và mức độ tương tác của khách hàng" và "nguy cơ tiếp tục suy giảm ngày càng tăng” là các nguyên nhân mà công ty xếp hạng nêu ra.
“Giá tài sản tiền điện tử giảm sẽ hạn chế khả năng huy động vốn của các doanh nghiệp và làm giảm nhu cầu của khách hàng”, các nhà phân tích tại Moody's nhận định.
“Ngày càng có nhiều công ty và sàn giao dịch tiền điện tử nhận thấy mình không đủ thanh khoản, dẫn đến phá sản và làm giảm niềm tin của nhà đầu tư vào tài sản kỹ thuật số", Eric Robertson, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu toàn cầu tại ngân hàng tập trung vào châu Á Standard Chartered, cho biết.
FTX, doanh nghiệp từng là con cưng của ngành công nghiệp tiền điện tử, đã nộp đơn xin bảo hộ phá sản vào giữa tháng 11 sau khi thiếu khoảng 8 tỷ USD để trả nợ khách hàng. Sam Bankman-Fried, nhà sáng lập FTX đã bị bắt ngày 13/12 vì các cáo buộc gian lận và rửa tiền, thừa nhận kiểm soát nội bộ kém.
Ước tính sàn giao dịch đã sụp đổ có hơn 1 triệu "chủ nợ", những người đã bị mất tài sản gửi trên sàn giao dịch. Vì vậy, vụ sập FTX cũng gây lo ngại cho các nhà đầu tư đang có tài sản trên các sàn giao dịch tiền số tập trung khác, dẫn đến rút tài sản hàng loạt.
Tháng 11, các nhà đầu tư đã rút hơn 91.000 Bitcoin từ các sàn giao dịch tập trung bao gồm Binance, Kraken và Coinbase. Tổng giá trị số Bitcoin này vào khoảng 1,5 tỷ USD, tính theo mức giá Bitcoin trung bình trong tháng 11 vào khoảng 16.400 USD.
Đây là dòng chảy Bitcoin lớn nhất được ghi nhận, theo dữ liệu từ CryptoSwap. Không rõ liệu các đồng tiền này đang được bán hay được lưu trữ trong ví cá nhân. Giá Bitcoin đã giảm 64% trong năm nay và hiện giao dịch quanh mức 17.000 USD.
Lượng rút Bitcoin cũng đã cao từ tháng 10, ở mức hơn 75.000 Bitcoin, khi các nhà giao dịch rút tài sản sau vụ sập Celsius và Voyager Digital.
Các sàn giao dịch tập trung như Binance, Coinbase vẫn đang tìm cách phân biệt mình với FTX, chẳng hạn bằng cách hứa hẹn về bằng chứng thanh khoản, nhằm xoa dịu sự lo lắng của khách hàng và hạn chế "hiệu ứng domino" trong thị trường tiền điện tử.
Tuy vậy, lượng rút Bitcoin kỷ lục gần đây cho thấy các nhà đầu tư đang mất niềm tin với các sàn giao dịch và tỏ ra thận trọng. Chỉ trong 7 ngày đầu tiên của tháng 12, tiếp tục có hơn 4.500 Bitcoin đã bị rút khỏi các sàn giao dịch tập trung. Cùng kỳ năm ngoái, mức này chỉ hơn 3.800, theo CryptoSwap.
Sam Bankman-Fried và FTX còn ảnh hưởng đến thị trường tiền số theo những cách khác. Tổ chức xếp hạng tín dụng Moody's cho biết đã cân nhắc vụ việc này khi hạ xếp hạng trái phiếu của Coinbase được niêm yết tại Mỹ.
“Những thay đổi đáng kể về khối lượng giao dịch và mức độ tương tác của khách hàng" và "nguy cơ tiếp tục suy giảm ngày càng tăng” là các nguyên nhân mà công ty xếp hạng nêu ra.
“Giá tài sản tiền điện tử giảm sẽ hạn chế khả năng huy động vốn của các doanh nghiệp và làm giảm nhu cầu của khách hàng”, các nhà phân tích tại Moody's nhận định.
“Ngày càng có nhiều công ty và sàn giao dịch tiền điện tử nhận thấy mình không đủ thanh khoản, dẫn đến phá sản và làm giảm niềm tin của nhà đầu tư vào tài sản kỹ thuật số", Eric Robertson, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu toàn cầu tại ngân hàng tập trung vào châu Á Standard Chartered, cho biết.