Lạm phát lập đỉnh, Bitcoin tăng giảm thất thường. Đây là nguyên nhân khiến nhiều nhà đầu tư lo ngại "mùa đông" tiền mã hóa còn lâu mới qua đi.
Thị trường tiền số đã sụt giảm hơn 75% từ mốc đỉnh hồi tháng 11/2021. Ngay cả những người nắm giữ Bitcoin lâu nhất cũng cảm thấy áp lực vì biến động mạnh của thị trường. Trong lúc thị trường bị tác động bởi yếu tố vĩ mô, các dữ liệu on-chain (trên chuỗi khối) của nhà đầu tư dài hạn và các thợ đào thu hút phần lớn sự chú ý.
Tỷ lệ lợi nhuận đầu ra của người nắm giữ dài hạn (LTH-SOPR) là một số liệu cho biết khoản lời mà các nhà đầu tư này thu về. Khi chỉ số LTH-SOPR đạt mức 2 điểm, những người nắm giữ dài hạn đang lời gấp đôi số vốn bỏ ra.
Ngược lại, khi LTH-SOPR dao động dưới 1 điểm, danh mục của nhà đầu tư dài hạn đang thua lỗ. Hiện tại, chỉ số này đang ở mức 0,67. Điều này cho thấy người nắm giữ dài hạn đang lỗ khoảng 33%.
Dữ liệu on-chain cho thấy nhà đầu tư dài hạn đã mua Bitcoin với giá trung bình cao hơn mức phân phối hiện tại. Phần lớn những địa chỉ ví đã mua BTC ở chu kỳ 2017 vẫn chưa có động thái “xả” Bitcoin. Theo Glassnode, lượng cung đang lỗ hiện dao động quanh 44,7%. Phần lớn lượng BTC này đang nằm trong ví của người nắm giữ dài hạn
So với hiện tại, Bitcoin đã mất 75% giá trị từ mốc cao nhất mọi thời đại 69.000 USD. 29.000 USD được xem là mốc hỗ trợ giá trước khi Bitcoin giảm về 17.000 USD hồi tháng 6. Theo dữ liệu on-chain từ Glassnode, trong thị trường gấu năm 2022, những người dùng còn ở lại với thị trường liên tục tái cơ cấu danh mục đầu tư.
Sau khi Bitcoin lập đỉnh rồi lao dốc, các nhà giao dịch và đầu cơ ngắn hạn dần chấp nhận thị trường giảm giá. Bên cạnh đó, vẫn còn nhà đầu tư mong muốn giá tăng trong bối cảnh kinh tế toàn cầu lạm phát.
Hiện tại, thị trường ảm đạm, khả năng sinh lời từ các khoản đầu tư tiền số giảm sút. Trong tháng 5, Bitcoin lao dốc về quanh vùng 20.000 USD, mốc giá mà nhiều nhà đầu tư chờ đợi để mua BTC. Do đó, đây là điểm giá mà các đồng Bitcoin “đổi chủ”.
"Cá voi vẫn chưa có động thái nào, họ đang chờ đợi thời điểm thích hợp. Các giao dịch của tổ chức, hay thường gọi là 'hoạt động của cá voi' có thể theo dõi dự trên khối lượng giao dịch", Caue Oliveira viết trên Twitter.
Dữ liệu on-chain cho thấy các giao dịch khối lượng lớn giảm sút sau cú sụp đổ của hệ sinh thái Terra. "Với kịch bản vĩ mô buộc thoái vốn tại các tài sản rủi ro, những gì chúng ta thấy là một thị trường khiến nhiều quỹ phải ngừng giao dịch, thậm chí có tổ chức phải phá sản", Caue Oliveira cho biết.
Gần đây, Three Arrows Capital (3AC), quỹ đầu tư mạo hiểm hàng đầu thị trường chính thức bị thanh lý tài sản thế chấp.
Sau vụ sụp đổ của hệ sinh thái Terra, 3AC phải đối mặt với các khoản vay ký quỹ và đợt sụt giảm nghiêm trọng của thị trường tiền số. Hiện tại, quỹ đầu tư mạo hiểm này đang rơi vào nợ nần. Voyager Digital, công ty môi giới tiền số đã cho 3AC vay 15.250 BTC và 350 triệu USDC.
Three Arrows Capital cần hoàn trả 25 triệu USDC và toàn bộ khoản vay chưa thanh toán cho Voyager Digital trước ngày 24/6. Tuy vậy, phía 3AC không thể trả tiền, rơi vào thế khủng hoảng thanh khoản và chính thức vỡ nợ.
Thị trường tiền số đã sụt giảm hơn 75% từ mốc đỉnh hồi tháng 11/2021. Ngay cả những người nắm giữ Bitcoin lâu nhất cũng cảm thấy áp lực vì biến động mạnh của thị trường. Trong lúc thị trường bị tác động bởi yếu tố vĩ mô, các dữ liệu on-chain (trên chuỗi khối) của nhà đầu tư dài hạn và các thợ đào thu hút phần lớn sự chú ý.
Áp lực lớn cho nhà đầu tư dài hạn
Theo Glassnode, khi Bitcoin mất mốc 30.000 USD/đồng, các thợ đào và nhà đầu tư dài hạn phải chịu áp lực lớn. Để theo dõi khoản đầu tư của người nắm giữ dài hạn, người dùng có thể quan sát khả năng sinh lời của khoản đầu tư đó trên chuỗi khối.Tỷ lệ lợi nhuận đầu ra của người nắm giữ dài hạn (LTH-SOPR) là một số liệu cho biết khoản lời mà các nhà đầu tư này thu về. Khi chỉ số LTH-SOPR đạt mức 2 điểm, những người nắm giữ dài hạn đang lời gấp đôi số vốn bỏ ra.
Ngược lại, khi LTH-SOPR dao động dưới 1 điểm, danh mục của nhà đầu tư dài hạn đang thua lỗ. Hiện tại, chỉ số này đang ở mức 0,67. Điều này cho thấy người nắm giữ dài hạn đang lỗ khoảng 33%.
Dữ liệu on-chain cho thấy nhà đầu tư dài hạn đã mua Bitcoin với giá trung bình cao hơn mức phân phối hiện tại. Phần lớn những địa chỉ ví đã mua BTC ở chu kỳ 2017 vẫn chưa có động thái “xả” Bitcoin. Theo Glassnode, lượng cung đang lỗ hiện dao động quanh 44,7%. Phần lớn lượng BTC này đang nằm trong ví của người nắm giữ dài hạn
Cơ cấu danh mục trong mùa giảm giá
Theo Glassnode, thị trường gấu năm 2022 có nhiều nét tương đồng với mùa sụt giảm năm 2017 về cấu trúc thị trường. Hồi tháng 12/2017, Bitcoin giảm 85% so với mốc đỉnh 19.798 USD/đồng vào thời điểm đó. Mùa downtrend này kéo dài gần 15 tháng. Mức 6.000 USD được xem là mốc phá vỡ mức hỗ trợ trước khi lao dốc về khoảng 3.000 USDSo với hiện tại, Bitcoin đã mất 75% giá trị từ mốc cao nhất mọi thời đại 69.000 USD. 29.000 USD được xem là mốc hỗ trợ giá trước khi Bitcoin giảm về 17.000 USD hồi tháng 6. Theo dữ liệu on-chain từ Glassnode, trong thị trường gấu năm 2022, những người dùng còn ở lại với thị trường liên tục tái cơ cấu danh mục đầu tư.
Sau khi Bitcoin lập đỉnh rồi lao dốc, các nhà giao dịch và đầu cơ ngắn hạn dần chấp nhận thị trường giảm giá. Bên cạnh đó, vẫn còn nhà đầu tư mong muốn giá tăng trong bối cảnh kinh tế toàn cầu lạm phát.
Hiện tại, thị trường ảm đạm, khả năng sinh lời từ các khoản đầu tư tiền số giảm sút. Trong tháng 5, Bitcoin lao dốc về quanh vùng 20.000 USD, mốc giá mà nhiều nhà đầu tư chờ đợi để mua BTC. Do đó, đây là điểm giá mà các đồng Bitcoin “đổi chủ”.
Cá voi chờ đợi phục hồi
Theo CoinTelegraph, dữ liệu trên blockchain cho thấy những địa chỉ ví cá voi "không còn tâm trạng" để giao dịch Bitcoin ở mức giá hiện tại. Hôm 14/7, nhà phân tích Caue Oliveira từ BlockTrends nhận định các địa chỉ cá voi đang "ngủ đông"."Cá voi vẫn chưa có động thái nào, họ đang chờ đợi thời điểm thích hợp. Các giao dịch của tổ chức, hay thường gọi là 'hoạt động của cá voi' có thể theo dõi dự trên khối lượng giao dịch", Caue Oliveira viết trên Twitter.
Dữ liệu on-chain cho thấy các giao dịch khối lượng lớn giảm sút sau cú sụp đổ của hệ sinh thái Terra. "Với kịch bản vĩ mô buộc thoái vốn tại các tài sản rủi ro, những gì chúng ta thấy là một thị trường khiến nhiều quỹ phải ngừng giao dịch, thậm chí có tổ chức phải phá sản", Caue Oliveira cho biết.
Gần đây, Three Arrows Capital (3AC), quỹ đầu tư mạo hiểm hàng đầu thị trường chính thức bị thanh lý tài sản thế chấp.
Sau vụ sụp đổ của hệ sinh thái Terra, 3AC phải đối mặt với các khoản vay ký quỹ và đợt sụt giảm nghiêm trọng của thị trường tiền số. Hiện tại, quỹ đầu tư mạo hiểm này đang rơi vào nợ nần. Voyager Digital, công ty môi giới tiền số đã cho 3AC vay 15.250 BTC và 350 triệu USDC.
Three Arrows Capital cần hoàn trả 25 triệu USDC và toàn bộ khoản vay chưa thanh toán cho Voyager Digital trước ngày 24/6. Tuy vậy, phía 3AC không thể trả tiền, rơi vào thế khủng hoảng thanh khoản và chính thức vỡ nợ.