News Mỹ đóng cửa Signature Bank vì muốn “thị uy” với ngành crypto?

Thành viên ban lãnh đạo Signature Bank khẳng định tình hình ngân hàng vẫn ổn định khi có lệnh đóng cửa từ giới chức tài chính Mỹ.

Signature-Bank-sign.jpg

Vào hôm 13/03 (giờ Mỹ), các cơ quan quản lý tài chính của Hoa Kỳ đã ra lệnh đóng cửa Signature Bank, ngân hàng thương mại có trụ sở tại thành phố New York, với lý do nhằm bảo vệ người gửi tiền và sự ổn định cho nền tài chính quốc gia này.

Với khối tài sản 110 tỷ USD, Signature Bank đã trở thành lần sụp đổ ngân hàng lớn thứ ba trong lịch sử nước Mỹ, theo sau Silicon Valley Bank trước đó 2 ngày, vốn cũng bị chính quyền ra lệnh đóng của và tịch thu 209 tỷ USD tài sản, qua đó trở thành vụ sụp đổ ngân hàng lớn thứ hai Hoa Kỳ.

Kể từ năm 2018, thời điểm bắt đầu cung cấp dịch vụ cho các công ty crypto tại Mỹ, Signature Bank đã trở thành một trong những định chế tài chính cung cấp khả năng giao dịch USD cho nhiều sàn giao dịch hàng đầu. Signature Bank đã xây dựng một hệ thống chuyển tiền 24/7 cho các khách hàng doanh nghiệp crypto, đồng thời nắm giữ 16,5 tỷ USD tiền gửi từ người dùng những công ty ấy.

Một ngân hàng khác cung cấp các dịch vụ tương tự như Signature Bank là Silvergate Bank hồi đầu tháng 3 cũng tự nguyện thông báo thanh lý tài sản và trả tiền cho người gửi sau khi không thể đáp ứng yêu cầu báo cáo tài chính lên SEC, khiến giá cổ phiếu bị bán tháo.

Sau sự sụp đổ của Signature và Silvergate, câu hỏi đặt ra là các công ty tiền mã hóa và sàn giao dịch crypto sẽ sử dụng dịch vụ nào để xử lý các giao dịch USD, thứ được xem là huyết mạch giúp kết nối ngành tài chính truyền thống và nhà đầu tư đến với thị trường tiền mã hóa.

Mặc dù vậy, trả lời phỏng vấn CNBC, thành viên ban quản trị Signature Bank là ông Barney Frank khẳng định tình hình ngân hàng vẫn ổn định ở thời điểm bị can thiệp. Song, ông Frank tiết lộ ngân hàng đã bị người gửi tiền cùng doanh nghiệp rút đến 10 tỷ USD vì lo ngại Silicon Valley Bank có thể tạo hiệu ứng dây chuyền, nhưng tốc độ rút tiền đã chậm lại vào hôm Chủ nhật và tình hình đã được đưa vào tầm kiểm soát.


Tuy nhiên, giới chức New York vẫn quyết định can thiệp vào ngân hàng, cách chức bộ máy lãnh đạo và đang nghiên cứu khả năng bán tài sản của ngân hàng để hoàn trả tiền cho người gửi.

Chính vì vậy, ông Barney Frank tuyên bố:

“Tôi nghĩ một phần những gì vừa xảy ra là để giới chức tài chính gửi một thông điệp chống crypto mạnh mẽ. Họ muốn cho công chúng thấy rằng crypto là một thứ có hại. Chúng tôi đã trở thành gương mặt đại diện của ngành, và không có tín hiệu phá sản dựa trên những gì có ở hiện tại.”
Đây là một phát ngôn hết sức đáng chú ý nếu đi sâu hơn về lý lịch của ông Barney Frank. Theo đó, ông Frank từng là nghị sĩ Quốc hội Mỹ và là Chủ tịch Ủy ban Dịch vụ Tài chính của Hạ viện Mỹ từ 2007 đến 2011. Trong quãng thời gian này, ông Frank đã đứng ra soạn thảo Đạo luật Dodd-Frank, đại tu toàn bộ ngành tài chính Mỹ sau cuộc khủng hoảng 2008, cũng như trao thêm quyền giám sát cho giới chức tài chính xứ cờ hoa.

Bộ Tư pháp Mỹ và SEC trong 3 tháng qua liên tục có những động thái pháp lý nhắm vào những cá nhân và tổ chức có liên quan đến các cú sập đổ nghiêm trọng trong thị trường tiền mã hóa năm 2022, với lập luận “chứng khoán” thường xuyên được sử dụng đến, gồm:
  • Cựu CEO Sam Bankman-Fried và token FTT của FTX;
  • Do Kwon và Terraform Labs cùng sự sụp đổ của LUNA-UST;
  • Hacker Mango Markets Avraham Eisenberg và token MNGO;
  • Dịch vụ staking của sàn Kraken;
  • Đơn vị lending Genesis và sàn Gemini;
  • Paxos và stablecoin BUSD của Binance;
  • Nền tảng đầu tư Voyager và sàn Binance.US.
 

Announcements

Today's birthdays

Forum statistics

Threads
417,454
Messages
7,059,022
Members
169,789
Latest member
FindingNemo

Most viewed of week

Most viewed of week

Back
Top Bottom