MakerDAO đã có những động thái quyết liệt để bảo vệ hoạt động DeFi của mình trước ảnh hưởng từ sự kiện USDC depeg.
Sáng ngày 11/03, trước ảnh hưởng từ sự kiện ngân hàng Silicon Valley Bank sụp đổ, đồng stablecoin có vốn hoá lớn thứ 2 thị trường là USDC đã mất peg và có lúc chạm mốc 0.87 USD – mốc thấp nhất từ khi được tạo ra vào năm 2018.
Là một stablecoin có vốn hoá top 2, được sử dụng rất phổ biến trong nhiều giao thức, USDC mất peg và chịu nhiều tin xấu liên tục gây ra tâm lý lo ngại lớn trên thị trường, khiến hàng loạt cái tên khác như BUSD, DAI, FRAX, USDD,… cũng depeg theo.
Trong bối cảnh đó, MakerDAO – giao thức lending top 1 hiện tại trong ngành DeFi và là đơn vị đứng sau stablecoin DAI – đã đưa ra đề xuất khẩn cấp liên quan đến các khoản vay và pool thanh khoản tiếp xúc với USDC, cụ thể như sau:
Giảm trần nợ về 0 đối với các tài sản thế chấp liên quan đến USDC: Các loại tài sản thế chấp liên quan đến USDC gồm UNIV2USDCETH-A, UNIV2DAIUSDC-A, GUNIV3DAIUSDC1-A, GUNIV3DAIUSDC2-A sẽ không được sử dụng để thế chấp và vay DAI. Đề xuất này đảm bảo sẽ không xuất hiện rủi ro thanh lý hàng loạt tạo ra thiệt hại cho cả giao thức và người dùng khi USDC tiếp tục mất peg.
Giảm tham số mint DAI thông qua PSM-USDC-A: PSM là một vault để đảm bảo thanh khoản và giữ peg cho DAI. Trước những biến động xấu của USDC, đã có một lượng lớn USDC được deposit vào Vault PSM-USDC của Maker để mint ra DAI nhằm tránh rủi ro. Tuy vậy, nếu USDC tiếp tục depeg, Maker sẽ phải “ôm rủi ro vào lòng”. Để phòng ngừa điều này, giao thức đã đề xuất giảm từ tối đa 750M DAI được mint hằng ngày qua PSM-USDC thành chỉ còn 250M DAI/ngày.
Giảm tham số giới hạn mint DAI từ PSM-GUSD-A: Mặc dù hiện tại GUSD chưa liên quan đến Silvergate hay Silicon Valley Bank, tuy vậy, GUSD có rủi ro liên quan đến việc chưa được bảo hiểm phần tiền gửi tại các ngân hàng và tổ chức tín dụng. Để tránh sự sụp đổ dây chuyền, MakerDAO đề xuất giảm tham số giới hạn mint DAI từ PSM-GUSD-A từ 50 triệu USD/ngày thành chỉ còn 10 triệu USD/ngày.
Tăng tham số giới hạn mint DAI từ PSM-USDP-A: Sau khi đã giảm tham số từ 2 vault PSM nói trên, để đảm bảo DAI vẫn được giữ peg và có thanh khoản ổn định, Maker quyết định tăng tham số giới hạn của PSM-USDP-A.
Compound V2 D3M: Vì Compound V2 sử dụng giá cố định 1 USD cho USDC, MakerDAO đã quyết định huỷ kích hoạt và rút tiền khỏi vault này để tránh rủi ro.
AAVE V2 D3M: Khác với Compound, AAVE V2 sử dụng giá theo thị trường thông qua Oracle, tuy nhiên với hoàn cảnh thị trường hiện tại, Maker cũng quyết định rút tiền và ngưng kích hoạt chương trình này.
Governance Security Module: Cuối cùng, để đảm bảo kịp thời đưa ra những đề xuất phù hợp với biến động của thị trường trong thời gian tới, giao thức MakerDAO quyết định việc xem xét và áp dụng các đề xuất sẽ giảm độ trễ từ 48 giờ thành chỉ còn 12 – 24 giờ.
Dự án đang kêu gọi người nắm giữ token quản trị MKR tham gia bỏ phiếu để giúp đề xuất được thông qua sớm nhất có thể, từ đó áp dụng các thay đổi trên vào giao thức.
MakerDAO trong ngày 11/03 cũng trấn an người dùng rằng dù hơn 50% tài sản bảo chứng của DAI đang nằm dưới dạng USDC, song giá trị tài sản bảo chứng đang cao hơn đến 154% so với lượng DAI đang lưu hành trên thị trường, do đó hệ thống của stablecoin vẫn đang hoạt động bình thường và chưa ghi nhận thanh lý tài sản thế chấp.
Sáng ngày 11/03, trước ảnh hưởng từ sự kiện ngân hàng Silicon Valley Bank sụp đổ, đồng stablecoin có vốn hoá lớn thứ 2 thị trường là USDC đã mất peg và có lúc chạm mốc 0.87 USD – mốc thấp nhất từ khi được tạo ra vào năm 2018.
Là một stablecoin có vốn hoá top 2, được sử dụng rất phổ biến trong nhiều giao thức, USDC mất peg và chịu nhiều tin xấu liên tục gây ra tâm lý lo ngại lớn trên thị trường, khiến hàng loạt cái tên khác như BUSD, DAI, FRAX, USDD,… cũng depeg theo.
Trong bối cảnh đó, MakerDAO – giao thức lending top 1 hiện tại trong ngành DeFi và là đơn vị đứng sau stablecoin DAI – đã đưa ra đề xuất khẩn cấp liên quan đến các khoản vay và pool thanh khoản tiếp xúc với USDC, cụ thể như sau:
Giảm trần nợ về 0 đối với các tài sản thế chấp liên quan đến USDC: Các loại tài sản thế chấp liên quan đến USDC gồm UNIV2USDCETH-A, UNIV2DAIUSDC-A, GUNIV3DAIUSDC1-A, GUNIV3DAIUSDC2-A sẽ không được sử dụng để thế chấp và vay DAI. Đề xuất này đảm bảo sẽ không xuất hiện rủi ro thanh lý hàng loạt tạo ra thiệt hại cho cả giao thức và người dùng khi USDC tiếp tục mất peg.
Giảm tham số mint DAI thông qua PSM-USDC-A: PSM là một vault để đảm bảo thanh khoản và giữ peg cho DAI. Trước những biến động xấu của USDC, đã có một lượng lớn USDC được deposit vào Vault PSM-USDC của Maker để mint ra DAI nhằm tránh rủi ro. Tuy vậy, nếu USDC tiếp tục depeg, Maker sẽ phải “ôm rủi ro vào lòng”. Để phòng ngừa điều này, giao thức đã đề xuất giảm từ tối đa 750M DAI được mint hằng ngày qua PSM-USDC thành chỉ còn 250M DAI/ngày.
Giảm tham số giới hạn mint DAI từ PSM-GUSD-A: Mặc dù hiện tại GUSD chưa liên quan đến Silvergate hay Silicon Valley Bank, tuy vậy, GUSD có rủi ro liên quan đến việc chưa được bảo hiểm phần tiền gửi tại các ngân hàng và tổ chức tín dụng. Để tránh sự sụp đổ dây chuyền, MakerDAO đề xuất giảm tham số giới hạn mint DAI từ PSM-GUSD-A từ 50 triệu USD/ngày thành chỉ còn 10 triệu USD/ngày.
Tăng tham số giới hạn mint DAI từ PSM-USDP-A: Sau khi đã giảm tham số từ 2 vault PSM nói trên, để đảm bảo DAI vẫn được giữ peg và có thanh khoản ổn định, Maker quyết định tăng tham số giới hạn của PSM-USDP-A.
Compound V2 D3M: Vì Compound V2 sử dụng giá cố định 1 USD cho USDC, MakerDAO đã quyết định huỷ kích hoạt và rút tiền khỏi vault này để tránh rủi ro.
AAVE V2 D3M: Khác với Compound, AAVE V2 sử dụng giá theo thị trường thông qua Oracle, tuy nhiên với hoàn cảnh thị trường hiện tại, Maker cũng quyết định rút tiền và ngưng kích hoạt chương trình này.
Governance Security Module: Cuối cùng, để đảm bảo kịp thời đưa ra những đề xuất phù hợp với biến động của thị trường trong thời gian tới, giao thức MakerDAO quyết định việc xem xét và áp dụng các đề xuất sẽ giảm độ trễ từ 48 giờ thành chỉ còn 12 – 24 giờ.
Dự án đang kêu gọi người nắm giữ token quản trị MKR tham gia bỏ phiếu để giúp đề xuất được thông qua sớm nhất có thể, từ đó áp dụng các thay đổi trên vào giao thức.
MakerDAO trong ngày 11/03 cũng trấn an người dùng rằng dù hơn 50% tài sản bảo chứng của DAI đang nằm dưới dạng USDC, song giá trị tài sản bảo chứng đang cao hơn đến 154% so với lượng DAI đang lưu hành trên thị trường, do đó hệ thống của stablecoin vẫn đang hoạt động bình thường và chưa ghi nhận thanh lý tài sản thế chấp.