Sau sự cố Luna hồi tháng 5, hàng loạt quỹ về tiền số tuyên bố vỡ nợ hoặc bị tấn công khiến thị trường tiền số dậm chân tại chỗ.
Hàng loạt vụ tấn công trong một tháng
Ngày 6/6, nền tảng tài chính phi tập trung DeFi Elrond bị hacker tấn công, khởi đầu cho tháng "đen tối" sau sự cố Terra. Cụ thể, Elrond đã bị một hacker lợi dụng lỗ hổng trên smart contract (hợp đồng thông minh) để khai thác và thu về hơn 1,6 triệu USD token quản trị dự án EGLD. Sau đó, hacker này tiếp tục "xả" số token còn lại và kiếm được 5,6 triệu USD.
Ngày 8/6, một nền tảng khác là Osmosis dính lỗ hổng khi cho vay. Nếu người dùng thêm một số tiền nhất định vào bể thanh khoản trên nền tảng, họ sẽ nhận được thêm 50% tài sản. Sau khi được một tài khoản chia sẻ trên Reddit, nhiều người đã lợi dụng lỗ hổng, gây thiệt hại khoảng 5 triệu USD.
Ngày 9/6, Optimism - dự án blockchain layer 2 trên mạng Ethereum, từng được "cha đẻ" Ethereum Vitalik Buterin đánh giá cao - cũng bị hacker xâm nhập. Từ một lỗ hổng liên quan đến chuyển tiền, kẻ gian đã khai thác được 20 triệu token OP của dự án trị giá hơn 20 triệu USD. Tuy nhiên, hacker sau đó chỉ giữ lại 10%, coi như phần thưởng. Số tiền này đã được tẩu tán qua máy trộn Tornado Cash.
Ngày 24/6, Harmony - công ty tiền số có trụ sở tại bang California - xác nhận hệ thống đã bị hacker tấn công qua cầu nối liên chuỗi (cross-chain bridge) Horizon. Sự cố khiến hàng loạt token mà nền tảng đang nắm giữ, gồm Ethereum, Tether (USDT) và USD Coin (USDC) trị giá hơn 100 triệu USD bị đánh cắp.
Cầu nối liên chuỗi hiện là một trong những mục tiêu tấn công hàng đầu đối với tội phạm tiền số. Theo dữ liệu của Elliptic, trong 6 tháng đầu năm, hơn một tỷ USD đã bị đánh cắp thông qua cách thức này, trong đó quy mô lớn nhất là cầu nối Ronin của game Axie Infinity, gây thiệt hại hơn 600 triệu USD.
Celsius Network ngừng giao dịch
Đầu tháng 5, hai token thuộc hệ sinh thái Terra là Luna và stablecoin UST sụp đổ. Sự cố đã gây nên chuỗi hiệu ứng domino, khi hàng loạt hệ sinh thái liên quan đến Terra cũng ảnh hưởng theo. Ngày 13/6, Celsius Network - một trong những nền tảng vay và cho vay crypto lớn nhất thế giới, nơi người dùng có thể gửi và nhận lãi bằng tiền số - gây chấn động khi thông báo không chấp nhận các yêu cầu chuyển hoặc rút tiền trong khoảng thời gian không xác định.
Thông báo sau đó khiến hàng triệu người đã gửi tiền vào nền tảng này điêu đứng, khi họ không thể lấy tiền của mình. Hồi tháng 5, Celsius Network cho biết có 1,7 triệu người sử dụng nền tảng với hơn 12 tỷ USD được gửi vào, phần lớn là nhà đầu tư nhỏ lẻ.
Bên cạnh đó, thông báo của Celsius Network cũng trực tiếp khiến giá Bitcoin giảm mạnh. Tính đến chiều 18/6, Bitcoin sụt xuống dưới 20.000 USD/đồng trong khi Ether cũng có lúc mất mốc 1.000 USD/đồng. Tổng cộng, giá hai tiền số có vốn hóa cao nhất thế giới này đã xuống mức "thảm họa" khi mất 54% và 70% giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.
Three Arrows Capital (3AC) vỡ nợ
Cuối tháng 6, công ty môi giới tài sản kỹ thuật số Voyager Digital thông báo 3AC không trả được khoản vay 350 triệu USD bằng stablecoin được gắn với USD là USDC cùng 15.250 Bitcoin trị giá khoảng 323 triệu USD theo giá hiện hành. Đây được xem là sự việc gây rúng động, bởi 3AC đã thực hiện nhiều thương vụ đầu tư giá trị lớn vào tài sản kỹ thuật số. Năm ngoái, quỹ này gây chú ý khi mua gần 39 triệu cổ phiếu do Grayscale Bitcoin Trust (GBTC) phát hành, qua đó gom khoảng 1,3 tỷ USD Bitcoin, trở thành thương vụ mua tiền số lớn nhất từng được ghi nhận.
Tình trạng vỡ nợ của quỹ đầu cơ này vốn nhen nhóm từ lâu. Theo FT, 3AC đã không còn khả năng trả nợ công ty cho vay tiền số BlockFi và Genesis (Mỹ). Không những thế, 3AC chính là một trong những công ty đã đổ tiền vào Luna và UST, khiến khủng hoảng thêm nghiêm trọng.
Theo các chuyên gia, do 3AC đã vay những khoản tiền lớn từ nhiều công ty khác nhau và đầu tư vào nhiều dự án tài sản kỹ thuật số. Do đó, khi bị vỡ nợ, khủng hoảng đã lây lan rộng trên toàn thị trường.
Cho đến nay, sàn giao dịch tiền số Blockchain.com và sàn Deribit - hai trong số các chủ nợ của 3AC - đang tìm cách thanh lý tài sản do công ty này thế chấp tại một tòa án ở Quần đảo Virgin thuộc Anh, đồng thời hợp tác với các cơ quan chức năng để điều tra 3AC. "Chúng tôi tin rằng 3AC đã lừa dối ngành công nghiệp tiền điện tử. Họ sẽ phải chịu trách nhiệm tối đa trước pháp luật", đại diện Blockchain.com nói với Bloomberg.
Trong khi đó, theo Fortune, Su Zhu, đồng sáng lập của 3AC được cho là đang cố gắng bán căn biệt thự ở Singapore của mình để giải quyết khủng hoảng. Căn nhà đã được ông mua tháng 12 năm ngoái với giá khoảng 35 triệu USD.
Hàng loạt vụ tấn công trong một tháng
Ngày 6/6, nền tảng tài chính phi tập trung DeFi Elrond bị hacker tấn công, khởi đầu cho tháng "đen tối" sau sự cố Terra. Cụ thể, Elrond đã bị một hacker lợi dụng lỗ hổng trên smart contract (hợp đồng thông minh) để khai thác và thu về hơn 1,6 triệu USD token quản trị dự án EGLD. Sau đó, hacker này tiếp tục "xả" số token còn lại và kiếm được 5,6 triệu USD.
Ngày 8/6, một nền tảng khác là Osmosis dính lỗ hổng khi cho vay. Nếu người dùng thêm một số tiền nhất định vào bể thanh khoản trên nền tảng, họ sẽ nhận được thêm 50% tài sản. Sau khi được một tài khoản chia sẻ trên Reddit, nhiều người đã lợi dụng lỗ hổng, gây thiệt hại khoảng 5 triệu USD.
Ngày 9/6, Optimism - dự án blockchain layer 2 trên mạng Ethereum, từng được "cha đẻ" Ethereum Vitalik Buterin đánh giá cao - cũng bị hacker xâm nhập. Từ một lỗ hổng liên quan đến chuyển tiền, kẻ gian đã khai thác được 20 triệu token OP của dự án trị giá hơn 20 triệu USD. Tuy nhiên, hacker sau đó chỉ giữ lại 10%, coi như phần thưởng. Số tiền này đã được tẩu tán qua máy trộn Tornado Cash.
Ngày 24/6, Harmony - công ty tiền số có trụ sở tại bang California - xác nhận hệ thống đã bị hacker tấn công qua cầu nối liên chuỗi (cross-chain bridge) Horizon. Sự cố khiến hàng loạt token mà nền tảng đang nắm giữ, gồm Ethereum, Tether (USDT) và USD Coin (USDC) trị giá hơn 100 triệu USD bị đánh cắp.
Cầu nối liên chuỗi hiện là một trong những mục tiêu tấn công hàng đầu đối với tội phạm tiền số. Theo dữ liệu của Elliptic, trong 6 tháng đầu năm, hơn một tỷ USD đã bị đánh cắp thông qua cách thức này, trong đó quy mô lớn nhất là cầu nối Ronin của game Axie Infinity, gây thiệt hại hơn 600 triệu USD.
Celsius Network ngừng giao dịch
Đầu tháng 5, hai token thuộc hệ sinh thái Terra là Luna và stablecoin UST sụp đổ. Sự cố đã gây nên chuỗi hiệu ứng domino, khi hàng loạt hệ sinh thái liên quan đến Terra cũng ảnh hưởng theo. Ngày 13/6, Celsius Network - một trong những nền tảng vay và cho vay crypto lớn nhất thế giới, nơi người dùng có thể gửi và nhận lãi bằng tiền số - gây chấn động khi thông báo không chấp nhận các yêu cầu chuyển hoặc rút tiền trong khoảng thời gian không xác định.
Thông báo sau đó khiến hàng triệu người đã gửi tiền vào nền tảng này điêu đứng, khi họ không thể lấy tiền của mình. Hồi tháng 5, Celsius Network cho biết có 1,7 triệu người sử dụng nền tảng với hơn 12 tỷ USD được gửi vào, phần lớn là nhà đầu tư nhỏ lẻ.
Bên cạnh đó, thông báo của Celsius Network cũng trực tiếp khiến giá Bitcoin giảm mạnh. Tính đến chiều 18/6, Bitcoin sụt xuống dưới 20.000 USD/đồng trong khi Ether cũng có lúc mất mốc 1.000 USD/đồng. Tổng cộng, giá hai tiền số có vốn hóa cao nhất thế giới này đã xuống mức "thảm họa" khi mất 54% và 70% giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.
Three Arrows Capital (3AC) vỡ nợ
Cuối tháng 6, công ty môi giới tài sản kỹ thuật số Voyager Digital thông báo 3AC không trả được khoản vay 350 triệu USD bằng stablecoin được gắn với USD là USDC cùng 15.250 Bitcoin trị giá khoảng 323 triệu USD theo giá hiện hành. Đây được xem là sự việc gây rúng động, bởi 3AC đã thực hiện nhiều thương vụ đầu tư giá trị lớn vào tài sản kỹ thuật số. Năm ngoái, quỹ này gây chú ý khi mua gần 39 triệu cổ phiếu do Grayscale Bitcoin Trust (GBTC) phát hành, qua đó gom khoảng 1,3 tỷ USD Bitcoin, trở thành thương vụ mua tiền số lớn nhất từng được ghi nhận.
Tình trạng vỡ nợ của quỹ đầu cơ này vốn nhen nhóm từ lâu. Theo FT, 3AC đã không còn khả năng trả nợ công ty cho vay tiền số BlockFi và Genesis (Mỹ). Không những thế, 3AC chính là một trong những công ty đã đổ tiền vào Luna và UST, khiến khủng hoảng thêm nghiêm trọng.
Theo các chuyên gia, do 3AC đã vay những khoản tiền lớn từ nhiều công ty khác nhau và đầu tư vào nhiều dự án tài sản kỹ thuật số. Do đó, khi bị vỡ nợ, khủng hoảng đã lây lan rộng trên toàn thị trường.
Cho đến nay, sàn giao dịch tiền số Blockchain.com và sàn Deribit - hai trong số các chủ nợ của 3AC - đang tìm cách thanh lý tài sản do công ty này thế chấp tại một tòa án ở Quần đảo Virgin thuộc Anh, đồng thời hợp tác với các cơ quan chức năng để điều tra 3AC. "Chúng tôi tin rằng 3AC đã lừa dối ngành công nghiệp tiền điện tử. Họ sẽ phải chịu trách nhiệm tối đa trước pháp luật", đại diện Blockchain.com nói với Bloomberg.
Trong khi đó, theo Fortune, Su Zhu, đồng sáng lập của 3AC được cho là đang cố gắng bán căn biệt thự ở Singapore của mình để giải quyết khủng hoảng. Căn nhà đã được ông mua tháng 12 năm ngoái với giá khoảng 35 triệu USD.