Sau nâng cấp phiên bản V2, cộng đồng Lido vừa có thêm một đề xuất thay đổi mới. Đề xuất lần này liên quan đến khía cạnh tài chính của dự án và cụ thể là khâu phân bổ lại doanh thu.
Trên forum thảo luận quản trị của Lido, tài khoản có tên "LidoMaxi" đã trình bày đề xuất phân bổ lại doanh thu từ quỹ Treasury cho người dùng stake token LDO.
Đề xuất chia sẻ doanh thu này gồm:
Ở thời điểm bài viết, theo dữ liệu từ DeFiLlama, quỹ dự trữ Treasury của Lido dao động trong khoảng 318 triệu USD, với tỷ trọng lớn nhất là LDO với ~79%.
Một chi tiết khác đáng quan trọng trong đề xuất này đó là vấn đề duy trì quỹ bảo hiểm trường hợp bất trắc. Cụ thể, nếu lượng stETH trong quỹ bảo hiểm sụt giảm dưới mức tối thiểu (vì phải đến bù cho trường hợp bị slashing), một lượng doanh thu cho staker của LDO sẽ được tái phân bổ ngược lại cho quỹ bảo hiểm này, nhằm duy trì lượng tài sản trên ngưỡng tối thiểu.
Sau giai đoạn triển khai Shanghai, Lido từng bắt gặp một vài tình huống bị slashing. Do đó, trường hợp này cũng được đề cập rất kỹ trong đề xuất. Cụ thể, nếu có slashing xảy ra, thứ tự sử dụng nguồn tiền để bù đắp thiệt hại là:
Hai tuần vừa qua chứng kiến rất nhiều đề xuất đáng chú ý từ các tổ chức DAO, xoay quanh vấn đề sử dụng nguồn tiền trong quỹ Treasury. Những đề xuất đáng chú ý gồm Arbitrum muốn chia sẻ doanh thu cho người nắm giữ ARB, Uniswap cân nhắc triển khai đề xuất "Fee Switch" và mới nhất là đề xuất đến từ Lido.
Trên forum thảo luận quản trị của Lido, tài khoản có tên "LidoMaxi" đã trình bày đề xuất phân bổ lại doanh thu từ quỹ Treasury cho người dùng stake token LDO.
Đề xuất chia sẻ doanh thu này gồm:
- Trích 20-50% doanh thu từ quỹ Treasury cho người dùng stake LDO. Theo trang web chính thức của Lido, nguồn doanh thu này đến từ 10% phí lợi nhuận staking (được chia sẻ giữa Treasury và các đơn vị vận hành node).
- Phân bổ doanh thu hàng tuần dưới hình thức mua lại token (buyback).
- Toàn bộ token phần thưởng sẽ được vest, mở khoá dần trong 6 tháng.
- Việc mua lại token sẽ dựa trên hình thức trung bình giá VWAP và TWAMM.
- Quá trình rút token khỏi staking sẽ có giai đoạn trì hoãn là 14 ngày.
Ở thời điểm bài viết, theo dữ liệu từ DeFiLlama, quỹ dự trữ Treasury của Lido dao động trong khoảng 318 triệu USD, với tỷ trọng lớn nhất là LDO với ~79%.
Một chi tiết khác đáng quan trọng trong đề xuất này đó là vấn đề duy trì quỹ bảo hiểm trường hợp bất trắc. Cụ thể, nếu lượng stETH trong quỹ bảo hiểm sụt giảm dưới mức tối thiểu (vì phải đến bù cho trường hợp bị slashing), một lượng doanh thu cho staker của LDO sẽ được tái phân bổ ngược lại cho quỹ bảo hiểm này, nhằm duy trì lượng tài sản trên ngưỡng tối thiểu.
Sau giai đoạn triển khai Shanghai, Lido từng bắt gặp một vài tình huống bị slashing. Do đó, trường hợp này cũng được đề cập rất kỹ trong đề xuất. Cụ thể, nếu có slashing xảy ra, thứ tự sử dụng nguồn tiền để bù đắp thiệt hại là:
- Quỹ bảo hiểm. Khi quỹ bảo hiểm cạn, sẽ dịch chuyển đến nguồn tiền từ các bể khác.
- Lợi tức của người dùng stake token LDO (tối đa là 30% lượng token đã bị slash).
- Cuối cùng mới là giảm mức yield của người dùng giữ stETH.
Hai tuần vừa qua chứng kiến rất nhiều đề xuất đáng chú ý từ các tổ chức DAO, xoay quanh vấn đề sử dụng nguồn tiền trong quỹ Treasury. Những đề xuất đáng chú ý gồm Arbitrum muốn chia sẻ doanh thu cho người nắm giữ ARB, Uniswap cân nhắc triển khai đề xuất "Fee Switch" và mới nhất là đề xuất đến từ Lido.